Trong thực tế giảng dạy môn Địa lý tôi đã luôn chú ý tới việc lồng ghép tích hợp việc giáo dục môi trường vào từng bài cụ thể. Qua theo dõi nhiều năm và ở nhiều khối lớp tôi thấy việc giảng dạy đó mang lại những hiệu quả đáng kể, học sinh luôn có thói quen liên hệ vấn đề môi trường trong các bài học và trong từng khu vực ,biết đưa ra các vấn đề cần giải quyết để bảo vệ môi trường được tốt hơn.Thấy được nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại “vì sự sống trên Trái Đất” .
Trong quá trình đánh giá kiến thức về môi trường tôi đư a ra cho từng nhóm những chuyên đề cần thảo luận, điều tra sau đó tổ chức cho các em viết báo cáo. Qua các hoạt động đó tôi thấy rằng học sinh rất say mê tìm tòi, biết liên hệ thực tế và tự đưa ra các phương án để giải quyết các vấn đề môi trường.
KẾT LUẬN
Trên thế giới trẻ em chiếm tới gần một nửa dân số do đó các em có vai trò tích cực trong việc bảo vệ môi trường cũng có lẽ đó việc giáo dục môi trường trong trường học nói chung và môn Địa lý nói riêng đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Nội dung quan trọng nhất, thiết thực nhất là vấn đề “xanh hoá nhà trường”và hiểu đầy đủ đó là xanh –sạch -đẹp trong nhà trường phổ thông. Vận động các em tham gia xây dựng bảo vệ trường lớp, vườn trường, vườn hoa, công viên, cảnh quan nơi các em ở. Có ý thức bảo vệ và vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường. Đồng thời hình thành ở các em lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường và dần dần ý thức đó trở thành phong cách và nề nếp sống của học sinh thủ đô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo dục môi trường
Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo dục
2.Kể chuyện về môi trường thiên nhiên quanh em.
Lê Trọng Thơ
3.Góp phần bảo vệ môi trường.
Bùi Tâm Trung _Vũ Hoan_Trần Hữu Tâm_1998
4.Môi trường sống và con người .
Nguyễn Đình Khoa_NXB ĐHvà THCN1987
5.Tình hình giáo dục môi trường ở Việt Nam
Trung tâm thông tin môi trường _1993
6.Tư liệu dạy học địa lý 6