TRƯỜNG Ở QUI MÔ TOÀN CẦU.
IV.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM. TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
1.Dân số
2.Sản xuất lương thực.
3.Trồng rừng và bảo vệ sinh học. 4.Phòng chống ô nhiễm.
5.Quản lý và quy hoạch môi trường.
6.Tăng cường biện pháp hỗ trợ:giáo dục, đào tạo.
Sự sống tồn tại trên trái đất từ hơn 3 tỉ năm .Con người là sinh vật mới xuất hiện sau này, cách nay khoảng 2 triệu năm. Với số lượng ngày càng tăng, con người tác động ngày càng nhiều lên cái nôi của mìnhvà gây
nhiều hậu quả làm giảm khả năng duy trì sự sống của hành tinh. Sự tàn phá của đa số người nghèo phải đấu tranh sống còn, cùng sự hoang phí của một số ít người giàu tiêu thụ phần lớn nguồn tài nguyên của thế giới làm cạn
kiệt các nguồn vật chất cần thiết và gây ra sự ô nhiễm trầm trọng cả địa cầu.
Đã đến lúc loài người phải tự ý thức được mối quan hệ gắn loài người với sinh quyển như là một thành viên của hệ sinh thái khổng lồ. Một nền đạo lý cho môi trường là một đòi hỏi cấp thiết nhất.
Ổn định dân số ở mức độ giới hạn của hành tinh cùng sự bảo vệ những nguồn tài nguyên là những điều kiện tiên quyết cho việc phát triển bền vững.
Việc phát triển là sự sửa đổi các điều kiện của sinh quyển cùng các nguồn tài nguyên để thoả mãn nhu cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
Việc bảo vệ nhằm quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên sao cho thế hệ hiện nay có được những lợi ích về vật chất và tinh thần, đồng thời bảo đảm cho nó tồn tại lâu dài, cho những nhu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai.
Tóm lại việc phát triển và bảo vệ là để phục vụ loài người. Phát triển là sử dụng sinh quyển được lâu bền.
Từ đó việc tìm hiểu tình trạng môi trường thế giới và của Việt Nam là cần thiết cho việc đề ra các chiến lược bảo vệ tài nguyên và môi trường.