skkn một số phương pháp nâng cao khả năng cảm thụ màu sắc nhằm phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí của học sinh thcs

19 1.8K 2
skkn  một số phương pháp nâng cao khả năng cảm thụ màu sắc nhằm phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí của học sinh thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN ĐĂK HÀ Trường THCS ĐăkHring SAÙNG KIE Á N KINH NGHI EÄM Người thực hiện: Hồ Thanh Việt Tổ: Anh Văn ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ MÀU SẮC NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẼ MÀU TRONG PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ CỦA HỌC SINH THCS”. Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring - 2 - I. MỞ ĐẦU I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghệ thuật trang trí rất quan trọng đối với đời sống thẩm mĩ của con người. Nó làm tăng thêm vẽ đẹp cho các sự vật đồng thời nó còn khẳng định khả năng cảm thụ của người sử dụng. Yếu tố quan trọng chiếm phần khẳng định tính nghệ thuật trong trang trí chính là màu sắc. Màu sắc rất quan trọng đối với cảnh vật xung quanh ta. Nếu cuộc sống không có màu sắc thì quả thật nhàm chán. Màu sắc thể hiện mọi sắc thái, trạng thái của sự vật củng như sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người muốn truyền đạt qua sự vật Chính vì vậy, không chỉ đối với nghệ thuật mà đối với tất cả các nghành khoa học khác, nghiên cứu tìm hiểu màu sắc là một vấn đề thiết thực cần quan tâm nhằm bổ xung và hổ trợ thêm cho kho kiến thức màu sắc và cảm thụ về màu sắc của nhân loại. Vì vậy, " Giúp học sinh tìm hiểu màu sắc và nâng cao khả năng cảm thụ màu sắc để vẽ tốt bài vẽ trang trí" là một đề tài cần được nghiên cứu nhằm hổ trợ cho sự nghiệp giáo dục môn mĩ thuật trong chương trình của học sinh THCS. Đó lí do tôi chọn đề tài này. I.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Mĩ thuât, người giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ bài dạy, luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học, chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học đẹp để giúp học sinh hứng thú và tích cực học tập. I.3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Giáo viên vận dụng những phương pháp dạy học tích cực, gíup học sinh hứng thú và tích cực học tập nhằm đạt được mục tiêu của môn Mĩ thuật như: Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring - 3 - Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẽ đẹp của thiên nhiên, của tác phẩm thẩm mĩ thuật, biết cảm nhận và tập tạo ra cái đẹp theo mức độ cảm nhận, qua đó vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày. Cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơn bản nhất định, giúp các em hiểu được cái đẹp của đường nét, mảng hình, đậm nhạt, màu sắc, bố cục, Phát triển khả năng quan sát, nhận xét tư duy sáng tạo của học sinh. Góp phần phát hiện học sinh có năng khiếu mĩ thuật, tạo điều kiện cho các em phát triển tài năng của mình. I.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Cảm nhận về khái niệm, ý nghĩa và các cách sử dụng màu sắc trong trang trí của Trường THCS ĐăkHring . - Ngôn ngữ màu sắc của học sinh thể hiện qua các giờ học vẽ trang trí - Các tiết học vẽ trang trí ở các lớp 6, 7, 8, 9 của học sinh Trường THCS ĐăkHring I.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu thành công đề tài với kết quả áp dụng được hiệu quả thì phương pháp nghiên cứu góp một phần chủ yếu quan trọng. Đồng thời cần có sự kết hợt hài hòa giữa các phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống hóa lí thuyết. - Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết. - Phương pháp khảo sát. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp điều tra, có phiếu điều tra. - Phương pháp nghiên cứu luận. - Phương pháp gợi mở Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring - 4 - II. NỘI DUNG II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN. - Nghiên cứu các phương pháp dạy bài vẽ trang trí. - Tìm hiểu lí luận, những nét đặc trưng về cảm thụ màu sắc và cách sử dụng màu sắc của học sinh THCS. - Nghiên cứu những bài tập ở lớp, ở nhà. Từ đó so sánh đối chiếu với lí luận thực tiển để rút ra kết luận và đề ra hướng khắc phục khoa học, hiệu quả. II.2.ĐẶC ĐIỂM TÌNH THÌNH a. THUẬN LỢI: - Môn Mĩ thuật được sự quan tâm của Ban giám hiệu, đồng nghiệp dự giờ, rút kinh nghiệm chân tình. - Là một giáo viên giảng dạy Mĩ thuật ở trường THCS nhiều năm, yêu thích môn Mĩ thuật, nhiệt tình, yêu mến học sinh. - Đa số học sinh yêu thích môn Mĩ thuật, các em tự tìm tòi, nghiên cứu thêm môn Mĩ thuật, có tính sáng tạo óc tưởng tượng phong phú trong các bài vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu. - Giáo viên gần gũi học sinh, tạo điều kiện thuận lợi trong giảng dạy, rèn luyện năng khiếu cho học sinh. b. KHÓ KHĂN - Cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn, chưa có phòng học dành riêng cho môn Mĩ thuật. - Một số cha mẹ học sinh chưa đầu tư cho môn học Mĩ thuật, còn xem môn học là môn phụ. - Các em dành thời gian cho môn học chưa nhiều nên đa số bài vẽ của các em chưa có chiều sâu, bài vẽ còn sơ sài. III. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. III. 1. Mục đích nghiên cứu. - Nhằm tìm hiểu về sự cảm thụ màu sắc và cách sử dụng màu sắc của học sinh THCS trong phân môn vẽ trang trí. Từ đó có biện pháp cụ thể để Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring - 5 - động viên, khuyến khích các học sinh có tư duy màu sắc tốt đồng thời khắc phục những hạn chế kiến thức và khả năng sử dụng màu ở một số học sinh còn chậm trong việc dùng màu. - Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của màu sắc trong hội họa. Hiểu được màu sắc do đâu mà có, sự chuyển biến màu sắc trong thiên nhiên và sức ảnh hưởng của màu sắc đến tâm lí con người qua kênh thị giác. - Qua đề tài nghiên cứu này, tôi muốn học sinh hiểu về giá trị của màu sắc. Biết được màu sắc đem lại vẻ đẹp, sự vui tươi và phong phú của cảnh vật. Đồng thời hiểu được ngôn ngữ màu sắc chính là cái hồn, cái thần của sản phẩm hội họa. Nó giúp cho bài vẽ trở nên sống động, tạo cảm hứng cho người thưởng thức. - Là một giáo viên mĩ thuật, việc tìm hiểu đề tài này nhằm củng cố kiến thức đầy đủ, phong phú về màu sắc, có tri thức về màu sắc nhằm tạo một tâm thế vững vàng khi đứng trên bục giảng. Bên cạnh đó, giáo viên còn thông qua thực tế đối tượng giảng dạy nhằm nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra phương pháp tích cực, có khoa học nhằm truyền đạt kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh. - Ngoài ra, để nghiên cứu được đề tài này, người giáo viên cần tập trung trí lực, nghiên cứu kỹ càng với một mục đích yêu nghề, yêu trẻ, luôn luôn có ý thức không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như nhân cách của một người thầy giáo. III. 2. Phạm vi nghiên cứu. - Đối với môn mĩ thuật ở chương trình THCS có các phân môn cần sử dụng đến màu sắc như: Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí. Phân môn Thường thức mĩ thuật mặc dù không sử dụng màu trực tiếp, nhưng qua phân môn này, học sinh củng gián tiếp cảm thụ được màu sắc ở các tác phẩm nghệ thuật. - Qua phân môn vẽ trang trí của hoc sinh THCS, đặc biệt là học sinh Trường THCS ĐăkHring. Việc tìm hiểu về màu sắc, giúp các em cảm thụ và sử dụng màu sắc có nhiều yếu tố để khai thác như trong trang trí ứng dụng (lọ hoa, Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring - 6 - khăn để đặt lọ hoa, trang trí lều trại, trang trí đầu báo tường, vẽ tranh cổ động, thiết kế biểu trưng ) Đối với đề tài này, nhằm áp dụng cho thực tiển cho học sinh như ở Trường THCS ĐăkHring, tôi chỉ chọn tìm hiểu màu sắc trong việc ứng dụng màu của các em vào phạm vi trang trí các hình cơ bản như: Trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và một số bài trang trí ứng dụng. IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. IV. 1. Thực trạng của vấn đề đặt ra. Trang trí là nghệ thuật xắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối đậm nhạt, màu sắc, tạo nên sản phẩm đẹp, phục vụ đời sống con người. Con người luôn yêu cái đẹp, luôn muốn làm đẹp cho cuộc sống. Từ trong gia đình đến ngoài xã hội, ở đâu cũng có sự sắp xếp, tô điểm của con người nhằm làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi. Trong nhu cầu cao về thẩm mĩ đó, màu sắc đóng vai trò quan trọng với chức năng thu hút và điều tiết tính “cảm thụ thẩm mĩ” ở mỗi con người. Vì vậy, nghiên cứu về phương pháp cảm thụ màu sắc nhằm phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí ở HS THCS là vấn đề cần thiết, quan trọng nhằm nâng cao cảm thụ thẩm mĩ cho các em. IV. 2. Tính thuyết phục của đề tài. 2.1. Tìm hiểu về màu sắc, cách sử dụng màu sắc và một số nguyên tắc cơ bản trong vẽ trang trí. 2.1.a Màu sắc và cách sử dụng màu sắc. - Ánh sáng giúp ta thấy được màu sắc. Ngược lại, trong bóng tối thì mọi vật đều không có màu. - Màu sắc làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi và trở nên có nghĩa hơn. Chúng ta thử hình dung thế giới này không có màu sắc thì cuộc sống sẽ vô vị và tẻ nhạt biết nhường nào? - Màu sắc quanh ta rất phong phú và đa dạng. Quan sát thiên nhiên ta Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring - 7 - thấy màu sắc thay đổi và biến ảo khôn cùng của biển trời, mây nước, núi non , sắc thái muôn màu muôn vẽ của cỏ cây, hoa, lá, chim, thú , và mọi vật đều được điểm tô những màu sắc lôi cuốn, hấp dẫn. - Màu sắc trong thiên nhiên khi được tán sắc, chúng ta thấy hiện tượng gọi là quang phổ. Đó là sự phân tích màu sắc có trong ánh sáng thành 7 màu riêng biệt: Đỏ- Cam- Vàng- Lục- Lam- Chàm- Tím. đó là màu của ánh sáng. trong mĩ thuật chúng ta sử dụng màu vật chất, màu vật chất sẽ có các đặc điểm sau: Màu gốc (màu B1): gồm 3 màu: Đỏ Vàng Lam (Màu gốc còn được gọi là màu cơ bản, màu nguyên chất vì không thể dùng các màu khác để pha trộn ra màu gốc mà chỉ có thể dùng màu gốc để pha trộn ra các màu khác) Màu nhị hợp: 3 màu: Cam: Lục: Tím: (Màu nhị hợp là màu do hai màu cơ bản pha trộn với nhau mà thành) Màu bổ túc: 3 cặp Đỏ - Lục : Cam – Lam : Vàng – Tím : (Màu bổ túc là những cặp màu hỗ trợ nhau, khi đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên, tạo cho nhau thên rực rỡ, tươi sáng) Các cặp màu tương phản: Đỏ - Vàng : Đỏ - Trắng : Vàng - Lục : Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring - 8 - Vàng - Lam : Lam - trắng : (Là những cặp màu khi đặt cạnh nhau sẽ có sự đối lập nhau về quang độ hay cụ thể hơn là về độh sáng của màu. Các màu trong cặp màu tương phản làm cho nhau rõ ràng, tách bạch, nổi bật) Màu trung tính: Vàng Tím (Hai màu này được cho là màu trung tính bởi khi nó đi cùng gam màu lạnh thì nó mang tính lanh, ngược lại khi đi cùng gam nóng thì lại mang tính nóng) Trắng và Đen không phải là màu (nó chỉ góp phần làm sáng hơn hoặc tối đi những màu khác theo ý của người sử dụng) - Màu sắc khi để riêng lẻ thì chưa bộc lộ hết giá trị của nó, chỉ khi phối hợp chúng mới nhau màu sắc mới đem lại hiệu quả rõ ràng: Hoặc tươi sáng, hoặc êm dịu, trầm ấm hay loè loẹt, xám xỉn. - Muốn có sự hài hoà khi dùng màu sắc phải nắm được quy luật hoà sắc. Đó chính là sự hoà hợp màu sắc khi phối hợp chúng với nhau. Có các loại hoà sắc như: * Hoà sắc đồng màu: * Hoà sắc nóng: * Hoà sắc lạnh: Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring - 9 - - Khi sử dụng màu cần lưu ý: * Nên sử dụng màu trung gian cho màu sắc dễ hoà hợp. * Muốn màu nào đó thêm rực rỡ thì đặt cạnh màu bổ túc của nó. * Phải có sự hài hoà giữa màu nóng và màu lạnh trong một bài vẽ. * Phân bố màu hợp lí trong toàn bài vẽ. - Khi vẽ màu cần tiến hành theo trình tự: + Vẽ từng màu vào các mãng đã định xong mới vẽ sang màu khác ở các mảng tiếp theo. Nên vẽ màu từ độ trung gian trước, trên cơ sở đó để điều chỉnh đậm nhạt. Cứ vẽ như vậy đến màu cuối cùng và hoàn thành bài vẽ. + Nhìn lại toàn bộ bài vẽ để đều chỉnh về đậm nhạt cho phù hợp. 2.1.b Một số nguyên tắc cơ bản trong vẽ trang trí. - Nguyên tắc tương phản: Là cách sử dụng các yếu tố có tính chất đối lập nhau nhằm lấy cái này để tôn cái kia lên. - Nguyên tắc cân đối trong trang trí: Đó là sự sắp xếp hài hoà, hợp lí giữa các mảng trong tổng thể. Không có mảng to quá phá vỡ khung hình định dạng ban đầu hay mảng nhỏ quá làm cho bố cục lỏng lẻo, vụn vặt. 2.2 Sự cảm thụ màu sắc trong phân môn vẽ trang trí của học sinh THCS phát triển qua từng khối lớp. 2.2.a. Đối với học sinh lớp 6: Các em bắt đầu tìm hiểu về sự đa dạng của màu sắc trong cuộc sống, hiểu về các màu cơ bản hay gặp, đồng thời biết được vai trò của màu sác trong trang trí. Giáo viên giới thiệu cơ bản về cách dùng màu và cách đặt các màu cạnh nhau trong một bài vẽ trang trí. Từ đó giúp học sinh ban đầu có được những ý thức cảm thụ về màu sắc. Sau khi học sinh có được những cảm thụ ban đầu về màu sắc, chúng ta cần hướng các em ý thức hơn đến các khái niệm về màu, cách pha màu đơn giản và cách sử dụng màu trong bài vẽ trang trí. Yêu cầu các em biết liên hệ Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring - 10 - trực tiếp với những màu sắc trong thiên nhiên nhằm hình thành và phát triển khả năng cảm thụ màu sắc của mình. Nhằm giúp đối tượng này có những cảm thụ tốt về màu sắc trong trang trí, giáo viên cần có những phương pháp sáng tạo, tích cực và linh động đối với lứa tuổi các em; ví dụ: dùng giấy bóng màu chồng lên nhau hay dùng lọ thuỷ tinh đựng nước màu pha trực tiếp cho các em quan sát, nhận biết về màu nhị hợp (Đỏ + Vàng = Cam; Đỏ + Lam = Tím; Vàng + Lam = Lục ). Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng tư liệu, bài vẽ, tranh ảnh hợp lý, đúng đối tượng và hướng dẫn học sinh vẽ màu theo đúng yêu cầu từng bài trang trí. 2.2.b. Đối với họch sinh lớp 7: Chương trình khối 7 giúp học sinh biết được sự phong phú khi sử dụng màu sắc trong một bài trang trí, từ dó cần sử dung màu sắc phù hợp với nội dung từng bài như màu sắc trang trí báo tường, màu sắc trang trí bìa lịch, màu sắc trong kẻ chữ trang trí hay trong trang trí lọ hoa Ở học sinh lớp 7, chúng ta cần giúp các em căn bản lại những màu gốc (màu cơ bản), màu nhị hợp hay các màu bổ túc đã học ở lớp 6. Qua đó hướng dẫn các em hiểu rõ sự phong phú, hài hoà của màu sắc khi sử dụng vào bài vẽ. đồng thời giúp các em hiểu rõ sự hài hoà của màu sắc trong trang trí nói chung và trong trang trí ứng dụng nói riêng. Đối với đối tượng học sinh này, chúng ta cần đi sâu vào các bài trang trí ứng dụng, qua các bài trang trí ứng dụng trong chương trình, các em sẽ hiểu rõ hơn về cách trang trí ứng dụng phải như thế nào, màu sắc trong các bài trang trí ứng dụng phải phù hợp với thời gian., không gian và thích hợp với đối tượng cần trang trí. Ví dụ như trong trang trí đĩa tròn, màu sắc trong trang trí đĩa đựng thức ăn cần nhẹ nhàng, hài hoà. Còn màu sắc trong trang trí đĩa treo tường cần sử dụng màu phong phú phóng khoáng hơn. Hay màu sắc khi “kẻ chữ trang trí” cần rõ ràng, sử dụng một đến hai màu chứ không nhất thiết phải sử dụng nhiều màu, tránh loè loẹt trong bài kẻ chữ dẫn đến chưa phù hợp với yêu cầu bài trang trí. Để các em khối lớp này cảm thụ được màu sắc theo nội dung cần đạt, giáo viên phải lồng ghép các kiến thức màu sắc củ ở lớp sáu vào chương trình Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring [...]... màu sắc cho các em theo đúng đối tượng, đúng khối lớp Có như vậy chúng ta mới giúp các em cảm thụ giá trị của màu sắc trong phân môn vẽ trang trí Khi cảm thụ được màu sắc, các em mới nâng cao khả năng thẩm mĩ và phát huy việc vẽ màu trong các bài vẽ trang trí trong chương trình học cũng như trong các bài sáng tác 2.3 Một số biện pháp lồng ghép nhằm giúp các em có ý thức hơn về việc cảm thụ màu sắc: Trong. .. bài vẽ trang trí ứng dụng, những đồ vật trang trí ứng dụng thực tế đẹp mắt Qua đó, giúp các em biết phân tích quan hệ các màu sắc đặt cạnh nhau, quan hệ giữa các mảng chính, mảng phụ của bài vẽ nhằm tạo tiền đề về khả năng hoà sắc, khả năng sử dụng gam màu chủ đạo trong một bài trang trí sau này 2.2.c Đối với học sinh lớp 8: Giáo viên cần giúp các em nâng cao về khả năng phân tích và cảm nhận màu sắc. .. sự phát triển khả năng cảm thụ màu sắc của các em 2.2.d Đối với học sinh lớp 9: Đối tượng này yêu cầu khi cảm thụ màu sắc cần đi đôi với khả năng tư duy về màu Đồng thời cần biết cơ bản về việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình khi sử dụng màu Chương trình đặt ra với khối lớp này đòi hỏi các em cần xác định rõ vai trò của màu sắc đối với từng loại bài có trong sách giáo khoa Ví dụ như: - Màu sắc trong. .. có thể phát triển khả năng cảm thụ, sử dụng màu sắc của mình lâu dài sau này Qua sự phân tích về việc cảm thụ màu sắc theo từng khối lớp như trên Là một người giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật cấp THCS nói chung và môm mĩ thuật ở trường THCS Đăk Hring nói riêng, tôi có kinh nghiệm của bản thân về việc dẫn dắt các em theo đúng hướng khi cảm thụ về màu sắc để sử dụng phù hợp trong bài vẽ trang trí như... về màu sắc và ý nghĩa của màu sắc khi sử dụng chúng Giúp các em biết về gam màu chủ đạo và tác dụng của gam màu chủ đạo trong bài vẽ trang trí Ở lớp 9, kiến thức các em cần lĩnh hội là khả năng sử dụng màu khá nhuần nhuyễn, biết tư duy về màu khi sử dụng chúng trong bài vẽ Biết nêu lên ý nghĩa và giá trị của màu sắc trong bài trang trí của mình - Trên cơ sở đó, ta cần chú ý hướng dẫn về kiến thức màu. .. không? Vì sao? Từ đó, học sinh sẽ biết phân biệt, biết cách cảm thụ và nâng cao được kĩ năng vẽ màu trong bài vẽ trang trí Một vấn đề nữa đặt ra nhằm giúp các em cảm thụ màu sắc tốt hơn bằng biện pháp gợi trí tò mò hay kính tích sự khao khát lĩnh hội kiến thức ở các em bằng các thí nghiệm khoa học vui Ví dụ như: * Thí nghiệm 1: lấy hai mảnh giấy vàng đặt lên hai chiếc bìa, một bìa đỏ, một bìa lục quan sát... Trường THCS ĐăkHring - 13 khuyến khích các em tìm màu và cách vẽ màu phù hợp đối với từng loại bài tập Muốn giúp các em khối lớp này lĩnh hội được kiến thức bài vẽ trang trí nhằm nâng cao khả năng cảm thụ về màu sắc, giáo viên cần sử dụng các tư liệu, bài vẽ thực tế phong phú và đa dạng Cần sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức đối với các môn học khác nhằm giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa của màu sắc. .. đạt mà còn phải tạo dựng cho học sinh phương pháp tiếp nhận, để cuối cùng là kiến thức đến với học sinh một cách dễ dàng, nhanh và sâu sắc hơn Như định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào... sự trong trắng, tinh khiết, thánh thiện và trinh nguyên Nó được xem là màu của sự hoàn thiện, có ý nghĩa là đơn giản và an toàn * Màu đen: Đi liền với quyền lực, thanh nhã, trang trọng Màu đen đôi khi là hình tượng của cái tang tóc, chết chóc, huyền bí và màu của sự sợ hãi IV 3 Giải pháp đặt ra trong đề tài Muốn HS cảm thụ và lĩnh hội một cách tối ưu về phương pháp phát triển kỹ năng vẽ màu trong phân. .. với các bài trang trí ứng dụng đồng thời giúp các em hiểu sự hài hoà của các màu sắc trong trang trí và khả năng sử dụng màu Trong chương trình kối 8, các em cần phải nâng cao việc sử dụng màu trong bài trang trí nói chung và bài trang trí ứng dụng nói riêng Yêu cầu đặt ra cho các em là phải biết phân -Giáo viên thực hiện: Hồ Thanh Việt Trường THCS ĐăkHring . vậy, nghiên cứu về phương pháp cảm thụ màu sắc nhằm phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí ở HS THCS là vấn đề cần thiết, quan trọng nhằm nâng cao cảm thụ thẩm mĩ cho các em. . HÀ Trường THCS ĐăkHring SAÙNG KIE Á N KINH NGHI EÄM Người thực hiện: Hồ Thanh Việt Tổ: Anh Văn ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ MÀU SẮC NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẼ MÀU TRONG PHÂN. dụng màu sắc trong một bài trang trí, từ dó cần sử dung màu sắc phù hợp với nội dung từng bài như màu sắc trang trí báo tường, màu sắc trang trí bìa lịch, màu sắc trong kẻ chữ trang trí hay trong

Ngày đăng: 22/10/2014, 13:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

  • II. NỘI DUNG

  • II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN.

  • III. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

    • III. 1. Mục đích nghiên cứu.

  • III. 2. Phạm vi nghiên cứu.

  • IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.

    • IV. 1. Thực trạng của vấn đề đặt ra.

    • IV. 3. Giải pháp đặt ra trong đề tài.

  • VII. TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan