Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN BA ĐÌNH TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT *** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ THANH MINH NĂM HỌC 2008 – 2009 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo vệ thiên nhiên và môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy. Môi trường lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai. Để bảo vê cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề giáo dục môi trường. Cách đây hơn hai chục năm, hội nghị (Liên Hợp Quốc) tại Stốckhôm (Thuỵ Điển) ngày 5/6/1972 đã nhất trí nhân định: Viêc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là một trong hai nhiệm vu hàng đầu của toàn nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình chống chiến tranh). Cũng vì thế, ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trương thế giới”. Trong chỉ thị 36 – CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2008 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã nêu rõ một trong những giải pháp hàng đầu, đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nó có liên quan trực tiếp không những với từng cá nhân con người, từng nhóm người mà với cả cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Việc giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các em lòng yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử của đất nước. Việc giáo dục môi tường ở nhà tường ở nhà trường phổ thông chưa có môn học và bài học riêng – kiến thức về môi trường chỉ được lồng ghép vào một số bài học ở một số bộ môn. Nhận thức được vấn đề giáo dục môi trường là rất cần thiết, trong những năm gần đây khi dạy bộ môn địa lí ở trường THCS, tôi dã lồng ghép việc giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài dạy. PHẦN B: NỘI DUNG I. QUAN NIỆM VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG: 1. Quan niệm: Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ, quy luật ) tạo cho học có ý thức, thái độ đối với môi trường; trang bị các kĩ năng thực hành. Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thông minh với môi trường. Giáo dục môi trường sẽ tạo ra ở học sinh: - Nhận thức đúng đắn về môi trường. - Ý thức thái độ thân thiện với môi trường. - Kĩ năng thực tế hành động trong môi trường. - Về môi trường. - Vì môi trường. - Trong môi trường. KẾT QUẢ GIÚP HỌC SINH: - Có ý thức trách nhiệm sâu sắc với môi trường. - Có được những hành động thích hợp để bảo vệ môi trường. 2. Cách tiếp cận: - Cách thứ nhất: +Khai thác những tri thức môi trường hiện có trong sách giáo khoa đia lí. + Lồng ghép giáo dục môi trường vào các tiết học. - Cách thứ hai: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá. 3. Cơ hội giáo dục môi trường (GDMT) ở trường THCS thể hiện ở chỗ trong chương trình có chứa đựng những nội dung giáo dục môi trường dưới hai dạng chủ yếu: Dạng I Nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phần có nội dung môn địa lí có sự trùng hợp với nội dung của giáo dục môi trường. Dạng II Một số nội dung của bài học, hay một số phần nhất định của môn địa địa lí có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục môi trường. II. CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS Vấn đề môi trường Kiến thức địa lí được khai thác Dạng khai thác GDMT Tên bài dạy lớp TÀI NGUYÊN RỪNG BỊ SUY GIẢM Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng. I Bài 8: Địa lí ngư nghiệp và nông nghiệp. 9 Khai thác có kế hoạch đi đôi với bảo vệ môi trường. I Bài 56: Khu vực Bắc Âu. 7 Sự khai thác rừng Amazôn. I Bài 6: Kinh tế Trung và Nam Mĩ. 7 Làm rẫy. I Bài 8: Các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng. 7 Dân số và môi trường ở đới nóng. I Bài 10: Dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường đới nóng. 7 Triệt hạ rừng lấy đất xây dựng. I Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi. 7 Phát triển kinh tế không đi đôi với việc bảo vệ môi trường. I Bài 20: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam á. 8 Địa hình nước ta mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người. I Bài 30: Đặc điểm địa hình Việt Nam. 8 Đẩy mạnh khâu tu bổ và trồng rừng đã trở nên cấp bách. I Bài 25: Duyên hải Nam Trung Bộ. 9 Vấn đề môi trường Kiến thức địa lí được khai thác Dạng khai thác GDMT Tên bài dạy Lớp Ô NHIỄM NƯỚC NGỌT Tài nguyên nước I Bài 23: Sông và hồ 6 Ô nhiễm nước I Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà 7 Chất thải từ dầu mỏ, các khu công nghiệp quanh nhà máy thuỷ điện làm ô nhiễm nguồn nước I Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi 7 Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm I Bài 35: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam 8 SUY THÓAI VÀ Ô NHIỄM ĐẤT Tài nguyên đất I Bài 36: Đất Việt Nam 8 Thâm canh đi đôi với việc cải tạo đất I Vùng đồng bằng sông Hồng 9 Nạn phá rừng, đốt nương làm rẫy ở miền đòi núi các nước Đông Nam á I Bài 13: Đông Nam á đất liền và hải đảo 7 Diện tích hoang mạc đang ngày càng mở rộng I Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ 9 Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam I Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam 8 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Lỗ thủng tầng ôzôn I Bài 17: Lớp vỏ khí 6 Mưa axít I Bài 20: Hơi nước trong không khí – Mưa 6 Sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và thải ra môi trường nhiều chất thải, khí thải II Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ 7 Ô nhiễm môi trường I Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà 7 Ô NHIỄM BIỂN - ĐẠI DƯƠNG Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam II Bài 9: Sự phát triển và phân phối lâm nghiệp, thuỷ sản 9 - Môi trường biển - Ô nhiễm nước biển - Vấn đề bảo vệ bãi biển và vùng biển khỏi ô nhiễm trong hoạt động du lịch I Bài 26: Vùg biển Việt Nam 8 Việc khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở Duyên hải miền Trung I Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ 9 Vấn đề ô nhiễm do khai thác, vận chuyển, chế biến dầu mỏ ở Đông Nam Bộ I Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ 9 SƠ ĐỒ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐỊA LÍ Ở LỚP 6 BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ - Khí hậu của Trái Đất sẽ thay đổi như thế nào nếu con người tiếp tục thổi vào khí quyển những chất khí làm cho khí quyển nóng lên? Trái Đất được bao bọc một lớp vỏ khí đà trên 60.000 km. Đó chính là một trong những đặc điểm quan trọng để Trái đất là một hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Mọi hoạt động của con người đều liên quan đến lớp vỏ khí hay tầng khí quyển. Thiếu không khí sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Trong quá trình giảng dạy ba phần nội dung chính của bài, giáo viên lồng ghép vấn đề giáo dục môi trường bằng cách đưa ra tình huống sau đó cho học sinh thảo luận. - Vai trò của lượng hơi nước, oxi và khí CO2 trong không khí? - Bảo vệ bầu khí quyển như thế nào? (trước nguy cơ bị thủng tầng ozôn) - Thế nào là hiệu ứng nhà kính? - Vì sao có sự ô nhiễm không khí? Tác hại? Chúng ta phải làm gì để giảm bớt sự ô nhiễm của khí quyển? Giáo viên đưa ra một số tư liệu: Trong trường hợp bụi và các khí độc SO2 kết hợp với nước tạo thành H 2 SO n ở dạng sương mù (như sương mù ở Luân Đôn) Ngày 4/12/1952, ở Luân Đôn sương mù xuất hiện bao phủ thành phố 4 ngày làm giao thông thành phố đình trệ; 4000 người bị thiệt mạng. Ngày 16/10/1948 ở Hoa Kì , sương mù kéo dài 5 ngày làm 6000 người bị nhiễm độc (43%) và có 20 người chết. BÀI 23 SÔNG VÀ HỒ BÀI 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG Nước chiếm hơn 76% tổng diện tích bề mặt Địa Cầu và có một ý nghĩa lớn lao trong xã hội loài người. Nước phân bố ở khắp mọi nơi trong thiên nhiên. Sông và hồ là những nguồn nước ngọt quan trọng trên lục địa. Quanh vấn đề nước: - Nước quan trọng đối với sự sống của con người như thế nào? - Những nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm? - Sự xói lở các bờ sông và sự bị ;ấp đầy của các hồ gây tác hại gì cho cuộc sống của con người? - Thảm hoạ? Nước biển dâng cao? Nước biển dâng cao là thảm hoạ khủng khiếp đối với loài người. Nhiệt độ khí quyển trái đất tăng 1 0 C thì nước biển đầy lên 15 cm và nhiệt độ khí quyển Trái Đất tăng 3.5 0 C mức nước biển sẽ dâng lên 95 cm. Dự đoán năm 2100 nước biển sẽ tăng 65 cm. – thảm hoạ khủng khiếp. Để chống lại hiện tượng mực nước biển dâng cao, loài người cần phải làm gì, cho HS thảo luận: + Không đốt phá rừng + Không dùng năng lượng than, dầu + Tham gia phong trào vệ sinh môi trường, trồng cây xanh. - Hiện nay các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu tìm cách dùng năng lượng sạch: điện, nguyên tử, địa nhiệt, thuỷ triều, gió (Hiện nay, núi cao nhất - đỉnh Êvơret và đại dương lớn nhất thế giới là Thái Bình Dương cũng đang bị ô nhiễm. Sông Rainơ (Đanuyp xanh) ngày nay là con sông bẩn nhất thế giới với 24 triệu tấn phế thải/năm.) Sự ô nhiễm nước đã ảnh hưởng lớn đến đời sống các sinh vật và đời sống con người trên Trái Đất. BÀI 26: ĐẤT – CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT: Sự thoái hoá đất xảy ra do hai tác nhân: + Sự xói mòn rửa trôi do nước chảy trên bề mặt. + Sự cạn kiệt chất chất dinh dưỡng của đất do quá trình trồng trọt không được chăm bón đầy đủ làm cho đất bị thoái hoá cuối cùng dẫn đến hoang mạc hoá. Hiện nay hiện tượng hoang mạc hoá đã phát triển với quy mô toàn cầu. Theo đánh giá của UNEP (1984) trên thế giới đã có tới 4500 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, đồng thời hàng năm khoảng 20 triệu ha đất hoàn toàn không trồng trọt được. Sự hoang mạc hoá được coi là vấn đề do con người, con người là tác nhân gây hoang mạc hoá đồng thời lại là nạn nhân của quá trình hoang mạc hoá.Hiện nay hoang mạc hoá đe doạ 20% dân số trên Trái Đất. Hỏi: - Qua đó chúng ta suy nghĩ gì về hành tinh mà chúng ta đang sống? - Chúng ta không nên rút ra từ đất quá nhiều những vật mà nó không thể quay trở về với đất. Chúng ta phải làm gì? (Cho hoạc sinh thảo luận) . môi trường. Giáo dục môi trường sẽ tạo ra ở học sinh: - Nhận thức đúng đắn về môi trường. - Ý thức thái độ thân thiện với môi trường. - Kĩ năng thực tế hành động trong môi trường. - Về môi trường. -. DUNG I. QUAN NIỆM VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG: 1. Quan niệm: Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm,. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN BA ĐÌNH TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT *** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ THANH