TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lý (Trang 30)

Khủng hoảng môi trường trầm trọng hơn .Trong 20 năm gần đây, sự phá hoại sinh thái gia tăng, hố ngăn cách giàu nghèo càng rộng thêm và trẻ em trở thành những nạn nhân đầu tiên của sự quản lý kém cỏi về môi trường . Theo một báo cáo quan trọng hàng đầu của chương trình LHQ về môi trường (PNUE), sự ô nhiễm không khí và nước xuyên biên giới tiếp tục gia tăng, theo đó là sự phá rừng ,mở rộng diện tích sa mạc, sự giảm sút sản xuất đất nông nghiệp, tỷ lệ gia tăng dân số quá đáng trong lịch sử nhân loại .Sự tàn phá đã đạt đến tầm vóc hành tinh và bao gồm sự giảm tầng

độc hại và sự tuyệt chủng hàng loạt của sinh vật. Báo cáo về tình trạng môi trường 1972 - 1992 mô tả những yếu tố chủ yếu đã ảnh hưởng lên môi trường và phát triển trong suốt 2 thập kỉ qua. Sau đây là một số vấn đề đáng kể.

1. Dân số hiện nay là 5.4 tỷ người ,người ta dự đoán sẽ có thêm một tỷ người nữa trước năm 2000, đó là sự gia tăng nhanh nhất trong lịch sử 90% các ca đẻ ở trong những nước đang phát triển nơi mà đã có 1,1 tỷ đang sinh sống trong nghèo khó .Mỗi ngày có 35 ngàn trẻ em dưới 15 tuổi chết vì bệnh tật lẽ ra có thể tránh được nếu có biện pháp phòng ngừa.

2. Trước năm 2000, sự giảm của tầng ozone có thể từ 5-10% ở những vĩ độ trung bình vào mùa hè.Người ta dự kiến là sự mất 10% của tầng ozone sẽ gây ra một sự gia tăng ung thư da đến mức 26%.Sự giảm ozone có thể làm gia tăng các trường hợp đui mù do đục thuỷ tinh thể, làm suy giảm hệ thống miễn nhiễm ở người và giảm sự sản xuất thực vật.

3. Khoa học khẳng định rằng sự thay đổi khí hậu đă xảy ra rồi .Những ảnh hưởng có thể là :sự giảm sút nghiêm trọng sản lượng nông nghiệp ở một số vùng ,một sự gia tăng khô hạn,đặc biệt trong những quốc gia khô ráo và sự gia tăng mực biển đe doạ các vùng (bờ biển) thấp .

4. Những xứ đang phát triển chiếm 77% dân số thế giới nhưng chỉ có 15% thu nhập toàn cầu.

5. Gần 900 triệu người sống trong vùng đô thị là nạn nhân của SO2 .Nhiều thành phố Châu Âu ,trong đó có Paris, thường có mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn chứng nhận được đối với SO2 và sự thải các hạt (bụi) lơ lửng trong không khí.

6. Một phần tư dân Châu Âu uống nước chứa lượng Nitrat cao hơn mức tối thiểu là 25 mg/1, tiêu chuẳn của liên minh Châu Âu.

7. Hằng năm, thế giới săn bắt cá (kể cả động vật thuỷ sinh khác) từ 31 triệu tấn năm 1970 lên đến con số 91 triệu tấn năm 1989. Sự khai thác ở

tầm thế giới không được vượt quá trị số 100 triệu tấn /năm nếu không muốn phức tạp hoá việc phục hồi .

8. Có khoảng từ 200.000 đến 300.000 tấn chất thải nguy hiểm được mang từ Liên Hiệp Châu Âu sang các nước trung Âu và Đông Âu hàng năm .

9. Ước lượng 75% vùng Châu Âu bị thiệt hại do mức độ quá cao của Sulfure và 60% bị hại do mức độ quá lớn của Nitrogen.

10. Một phần tư của đa dạng sinh học của hành tinh có thể bị tuyệt diệt trong vòng 20- 30 năm tới do hoạt động của con người. Có khoảng từ 100- 200 loài biến mất hàng ngày.

11. Sự xói mòn quá đáng làm biến mất hàng năm 25 tỷ tấn đất canh tác trên thế giới.

12. Số người bị đói kinh niên trên thế giới từ 460 triệu, năm 1970 gia tăng đến 550 triệu người năm 1990.

Chúng ta có thể thấy rằng mặc dù khoa học về môi trường có một số thành tựu lớn, nhưng tình trạng môi trường xấu đi so với 20 năm trước.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lý (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w