PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở QUY MÔ TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lý (Trang 35)

MÔI TRƯỜNG Ở QUY MÔ TOÀN CẦU

Năm 1992, hội nghị về môi trường của Liên hiệp quốc đã quy tụ các nguyên thủ quốc gia và các chuyên gia môi trường của tất cả

các nước trên thế giới .Hội nghị đã đánh giá tình trạng môi trường toàn cầu trong 20 năm (từ 1972- 1992)và đề ra các hành động cho thời gian tới.Hội nghị đã soạn thảo và thông qua các công ước (convention) về các vấn đề toàn cầu. Trong đó ta có thể kể:

-Công ước về đa dạng sinh học -Công ước về thay đổi khí hậu . -Công ước về sự sa mạc hoá -Công ước về đại dương

Các công ước này sau đó được các quốc gia duyệt và kí tên, xem đó là cơ sở để hành động và phối hợp hành động để bảo vệ môi trường của tất cả mọi người.

Các phương hướng và chương trình hành động để bảo vệ môi trường ở quy mô toàn cầu đã được phổ biến rộng rãi cho tất cả các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn và công chúng có quan tâm .Các tài liệu này ở lưu trữ ở các thư viện và mọi người đều có thể tham khảo.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ĐỂ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1. Dân số

Dân số nước ta gia tăng với tỷ lệ gia tăng hàng năm là 2,1%, cao hơn mức trung bình toàn thế giới (1,7%). Mỗi năm có thêm 1,5 triệu nhân khẩu .Điều này gây một áp lực thực sự to lớn cho vấn đề sản xuất lương thực, tài nguyên và môi trường. Cho nên ,nhất thiết phải giảm đà gia tăng dân số đẻ trong vài thập niên tới dân số có thể đạt được mức ổn định .

2. Sản xuất lương thực

Trong 50 năm qua, nông nghiệp nước ta phát triển chậm về sản lượng lương thực, năng xuất cây trồng và bình quân lương thực tính theo đầu người còn ở khoảng hơn 300kg, tức còn rất thấp và mối đe doạ thường xuyên của mọi người .Cho nên trong thời gian tới ,cần gia tăng sản lượng lương thực bằng cách giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn kinh nghiệm sản xuất của nông dân.

Cần cân nhắc kĩ việc khai khẩn đất mới, phá rừng trồng lúa, sao cho có hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường.

3. Trồng rừng và bảo vệ sinh học

Trong mấy chục năm qua, rừng và đa dạng sinh học của nước ta bị tàn phá nghiêm trọng. Năm 1943, rừng che phủ 44% tổng diện tích, đến nay chỉ còn 20- 28% tức là rất thấp so với mức an toàn sinh thái(bằng hay trên 1/3 tổng diện tích ). Hàng năm có từ 160- 200 ngàn ha rừng bị mất đi .Rừng bị mất kéo theo sự giảm đa dạng sinh học vốn rất lớn phong phú và đa dạng. Nhiều loài đã và đang bị tuyệt chủng. Trong 4 thập niên qua, có ít

nhất 200 loài chim và 120 loài thú bị diệt vong (Báo cáo của CHXHCNVN,1992).

Biện pháp bảo vệ rừng và đa dạng sinh học là cấp thiết sống còn của đất nước .Chúng ta cần thực hiện các biện pháp trước mắt và lâu dài như sau: - Cấm phá rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn

- Ôn định dân số ,giảm nghèo đói cho dân vùng rừng núi và các vùng nông thôn.

- Có chính sách giao đất ,giao rừng bảo đảm lợi ích nông dân và lợi ích quốc gia.

- Trồng lại rừng và cây phân tán ở tất cả các nơi.

- Kiểm soát việc săn bắn, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.

- Cấm các phương tiện đánh bắt có tính cách huỷ diệt sự sống (chất độc, bom mìn, lưới diệt chủng)

- Củng cố và mở rộng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tài nguyên.

4. Phòng chống ô nhiễm

Môi trường nước, không khí và đất đã bị ô nhiễm, có khi đến mức trầm trọng cả ở thành thị lẫn nông thôn .Rác thải, nước thải và khí thải ở các đô thị là vấn đề phức tạp nhất. Ở nông thôn, tập quán ở theo kênh rạch, không đủ điều kiện vệ sinh, lạm dụng phân bón và nông dược làm cho môi trường nông thôn cũng ô nhiễm, đặc biệt là khan hiếm nước sạch. Điều đáng nói là nước ta chưa có hệ thống xử lý chất thải, cho nên những thứ dơ bẩn đều vứt trực tiếp ra môi trường .

Để từng bước cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường cần có các biện pháp sau đây:

- Nâng cao dân trí, làm cho mọi người thấy rằng môi trường xung quanh và các công trình công cộng là của chúng ta, chứ không phải là của chúng nó.

- Các tiêu chuẩn quốc gia và địa phương về chất thải phải được mọi người tuân thủ .Do đó, nhà máy xí nghiệp phải tự giảm thiểu chất thải bằng qui trình công nghệvà xây dựng hệ thống xử lí chất thải của cơ sở.

- Khuyến khích công nghệ sạch (sử dụng phân hữu cơ thay thế một phần phân hoá học ,biện pháp quản lí tổng hợp dịch hại(IPM) ở nông thôn; công nghệ ít chất ô nhiễm trong công nghiệp…)

- Xây dựng nhà máy xử lí chất thải sinh hoạt.

5. Quản lý và quy hoạch môi trường

- Thành lập Bộ Khoa học – Công nghệ –Môi trường và các Sở khoa học –Công nghệ –Môi trường ở các tỉnh.

- Xây dựng chính sách và pháp luật về môi trường

- Ban hành tiêu chuẩn môi trường và cách đánh giá tác động môi trường .

- Xây dựng hệ thống quan trắc (monitoring system) quốc gia

- Đẩy mạnh nghiên cứu về môi trường nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách ,đồng thời hướng tới việc phát triển bền vững.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong việc bảo vệ và quy hoạch môi trường.

6.Tăng cường các biện pháp hỗ trợ :Giáo dục, đào tạo…

- Nâng cao dân trí tổng quát và cải thiện điều kiện sống của quần chúng. - Đưa chương trình giáo dục về môi trường, tình yêu thiên nhiên vào các lớp học chính khoá và ngoại khoá (du khảo, tham quan)

- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức về cơ bản về khoa học môi trường và có khả năng đề xuất các ý kến xử lí và bảo vệ môi trường.

Tất cả các chương trình hành động trên có thể làm cơ sở để chúng ta phát triển, đồng thời sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường của mỗi địa phương, quốc gia và góp phần bảo vệ trái đất, cái nôi của sự sống.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lý (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w