'' TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGNGOẠI KHÓA VỚI VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 8'' Người thực hiện: NGUYỄN KHÔI NGUYÊN Đơn vị: Trường THCS Sơn Lâm – Khánh Sơn – Kha
Trang 1MỤC LỤC
I TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2
II GIỚI THIỆU 3
1 Hiện trạng 3
2 Giải pháp thay thế 4
3 Một số đề tài gần đây 4
4 Vấn đề nghiên cứu 5
5 Giả thuyết nghiên cứu 5
III PHƯƠNG PHÁP 5
1 Khách thể nghiên cứu 5
2 Thiết kế nghiên cứu 5
3 Quy trình nghiên cứu 6
4 Đo lường và thu thập dữ liệu 7
IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 7
1 Phân tích dữ liệu 7
2 Bàn luận kết quả 8
V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 9
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
VII CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 11
PHỤ LỤC I: Xác định đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 11
PHỤ LỤC II: Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 12
PHỤ LỤC III: Thang đo thái độ kiểm tra trước và sau tác động 13
PHỤ LỤC IV: Bảng điểm 14
PHỤ LỤC V: Bảng tổng hợp điểm thang đo thái độ kiểm tra trước và sau tác động 18
PHỤ LỤC VI: Kế hoạch bài học 19
PHỤ LỤC VII: Kế hoạch tổ chức chuyên đề 23
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
Trang 2'' TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA VỚI VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 8''
Người thực hiện: NGUYỄN KHÔI NGUYÊN
Đơn vị: Trường THCS Sơn Lâm – Khánh Sơn – Khánh Hòa
Có thể nói rằng môn Ngữ văn có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục tưtưởng tình cảm cho học sinh, ngoài việc hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn, cáchành vi và thói quen tốt, các kĩ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội
về chính trị, đạo đức, pháp luật còn phải giúp các em bổ sung và hoàn thiện những trithức đã học ở trên lớp Vậy quá trình giáo dục không chỉ được thực hiện thông qua cáchoạt động giáo dục trên lớp mà còn phải thông qua các tiết hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục, càng đặcbiệt hơn đối với bộ môn Ngữ văn Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn, gầnđây người ta đã bàn nhiều về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Và mối quan tâmtrực tiếp của những người giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường THCS làm thế nào pháthuy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ, khơi gợiniềm say mê hứng thú học tập môn Ngữ văn trong điều kiện hiện nay, đó là chúng ta phảikết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ chính khóa lẫn hoạt động ngoại khóa Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn? Làm cách nào
để học sinh yêu thích môn Ngữ văn từ đó chăm học nâng cao kết quả học tập? Một trong
số các giải pháp mà tôi mạnh dạn lựa chọn để cải thiện tình hình đó là tạo hứng thú chohọc sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương của trường THCS Sơn Lâm.Hai nhóm tương đương nhau về số lượng, trình độ, giới tính, thành phần sắc tộc giốngnhau Lớp 8B là lớp thực nghiệm có 32 học sinh, lớp 8A là lớp đối chứng có 32 học sinh.Lớp đối chứng thực hiện theo kế hoạch soạn giảng bình thường Lớp thực nghiệm đượcthực hiện giải pháp trên khi dạy có tổ chức hoạt động ngoại khóa
Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến hứng thú học tập của học sinh.Kết quả kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 38,84 và kếtquả kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 35,31 Kết quả kiểmchứng T-test độc lập sau tác động có giá trị p = 0,0005 < 0,05 có nghĩa là sự khác biệt lớngiữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Điều đó cho thấy việc
tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho các
em học sinh
II GIỚI THIỆU
2
Trang 3-1 Hiện trạng:
Môn Văn là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở cấp phổ thông nóichung và cấp Trung học Cơ sở nói riêng Cùng với các môn học khác môn Văn góp phầnkhông nhỏ vào việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, bồi dưỡng tư tưởng,tình cảm và nhân cách học sinh Thế nhưng thực trạng dạy học môn Văn hiện nay như thếnào? Tại sao học sinh quay lưng lại với môn Văn ? Thực tế đáng buồn đó do nhiềunguyên nhân, có thể do yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan, song trước hết có lẽ dạyvăn và học văn là công việc khó Người dạy cũng như người học trước hết phải có niềmsay mê, yêu thích văn chương, có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, thêm vào đó là mộtvốn tri thức phong phú, vốn tiếng Việt dồi dào Đó là những yêu cầu khắt khe mang tínhđặc thù
Hiện nay, phần lớn học sinh không thích học môn Ngữ văn Các em chưa thấyđược việc học Văn là để giáo dục lí tưởng, tình cảm, bồi dưỡng tính nhân bản, nhân văncủa con người Điều này xuất phát từ việc các em ít đọc sách, không chịu học bài, soạnbài để tăng thêm vốn sống, vốn văn học, vốn hiểu biết để thấy được cái hay, cái đẹp củavăn chương Cùng với thời đại công nghiệp điện tử phát triển, các em bị cuốn hút vàocác chương trình internet, thời kì kinh tế thị trường làm cho con người thực tế hơn vớicác môn khoa học tự nhiên dễ kiếm ra lợi nhuận Bên cạnh đó vấn đề cốt yếu là ý chíhọc tập của các em chưa cao, chưa có quyết tâm và ý chí tiến thủ, chưa say mê với việchọc của mình, chưa thấy được tầm quan trọng của ” Văn học là nhân học” từ đó các emchểnh mãng hoặc lãng quên với bộ môn Ngữ văn
Mặt khác, thực trạng học sinh không yêu thích bộ môn Ngữ văn không chỉ xuấtphát từ phía người học mà còn xuất phát từ phía người dạy Bởi người dạy chính là cầunối giữa học sinh với văn học Có thể thấy giáo viên ngại đổi mới phương pháp giảngdạy nên còn nhiều hạn chế và bất cập, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy chưa phổ biến, hợp lí và đồng bộ, các tiết dạy vẫn còn tình trạng đọc – chép, hoặc chiếu – chép dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào độc
thoại, độc diễn trên bục giảng điều này đã trở nên đơn điệu, không phù hợp với tâm lícon người hiện đại, ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập, khả năng sáng tạo củahọc sinh
Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp cũng góp phần dẫn đến tìnhtrạng học sinh không còn hứng thú với bộ môn Ngữ văn
Theo dõi quá trình đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS trongnhững năm gần đây, nhận thấy nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính khóa,còn hình thức ngoại khóa ít được chú trọng, triển khai Phải chăng hoạt động ngoài giờcủa học sinh không quan trọng ? Không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượnggiảng dạy và học tập bộ môn ?
Đặc biệt đối với một xã miền núi cánh Tây của huyện, đa số phần lớn con emngười lao động, chủ yếu tập trung học sinh dân tộc Raglay các em còn nhút nhát, rụt rè,lạ lẫm với môi trường xung quanh nên việc tiếp thu kiến thức các em còn nhiều hạn chế,chưa nhận thức được việc học tập của mình nên dẫn đến việc lười học, thụ động, thiếutính tích cực Bên cạnh đó phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con emmình
Thông qua quá trình công tác tại trường tôi nhận thấy có rất ngiều nhiều nguyênnhân tác động nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là các em không yêu thích học mônNgữ văn
Trang 42 Giải pháp thay thế:
Để truyền niềm đam mê yêu thích học Văn trước hết người học cần xác định lại
mục tiêu học tập từ đó có thái độ đúng đắn cho bộ môn Ngữ văn
Giáo viên cần đầu tư thời gian không chỉ cho việc soạn bài mà còn phải đưa racác phương pháp giảng dạy phù hợp ( sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu, phim văn học ),nhằm thu hút các em Cần có sự kết hợp dạy học tích cực để tạo tâm thế tốt cho các em
dễ đi sâu vào nội dung kiến thức bài học, không quá gò bó lệ thuộc vào giáo án Lấy họcsinh làm đối tượng trung tâm phát huy tính đối thoại, giao lưu trao đổi trong giờ học, đưa
ra những câu hỏi có tính vấn đề, tăng cường các giờ thực hành để học sinh tìm hiểu và trảlời từ đó tạo nên những giờ học tích cực, ý nghĩa Cùng với chủ trương dạy học theochuẩn kiến thức, kĩ năng giúp cho giáo viên thoát ly được sách giáo khoa xác định đượcnội dung nào là cơ bản nhất, trọng tâm nhất cần tập trung đạt được, từ đó giáo viên cóthời gian cho việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
Bên cạnh đó để học sinh yêu thích môn Ngữ văn chúng ta cần đưa vào chươngtrình những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi học sinh Cần giúp cho học sinh tri giác,cảm thụ tác phẩm, hiểu ngôn ngữ, tình tiết, chủ đề…để các em có thể cảm nhận đượchình tượng nghệ thuật trong sự toàn vẹn của các chi tiết; giúp học sinh tiếp xúc với ý đồsáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tưtưởng, tình cảm tác giả; giúp học sinh đưa hình tượng nghệ thuật vào văn cảnh đời sống
và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm đồng cảm; giúp học sinh nâng cấp, lí giảitác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị trí của tác phẩm trong lịch sử,văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật
Ngoài ra tổ chức các hoạt động ngoại khóa gắn với các giờ dạy để tạo hứng thúcho học sinh Do đó cần sáng tạo trong nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp
tổ chức để tạo niềm say mê cho cho người học và người dạy Đồng thời thường xuyênđầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng cho môn học, phát huy được sức mạnh củacác tổ chức, cá nhân, nhà trường để đảm bảo công tác dạy và học theo đúng tinh thần đổimới của ngành Giáo dục đề ra
Chúng ta thấy rằng có rất nhiều giải pháp để khắc phục được những hiện trạngnêu trên Tuy nhiên mỗi giải pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nào đó nhấtđịnh Trong những giải pháp trên tôi chọn giải pháp :" Việc tổ chức hoạt động ngoại khóavới việc dạy học dạy học Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh."
SKKN: " Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong tiết đọc –hiểu văn bản và tiết luyện nói Ngữ văn 9" của giáo viên Bùi Thị Bích Trâm trườngTHCS Nguyễn Hiền
4
Trang 5Các đề tài trên và còn rất nhiều đề tài khác có liên quan đều nhằm mục đích tạohứng thú và tăng kết quả học tập môn Ngữ văn với nhiều nội dung và hình thức khácnhau
Để giúp học sinh thấy được tầm quan trọng môn Ngữ văn tôi đưa ra đề tài tổ chứchoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8 nhằm tạo hứng thú cho học sinh
4 Vấn đề nghiên cứu:
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học Ngữ văn 8 có tạo hứng thú chohọc sinh không?
5 Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học dạy học Ngữ văn 8 sẽ tạohứng thú cho các em học sinh
III PHƯƠNG PHÁP
1 Khách thể nghiên cứu:
Tôi chọn hai lớp 8A và 8B để nghiên cứu vì hai lớp này có nhiều điểm tương đồng
về sĩ số, về trình độ nhận thức, thái độ học tập, giới tính, dân tộc và do chính tôi trực tiếpgiảng dạy nên thuận lợi cho việc nghiên cứu Cụ thể như sau:
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số củatất cả các môn học
2 Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8A là nhóm đối chứng và 8B là nhóm thực nghiệm.Tôi sử dụng thang đo thái độ làm bài kiểm tra trước tác động Kết quả kiểm tra cho thấyđiểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau Do đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-Testđộc lập để kiểm tra sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tácđộng và thu được kết quả sau:
Giá trị trung bình
Nhóm Thực nghiệm Nhóm Đối chứng
Lúc này thu được giá trị p = 0,12 > 0,05 Từ đó kết luận sự chênh lệch điểm sốtrung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm đượccoi là tương đương
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đươngđược mô tả ở bảng sau:
Thực nghiệm
(8B: 32HS) O1 Dạy học có tổ chức hoạt
Trang 6Đối chứng
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập để xác định hiệu quả củaviệc tác động đối với nhóm thực nghiệm
3 Quy trình nghiên cứu:
Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinhthực hiện theo bốn bước sau
Bước 1: Xây dựng phiếu đánh giá lấy ý kiến từ phía học sinh bắt đầu từ tháng
12 năm 2013
Bước 2: Lựa chọn chủ đề và lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa từ tháng 12năm 2014 đến tháng 3 năm 2014
Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ
Xây dựng nội dung cho hoạt động ngoại khóa dưới dạng những nhiệm vụ học tập cụthể:
Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học
Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết
Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức
Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch Triển khai dạy có tổchức hoạt động ngoại khóa trong môn Ngữ văn 8 Ngoài ra thông qua việc tổ chứcchuyên đề
Bước 4: Sau khi đã tổ chức hoạt động ngoại khóa, cuối tháng 3 năm 2014 lấy
ý kiến học sinh lần 2 rút ra nhận xét và kết luận việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cótạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn 8 không ?
a Chuẩn bị của giáo viên:
Lớp thực nghiệm 8B: Thiết kế kế hoạch bài học có tổ chức hoạt động ngoại khóa.Lớp đối chứng 8A: Thiết kế kế hoạch bài học bình thường
b Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường
và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan
Thứ, ngày Lớp Tiết theo lịch báo giảng Tiết theo PPCT Tên bài dạy
Thứ hai
LÀM THƠ 7 CHỮThứ ba
Ngoài thời gian tiến hành cụ thể hai 04 tiết dạy trên, tôi tiến hành tổ chức hoạt độngngoại khóa thông qua các giờ học nội khóa và chính khóa, các hoạt động chuyên đề thờigian từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014 ( có phụ lục đính kèm)
4 Đo lường và thu thập dữ liệu:
6
Trang 7Qua quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng thang đo thái độ để thu thập dữ liệu của họcsinh cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong giờ học Ngữ văn ở cả hai thời điểmtrước và sau tác động (có phụ lục đính kèm).
Học sinh phải trả lời 10 mệnh đề (C1 C10) Trong 10 mệnh đề này có hai dạng đó
là dạng khẳng định và dạng phủ định Các mệnh đề 1, 2, 3, 5, 8, 10 là các mệnh đề khẳngđịnh Mệnh đề số 4, 6, 7, 9 là các mệnh đề phủ định
Sau khi cho học sinh trả lời xong thì tôi tiến hành chấm bài Kết quả trả lời cácmệnh đề được biểu thị bằng các số từ 1 5
số của hai phần đó bằng công thức Spearman-Brown (rsb) Sau đó so sánh giá trị của rsb
xem có lớn hơn 0,7 hay không ? Nếu lớn hơn thì dữ liệu thu được là đáng tin cậy
IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1 Phân tích dữ liệu:
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ
Độ tin cậy Spearman-Brown (r sb ) 0,71 0,72 0,71 0,71
Ở phần thiết kế nghiên cứu đã chứng minh được rằng kết quả hai nhóm trước tácđộng là tương đương Sau tác động kết quả thu được ở bảng trên, điểm trung bình bàikiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 38,84 (SD = 3,74) và của nhóm đốichứng là 35,31 (SD = 3,91) Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập sau tác động giữanhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thu được giá trị p = 0,0005 < 0,05 Điều này chothấy nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao vượt trội so với nhóm đối chứng Tức là, chênhlệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đốichứng không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 38,84 – 35,31 = 0,90
3,93
Trang 8Điều đĩ cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tạo hứng thú cho học sinh trong việc tổchức hoạt động ngoại khĩa với việc dạy học Ngữ văn 8 ở lớp thực nghiệm là lớn.
31,00 32,00 33,00 34,00 35,00 36,00 37,00 38,00 39,00 40,00
Nhĩm đối chứng Nhĩm thực nghiệm
Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Như vậy, giả thuyết của đề tài là : “ Việc tổ chức hoạt động ngoại khĩa với việcdạy học Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho học sinh” ở trường THCS Sơn Lâm đã được kiểm chứng trong thực tế
2 Bàn luận kết quả:
Sau khi tác động nhĩm thực nghiệm cĩ điểm trung bình là 38,84 và nhĩm đối chứng cĩđiểm trung bình là 35,31 Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhĩm là 3,53 Điều đĩ cho thấyđiểm trung bình của nhĩm thực nghiệm và nhĩm đối chứng đã cĩ sự khác biệt rõ rệt, nhĩmđược tác động cĩ điểm trung bình cao hơn nhĩm đối chứng
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,90 đối chiếuvới bảng tiêu chí của Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn
Sau khi tác động sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập kiểm tra giá trị trung bìnhcủa cả hai nhĩm cho ra giá trị p = 0,0005 < 0,05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệchđiểm trung bình của hai nhĩm khơng phải là do ngẫu nhiên mà do tác động
Tuy nhiên nghiên cứu này thực hiện trong phạm vi một lớp học, cho thấy việc tácđộng cĩ ảnh hưởng lớn đến thái độ học tập của học sinh Mặt khác, khi áp dụng sẽ gặpmột số khĩ khăn: điều kiện thời gian, độ nhạy bén của học sinh…
V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu đã thu được kết quả như trên, chothấy việc tổ chức hoạt động ngoại khĩa với việc dạy học, đã gĩp phần làm tăng sự hứngthú học tập mơn Ngữ văn 8 cho học sinh Từ đĩ, cĩ thể gĩp phần nâng cao kết quả họctập của học sinh và giúp cho các em yêu thích mơn Ngữ văn hơn
Đối với học sinh việc tổ chức hoạt động ngoại khĩa sẽ trang bị cho học sinhnhững kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống Qua đĩ phát huyđược tính dân chủ, sáng tạo và trí tuệ của tập thể học sinh, tạo cho học sinh cĩ thể bàn
8
Trang 9-bạc, đề xuất chủ đề, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức để các hoạt động ngàycàng đạt kết quả cao.
Đối với giáo viên việc tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp cho người dạy khắcphục những bất cập trong nội dung, chương trình, giữa thời gian cho phép với nội dungkiến thức cần truyền đạt, có thể mở rộng đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung vàlàm rõ những vấn đề khó hiểu và trừu tượng trong chương trình chính khóa
Đối với nhà trường thông qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ góp phầnnâng cao chất lượng môn học, khắc phục được tình trạng xơ cứng, thiếu hứng thú củahọc sinh đối với môn học Ngoài ra việc tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa sẽ tạo ra sânchơi bổ ích cho học sinh, góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khảnăng sáng tạo, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học hiện đại, Qua quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu đã thu được kết quả như trên chothấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học sẽ có một ý nghĩa nhất định đối với
sự đổi mới phương pháp dạy và học trong bộ môn Ngữ văn Vì hoạt động ngoại khóa vừa
là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mĩ góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khảnăng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức,thể dục và mĩ dục Mặt khác thông qua hoạt động ngoại khóa phát huy được khả năng củatừng cá nhân trong tập thể, có tinh thần trách nhiệm với trường với lớp và chính bản thânmình trong quá trình học tập
2 Khuyến nghị:
Vì đây là một hình thức mới mẻ nên việc áp dụng còn nhiều lúng túng trong côngtác giảng dạy, đặc biệt đối với sách giáo khoa được biên soạn cải tiến hơn, nên yêu cầucũng cao hơn Do đó giáo viên cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giữa các đồngnghiệp, sưu tầm các kinh nghiệm trong thực tế để phục vụ cho việc giảng dạy nhằm gây
sự hứng thú học tập cho học sinh đồng thời cũng nâng cao chất lượng môn Ngữ văn Mặt khác điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều khó khăn nhất là đốivới các vùng sâu, vùng xa như trường THCS Sơn Lâm Bên cạnh đó thời gian dành chohoạt động còn ít, kinh phí tổ chức còn eo hẹp nên việc tổ chức các hoạt động còn gặpnhiều hạn chế
Vậy để làm tốt công việc chúng ta cần có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, tầmquan trọng của hoạt động ngoại khóa, có sự quan tâm đầu tư đúng mức về mọi mặt Mặtkhác cần có sự chỉ đạo, tổ chức chặt chẽ, hình thức linh hoạt sáng tạo, tạo được nhiều sânchơi bổ ích sáng tạo
Tuy nhiên, với bước đầu nghiên cứu thông qua đề tài này tôi mong rằng các bạnđồng nghiệp có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình Từ đó, xây dựng đề tàinày được ngày một hoàn thiện hơn để góp phần đưa vào áp dụng một cách rộng rãi trongviệc dạy học môn Ngữ văn có tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các trường THCS
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Tài liệu hướng dẫn viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ giáodục và đào tạo dự án Việt – Bỉ
+ Mạng Internet: tvtlbachkim.com, giaovien.net, flash.violet.vn,
+ Sách giáo khoa Ngữ văn 8
+ Sách giáo viên Ngữ văn 8
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng
Trang 10VII CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC I:
XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Tìm và chọn nguyên nhân:
2 Tìm giải pháp tác động:
3.Tên đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa
với việc dạy học môn Ngữ văn 8
Điều kiện cơ sở vật
chất còn hạn chế
Học sinh lười học, thụ động, thiếu tính tích cực
Đưa ra câu hỏi có vấn đề để học sinh tìm hiểu và trả lời
Tăng cường cơ sở
vật chất
Tổ chức hoạt động ngoại khóa
Tăng cường các giờ
Hiện trạng
Chọn nguyên nhân
Trang 11PHỤ LỤC II:
KẾ HOẠCH NCKHSPƯD
Tên đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với
việc dạy học môn Ngữ văn 8
1 Hiện trạng
Học sinh không hứng thú trong các tiết học môn Ngữ văn 8 do khônghứng thú, cảm thấy nhàm chán
2 Giải pháp thay
thế Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học dạy học Ngữ văn8 sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh
O3
Đối chứng
5 Đo lường Thu thập dữ liệu qua thang đo thái độ của học sinh.Kiểm chứng độ tin cậy bằng phương pháp chia đôi dữ liệu
6 Phân tích dữ
liệu
Sử dụng công thức Spearman-Brown (rsb có giá trị lớn hơn 0,7)Lựa chọn phép kiểm chứng T-test độc lập để so sánh giá trị trung bìnhcủa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
7 Kết quả Đánh giá kết quả với vấn đề nghiên cứu có nghĩa không ?Nếu có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng như thế nào?
Trang 12PHỤ LỤC III:
THANG ĐO THÁI ĐỘ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Họ và tên: ……… Lớp:…… Trường THCS Sơn Lâm
Rất không đồng ý
1 Trong giờ học Ngữ văn luôn tập
trung
2 Tôi chắc chắn mình có khả năng
3 Tôi tham gia phát biểu khi được
học giờ Ngữ văn có tổ chức hoạt
6 Tôi không tin mình có khả năng
7 Môn Ngữ văn không giúp ích
nhiều trong cuộc sống của tôi
Trang 13-PHỤ LỤC IV:
BẢNG ĐIỂM NHÓM ĐỐI CHỨNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG (Lớp 8A)
Trang 14Độ tin cậy SB (Rsb) 0.71 (>0.7 dữ liệu đáng tin cậy)
NHÓM ĐỐI CHỨNG SAU TÁC ĐỘNG (Lớp 8A)
14