1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lý

23 2,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 5 MB

Nội dung

Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí……….7 3.2.1... Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạtcác vấn đề phức

Trang 1

DANH MỤC CHỮ CÁI GV: giáo viên

HS: học sinh

MT: môi trường

GDMT: giáo dục môi trường

BVMT: bảo vệ môi trường

GDBVMT: giáo dục bảo vệ môi trường

THCS: trung học cơ sở

Trang 2

MỤC LỤC

Danh mục chữ cái………1

Mục lục………2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……… 3

1 Lý do chọn đề tài ………3

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ……… 3

2.1 Mục tiêu .3

2.2 Nhiệm vụ ……… 4

3 Đối tượng nghiên cứu ……… 4

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu ……… 4

5 Phương pháp nghiên cứu ……… 4

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ………5

1 Cơ sở lí luận……….5

2 Thực trạng ……….5

2.1 Thuận lợi: ……… 5

2 2 Khó khăn: ……….6

3 Giải pháp, biện pháp………6

3.1 Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí……… 6

3.2 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí……….7

3.2.1 Phương pháp đàm thoại……… 7

3.2.2 Phương pháp thảo luận……… 8

3.2.3 Phương pháp trực quan……… 12

3.2.4 Phương pháp thu thập và xử lí nguồn tài liệu………13

3.2.5 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề………14

3.3 Giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoại khoá……… 14

3.4 Đánh giá trong giáo dục môi trường……… 18

4 Hiệu quả……….18

PHẦN III: KẾT LUẬN ……… 19

1 Kết luận……… 19

2 Kiến nghị……….19

Tài liệu tham khảo……… 20

Trang 3

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN

TRƯỜNG THCS SƠN LÂM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY

ĐỊA LÍ

Giáo viên: PHẠM THỊ KIỀU DIỄM

Năm học: 2013 - 2014

Khánh Sơn, tháng 10 năm 2013

Trang 4

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng

và cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của conngười, do đó Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống conngười

Bảo vệ thiên nhiên và môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu Môi trường làmột vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới Trong mấy chụcnăm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của các cuộc cáchmạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bịbiến đổi chưa từng thấy Môi trường lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu,trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hộitrong tương lai

Trong những năm gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về vấn đề môi trường Vìsao con người lại quan tâm đến môi trường nhiều như vậy? Như chúng ta biết,

sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, sự gia tăng dân số quá nhanh và việcchặt phá rừng bừa bãi của con người đã làm cho nồng độ CO2 trong khí quyểntăng vọt lên cùng với các khí thải từ công nghiệp, động cơ giao thông đã thảinhững khí độc hại như CFC, NO2, SO2, CH4 …….được gọi là những khí nhàkính

“Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên, gây ra nhiềuhậu quả xấu như: làm tan băng và dâng cao mực nước biển, gây ngập úng cácvùng sản xuất lương thực trù phú, thành phố ven biển, các đảo thấp; khí hậu TráiĐất biến đổi, làm xáo động điều kiện sống và các hoạt động sản xuất nông, lâm,thuỷ sản bị ảnh hưởng

Ở Việt Nam nếu mực nước biển dâng lên một mét thì khoảng 20 triệu người sẽkhông có nơi sinh sống Thời gian gần đây, ở nước ta, chúng ta nghe quá nhiều

về vấn đề môi trường như: Công ty Vedan giết chết sông Thị Vải, công ty HàoDương đưa nước thải ra các nhánh sông Soài Rạp, nhà máy Hyundai Vinashinlàm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước và còn rất nhiều công ty ở khắp nơitrong cả nước cũng vi phạm môi trường

Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạtcác vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề giáo dục môi trường Bản thân tôi vớivai trò là một người giáo viên, đứng trước thực trạng môi trường đang ngàycàng xấu đi, tôi ý thức được trách nhiệm nặng nề của mình là làm sao đó để mỗihọc sinh ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và từng bước

có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường Đó là lí do tôi chọn đề tài

Trang 5

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

2.1 Mục tiêu:

- Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là các

em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ýnghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp Từ đó các em có nhữnghành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh mình

- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các vấn đề môi trường

- Đề ra những giải pháp để nhằm nâng cao việc giáo dục các nội dung bảo vệ

- Từ đó rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc giáo dụcbảo vệ môi trường có hiệu quả

- Thống kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh trường THCS Sơn Lâm

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

- Áp dụng cho nhiều bài học Địa lí THCS (lớp 6, 7, 8, 9) chương trình sách giáokhoa

- Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường trongchương trình sách giáo khoa và các hoạt động ngoại khóa có nội dung giáo dụcbảo vệ môi trường

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 6

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận

Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận

thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ,quy luật ) tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đối với môi trường; trang bị các kĩnăng thực hành Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường vàbiết cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thôngminh với môi trường

- Thực hiện công văn số 7120/ BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008 của Bộ

GD&ĐT về tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) vào cácmôn học ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 – 2009

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về côngtác giáo dục bảo vệ môi trường

- Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống củaloài người, chính vì vậy, BVMT hiện là vấn đề được quan tâm mang tính toàncầu Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc, Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăngcường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước; Quyết định số 1363/QĐ- TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trườngvào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo

vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày

31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị “về việc tăng cườngcông tác giáo dục BVMT”, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường

và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông quacác hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh

Trang 7

động và các ngành kinh tế… tất cả đều có liên quan đến vấn đề môi trường nêngiáo viên dễ tích hợp GDMT thông qua bộ môn

- Được Bộ GDĐT ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện việc tích hợp GDMTthông qua bộ môn địa lí

- Hiện nay với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin đại chúng, nhất là Internet, giúpcho giáo viên và học sinh dễ dàng tìm kiếm hình ảnh, tra cứu văn bản pháp luật

và thông tin có liên quan đến vấn đề môi trường

2.2 Khó khăn:

- Do nhiều lí do mà Nhà trường chưa có điều kiện cho học sinh đi thực tế cácmiền địa hình khác nhau, các cơ sản xuất công nghiệp …từ đó làm cho việc giáodục môi trường đạt hiệu quả chưa cao

- Đối với việc giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình nội khóa thì một

số bài chỉ có một số địa chỉ để tích hợp nên giáo viên không có nhiều thời gian

để phân tích sâu, cũng chưa có nhiều bài tập dành cho chuyên đề giáo dục môitrường

- Từ những kiến thức trong các bài học có liên quan đến vấn đề giáo dục môitrường , các em chưa phát huy được tối đa để vận dụng những kiến thức đó màcác em chỉ mới hiểu và nắm được kiến thức sách giáo khoa, còn phần mở rộngthì hạn chế rất nhiều Điều đó rất khó khăn cho giáo viên dạy môn Địa lí nóiriêng và các bộ môn có liên quan đến môi trường nói chung vì vậy quá trình lĩnhhội kiến thức của các em còn hạn chế nhiều trong khi yêu cầu của các môn họcngày càng cao

- Vì vậy, hiện nay trong quá trình dạy học Địa lí ở các trường THCS vấn đề rènluyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo

vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa thật như ý muốn

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường, giáodục cho mọi người về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống củahành tinh không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai Công tác giáo dục khôngphụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc… mà phải được thực hiện đối với mỗi côngdân tương lai ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường và cả ở tuổi trước khiđến trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức giáo dụckhác nhau

Trang 8

- Vấn đề giáo dục môi trường ở nhà trường làm cho giáo viên và học sinh có ýthức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường, thunhận được những thông tin, kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫnnhau giữa con người với môi trường, phát triển những kĩ năng cơ bản bảo vệ vàgìn giữ môi trường, kĩ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đềmôi trường nảy sinh, tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ

và gìn giữ môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạchđối với sức khỏe con người, với chất lượng cuộc sống chúng ta

3.2 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí:

* Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học giáo dục môi trường, riêng trong mônĐịa lí có thể áp dụng các phương pháp sau:

3.2.1 Phương pháp đàm thoại

Là phương pháp tương tác giữa người dạy và người học được thực hiệnthông qua câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đềnhất định được người dạy và người học đặt ra Kết quả là dưới sự tác dẫn dắtcủa người dạy, người học thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, khám phá,lĩnh hội các đối tượng học tập Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chínhvới kiến thức MT thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi vàphổ biến nhất Để mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi ở mức độ phát huy trílực và sự sáng tạo của HS, câu hỏi đòi hỏi HS gắn kiến thức môn học đã biết vớikiến thức MT mà có thể HS chưa biết, phải tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng nhiềuthao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời

Ví dụ 1: Bài 23: Sông và hồ (Địa lí lớp 6)

Khi dạy, GV có thể đặt ra các câu hỏi để HS có thể liên hệ với thực tế MT như: 1- Bằng hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích mà sông mangđến cho con người?

2- Theo em ảnh hưởng tiêu cực của sông đối với con người là do nhữngnguyên nhân nào? Làm cách nào để hạn chế những tiêu cực đó?

Ví dụ 2: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam (Địa lí lớp 8)

Khi dạy phân tích đặc điểm chung sông ngòi nước ta, GV cũng có thể đặt một

số câu hỏi để GDMT như:

1- Đặc điểm của sông ngòi nước ta đã tạo cho nước ta những thuận lợi và khókhăn gì trong hoạt động phát triển kinh tế?

2- Để khắc phục những khó khăn do sông ngòi đem lại thì biện pháp tích cực

Trang 9

2- Để nước sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì?

Ví dụ 3: Bài 2: Dân số và gia tăng dân số (Địa lí lớp 9)

Khi dạy phần này GV cũng dễ dàng đặt một số câu hỏi liên hệ đến vấn đềGDMT có liên quan đến dân số như:

1- Tình hình gia tăng dân số của nước ta có ảnh hưởng gì đến môi trường?2- Để bảo vệ tài nguyên và môi trường, ta phải làm gì trong vấn đề dân số?3- Hãy liên hệ đến tình hình gia tăng dân số ở địa phương em và cho biết địaphương em đã có những biện pháp gì để thực hiện chính sách về dân số?

3.2.2 Phương pháp thảo luận:

- Là phương pháp học sinh trao đổi xung quanh một vấn đề được đặt ra dướidạng một câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức…….Trong phương pháp này

HS giữ vai trò chủ động, tích cực

- Có nhiều hình thức thảo luận như: thảo luận theo nhóm nhỏ, thảo luận cặp đôi,thảo luận chung toàn lớp Sau đây là một vài ví dụ về sử dụng phương pháp thảoluận để giáo dục môi trường cho HS

Ví dụ 1: Bài 17: “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà” (Địa lí lớp 7)

* Cách tiến hành: GV treo một số tranh ảnh minh hoạ về ô nhiễm không khí và ônhiễm nguồn nước HS quan sát ảnh và nhận xét theo yêu cầu của GV

* Tranh ảnh về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước

* Hình thức hoạt động: Thảo luận theo nhóm Các nhóm cùng trao đổi và điềnvào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu

* GV chia lớp làm 4 nhóm học tập: Thời gian thảo luận là 8 phút

- GV phát phiếu học tập cho học sinh đã kẻ sẵn như sau:

* Nhóm 1, 2: Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễmkhông khí

Ô nhiễm không khí

Trang 10

- GV chọn một số phiếu học tập đã hoàn thành dán lên bảng cho cả lớp theo dõi

và xác định đúng sai để bổ sung ý kiến (nếu có) Các phiếu học tập còn lại GVthu phiếu để kiểm tra kết quả bài làm của các em

- Sau đó GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:

* Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm không khí

* Nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục của ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nước sông Ô nhiễm nước biển

Nguyên

nhân

- Hóa chất từ các nhà máy, xínghiệp thải ra

- Do váng dầu từ hoạt độngkhai thác và vận chuyển dầu

Trang 11

- Lượng phân bón hóa học vàthuốc trừ sâu dư thừa trên đồngruộng, cùng với các chất thảinông nghiệp, sinh hoạt của conngười ………

- Các chất độc hại từ sông ngòichảy ra biển……

Hậu quả

- Làm chết ngạt các sinh vậtsống ở trong nước, thiếu nướcsạch cho sản xuất và đời sống

- Làm chết ngạt các sinh vậtsống ở trong nước biển

- Gây ra hiện tượng thủy triềuđen, thủy triều đỏ…

Biện pháp

khắc phục

- Xử lí các nguồn nước thải trước khi đổ ra sông, biển

- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ sự trong sạch của nướcsông, biển…

Ví dụ 2: Bài 16: “Đô thị hóa ở đới ôn hoà” (Địa lí lớp 7)

* Vị trí: Giáo dục môi trường: Các vấn đề của đô thị

* Cách tiến hành: GV treo một số tranh ảnh minh họa có liên quan đến các vấn đề của đô thị cho học sinh quan sát và nhận xét.

Trang 13

+ Hình thức tổ chức: GV cho học sinh thảo luận theo nhóm ,chia lớp làm 4nhóm thảo luận, 2 nhóm cùng trao đổi 1 nội dung (thời gian 4 phút).

- Nhóm 1, 3: Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị sẽ nảy sinh những vấn

đề gì đối với môi trường?

- Nhóm 2, 4: Để giải quyết những vấn đề xã hội trong các đô thị, cần có nhữnggiải pháp gì để giảm áp lực dân số ở các siêu đô thị?

+ GV treo lên bảng câu hỏi đã ghi sẵn vào bảng phụ

+ HS ghi câu trả lời vào bảng phụ Sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả, cácnhóm khác bổ sung (nếu có)

- GV chuẩn xác kiến thức như sau:

* Thực trạng:

- Việc dân cư tập trung đông vào sống trong các đô thị lớn đã phát sinh nhiềuvấn đề nan giải: ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, diện tích canh tác bị thuhẹp nhanh…

* Một số giải pháp tiến hành giải quyết:

- Nhiều nước tiến hành quy hoạch lại đô thị theo hướng “Phi tập trung”

- Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh

Trang 14

- Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới.

- Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn

3.2.3 Phương pháp trực quan

Là phương pháp mà GV sử dụng các phương tiện trực quan như: bản đồ,biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, băng hình….để dạy học và GDMT Phương tiện trựcquan bao giờ cũng có hai chức năng: nguồn tri thức và đồ dùng minh hoạ Hiệuquả của phương pháp này phụ thuộc vào mục đích và chức năng sử dụng của

GV trong quá trình dạy học Để liên hệ kiến thức bài học chính với kiến thức

MT thì việc sử dụng phương tiện trực quan cũng mang lại hiệu quả cao Có haicách sử dụng phương tiện trực quan để liên hệ và GDMT:

- GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức về môi trường và GDMT từ phươngtiện trực quan thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở

- GV dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho một hiệntượng, một hậu quả về MT cần phải giáo dục

Ví dụ 1: Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam (Địa lí lớp 8)

Sau khi HS nhận thức được vai trò của rừng, và cũng biết được hiện nay rừngnước ta đang bị giảm sút nhanh chóng, để cho HS thấy rõ nguyên nhân và nhữnghậu quả của việc mất rừng và từ đó HS sẽ nêu được các biện pháp bảo vệ rừng

để khai thác kiến thức ở bài này, chúng ta tiến hành như sau:

1- Những nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng của nước ta giảm sút nhanhchóng?

2- Khi mất rừng sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng? Hãy liên hệ với địa phương em

Ví dụ 2: Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng (Địa lí lớp 7)

Khi dạy phần 1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở MT đới nóng, để khai thácvấn đề MT và GDMT ở phần này GV có thể sử dụng biểu đồ hình 9.1 và cácbức tranh hình 9.2 , hình 9.4 kèm theo một số câu hỏi gợi mở để HS khai tháckiến thức như:

1- Biểu đồ hình 9.1 cho chúng ta biết lượng mưa và nhiệt độ ở MT xích đạo ẩmnhư thế nào?

2- Hình 9.2 cho chúng ta thấy hiện tượng gì? Dựa vào hình 9.4 để giải thíchnguyên nhân của hiện tượng đó?

3- Cần phải làm gì để hạn chế hiện tượng xói mòn và rửa trôi đất? Hãy liên hệtới Việt Nam

Ngoài ra GV có thể sử dụng tranh ảnh , băng hình, đĩa CD làm phương tiệntrực quan, để minh hoạ cho HS những hiện tượng tàn phá MT, ô nhiễm MT nhưđốt phá rừng, nước thải, chất thải công nghiệp ở các thành phố…, hoặc nhữnghậu quả do tàn phá MT gây ra như lũ lụt, hạn hán , bệnh tật… và cả những hànhđộng BVMT như các khu rừng cấm, các công viên thiên nhiên, các công nghệ

xử lí chất thải…Tất cả những hình ảnh trực quan đó đều gây một ấn tượng sâu

Ngày đăng: 27/04/2015, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w