PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠNTRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP NHÓM HỌC TẬP VỚI CÁC HỌC SINH LỚP 6 CÓ HỌC LỰC TƯƠNG ĐƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN
TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP
NHÓM HỌC TẬP VỚI CÁC HỌC SINH LỚP 6 CÓ HỌC LỰC TƯƠNG ĐƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC TOÁN
Giáo viên: CAO THỊ MẶC CHI
Tổ : TỰ NHIÊN
Năm học 2013 - 2014
Trang 2MỤC LỤC
Trang
I Đặt vấn đề ……… 03
II Giải quyết vấn đề ……… 04
1 Cơ sở lí luận của phương pháp thành lập nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương ……… 04
2 Thực trạng phương pháp học tập và chất lượng học tập môn toán của học sinh lớp 6 ……… 04
3 Các biện pháp đã tiến hành ……… 05
3.1 Điều tra học lực học sinh ……… 06
3.1.1 Điều tra học lực học sinh qua học bạ Tiểu học ……… 06
3.1.2 Điều tra học lực học sinh qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm ……… 06
3.1.3 Điều tra học lực học sinh thông qua giảng dạy trên lớp ……… 07
3.1.4 Tiêu chí phân loại trình độ học lực môn Toán ……… 08
3.2 Thành lập nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương ………… 10
3.2.1.Thành lập một nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương …… 10
3.2.2 Thành lập các nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương …… 10
3.3 Giảng dạy với các nhóm học sinh có học lực tương đương ……… 11
3.3.1 Nhiệm vụ của giáo viên ……… 11
3.3.2 Xác định nhiệm vụ các nhóm ……… 12
3.3.3 Hoạt động trong mỗi nhóm ……… 13
3.3.4 Hoạt động giữa các nhóm ……… 14
4 Hiệu quả của SKKN ……… 14
4.1 Đối với học sinh ……… 14
4.2 Đối với giáo viên ……… 16
III Kết luận ……… 17
IV Bài học kinh nghiệm ……… 17
V Kiến nghị đề xuất ……… 18
Trang 3I Đặt vấn đề
Môn Toán là môn học khoa học cơ bản Nó là chìa khóa quan trọng để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học khác
Nhưng Toán cũng được xem là một môn khó đối với học sinh Để đảm bảo nội dung được truyền tải, bài giảng không bị “khô cứng, nhàm chán”, thu hút được sự chú
ý của học sinh, cần phải vận dụng và đổi mới các phương pháp dạy học Đổi mới cách dạy không có nghĩa là giáo viên phải từ bỏ phương pháp giáo dục truyền thống để độc tôn cải tiến hoặc áp dụng một cách máy móc các phương pháp dạy học sẵn có Cũng không thể cho rằng đổi mới phương pháp dạy học là giáo viên giảng một nửa còn một nửa học sinh tự làm lấy Sự vận dụng các phương pháp dạy học phải đi từ hứng thú tìm hiểu vấn đề đến sự tích cực, sự tự giác tìm tòi kiến thức của học sinh So với cách dạy truyền thống, sự vận dụng phương pháp dạy học trong giờ Toán đã có sự thay đổi
cơ bản: từ thông báo, tổ chức cho học sinh tiếp nhận kiến thức và vận dụng
Đặc thù của môn Toán là phải xây dựng được chuẩn kiến thức vững vàng, mở rộng từ thấp đến cao Do đó việc nắm chắc khối lượng kiến thức Toán 6 là điều hết sức quan trọng Tuy nhiên, thực tế năng lực phần lớn học sinh lớp 6 năm học 2013 – 2014 trong trường chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình khá, dẫn tới việc học và giải toán
rất khó khăn Vì vậy, tôi mạnh dạn áp dụng SKKN “PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP NHÓM HỌC TẬP VỚI CÁC HỌC SINH LỚP 6 CÓ HỌC LỰC TƯƠNG ĐƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN” nhằm rèn
luyện phương pháp học tập cho học sinh, từ đó giúp các em lớp 6 học tốt hơn môn toán Đồng thời, cũng thông qua đó muốn giới thiệu kinh nghiệm về một phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy đối với giáo viên Ngoài
ra, thông qua phương pháp thành lập nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương tìm ra các học sinh có năng lực về môn toán nhằm góp phần hình thành đội ngũ học sinh giỏi mũi nhọn của trường
Trang 4II Giải quyết vấn đề
1 Cơ sở lí luận của phương pháp thành lập nhóm học tập với các học sinh
có học lực tương đương
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội hóa của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm
tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc dưới
sự hướng dẫn của giáo viên Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp
Hoạt động nhóm là phương pháp hiệu quả nhất nhằm khơi dậy và phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức của học sinh Phương pháp này giúp cho người học lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, đồng thời phát triển tư duy, tìm tòi sáng tạo phát hiện ra vấn đề mới trong chuỗi logic kiến thức Mặt khác còn rèn luyện cho học sinh đức tính tự lập, sáng tạo, làm việc có kế hoạch và có hứng thú học tập
Cấu trúc chung của quá trình dạy học theo nhóm:
Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu ↔ Tự nghiên cứu cá nhân
Tổ chức thảo luận nhóm ↔ Hợp tác với bạn trong nhóm
Tổ chức thảo luận lớp ↔ Hợp tác với các bạn trong lớp
Kết luận đánh giá ↔ Tự đánh giá, tự điều chỉnh Phương pháp thành lập nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương
là phân chia nhóm theo năng lực học tập khác nhau gồm: yếu - kém; trung bình; khá; giỏi Những học sinh yếu kém sẽ xử lý các bài tập cơ bản, những học sinh khá, giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung Mục đích của phương pháp này là để từng nhóm học sinh có thể đạt được kết quả hoạt động tốt nhất
Qua phương pháp thành lập nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương học sinh có thể tự xác định mục đích của mình Các học sinh bị điểm kém trong môn toán thì có thể tập trung vào một số ít bài tập cơ bản, các học sinh có năng lực học toán thì rèn luyện nâng cao hơn
2 Thực trạng phương pháp học tập và chất lượng học tập môn toán của học sinh lớp 6
Khi vào học ở trường THCS, học sinh lớp 6 phải làm quen với một môi trường học tập mới Khối lượng và nội dung kiếm thức nâng cao hơn nhiều so với Tiểu học
Trang 5Điều này khiến nhiều học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập, môn toán cũng không là ngoại lệ
Do học lực đầu vào của đa số học sinh chỉ đạt mức trung bình, trung bình khá nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc truyền tải nội dung kiến thức Vì thế, chất lượng giảng dạy môn toán chưa cao, học sinh chưa phát hiện và phát huy được các tố chất tư duy của bản thân cũng như biết vận dụng hợp lí để giải bài tập toán
Mặt khác, đa số học sinh là người dân tộc thiểu số nên còn rụt rè, nhút nhát trong học tập, học sinh còn thái độ thụ động, lệ thuộc vào giáo viên Đa số học sinh chưa có ý thức học tập tích cực, chưa chủ động học hỏi, thái độ cạnh tranh trong học tập còn kém
Bên cạnh đó, một số học sinh còn ham chơi, lười học, ngồi học trong lớp chưa tập trung còn có tâm lí chán nản và sợ học môn toán Khi kiểm tra các em về lý thuyết thì có vẻ như rất hiểu bài nhưng khi yêu cầu các em làm thêm phần bài tập vận dụng thì rất lúng túng và khó khăn để trình bày Cách học của các em là nhồi nhét, học thụ động, giáo viên viết gì thì các em chép bấy nhiêu Đặc biệt là các em chưa hình thành cho bản thân phương pháp học tập hợp lí, chưa xác định được mục đích học tập, đa số học sinh học để chống đối sự kiểm tra của giáo viên
Thống kê chất lượng bài kiểm tra chất lượng đầu năm môn Toán khối lớp 6 như sau:
số
Giỏi 8-10
Tỉ lệ
%
Khá 6.5–7.9
Tỉ lệ
%
Tb 5.0–6.4
Tỉ lệ
%
Yếu 3.5–4.9
Tỉ lệ
%
Kém
0 – 3.4
Tỉ lệ
% 6A 27 0 0,0 2 7,4 12 44,4 7 26,0 6 22,2 6B 28 3 10,7 6 21,4 14 50,0 3 10,7 2 7,2 6C 27 0 0,0 1 3,7 15 55,6 2 7,4 9 33,3 Tổng 82 3 3,7 9 11,0 41 50,0 12 14,6 17 20,7
Qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm cho thấy chất lượng môn Toán khá thấp, học sinh làm bài đạt điểm yếu, kém khá nhiều, đặc biệt bài kiểm tra đạt điểm kém chiếm tới hơn 20% Vì vậy, tôi trăn trở suy nghĩ và bắt tay vào thực hiện ngay
“PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP NHÓM HỌC TẬP VỚI CÁC HỌC SINH LỚP
6 CÓ HỌC LỰC TƯƠNG ĐƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN”.
3 Các biện pháp đã tiến hành
* Trong các biện pháp được trình bày sau đây, tôi áp dụng đối với lớp 6A, trường THCS Ba Cụm Bắc, Khánh Sơn, Khánh Hòa
Trang 63.1 Điều tra học lực học sinh
Khi điều tra học lực học sinh cần dựa trên quy chế điểm như sau:
Học lực Điểm điều tra
Giỏi 8.0 → 10.0 Khá 6.5 → 7.9 Trung bình 5.0 → 6.4 Yếu 3.5 → 4.9 Kém 0.0 → 3.4
3.1.1 Điều tra học lực học sinh qua học bạ tiểu học
Điều tra qua học bạ tiểu học: bằng cách thống kê học lực môn toán của học sinh qua các năm tiểu học, giáo viên có cơ sở ban đầu về học lực – năng lực của học sinh
* Học lực từng học sinh lớp 6A được điều tra qua học bạ Tiểu học:
1 Mấu Bất Tb 15 Bo Bo Thị Luyến K
2 Bo Bo Thị Bích K 16 Cao Xuân Ly Tb
3 Tro Đức Cường Tb 17 Cao Thị Mến Tb
4 Mấu Thị Diểm Tb 18 Mấu Thị Mi Tb
5 Cao Thanh Dũng Tb 19 Cao Thị Miệt K
6 Nguyễn Quốc Đại Tb 20 Cao Quang Minh K
7 Mấu Thị Anh Đào Tb 21 Bo Bo Quốc Nghĩa Tb
8 Bo Bo Thị Thu Hạ K 22 Cao Nhị Tb
9 Cao Hiền Tb 23 Mấu Nhược K
10 Huỳnh Thị Tuyết Hoa Tb 24 Cao Thị Phính Tb
11 Tro Huy G 25 Cao Dương Thịnh Tb
12 Cao Hưng Tb 26 Bo Bo Thị Tịm Tb
13 Cao Thị Ím Tb 27 Cao Tuyến K
14 Tro Kỵ Tb
3.1.2 Điều tra học lực học sinh qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm
Kiểm tra chất lượng đầu năm: sau 02 tuần đầu năm học, học sinh đã làm quen với hệ thống học tập THCS, quen với cách dạy và cách học mới, bước đầu tiếp cận được kiến thức mới, trong thời điểm này, giáo viên có thể rà soát lần nữa năng lực và nắm được cơ bản tình hình học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm
* Học lực từng học sinh lớp 6A được điều tra qua KTCLĐN năm học 2013 - 2014:
1 Mấu Bất Kém 15 Bo Bo Thị Luyến Y
2 Bo Bo Thị Bích Tb 16 Cao Xuân Ly Y
3 Tro Đức Cường Kém 17 Cao Thị Mến Tb
4 Mấu Thị Diểm Kém 18 Mấu Thị Mi Tb
5 Cao Thanh Dũng Tb 19 Cao Thị Miệt Tb
Trang 76 Nguyễn Quốc Đại Tb 20 Cao Quang Minh K
7 Mấu Thị Anh Đào Kém 21 Bo Bo Quốc Nghĩa Y
8 Bo Bo Thị Thu Hạ Tb 22 Cao Nhị Y
9 Cao Hiền Kém 23 Mấu Nhược Tb
10 Huỳnh Thị Tuyết Hoa Tb 24 Cao Thị Phính Tb
11 Tro Huy Tb 25 Cao Dương Thịnh K
12 Cao Hưng Y 26 Bo Bo Thị Tịm Y
13 Cao Thị Ím Y 27 Cao Tuyến Tb
14 Tro Kỵ Kém
3.1.3 Điều tra học lực học sinh thông qua giảng dạy trên lớp
Khi giáo viên giảng dạy trên lớp, có thể tìm hiểu được năng lực của học sinh về môn toán dựa trên điểm kiểm tra miệng, câu trả lời của học sinh khi kiểm tra trong tiết học, câu trả lời của học sinh khi giáo viên phát vấn, điểm kiểm tra khi làm bài tập
“nhanh”
Qua cách điều tra này, giáo viên nắm được mức độ phản ứng với môn toán của học sinh, học sinh có năng lực nổi trội
Đồng thời khi điều tra học lực học sinh trực tiếp thông qua giảng dạy trên lớp giáo viên nắm rõ được phương pháp, cách thức học tập môn toán của học sinh; thái độ đối với môn toán, kỹ năng tự rèn luyện môn toán của học sinh
* Học lực từng học sinh lớp 6A được điều tra qua giảng dạy trên lớp:
lực
Ghi chú
1 Mấu Bất Kém Tiếp thu chậm 15 Bo Bo Thị Luyến Tb Trung bình,
chăm
2 Bo Bo Thị Bích K Học được, trình bày rõ
ràng
16 Cao Xuân Ly K Học được,
phát biểu tốt
3 Tro Đức Cường Y Tiếp thu chậm, thiếu
tập trung
17 Cao Thị Mến Tb Trung bình,
có ý thức
4 Mấu Thị Diểm Kém
Tiếp thu chậm, hay nghỉ học
18 Mấu Thị Mi
Tb Trung bình, nhút nhát
5 Cao Thanh Dũng Tb Học trung bình 19 Cao Thị Miệt K Học được,
trình bày tốt
6 Nguyễn Quốc Đại Tb
Nhanh nhẹn, hay mắc lỗi sai
cơ bản
20 Cao Quang Minh
K Có năng lực, nhưng còn lười
7 Mấu Thị Anh Đào Tb
Học trung bình, chăm 21 Bo Bo Quốc Nghĩa
Kém Học kém,
thiếu tập trung
8 Bo Bo Thị Thu Hạ Tb Trung bình, 22 Cao Nhị Kém Học kém,
Trang 8chăm thiếu tập
trung
9 Cao Hiền Kém
Tiếp thu chậm, thiếu tập trung
23 Mấu Nhược
K Trung bình, còn rụt rè
10 Huỳnh Thị Tuyết Hoa Y
Tiếp thu chậm, giao tiếp kém
24 Cao Thị Phính
Tb Trung bình
11 Tro Huy Yếu Học yếu 25 Cao Dương Thịnh Tb Trung bình,
sôi nổi
12 Cao Hưng Kém Tiếp thu chậm, hay
nghỉ học
26 Bo Bo Thị Tịm Tb Trung bình,
chăm
13 Cao Thị Ím Tb Trung bình, nhút nhát 27 Cao Tuyến Tb Trung bình,
chăm
14 Tro Kỵ Yếu Tiếp thu
chậm, chăm
3.1.4 Tiêu chí phân loại trình độ học lực môn Toán
Để thành lập nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương người giáo viên cần điều tra chính xác học lực của từng học sinh Cần kết hợp các kết quả từ 3 cách điều tra qua học bạ, qua kiểm tra chất lượng đầu năm, trực tiếp thông qua giảng dạy trên lớp và dựa trên tiêu chí phân loại trình độ học lực môn toán
Sau khi có kết quả điều tra điều tra từ học bạ, qua kiểm tra chất lượng đầu năm, trực tiếp thông qua giảng dạy trên lớp, các loại học lực được quy ra điểm như sau:
Học lực Quy ra điểm
Trung bình 2 Yếu kém 1
Cách phân loại:
ĐTiểu học + ĐKTCLĐN + ĐTrên lớp Điểm =
3 Kết quả quy tròn thành số nguyên.
Điểm Xếp loại học lực
2 Trung bình
VD: - Học sinh Mấu Bất qua điều tra có học lực Tb, Kém, Y
→ 2 1 1 1,3333 1
3
Vậy xếp loại học lực học sinh Bất là Yếu kém
Trang 9- Học sinh Cao Thị Hoa qua điều tra có học lực Tb, Tb, Y
→ Học lực = 2 2 1 1, 666 2
3
Vậy xếp loại học lực học sinh Hoa là Tb
- Học sinh Cao Xuân Ly qua điều tra có học lực K, Tb, Yếu
→ Học lực = 3 2 1 2
3
Vậy xếp loại học lực học sinh Ly là Tb
* Bảng kết quả điều tra học lực môn toán học sinh lớp 6A
1 Mấu Bất Yếu kém 15 Bo Bo Thị Luyến Tb
2 Bo Bo Thị Bích K 16 Cao Xuân Ly Tb
3 Tro Đức Cường Yếu kém 17 Cao Thị Mến Tb
4 Mấu Thị Diểm Yếu kém 18 Mấu Thị Mi Tb
5 Cao Thanh Dũng Tb 19 Cao Thị Miệt K
6 Nguyễn Quốc Đại Tb 20 Cao Quang Minh K
7 Mấu Thị Anh Đào Tb 21 Bo Bo Quốc Nghĩa Yếu kém
8 Bo Bo Thị Thu Hạ Tb 22 Cao Nhị Yếu kém
9 Cao Hiền Yếu kém 23 Mấu Nhược K
10 Huỳnh Thị Tuyết Hoa Tb 24 Cao Thị Phính Tb
11 Tro Huy Tb 25 Cao Dương Thịnh Tb
12 Cao Hưng Yếu kém 26 Bo Bo Thị Tịm Tb
13 Cao Thị Ím Tb 27 Cao Tuyến Tb
14 Tro Kỵ Yếu kém
3.2 Thành lập nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương
Sau khi điều tra học lực học sinh, giáo viên có danh sách cụ thể học lực của từng học sinh của từng lớp để phân chia nhóm theo năng lực học tập một cách chính xác
3.2.1 Thành lập một nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương
- Mỗi nhóm gồm 4 – 6 học sinh với học lực tương đương (có thể đặt tên lần
lượt là nhóm giỏi, nhóm khá, nhóm trung bình và nhóm yếu kém)
* Phân chia mỗi nhóm học lực tương đương lớp 6A:
Nhóm Số lượng HS Số nhóm Số HS trong 1 nhóm
Trang 10Yếu kém 8 2 4
- Số lượng học sinh ở mỗi nhóm trong cùng một trình độ học lực chênh lệch không quá 1
VD: + Thay vì 1 nhóm 4 và 1 nhóm 6 nên xếp thành 2 nhóm 5
+ 13 học sinh cùng trình độ thì nên xếp thành 3 nhóm, 2 nhóm 4 và 1 nhóm 5
- Mỗi nhóm được sắp xếp tập trung ngồi 2 – 3 bàn kề nhau, giúp các em tập trung thảo luận, tránh lộn xộn
- Không bầu nhóm trưởng, từng thành viên trong nhóm sẽ lần lượt đóng vai trò nhóm trưởng trình bày kết quả, có sự hỗ trợ của các thành viên còn lại
- Mỗi nhóm có một cuốn sổ nhóm trong đó nhóm ghi chép lại quá trình tiến bộ của các thành viên trong nhóm qua từng tháng và nhận xét của giáo viên
3.2.2 Thành lập các nhóm học tập với các học sinh có học lực tương đương
- Dựa vào kết quả điều tra học lực của học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh số lượng trong mỗi nhóm và số lượng nhóm cho hợp lí Tuy nhiên, một nhóm tối đa chỉ
có 6 học sinh và không có quá 8 nhóm
Lưu ý: Không phải phân chia nhóm theo cách chia nhóm thông thường mà chia nhóm cùng trình độ học lực tương đương Do đó cần chú trọng đến số lượng các nhóm ở cùng một trình độ học lực tương đương.
- Sơ đồ lớp khi phân vị trí các nhóm cần chú ý đặt nhóm yếu kém gần vị trí bàn giáo viên để giáo viên tiện quan sát hướng dẫn; nhóm giỏi hoặc khá thường nằm cuối lớp hoặc xa vị trí bàn giáo viên nhất vì nhóm này có tinh thần ý thức cao hơn
* Sơ đồ lớp 6A sau khi phân nhóm học sinh có học lực tương đương:
BÀN GIÁO VIÊN