Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu - kém ở trường Tiểu học.

17 2.1K 5
Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh  học yếu - kém ở trường Tiểu học.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cà Mau, ngày 25 tháng 08 năm 2012 BÁO CÁO SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH HỌC YẾU - KÉM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên người báo cáo : Trần Văn Tương Thời gian triển khai thực hiện: Ngày 25/08/2012 đến 25/2/2013 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. Trong sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lượt con người mới, là thời kỳ phát triển kinh tế trong giai đoạn gia nhập kinh tế quốc tế toàn cầu trong thời đại hiện nay, là những năm mà ngành giáo dục thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và thực hiện tốt Chủ trương của Đảng “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo”. đây là cuộc vận động được dư luận toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt đối với Ngành giáo dục xem đây là mục tiêu để đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, lập lại kỉ cương, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học. Trong công tác giảng dạy có nhiều nội dung mang tính chất phức tạp, đa dạng khác nhau, với vai trò lãnh đạo cần đưa ra biện pháp khắc phục tình trang học sinh yếu – kém để chỉ đạo giáo viên cần phát huy, bổ sung cho hoàn thành nội dung và phương pháp để truyền thụ kiến thức cho phù hợp với trình độ tiếp thu học tập của học sinh. Với tình hình thực tế là công tác quản lý giáo dục cấp bách và thiết thực việc dạy học để nắm vững mục đích của từng công việc cụ thể mà chỉ đạo kịp thời những vướng mắc đó. Từ đó mà tôi chọn đề tài “Một số biện khắc phục tình trạng học sinh hoc yếu - kém ở trường Tiểu học ”. 2 . Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến được áp dụng triển khai trong trường Tiểu học Lạc Long Quân 3. Mô tả sáng kiến: Qua thực tế công tác quản lý của nhà trường thì thể hiện rõ công tác giảng dạy trong năm học mà đánh giá chất lượng học sinh học học yếu – kém chiếm tỷ lệ khá cao, đây cũng là nổi lo âu của các bậc phụ huynh, là nổi trăn trở 1 của thầy giáo, cô giáo trong nhà trường và cũng là nổi lo âu chung của toàn xã hội, đặc biệt là của ngành giáo dục. Đóng vai trò là cán bộ lãnh đạo của nhà trường, có một vị trí hết sức quan trọng khó khăn đến sự hình thành và phát triển con người và thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Nhà trường đòi hỏi giáo viên phải có trình độ sư phạm vững vàng, có óc sáng tạo trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh có năng lực học tập yếu - kém. Để có hiệu quả, người giáo viên bao giờ cùng dành tâm sức và trí tuệ, thời gian vào công việc thiết kế bài giảng. đối với học sinh yếu-kém, giáo viên cần hiểu biết rõ từng đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi, thói quen, nhu cầu và sự ham thích của học sinh, từ đó nắm bắt được đối tượng học sinh trong lớp mình đang giảng dạy. Ngoài ra việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh còn do tác động của nề nếp kỹ cương trong nhà trường. Một nhà trường ổn định, học sinh chấp hành tốt nội qui nghiêm túc sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh, tạo môi trường vui chơi lành mạnh, đoàn kết, gắn bó. Đây là yếu tố không nhỏ góp phần tích cực tự giác trong học tập. Một yếu tố khác quan trọng góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh là việc tổ chức quản lý và theo dõi kiểm tra chặt chẽ nhận xét đánh giá đúng chất lượng của học sinh, đồng thời nhắc nhỡ, điều chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. * Thực trạng. Dạy học là con đường cơ bản nhằm phát triền trí tuệ và nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình truyền thụ kiến thức đến học sinh. Bên cạnh những học sinh có lực học khá - giỏi thì có những học sinh yếu - kém ở các lớp. Thực tế của năm học đã cho thấy, tình trạng học sinh học yếu - kém chiếm tỷ lệ nhiều là do những nguyên nhân sau: Do hoàn cảnh gia đình của học sinh gặp khó khăn về kinh tế, ngoài thời gian học ở trường về nhà các em phải lao động để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình như: Làm thuê, buôn bán nhỏ, bán vé số…Với ở lứa tuổi các em, vấn đề học tập là chính nhưng hàng ngày không có thời gian học và làm bài, lại mệt mỏi vì phải đi buôn gánh bán bưng để phụ giúp cuộc sống cho gia đình mà dẫn đến kiến thức bị hụt hẫng, không theo kịp bạn bè dẫn đến kết quả học tập bị yếu-kém. Do bản thân học sinh có những nổi buồn riêng tư như: không có cha hoặc mẹ, các em chỉ sống với ông bà. Từ đó mà các em hay mặc cảm, trầm tư, vào lớp thường ít nói, ít vui vẻ với bạn bè, thụ động trong học tập. bên cạnh đó một số em do gia đinh không hòa thuận, cha mẹ không gần gũi với con, chính vì vậy mà các em thường nghỉ học không phép, đi học thì quên mang dụng cụ học tập, quên làm bài tập, thường bị bạn xấu lôi kéo,…. Gia đình thường nuông chiều con em mình nên học sinh ỷ lại, lười học dựa dẫm vào gia đình, người thân mà bản thân học sinh không cố gắng học tập, 2 ham chơi hơn ham học. Trong lúc thầy cô đang giảng bài thì ngồi dưới lớp nói chuyện riêng, hoặc chọc phá các bạn xung quanh và đôi lúc vô lễ với thầy giáo, cô giáo. Một số em học sinh do năng lực học tập tinh thần của bản thân của các em. Các em học yếu - kém là do có những lỗ hỏng, những khuyết điểm trong hoạt động nhận thức làm hạ thấp nhịp độ học tập, từ đó các em không đủ khả năng nắm vững kiến thức, học bài khó thuộc, đây là trường hợp hường gặp trong nhà trường, mặc dù có nhiều em học sinh vẫn cố gắng. Trong lớp có nhiều học sinh vẫn cố gắng nghe thầy cô giảng bài nhưng vẫn không sao vận dụng được các kiến thức vào bài tập, tức chậm hiểu bài, dẫn đến kết quả học tập không cao, không như ý muốn của thầy giáo, cô giáo . Do phương pháp giảng dạy của giáo viên trong quá trình truyền thụ kiến thức đến học sinh chưa được tối ưu, chưa thu hút, dẫn đến tư tưởng nhàm chán trong học sinh, lười tập trung, thiếu sự chú ý khi tiếp thu kiến thức thì học sinh sẽ không hiểu bài và không làm được bài tập ở các môn học, dẫn đến mất căn bản, chán nản, học yếu dần trong khi kiến thức ngày cảng mở rộng, ngày càng nâng cao. Qua các nguyên nhân vừa nêu, bản thân tôi nhận thấy việc khắc phục tình trạng học sinh học yếu-kém là công việc hết sức quan trọng của mỗi cán bộ quản lý và giáo viên, nó đòi hỏi người quản lý và người giáo viên trước hết phải hiểu biết toàn diện về học sinh, đặc biệt là các em còn đang ở trong độ tuổi phát triển toàn diện. Phải tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, thái độ học tập, mối quan hệ bạn bè, xã hội mà cán bộ quản lý và giáo viên lựa chọn phương pháp giải quyết thích hợp. * Những biện pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu-kém - Biện pháp chỉ đạo giáo viên: Xây dựng nền nếp kỷ cương trong hoạt động giảng dạy của giáo viên là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng trong nhà trường. Qui định đạo đức tác phong của giáo viên, qui định giờ ra, vào lớp; qui định hồ sơ giáo viên ( kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ chủ nhiệm, phiếu báo giảng, sổ điểm…).Tổ chức học tập và thảo luận ở đầu năm học về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo viên theo các qui định của ngành và các văn băn, Chỉ thị cấp trên về sự phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay . Chỉ đạo bộ phận chuyên môn sinh hoạt đúng qui định . Trọng tâm nhất là về phương pháp giảng dạy các môn học nhằm nâng cao được chất lượng học sinh giỏi, giảm tỷ lệ học sinh yếu. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình; góp ý xây dựng các tiết dạy rút kinh nghiệm trong tuần; thống nhất mục đích yêu cầu, cách soạn bài; thống nhất nội dung ra đề kiểm tra chung; từng thành viên báo cáo tiến bộ giảng dạy và những vướng mắc của mình. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thao giảng, dạy rút kinh nghiệm theo chuyên đề, dự giờ các tiết dạy khó để rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp dạy thích hợp với đối tượng học sinh. 3 3 Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình giảng dạy, tập hợp sách, tài liệu cần thiết để tổ chức giảng dạy đúng phân phối chương trình và có kết quả. Giáo viên lập kế hoạch giảng dạy phân môn có biện pháp cụ thể đối với từng lớp. + Giáo viên tìm hiểu nắm đặc điểm của lớp. + Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách, tìm hiểu đặc điểm học sinh của lớp + Tiến hành điều tra, phân loại trình độ nhất định ở mỗi học sinh. + Lập kế hoạch sinh hoạt lớp, có sự điều chỉnh đúng đắn, rút kinh nghiệm. + Hướng dẫn sinh hoạt đội và các hoạt động ngoài giờ. + Tham gia hướng dẫn, giáo dục học sinh về tư tưởng, đạo đức, nền nếp, phương pháp học tập. + Giúp đỡ học sinh học tập ở lớp, ở nhà, hướng dẫn cho các em vui chơi, sinh hoạt tập thể, rèn luyện sức khỏe, tạo nhu cầu và hứng thú học tập. + Liên hệ với gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đề xuất biện pháp giúp đỡ các em học tập, tham gia giáo dục học sinh cá biệt. + Nhà trường kết hợp ở địa phương tổ chức hoạt động bổ ích đối với học sinh như: văn nghệ, thể thao, lao động sản xuất, hoạt động xã hội… + Rèn luyện cho học sinh có ý thức trong học tập và lao động. Thông qua đó rèn luyện đến tư cách, tác phong trong hoạt động học tập và thực tiễn hàng ngày trong xã hội. - Giúp học sinh tham gia các hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội, tham gia các hoạt động tập thể. Bước đầu hình thành và tập cho học sinh tham gia mọi hoạt động trong tập thể, trong nhà trường như: thi trò chơi, thi vẽ tranh, văn nghệ, lao động, hái hoa học tập,…. Qua đó học sinh nhận thấy lợi ích của các hoạt động đó, để cho học sinh tự nhận thức bản thân, tích cực hăng say với hoạt động tập thể trong nhà trường và giáo viên là người đôn đốc, hướng dẫn học sinh tham gia mọi hoạt động. Thông qua các hoạt động trong nhà trường, mà giúp học sinh học tập tốt hơn. - Biện pháp chỉ đạo khắc phục tình trạng học sinh học yếu - kém Nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu - kém thì bản thân người giáo viên phải cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo chất lượng bài dạy, nguyên nhân cơ bản dẫn đến học sinh yếu - kém là mất căn bản về kiến thức nên không hứng thú học tập, không tự tin ở mình. Vì vậy giáo viên phải tìm mọi cách bù đắp lại chỗ hỏng kiến thức của học sinh bằng cách phụ đạo lại những kiến thức cơ bản mà học sinh không nắm được, trên cơ sở phát huy những ưu điểm nào đó có sẵn trong học sinh, giúp học sinh tự tin và khẳng định mình. + Trong kiểm tra cần tạo không khí vui vẻ khi hỏi học sinh, câu hỏi không vượt quá khả năng của các em, khuyến khích bằng lời khen, 4 + Trong giờ học cần gây hứng thú trong học tập, lôi kéo học sinh yếu- kém tập trung chú ý vào bài giảng bằng cách: tạo niềm tin, cảm xúc bằng ngôn ngữ và bằng kỹ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ như: điệu bộ, nét mặt, + Theo dõi phản ứng, thái độ của học sinh với bài giảng. + Không chê bài, hạ thấp học sinh với lý do: Chậm hiểu, bài kiểm tra điểm thấp, + Thường xuyên kiểm tra và chỉ rõ chổ sai cho các em tự sửa chữa. + Tổ chức nhóm tự học ở nhà: chọn một vài học sinh khá giỏi trong nhóm để các em giải thích và hướng dẫn học sinh yếu kém khi làm bài tập, luôn quan tâm và động viên các bạn trong học tập. Bên cạnh việc không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy thì giáo dục nhân cách học sinh là một điều cực kỳ quan trọng + Giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với gia đình để nắm rõ công việc hàng ngày của các em ở gia đình, biết được các em suy nghĩ những gì. Từ đó chuẩn bị đầy đủ tinh thần cho các em học tập. + Đề xuất với Ban đại diện phụ huynh học sinh của nhà trường giúp đỡ gia đình các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, động viên học sinh trong lớp quyên góp giúp đỡ bạn. + Tổ chức một lớp học riêng ( những học sinh học yếu – kém ) học chéo buổi vào ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu…và chon giáo viên có năng lực và nhiệt tình “ Vì học sinh thân yêu” để dạy lớp học sinh yếu – kém. Khi nào học sinh đạt chất lượng thì trả về lớp cho giáo viên chủ nhiệm. Ngoài những công việc tổ chức lớp, giáo viên còn phải rèn luyện nhân cách cho học sinh. Trước hết giáo viên cần cho học sinh thấy một con người thì phải có đủ nhân cách của một con người đó là phải đủ đức và đủ tài. Giáo viên cần chỉ điểm rõ vai trò của nhân cách trong đời sống thực tiễn là rất quan trọng và đứng ở vị trí hàng đầu. Nêu ra phương hướng hoạt động để đủ tư cách là một con người có đủ nhân cách. Thông qua đó học sinh có thể thấy được ưu khuyết điểm của mình mà khắc phục và phát huy về nhân cách của bản thân các em. Trong nhà trường, nhân cách được thể hiện bằng nhiều hình thức hoạt động khác nhau, quá trình hình thành cần có sự tác động trực tiếp của giáo viên. Do đó, giáo viên cần phải biết tổ chức, hướng dẫn học sinh thông qua hình thức khen ngợi trước lớp, biểu dương học sinh có thành tích, đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện đạo đức tốt. Ngược lại giáo viên cần phê bình kết hợp với sự dìu dắt những học sinh còn những mặt hạn chế, để cho các em thấy được khuyết điểm của mình, từ đó sữa chữa và khắc phục. Những gì học sinh làm giáo viên cần đôn đốc, theo dõi mọi hoạt động, đặc biệt phải luôn chú ý đến sự kiểm tra, đánh giá học sinh cho đúng với sự thật, từ đó có hướng điều chỉnh, uốn nắn phù hợp. 5 [...]... này áp dụng tại trường có hiệu quả cao trong năm học, Nếu có thể áp dụng nhân rộng cho các trường Tiểu học trong thành phố Cà Mau Ý kiến xác nhận Người viết báo cáo Của thủ trưởng đơn vị Trần Văn Tương PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP CÀ MAU TRƯỜNG TH LẠC LONG QN ************* BÁO CÁO SÁNG KIẾN Tên sáng kiến : MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH HỌC YẾU - KÉM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC - Họ và tên người... phần có hiệu quả làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng dân chủ văn minh - Trên đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu – kém của tơi, mặc dù nó khơng phải là những biện pháp hồn hảo, nhưng tơi tin rằng thời gian cùng với lòng u nghề sẽ giúp cho tơi được học hỏi nhiều kinh nghiệm q báu và có những biện pháp hồn thiện hơn để góp phần trong cơng tác giáo dục, xây dựng đất nước ngày... dục học sinh đạt hiệu quả cao nhất về mọi mặt Từ đó, học sinh thơng qua sự hướng dẫn của giáo viên đã có ý thức học tập và có thái độ đúng đắn trong mọi hoạt động Có thể nói đây là bước đầu, là tiền đề cơ sở để hình thành nhân cách một học sinh có nhân cách hồn hảo 4 Kết quả , hiệu quả mang lại - Kết quả đạt được như sau: “ So sánh kết quả học lực của học sinh theo từng thời điểm của năm học 2012 -2 013”... 2012 -2 013” Thời Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng điểmnăm Đầu GHKI CHKI Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 159 162 189 21,2% 21,6% 25,2% 229 250 242 30,5% 33,3% 32,2% 291 287 293 38,7% 38,2% 39,0% 72 52 27 9,6% 6,9% 3,6% Thơng qua những biện pháp trên, riêng tơi đã thu được những kết quả khả quan, tuy chưa khắc phục hồn tồn tình trạng học sinh yếu – kém trong giảng dạy, nhưng đã có những... động học tập của các em Thể hiện như sau: -Tạo sự hứng thú say mê cho học sinh học tập Chú tâm vào bài giảng của các thầy giáo cơ giáo -Hòa đồng , cởi mở với bạn bè Tham gia vào các hoạt động chung của lớp, tích cực với các phong trào do giáo viên và nhà trường đề ra - Chấp hành thực hiện tốt nội qui của lớp của trường Chịu khó học hỏi của các bạn học khá giỏi trong lớp để nâng cao kiến thúc - Có... trong học bài, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp Mạnh dạn pháp biểu đóng góp ý kiến xây dựng bài - Vai trò của người giáo viên rất quan trọng, chiếm vị trí hàng đầu Do đó, giáo viên cần nắm vững các biện pháp và cách thức tổ chức quản lý các cơng viên để thể hiện là người chủ đạo trong mọi hoạt động trên lớp và trong 6 nhà trường Qua đó tạo niềm tin vững chắc cho học sinh, giúp học sinh. .. nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, đồn kết gắn bó, đủ về số lượng, quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên 5- Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: - Trong các hoạt động chỉ đạo, cơng tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học; chứng tỏ quan hệ giữa giáo viên và học sinh là rất cần thiết trong cơng tác giáo dục Giáo viên và học sinh thể hiện qua hoạt động và nhân cách của mình... lượng học tập của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng , phụ đạo cho phù hợp - Sau mỗi thời điểm và học kỳ, giáo viên chủ nhiệm lập danh sách những học sinh yếu để tổ chức dạy phụ đạo riêng Chọn những giáo viên có trình độ chun mơn sâu, chịu khó, có phẩm chất tốt để bố trí dạy lớp này Mặt khác giáo viên chủ nhiệm thường xun phụ đạo ở lớp và liên lạc với gia đình học. .. học tập đạt kết quả cao về mọi mặt * Một số dự kiến cải tiến cơng tác quản lý nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học như sau: - Sắp xếp thời khóa biểu sao cho các tổ chun mơn sinh hoạt hai tuần một lần Kiểm tra trong tuần và ký duyệt kế hoạch bài dạy, góp ý các tiết dự giờ kiểm tra trong tuần trước và lên lịch dự giờ tuần sau Họp trao đổi về phương giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập của học. .. học sinh - Lập phiếu báo giảng chung cho từng khối, từng mơn Qua phiếu báo giảng phó hiệu trưởng chun mơn nắm được tiến bộ nhanh hay chậm của chương trình giữa các lớp, từ đó có những đề xuất, biện pháp giải quyết, đảm bảo tiến bộ chương trình đồng đều sẽ tiện lợi cho việc kiểm tra chung - Cải tiến hình thức kiểm tra: + Kiểm tra đánh giá học sinh thường xun + Xây dựng kiểm tra giữa định kỳ và thi học . học sinh tham gia mọi hoạt động. Thông qua các hoạt động trong nhà trường, mà giúp học sinh học tập tốt hơn. - Biện pháp chỉ đạo khắc phục tình trạng học sinh học yếu - kém Nhằm khắc phục tình. chọn đề tài Một số biện khắc phục tình trạng học sinh hoc yếu - kém ở trường Tiểu học ”. 2 . Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến được áp dụng triển khai trong trường Tiểu học Lạc Long. 25 tháng 08 năm 2012 BÁO CÁO SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH HỌC YẾU - KÉM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên người báo cáo : Trần Văn Tương Thời gian triển

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan