Vấn đề này là do nhiều nguyên nhân: Đa số học sinh chưa có kỹ năng dùng từ đặt câu; chưa biết sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả để làm cho bài văn sinh động; chưa biết c
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
Để dạy tốt phân môn Tập Làm Văn cho học sinh lớp 5A Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Cụm Nam là vấn đề tôi rất quan tâm Là giáo viên dạy khối lớp cuối cấp ở bậc Tiểu học, không ai tránh khỏi những trăn trở, băn khoăn làm thế nào để giúp học sinh lớp 5 nâng cao kỹ năng viết tập làm văn
Qua thực tế 11 năm giảng dạy lớp 5 ở trường TH & THCS Ba Cụm Nam, tôi nhận thấy có rất ít học sinh ham thích và học tốt phân môn này Đây là một phân môn mang tính thực hành tổng hợp Việc dạy tập làm văn ở bậc tiểu học
có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống và học tốt các môn học khác.
Tuy nhiên việc dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng ở trường TH & THCS Ba Cụm Nam chưa đạt được kết quả như mong muốn Điều này thể hiện rất rõ qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm của các em học sinh lớp 4 lên lớp 5 Khi chấm bài tập làm văn, tôi thấy đa
số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê các sự vật một cách khô khan, cách diễn đạt rất lủng củng Từ đó dẫn đến điểm phân môn tập làm văn rất thấp.
Vấn đề này là do nhiều nguyên nhân: Đa số học sinh chưa có kỹ năng dùng từ đặt câu; chưa biết sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả
để làm cho bài văn sinh động; chưa biết cách xây dựng các đoạn văn trong một bài tập làm văn Mặt khác đa số học sinh lớp 5A do tôi phụ trách là học sinh dân tộc thiểu số( Chiếm 92.3% học sinh cả lớp), năng lực tư duy của các em còn hạn chế, nghèo vốn từ tiếng việt, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt của các em chưa được lưu loát , từ đó dẫn đến kết quả học tập phân môn tập làm văn chưa cao.
Với những lý do trên tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài : “Nâng cao kỹ năng viết tập làm văn bằng cách luyện dùng từ đặt câu, xây dựng đoạn văn cho học sinh lớp 5A, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Cụm Nam” Nhằm nâng cao chất lượng viết tập làm văn cho học sinh lớp 5A.
Nghiên cứu này được áp dụng cho 13 học sinh lớp 5A, trường TH & THCS Ba Cụm Nam Thời gian thực hiện nghiên cứu : từ 15 tháng 9 năm 2013 đến 15 tháng 3 năm 2014.
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ các phân môn: Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, để viết một bài tập làm văn Theo quan điểm tích hợp, Các phân môn của tiếng việt lớp 5 được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau Như vậy muốn dạy học có hiệu quả tập làm văn trước hết người giáo
Trang 2viên phải dạy tốt tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, vì trong các bài đọc ,trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả cảnh vật thiên nhiên, con người ,
Các bài tập làm văn tiếp nối với các bài tập đọc, chính tả, luyện từ và câu của môn tiếng việt trong nhà trường tiểu học Sản phẩm của phân môn tập làm văn là các bài văn viết hoặc nói theo các kiểu bài do chương trình quy định Để làm được các bài văn hay, học sinh không chỉ có các kỹ nghe, nói, đọc viết tiếng việt mà cần luyện các kỹ năng như: kỹ năng dùng từ đặt câu; kỹ năng phân tích
đề, tìm ý và lựa chọn ý; kỹ năng viết đoạn văn và liên kết đoạn văn ….Học sinh nếu được hình thành các kỹ năng này thì kết quả học tập phân môn tập làm văn
sẽ cao hơn.
Trong chương trình tiểu học , các bài tập làm văn đều gắn với chủ điểm là điều kiện góp phần rèn luyện tư duy hình tượng , khả năng quan sát, trí tưởng tượng cho học sinh, giúp cho học sinh phát triển vốn từ, kỹ năng dùng từ khi viết văn, kỹ năng sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi nói hoặc viết, góp phần hình thành tình cảm thẩm mĩ và nhân cách cho học sinh.
2 Thực trạng
- Năm học 2013 – 2014, tôi được phân công phụ trách lớp 5A với 13 học sinh Hầu hết học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều là người sở tại Qua khảo sát chất lượng đầu năm, điểm phân môn tập làm văn của lớp 5A rất thấp, cụ thể như sau:
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2013-2014
Trang 313 Tro Thanh Thuyền 3
- Danh sách trên gồm: 13 học sinh
0.5 điểm: 1 học sinh (chiếm: 7.7 %)
1 điểm: 2 học sinh (chiếm: 15.4 %)
2 điểm: 3 học sinh (chiếm: 23.1 %)
2.5 điểm: 2 học sinh (chiếm: 14.5 %)
3 điểm: 5 học sinh (chiếm: 38.5 %)
4 điểm: 0 học sinh (chiếm: 0 %)
5 điểm: 0 học sinh (chiếm: 0 %)
Bài viết của học sinh mang tính liệt kê nhiều hơn là miêu tả.
Cách sử dụng từ đặt câu còn vụng về, lủng củng.
Chưa có kỹ năng sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả
Kỹ năng quan sát, tìm ý còn hạn chế
Kỹ năng viết đoạn văn và liên kết các đoạn văn trong bài văn còn lủng củng.
* Nguyên nhân:
a.Vốn từ tiếng việt nghèo nàn.
b Kỹ năng sử dụng từ đặt câu còn yếu.
c Chưa có kỹ năng chọn từ ngữ phù hợp khi miêu tả.
d Chưa có kỹ năng sắp xếp các câu trong một đoạn
e Học sinh chưa có kỹ năng quan sát khi miêu tả.
3 Các biện pháp tiến hành:
- Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp như sau, nhằm nâng cao kỹ năng viết tập làm văn cho học sinh lớp 5A, trường TH & THCS Ba Cụm Nam.
a Tăng cường làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn Tiếng Việt
- Luyện từ và câu là phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ tiếng việt, thông qua các bài mở rộng vốn từ Trong các tiết học này giáo viên khai thác một các triệt để các bài tập tìm từ như: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ sau; tìm các từ miêu tả ngoại hình, tính tình; tìm các từ tả màu sắc, âm thanh……Thông qua các dạng bài này giáo viên mở rộng, hệ thống hóa vốn từ cho học sinh theo từng chủ điểm, đồng thời cung cấp thêm cho học sinh những
từ ngữ phù hợp với yêu cầu của từng bài tập.
Trang 4Ví dụ: “Bài luyện tập về từ đồng nghĩa” , Tiếng việt lớp 5, tập 1- (Luyện
từ và câu)
Bài tập 4:Tìm những từ trái nghĩa :
- Tả hình dáng
- Tả hành động
- Tả trạng thái
- Tả phẩm chất
Ví dụ: Bài “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” , Tiếng việt lớp 5, tập
1-(Luyện từ và câu)
Bài tập: Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẫu chuyện nêu trên.Những
từ ngữ nào thể hiện sự nhân hóa, những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh.
- Trong phân môn tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các kiểu bài.
Ví dụ: Tìm từ láy miêu tả âm thanh trên dòng sông hoặc con suối
(xôn xao, ì ầm, ào ào)
- Thông qua các bài tập đó, ngoài các từ học sinh tìm được, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số từ ngữ khác để vốn từ tiếng việt của học sinh ngày càng phong phú , tạo điều kiện thuận lợi cho việc dùng từ đặt câu khi viết văn
- Khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy vốn từ tiếng việt của các em được cải thiện một cách rõ rệt, thể hiện qua nhưng câu trả lời của học sinh, những câu văn học sinh tự đặt trong các tiết luyện từ và câu, góp phần nâng cao
kĩ năng viết tập làm văn.
b Rèn cho học sinh cách dùng từ đặt câu
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sắp xếp các từ ngữ hợp lí để tạo
thành những câu văn có đủ chủ ngữ, vị ngữ và có nghĩa.
- Các tiến hành: Bằng những câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh rèn kĩ
năng dùng từ đặt câu thông qua một số bài tập trong phân môn luyện từ và câu
và tập làm văn
- Luyện dùng từ: Đây là bài tập bổ trợ cho học sinh trước khi nâng cao kỹ năng viết câu cho học sinh
Ví dụ : Điền các từ sau vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây sao cho
phù hợp: ( màu vàng; vàng; vàng lịm; vàng hoe; vàng xuộm)
Đoạn văn:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn…………những……… rất khác nhau Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có……….hơn thường khi Màu lúa chín
Trang 5dưới đồng ………lại nắng nhạt ngả màu ……… Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan……….không trông thấy cuốn
- Luyện viết câu cho học sinh
Ví dụ 1: Bài “Từ đồng nghĩa”, Tiếng Việt 5, tập 1
Bài tập 3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập
2.
- Cho học sinh xác định yêu cầu đề.
- Cho học sinh chọn các cặp từ đồng nghĩa đã tìm được ở bài tập 2.
- Giáo viên dùng câu hỏi gợi ý và hướng dẫn, làm mẫu.
Ví dụ 1: cho cặp từ đồng nghĩa ( đẹp-xinh).
Hãy đặt câu tả vẻ đẹp của quê hương, có sử dụng từ “ đẹp”.
- Quê hương em rất đẹp.
Hãy đặt câu tả vẻ đẹp của của một em bé, có sử dụng từ “ xinh”.
- Bé Hạnh rất xinh.
Ví dụ 2: Bài luyện tập tả cảnh, Tiếng Việt 5, tập 1.
Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây.
Sau khi dùng hệ thống câu hỏi gới ý để học sinh lập dàn ý Giáo viên tiếp tục rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu bằng cách : Dựa vào dàn ý đã lập , đặt 5 câu miêu tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây.
Trước đây học sinh thường đặt câu theo cảm tính, chưa biết chọn từ thích hợp để đặt câu nên câu văn thường hay lủng củng, thể hiện nội dung chưa rõ ràng nhưng từ khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy kĩ năng dùng từ đặt câu của học sinh đã dần tiến bộ Mặc dù các em đặt câu chưa hay nhưng đúng ngữ pháp và diễn đạt được ý các em muốn nói một cách mạch lạc, góp phần nâng cao kĩ năng viết tập làm văn của học sinh.Biện pháp này tôi áp dụng vào các tiết luyện từ và câu có bài tập dùng từ đặt câu và các tiết lập dàn ý cho 1 bài văn hoặc viết 1 đoạn văn ngắn.
c Chọn từ ngữ thích hợp khi miêu tả
Miêu tả cảnh
Khi làm văn miêu tả cần biết lựa chọn từ ngữ gợi tả, dùng hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá để làm nổi bật đặc điểm của cảnh vật đang tả, giúp người đọc như đang đứng trước cảnh đó và cảm nhận được những tình cảm của người viết.
Ví dụ :
Sau đây xin trích một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của Phạm Đức (Sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 22): “Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.”
Trang 6Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà lẫn” với “ánh sáng trắng nhợt”
Tác giả cũng đã dùng mắt để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối, đã dùng tai để nghe tiếng dế và dùng mũi để cảm nhận hương vườn và cũng
đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế, khi viết:
“Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật.”
“Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.”
“ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.”
Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối
(đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt ), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh,
nhân hoá, ẩn dụ ).
Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ
từ ”
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim báo hiệu một ngày mới bắt đầu Ông mặt trời nhô lên sau luỹ tre xanh Khói bếp nhà ai bay trong gió Đàn gà con gọi nhau, theo chân mẹ Đường làng đã người qua lại.”
Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để
được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chuông, chùm sao, thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên).
- Hoa xoan nở từng chùm trông giống như ( những chùm sao )
- Nắng cứ như xối xuống mặt đất ( thuỷ tinh )
- Giọng bà trầm ấm ngân nga như ( tiếng chuông )
Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS phải suy nghĩ kĩ hơn khi chọn từ.
Ví dụ 3 : Tả cảnh một cơn mưa
Gợi ý để học sinh tìm chọn những từ ngữ miêu tả cảnh vật
Tìm các tượng thanh, từ ghép, từ láy miêu tả đặc điểm màu sắc của cảnh vật (Tả cơn mưa)?
Tìm những từ tả tiếng mưa?
( lẹt đẹt, rào rào, lách tách,đồm độp…)
Tìm những từ tả màu sắc bầu trời khi trời sắp mưa?
(xám xịt, đặt xịt, đen ngòm…….)
Tìm các từ ngữ thể hiện sự so so sánh khi miêu tả cảnh vật?
Trang 7Ví dụ: mưa như trút nước, nước chảy len lỏi như con lươn đang trườn vào
hang.
Tìm các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa khi miêu tả cảnh vật?
Ví dụ: Lá phượng, lá bàng vẫy tai run rẩy.
Miêu tả người:
Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng Nhìn chung, mọi người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng dẫn học sinh “miêu tả người” là giúp cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh và hoạt động của người mình tả.
Ví dụ:
Trong bài văn “Người thợ rèn” (SGK lớp 5- tập 1- trang 123) Tác giả miêu tả người thợ rèn đang làm việc:
“Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.”
Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh người thợ rèn như một người chinh phục dũng mãnh và thấy rõ quá trình biến thỏi thép thành một lưỡi rựa.
Vì thế, để làm được bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học sinh xác định các yêu cầu sau:
Chú ý tả ngoại hình hoạt động:
Khi tả người cần chú ý đến tuổi tác- mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có sự phát triển về cơ thể, về tâm lý riêng biệt khác nhau và có những hành động thể hiện theo giới tính, thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh sống… Khi miêu tả cần tập trung vào việc làm sao nêu được cái chung và cái riêng của con người được miêu tả.
Quan sát trò chuyện trực tiếp:
Khi tả người, điều cần nhất là quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện, trao đổi ý kiến với người đó Quan sát khuôn mặt, dáng đi, nghe giọng nói, xem xét cách nói, cử chỉ, thao tác lúc làm việc…để rút ra nét nổi bật (chọn và quan sát người định tả trong thời gian chuẩn bị bài mới ở nhà) Ta cũng cần dùng cách quan sát gián tiếp là thông qua trí nhớ hoặc nhận xét của một người khác về người định tả để bổ sung những thông tin cần thiết.
Tả kết hợp ngoại hình, tính nết, hoạt động:
Khi miêu tả có thể tách riêng từng mặt,từng bộ phận để tả nhưng để nội dung bài văn miêu tả đạt được sự gắn bó, súc tích ta nên kết hợp tả ngoại hình, tính nết đan xen với tả hoạt động.
Tả những nét tiêu biểu bằng tình cảm chân thật của mình:
Khi tả người, điều quan trọng là cần tả chân thật những nét tiêu biểu về người đó, không cần phải tô điểm người mình tả bằng những hình ảnh hoa mĩ,
vẽ nên một hình ảnh toàn diện Làm như vậy bài văn sẽ trở nên khuôn sáo, thiếu
Trang 8sự chân thật làm người đọc cảm thấy khó chịu Thầy cô giáo cần lưu ý học sinh rằng, trong mỗi con người ai cũng có chỗ khiếm khuyết nhưng nét đẹp thì bao giờ cũng nhiều hơn ( đẹp về hình thể, đẹp về tính cách, đẹp về tâm hồn….) Nếu học sinh phát hiện, cảm nhận được và biết tả hết các đặc điểm đó thì sẽ làm cho bài văn miêu tả của các em sinh động, hồn nhiên đầy cảm xúc và người đọc dễ chấp nhận hơn.
Ví dụ:
Trong bài văn tả “Cô Chấm” (sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 156) nhà văn Đào Vũ đã viết: “Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.”
“Chấm cứ như một cây xương rồng Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên Chấm thì cần cơm và lao động để sống ”
“Chấm mộc mạc như hòn đất Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác ”
Đây là bước rất quan trọng trong khi viết tập làm văn, thông qua bước này học sinh biết lựa chọn từ ngữ thích hợp với từng kiểu bài, từng bài văn cụ thể Đầu năm học, khi chấm bài khảo sát chát lượng đầu năm phân môn tập làm văn, tôi nhận thấy các em chưa biết chọn từ ngữ khi miêu tả, điều này ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra của học sinh.Từ khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy kỹ năng chọn từ ngữ miêu tả của học sinh được cải thiện rõ rệt Ví dụ: khi miêu tả người ở các lứa tuổi khác nhau, các em chọn từ ngữ khác nhau ( Tả dáng đi của Bà: lòm khòm, mái tóc bà bạc phơ… ) Biện pháp này tôi sử dụng
ở các tiết lâp dàn ý cho bài văn.
d Liên kết câu để dựng đoạn
Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các từ ngữ nối, quan hệ từ và các cách nối các vế câu ghép trong phân môn luyện từ và câu để liên kết các câu, dựng đoạn cho bài văn.
Ví dụ: Trong bài tả cánh đồng
Câu 1: Hương lúa con gái dâng lên thơm ngát.
Câu 2: Hương lúa níu giữ đôi bàn chân nhỏ bé của em trên đường đi học
Hướng dẫn học sinh dùng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết 2 câu
trên như sau:
Hương lúa con gái dâng lên thơm ngát nó níu giữ đôi bàn chân nhỏ bé
của em trên đường đi học.
Với cách liên kết câu như vậy các em dần tạo ra được từng đoạn văn và bài văn miêu tả sinh động, rành mạch, rõ ràng đúng yêu cầu đề bài.
Trước đây, khi học sinh viết tập làm văn các em thường lặp từ rất nhiều, việc lặp từ đã làm cho nội dung bài văn trở nên khô khan, gây sự nhàm chán cho người đọc và người nghe Để khắc phục tình trạng này tôi mạnh dạng cho
Trang 9học sinh dùng các từ ngữ đồng nghĩa hoặc đại từ để thây thế nhằm liên kết các câu trong đoạn văn nhằm khắc phục việc lặp từ không cần thiết Việc này được tôi áp dụng trong các tiết lập dàn ý và làm văn miệng Có thể nói biện pháp này
đã mang lại hiệu quả và thể hiện rất rõ qua các bài kiểm tra của học sinh.
e Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả Để khắc phục điều này giáo viên cần phải thực hiện như sau:
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn
để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :
Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải, (hoặc ngược lại) Ở lớp 5 trình tự này được vận dụng khi miêu tả đồ vật, cảnh vật,
Ví dụ 1:
Tả từ ngoài vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
Ví dụ 2:
Tả từ dưới lên trên “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng).
Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu
tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người
Ví dụ 1:
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người Một năm sau nữa,
từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”
Thông qua các ví dụ trên nhằm giúp học sinh thấy rõ khi miêu tả bước quan sát tìm ra các đặc điểm nổi bật của sự vật miêu tả quan trọng như thế nào, vậy mà các lớp dưới giáo viên khi dạy không chú ý đến bước này dẫn đến học sinh không biết cách quan sát, tìm đặc điểm nổi bật của sự vật khi miêu tả, các
Trang 10em chỉ biết liệt kê một cách cứng nhắc các bộ phận của sự vật Dẫn đến bài văn miêu tả của các em biến thành bài văn liệt kê Trong các tiết lập dàn ý tôi thường xuyên chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh quan sát lập dàn ý Đồng thời qua các tiết tập đọc hoặc các bài văn mẫu có trong chương trình phân môn tập làm văn tôi thường sử dụng các câu hỏi phụ để khai thác các đặc điểm nổi bật của sự vật được tả trong bài nhằm giúp học sinh thấy được vai trò của việc quan sát khi miêu tả Từ biện pháp nay tôi đã dần hình thành cho học sinh
kĩ năng quan sát khi miêu tả.
4 Hiệu quả:
Qua 4 tháng áp dụng các biện pháp trên, đến kiểm tra cuối học kỳ I năm học 2013 – 2014 Tôi đó thu được kết quả như sau:
Tập làm văn: 5 ( điểm)
Đề bài: Hãy viết bài văn tả người bạn mà em yêu mến.
- Hướng dẫn đánh giá cho điểm
- Học sinh viết được bài văn miêu tả người theo yêu cầu của đề bài : Tả một người bạn mà em yêu mến.
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng cấu tạo bài văn tả người , tùy theo mức độ sai soát về ý, cách diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm : 5; 4,5 - 4 ; 3,5 –
3 ; 2,5 – 2; 1,5 – 1; 1- 0,5
Kết quả đạt được như sau:
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
( PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN) NĂM HỌC 2013– 2014