Theo bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ,1994 thì môi trường của nước ta bị suy thoái và ô nhiễm trầm trọng, thể hiện qua các mặy sau đây:
1. Suy thoái và ô nhiễm đất
Có đến hơn 13 triệu đát suy thoái ,đất trồng đồi núi trọc .Độ ẩm cao ,mưa nhiều ,bão lớn nên các quá trình suy thoái diễn ra nhanh chóng ,nên các khai thác đất không hợp lý, nhất là vùng đất dốc không có rừng che
20- 220.Ngoài ra hàm lượng khoáng vi lượng rất ít, PH giảm mạnh, lớp mặn bị kết vón, đá ong hoá dẫn tới mất khả năng canh tác.
Ngoài việc đất mất canh tác ,hay giảm độ phì khiêu của đất, thì việc sử dụng không hợp lý đất và nước trên các lưu vực sẽ gây hiện tượng bồi lấp dòng sông, lòng hồ, cửa biển.
Ở miền Trung, gió đẩy các cồn cát duyên hải vào đất liền gây suy thoái đất trầm trọng. Ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ ,hàng trăm ngàn ha đất màu mỡ đã bị nhiễm mặn và nhiễm phèn. Đất còn bị xói lở các vùng dân cư ven sông, ven biển. Ngoài ra đất còn bị suy thoái hoặc ô nhiễm do khai thác nông nghiệp quá đáng, không bù đắp đủ số chất khoáng lấy đi qua nông sản.Việc dùng phân tươi đẻ bón ruộng hay việc dùng các chất độc hại làm ô nhiễm đất.
2. Sự suy thoái rừng
Rừng nước ta bị giảm sút nghiêm trọng về số lượng cũng như chất lượng .Từ hơn 14 triệu ha (44% diện tích) năm 1945, hiện nay chỉ còn khoảng 20- 28 % diện tích đất còn rừng . Trong đó rừng giàu ,tốt chỉ chiếm dưới 10% ,rừng trung bình 23%,còn lại là rừng nghèo và mới hồi phục . Rừng còn tiếp tục bị suy thoái nếu không còn biện pháp hữu hiệu thì trong vài thập kỷ tới nước ta sẽ không còn rừng.
3. Suy thoái và ô nhiễm nước
Vào mùa khô ,nhiều vùng bị thiếu nước trầm trọng (Đồng Văn , Lai Châu…) Hạn hán kéo dài trong năm 1993 và 1994 tại nhiều tỉnh Trung Bộ ,đặc biệt là Quảng Trị gây thiệt hại nghiêm trọng. Ngược lại mùa mưa, xuất hiện nhiều cơn lũ đặc biệt lớn ,lũ các dòng sông lên cao kéo dài nhiều ngày gây úng ngập, làm thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản.
Ô nhiễm nước mặt ngày càng phát triển do chất thải công nghiệp, nông nghiệp ,giao thông vận tải thuỷ bộ, khu dân cư và sự rửa trôi trên các bề mặt sông suối.
Nước ngầm ngày càng sử dụng nhiều. Nhưng do không quản lý tốt, sử dụng quá mức nên suy thoái về lượng nà chất. Từ đó nước mặn xâm nhập nhiều nơi ,cùng lớp nước thải sinh hoạt, công nghiệp, gây lún đất, nước ngầm không đủ hay không còn sử dụng được.
4. Suy thoái và ô nhiễm không khí(ONKK)
Môi trường không khí ở các đô thị, khu công nghiệp và các vùng sản xuất bị suy thoái ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. ONKK là do các chất độc trong sản xuất công nghiệp (chì, benzen, clor…) trong nông nghiệp (nông dược) và sinh hoạt (chật chội, đông đúc, nhà ổ chuột)
5. Suy thoái và ô nhiễm môi trường biển
Việt Nam có 3260 km bờ biển và trên 3000 đảo với các vùng đặc quyền kinh tế trên 1triệu km2.Tỷ lệ ở các thành phố lớn ven biển chiếm đến
53%dân số cả nước .Biển Đông có nhiều cá nhưng có nhiều nguy cơ bị nhiễm bẩn do các luồng tàu đi và tại các cảng ,nên ô nhiễm Hyđrocacbon ở đây là khá cao.
Các vùng ngập mặn, đầm phá và rạng san hô bị khai thác quá đáng và sử dụng những phương tiện không hợp pháp (mìn, thuốc độc, lưới diệt chủng, phá rừng nuôi tôm…)
6. Suy thoái sự đa dạng sinh học
Tài nguyên sinh học của nước ta rất phong phú. Đã thống kê được 12.000 loài thực vật, trong đó có gỗ quý, làm dược liệu và các mục đích khác.
Động vật gồm 273 loài thú, 774 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thê, 475 loài cá nước ngọt, 1650 loài cá biển và hàng ngàn động vật không xương sống.
Sự tàn phá rừng, săn bắt quá mức, đánh cá bằng mìn…phá huỷ và thu hẹp môi trường sống làm giảm số lượng loài, gây tuyệt chủng hoặc nguy cơ tuyệt chủng một số loài .Việc bán thịt thú rừng, xuất lậu thú, chim qua biên giới …góp phần làm suy thoái tài nguyên sinh vật nước ta.
Nước ta có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ (1992). Dân đô thị tăng nhanh làm tăng lượng chất thải (rác, nước thải, khí thải)làm giảm chất lượng cuộc sống và sức khoẻ con người.
8. Suy thoái và ô nhiễm môi trường nông thôn
Diện tích đất trồng cvhia đầu người ngày càng giảm do dân số tăng nhanh .Thâm canh đất quá đáng không đúng kĩ thuật, phá rừng đẻ lấy đất canh tác lương thực làm đất bị suy thoái.
Nhà ở chưa đảm bảo cho cuộc sống ,thiếu vệ sinh, thiếu diện tích … nước uống sạch cho vùng nông thôn nhất là vùng rừng núi là vấn đề cấp thiết.
Vấn đề nhiễm độc do hoá chất trong nông nghiệp cho rau, quả, cá tôm…là vấn đề y tế công cộng không riêng cho dân nông thôn mà cho cả đô thị .Nhiễm độc vô ý hay cố ý (tự tử do thuốc sát trùng) gây nhiều hậu quả xấu cho gia đình và xã hội.Việc sử dụng nông dược tràn lan còn làm giảm đa dạng sinh học.