Có nhiềunguyên nhân dẫn tới việc học sinh học yếu kém môn ngữ văn như:Giáo viên dạy không hay; không cuốn hút; giáo viên chưa có nhữngphương pháp thích hợp kích thích sự say mê học, cảm
Trang 1xã hội.
Thế kỉ XXI đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bãocủa khoa học và công nghệ Do đó không quá khó hiểu khi giới trẻhiện nay có xu hướng tìm đến ngoại ngữ, tin học và các môn khoahọc tự nhiên như một sự bảo đảm cho tương lai Điều đó đã dẫn đếnmột thực trạng đáng buồn là một bộ phận học sinh coi nhẹ môn Ngữvăn và một số môn xã hội nhân văn nói chung, dẫn đến thiếu đầu tư,yếu kém về năng lực cảm thụ
Dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớnđối với giáo viên hiện nay Dạy như thế nào cho hay, cho hiệu quảcao, tạo được sự hứng thú, say mê cho học sinh nhằm giảm thiểu sốlượng học sinh yếu kém quả thực là cả một vấn đề lớn Có nhiềunguyên nhân dẫn tới việc học sinh học yếu kém môn ngữ văn như:Giáo viên dạy không hay; không cuốn hút; giáo viên chưa có nhữngphương pháp thích hợp kích thích sự say mê học, cảm thụ văn họccủa học sinh…
Trang 2Môn ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạođức cho học sinh Vậy, là một giáo viên giảng dạy môn ngữ văn thì
ta phải làm gì đối với những học sinh yếu kém? Đó là vấn đề mà tôirất quan tâm và nó luôn thôi thúc tôi trong suốt quá trình dạy học
Thật khó nói phải có một kiến thức như thế nào cho đủ, nhưngdạy văn phải có một kiến thức chuyên môn vững vàng Kiến thức ấythể hiện ở chỗ nắm vững lịch sử văn học, hệ thống được từng vấn đề
cơ bản, chắc chắn ở từng phân môn Chẳng hạn, cũng là văn nhưngvăn thời trung đại khác thời hiện đại về quan niệm thẩm mĩ, về thipháp Cũng là văn nhưng lối tư duy của văn học dân gian và vănchương bác học không trùng nhau Kiến thức của người thầy mỏng
sẽ làm loạn sự tiếp nhận của học trò, không thuyết phục được đốitượng tiếp nhận, nhất là đối tượng học sinh yếu kém
Trong quá trình công tác tại trường THPT Trần Phú, tôi luônđược sự hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường, sự hướng dẫn tậntình của tập thể HĐSP Đặc biệt là những khó khăn mà tôi gặp phảitrong quá trình giảng dạy, rèn luyện học sinh yếu kém luôn đượcđồng nghiệp chia sẻ, quan tâm Chính sự chia sẻ nhiệt tình đó cộngvới lòng yêu nghề, luôn trăn trở trước những học sinh yếu kém đã
giúp tôi đến với đề tài: “Một số biện pháp khắc phục tình trạng
học sinh học yếu kém môn ngữ văn ở trường THPT Trần Phú”.
Đề tài nhằm đưa ra những biện pháp giúp các em học sinh yếu kémkhông ngừng cố gắng học tập, góp phần đưa chất lượng giáo dụcdạy và học của nhà trường ngày một đi lên
Trang 3
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
M Go - rơ - ki từng nói“Văn học là nhân học”, văn học có
vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy củacon người.Văn học là nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinhthần của con người, có khả năng khơi nguồn sáng tạo mãnh liệt chocon người và tiếp tục làm phong phú cho tâm hồn bao thế hệ Ngữvăn là môn học chính yếu trong nhà trường phổ thông nhằm trau dồikiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng nói, viết cho học sinh Ngoài
ra, môn Ngữ văn còn góp phần hình thành nhân cách đạo đức vànuôi dưỡng tâm hồn, ý thức dân tộc trong mỗi học sinh Nó cung
Trang 4cấp những kiến thức về văn học, tiếng Việt, tập làm văn Rèn luyệnnăng lực tư duy cho học sinh theo hướng rèn luyện nhận thức, lí giải
và tự đề ra được những quyết định, nhằm giải quyết có hiệu quả cáctình huống có vấn đề trong học tập và đời sống Giúp các em họctập tốt các bộ môn khác, tiếp thu kiến thức ở các lĩnh vực đời sống
khác để học sinh trở thành những người có năng lực thực hành
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1 Thực trạng
Ở các trường THPT, việc dạy và học văn hiện nay là vấn đềđáng suy nghĩ Môn ngữ văn không được đón nhận nồng nhiệt nhưcác môn học khác Học sinh thờ ơ với những vấn đề đặt ra trong tácphẩm Số phận nhân vật, tiếng nói tâm tình của tác giả ít gây được
sự đồng cảm với các em học sinh
Riêng ở trường THPT Trần Phú, một trường thuộc huyện, xathành phố, học sinh đại bộ phận là con em nông dân nghèo khó, chấtlượng đầu vào thấp Mặt khác học sinh đầu tư nhiều vào các môn tựnhiên, ít có điều kiện đọc sách báo, thông tin xã hội ít tiếp xúc… Vìvậy môn văn đối với các em như một cực hình, đa số cá em học đểđối phó với kiểm tra thi cử Thậm chí có rất nhiều em không chịuhọc bài Bài giảng tuần này tuần sau đã quên hoặc chỉ nhớloáng thoáng Khi cho đề về nhà thì lên mạng chép vào, cholập dàn ý thì không biết cách diễn đạt thành bài văn hoànchỉnh
Trang 5Từ những sự việc trên, chúng tôi mạn phép đưa ra một
số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn ngữvăn ở trường THPT Trần Phú
2 Kết quả của thực trạng trên.
Khi được phân công giảng dạy môn ngữ văn khối 10 ở các lớp10B, 10I, 10H, tôi từng bước nhận diện học sinh yếu kém, phát hiệncác nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìmcác biện pháp giúp đỡ các em Ngay từ đầu năm học, sau khi tiếnhành khảo sát chất lượng đầu năm, phân tích, đánh giá kết quả đạtđược của học sinh, tôi đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém chomôn ngữ văn của mình Kết quả của dự báo được cụ thể hơn khi tôicho các em đọc bài trên lớp và viết bài văn số 2- sau bài làm văn số
1 (bài kiểm tra chất lượng đầu năm) Kết quả thu được như sau:
Trang 6III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu.
Đọc hiểu là hoạt động duy nhất để học sinh tiếp xúc trực tiếpvới các giá trị văn học Đọc hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểunghĩa của từ và sắc thái biểu cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu,hiểu mạch văn, bố cục và nắm được ý chính cũng như chủ đề củatác phẩm Lí giải là hiểu đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa xã hộinhân văn của tác phẩm trong ngữ cảnh của nó Trong quá trình họcđọc những học sinh khá giỏi sẽ biết cách đọc để lí giải, đọc để đánhgiá và đọc sáng tạo, phát hiện Còn học sinh yếu kém không phải hễ
“đọc” là “hiểu” Làm sao để biến “cái hiểu của thầy” thành cái “tựhiểu” của trò Đọc là cả một núi kiến thức và một núi công việc
Đối với học sinh yếu kém trong quá trình nhận thức, đọc hiểuvăn bản Một, tôi giúp học sinh phát hiện những chỗ không hiểu, đốithoại để bộc lộ chỗ chưa hiểu Giúp học sinh phát hiện những chỗmâu thuẫn, phi lí phi logich, khó hiểu trong văn bản, phải tìm cái
Trang 7chưa hiểu thì mới kích thích hứng thú tìm hiểu của học sinh Hai,những chỗ học sinh đã hiểu mà cũng nêu vấn đề thì thực vô ích vànhàm chán Vì thế không đòi hỏi cái gì cũng dạy Cần tập trung vàochỗ học sinh khó hiểu hay không hiểu, tô đậm hay “lạ hóa” nhữngchỗ ấy, tạo thành vấn đề cho học sinh Ba, vận dụng những điều đãcung cấp, đã biết để lí giải chỗ không hiểu đó Không bao giờ cungcấp sẵn ngay kết quả đọc- hiểu cho học sinh.
Rèn luyện phương pháp đọc - hiểu cho học sinh đây cũng làmột trong những phương pháp đổi mới dạy học, phát huy tính tíchcực của học sinh khi làm việc với văn bản Đối với học sinh yếukém, tôi đặc biệt quan tâm nhiều đến phương pháp dạy các em làmviệc nhiều với văn bản văn học từ ba cấp độ của cấu trúc văn bản:ngôn từ, hình tượng, ý nghĩa Trước hết học sinh phải hiểu nghĩa từ
và nghĩa câu theo theo ngữ pháp Thứ hai phải hiểu nghĩa giữa các
câu, tức là nghĩa ngoài lời Ví dụ nghĩa của câu:“Giật mình mình lại thương mình xót xa” (đoạn trích Nỗi thương mình – Truyện Kiều của Nguyễn Du) thì không phải chỉ thể hiện nỗi bàng hoàng, đau
xót, cô đơn, thương thân của Thúy Kiều, mà còn phải nêu được sựthương cảm của nhà thơ đối với nhân vật Thúy Kiều Nghĩa ngoàidòng gắn với ý nghĩa của văn bản, gắn với ngữ cảnh của văn bản
2 Rèn chính tả và chữ viết cho học sinh
Nhiều học sinh nói như thế nào thì viết như vậy Giáo viên cầnchú ý rèn cách phát âm cho học sinh khi các em nói chưa chuẩn Ởlớp 10B, 10I, 10H trường THPT Trần Phú, tôi tập trung vào uốn nắnhọc sinh mắc những lỗi về phát âm như:
Trang 8Ghi nhớ mẹo chính tả, giải nghĩa từ.
Giáo viên phải đặc biệt chú ý rèn chữ cho học sinh Yêu cầu những em chữ xấu, viết ẩu phải có vở tập viết Giáo viên thường xuyên giao bài và kiểm tra Khen thưởng kịp thời những em có tiến bộ
3 Rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh
Đây là một kĩ năng khó đòi hỏi người dạy và người học phảikiên trì Giáo viên sửa cách dùng từ cho học sinh khi ở trên lớp trảlời bài và sửa trong bài làm văn của học sinh Khi chấm bài làm văncủa các em, giáo viên đánh dấu những lỗi dùng từ Sau đó yêu cầuhọc sinh sửa lại trong vở sửa lỗi Có thể đưa ra những tình huống đểhọc sinh tìm từ phù hợp Các em cũng có thể học cách dùng từ củanhững bạn học tốt
Trang 94 Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận.
Nghị luận là một hoạt động phức tạp, phong phú và đadạng của tư duy và ngôn ngữ, là một năng lực rất tinh vi của trí tuệcon người Phải thông qua rèn luyện lâu dài, bền bỉ mới đạt đếntrình độ cao Ở trường phổ thông, học sinh phải kiên trì học tập đểdần dần có năng lực và trình độ nghị luận ngày một nâng cao Nghịluận thường xuất hiện dưới dạng bài văn nghị luận Đối với đốitượng học sinh yếu kém trước khi cho các em viết thành bài, nghịluận cần trải qua bước thành câu và thành đoạn
4.1 Câu nghị luận
Rèn luyện học sinh yếu kém là cả một quá trình Với nhữnghọc sinh này, mỗi giáo viên cần có phương pháp dạy thích hợp Đểviết được một đoạn văn nghị luận, khi dạy tôi đưa ra nhiều câu văn
để các em so sánh đối chiếu từ đó nhận biết được đâu là câu nghịluận
Ví dụ:
Tôi viết các câu:
Những giọt sương sớm mai đang long lanh trên những chùm
Trang 10Những khi chúng ta phải sống trong cảnh vắng vẻ, cô đơn, chúng ta cảm thấy cần có những người bạn thân để trao đổi, giãi bày tâm sự (câu 4).
Trên đây là 4 câu văn, hai câu trên không phải là văn nghịluận Câu thứ nhất là một câu miêu tả Câu thứ hai là một câu tự sự.Cho nên hai câu trên có thể gọi là hai câu miêu tả - tự sự Làm vănmiêu tả hay tự sự, chúng ta thường viết những câu tương tự nhưvậy Câu 3 và câu 4 là hai câu văn nghị luận Câu thư nhất là một
câu phán đoán, đưa ra một nhận xét, một ý kiến về tình bạn Câu thứ hai là một câu suy luận, đặt ra một tình huống để làm nổi bật sự
cần thiết của bạn bè, của tình bạn đối với con người
Câu nghị luận có nhiều dạng khác nhau, song hai dạng nêutrên là tương đối phổ biến Trong quá trình giảng dạy học sinh yếukém, giáo viên có thể tóm tắt dạng câu nghị luận thành hai côngthức cho học sinh dễ hiểu: Câu phán đoán và câu suy luận
(1)A là B (Câu phán đoán)
(2)Vì A nên B (Câu suy luận)
Công thức (1) cũng có thể có những dạng phán đoán khác như:Tuy A nhưng B; A có thể B vv…
Đối với học sinh khá giỏi, câu nghị luận hay không nhất thiết phảikhuôn vào một công thức có sẵn nào mà phải luôn sáng tạo Nhưng
ở học sinh yếu kém yêu cầu các em tập viết đúng kiểu câu nghị luận
đã là một thành công bước đầu của người dạy
4.2 Đoạn nghị luận
Trang 11Đối với đối tượng học sinh yếu kém, rèn luyện cho các em viếtđược và viết đúng một đoạn văn nghị luận là cả một quá trình nỗ lựckhông ngừng của thầy và trò.
Có khi một ý nghị luận đòi hỏi nhiều câu hợp thành một đoạnnghị luận Trở lại câu nghị luận về tình bạn ở phần trên, về tình bạn,chúng ta có thể viết thành một đoạn Ví dụ:
Nhiều người nghĩ rằng sống không có bạn bè, không có tình bạn cũng không sao Thực ra, tình bạn là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người Những lúc chúng ta phải sống trong cảnh vắng vẻ, cô đơn, chúng ta cảm thấy cần có những người bạn thân
để trao đổi, giãi bày tâm sự Một người bạn tốt có thể giúp đỡ ta, an
ủi ta, khuyến khích ta Ta cần đến bạn và ta cũng cần cho bạn nữa.
Trong quá trình giảng dạy học sinh yếu kém, ở đoạn văn nghịluận về tình bạn trên, tôi giúp học sinh phân biệt:
1 câu mở đoạn
3 câu thân đoạn (hay phát triển đoạn)
1 câu kết đoạnĐồng thời giúp học sinh thấy được một sự nghị luận đầy đủthường bao gồm ba khâu chính:
(1)đề xuất vấn đề trong phần mở bài
(2)giải quyết vấn đề trong phần thân bài
Trang 12Làm văn là hoạt động tư duy và ngôn ngữ mang tính chủ động
và sáng tạo Vì là đối tượng học sinh yếu kém nên trong quá trìnhgiảng dạy đối tượng này tôi đưa ra những đề bài phù hợp với khảnăng của các em, để các em không cảm thấy quá sức khi viết bài
Để học sinh yếu kém viết được và viết tốt một bài văn nghị luận cầnkiên trì rèn luyện cách viết cho học sinh từ mỗi câu, mỗi đoạn chođến cả bài
4.3 Bố cục một bài văn nghị luận
Sau khi đã cung cấp kiến thức về bố cục bài văn cho học sinh,giáo viên cần kiểm tra thường xuyên và yêu cầu các em thực hành.Đối với học sinh , yêu cầu các em phải viết đúng: mở bài, các ýphần thân bài và kết bài Giáo viên phải giao bài thường xuyên chohọc sinh và yêu cầu các em viết bài nhiều Khi học sinh viết xong,giáo viên cần chấm kĩ và sửa lỗi, chỉ ra những điểm đã được vàchưa được yêu cầu học sinh phát huy và khắc phục, tránh viết nhậnxét chung chung Giáo viên cần dành thời gian và tâm huyết choviệc này
5 Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh.
Làm thế nào để giúp học sinh xây dựng được ý thức tự học,phát huy tính chủ động trong giờ học? Đây là một trong những yêucầu đối với giáo viên khi muốn đổi mới phương pháp dạy học Tựhọc ở nhà là một trong những nhiệm vụ chính của học sinh Tuynhiên, làm thế nào để tự học có hiệu quả? Trước hết, học sinh nên
có một số sách tham khảo, vì sách tham khảo là thứ cẩm nangkhông thể thiếu trong việc mở mang kiến thức Sách tham khảo sẽ
Trang 13giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tự học, dễ dàng trả lời đượcnhững câu hỏi khó mà trong SGK không có đáp án Nếu không cóđiều kiện thì nên đến thư viện để tìm và đọc các loại sách thamkhảo, tự soạn trước bài mới ở nhà theo sự hướng dẫn cụ thể của giáoviên
Ngoài việc học và làm bài, học sinh yếu kém nên dành thờigian để luyện tập viết đoạn văn, viết bài hoàn chỉnh, hoặc đọc cácsách phê bình, sách văn học để học tập thêm kỹ năng hành văn, diễnđạt… Ngoài ra, các em nên có một cuốn Sổ tay văn học để ghi chéplời hay ý đẹp, những câu danh ngôn, những đoạn văn - câu thơnhằm bổ sung thêm vốn kiến thức hoặc những lỗi chính tả thườnghay mắc phải để ghi nhớ cách viết đúng Các em nên mua Từ điểnchính tả để tra cứu nghĩa khi gặp những từ khó hiểu và làm giàuthêm vốn từ vựng tiếng Việt Trong quá trình giảng dạy, tôi đãhướng dẫn chi tiết, đặt yêu cầu cụ thể những nội dung tự học chotiết học sau, tuần sau rồi nâng dần yêu cầu ngày càng cao hơn để các
em có thời gian và kế hoạch học trước ở nhà Sau đó hướng dẫn các
em soạn bài bằng các câu hỏi đọc hiểu văn bản ở SGK Ngữ văn, cáccâu hỏi tìm hiểu kiến thức hoặc bài tập trong các bài tiếng Việt haycác bài làm văn Tôi lựa chọn một số bài đọc hiểu tác phẩm văn họccho học sinh tự cảm nhận (cá nhân hoặc nhóm) lên lớp trình bày sựcảm nhận của mình, tập thể lớp và giáo viên nhận xét, góp ý, địnhhướng, củng cố lại Hướng dẫn học sinh sử dụng triệt để SGK bằngcách gạch chân những ý quan trọng bằng bút chì Điều này giúp học
Trang 14sinh tiết kiệm được thời gian trên lớp và có thể ôn lại bài một cách
dễ dàng trước các kỳ thi
Việc tự học không chỉ diễn ra ở nhà mà còn cả trên lớp Trướcgiờ học các em có thể chia ra từng cặp để trao đổi bài vở, ôn luyện
và dò bài Trong giờ học, giáo viên nên tránh tình trạng “độc diễn”
mà nên giao việc cho học sinh tích cực thảo luận, trao đổi nhóm.Sau nội dung bài học, giáo viên dành ít thời gian để học sinh hội ýnhóm giải quyết bài tập, những băn khoăn vướng mắc nếu có, cácthành viên còn lại hỗ trợ nhau để trình bày vấn đề Các cá nhân khácthống nhất ý kiến hoặc phản bác nếu có sai sót Sau giờ học, nếuhọc sinh còn có thắc mắc thì chủ động trao đổi với bạn bè hoặcthầy, cô giáo để hiểu và nắm vững kiến thức
Vấn đề tự học là vô cùng quan trọng Nếu rèn luyện cho họcsinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạocho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi conngười, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, trong quátrình dạy học, giáo viên cần nhấn mạnh mặt hoạt động học, nỗ lựctạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động,người giáo viên không chỉ giúp học sinh yếu kém biết cách tự học ởnhà sau bài lên lớp mà cả tự học trong tiết học có sự hướng dẫn củagiáo viên