PHỐI HỢP CHẶT CHẼ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

4 8.9K 121
PHỐI HỢP CHẶT CHẼ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm: Phợp gia đình, nhà trường, XH trong việc GD đạo đức cho HS 1 PHỐI HỢP CHẶT CHẼ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Bùi Thị Hiệp Trường tiểu học Thượng Lộ I>Đặt vấn đề: Giáo dục đạo đức cho học sinh là một mặt trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh, là một nền tảng cho việc nâng cao chất lượng văn hoá. Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân cách của thế hệ trẻ phát triển đúng đắn, tạo tiền đề cơ sở biết cách ứng xử hành vi giao tiếp trong các mối quan hệ giữa từng cá nhân học sinh, với bản thân, bạn bè, người lớn và với xã hội để trở thành con người sống có lịch sự văn minh trong sự phát triển chung của loài người. Bác Hồ đã dạy “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng” Trong công tác giáo dục con người, đặc biệt ngay từ tuổi thơ điều cần quan tâm trước tiên là giáo dục đạo đức. Trong nhà trường giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Đạo đức là một biểu hiện hành vi con người nhưng một mình nhà trường không thể làm được. Ngoài tác động của nhà trường, học sinh còn chịu sự tác động của gia đình và các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh phải bằng nhiều hình thức, nhiều con đường, trong đó sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục của xã hội là một việc làm quan trọng mang lại nhiều hiệu quả cao. Thực tiễn giáo dục ở nước ta cho thấy ở đâu có sự kết hợp giáo dục chặt chẽ giữa những môi trường trên thì ở đó kết quả giáo dục tốt đẹp. Bác Hồ đã khẳng định “ Giáo dục trong nhà trường dù tốt đén mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” Nhà trường xã hội chủ nghĩa là công cụ chuyên chính vô sản, là cơ quan chuyên môn của nhà nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng, được trang bị đầy đủ quan diểm và đường lối giáo dục, có đội ngũ thầy giáo - những chuyên gia sư phạm- nên nhà trường phải đóng vai trò chủ động trong việc kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường phải thực hiện tốt việc giảng dạy và giáo dục học sinh theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng để lôi cuốn gia đình và các tổ chức xã hội tham gia giáo dục. Thực chất việc giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là tạo sự thống nhất tác động giáo dục, tăng sức mạnh giáo dục, nên nhà trường phải góp phần tích cực làm cho gia đình học sinh và mọi lực lượng xã hội hiểu rõ nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục để họ tham gia tác động giáo dục. II> Thực trạng và những biện pháp thực hiện kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội 1/Thực trạng: Thượng Lộ là một xã nghèo của Huyện miền núi Nam Đông. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông. qua nhiều năm công tác tại trường tiểu học Thượng Lộ điều tôi Sáng kiến kinh nghiệm: Phợp gia đình, nhà trường, XH trong việc GD đạo đức cho HS 2 hiểu được và quan tâm nhất là thói quen nói cộc lốc, không thưa gửi, dạ vâng của học sinh khi nói với người lớn . Theo dỏi hành vi, thái độ của các em qua các hoạt động sinh hoạt, học tập tôi thấy các em rất ngoan hiền lành, mến bạn, có ý thức chấp hành nghiêm túc nội quy nhà trường. Tuy nhiên thói quen nói cộc lốc nói trống không thì vẫn diễn ra hằng ngày. Những thói quen trên tuy vô tình nhưng không thể xem nhẹ vì đây cũng là một hành vi đạo đức của học sinh. Qua tìm hiểu được biết các em đều có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa ở lại trên nương rẫy con đông không có điều kiện chăm sóc con cái, nhiều phụ huynh không biết chũ hoặc mới học lớp ba lớp bốn. *Nguyên nhân: -Đa số phụ huynh cho con đến trường dường như giao khoán cho nhà trường. -Việc rèn luyện nói năng lễ phép với người lớn của học sinh ở nhà còn thiếu kĩ cương nề nếp, kiểm tra chưa chặt chẽ, nhiều gia đình còn thiếu cứng rắn, chưa nghiêm. -Cuộc sống ở miền núi, đặc biệt là người dân tộc đa số trình độ có hạn, đời sống gia đình quá khó khăn họ cho lo bươn chải để tìm bát cơm manh áo cho gia đình.Không có thời gian để quan tâm đến học tập và rèn luyện hành vi đạo đức cho con. -Sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và phụ huynh còn hạn chế. -Môi trường xã hội còn nhiều mặt chưa tốt. Từ thực tế và yêu cầu của công tác giáo dục đạo đức học sinh, bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp sau: 2)Những biện pháp phối hợp: a) Giải pháp 1: Điều tra năm vững thực trạng tình hình đạo đức của học sinh toàn trường . -Đây là việc làm đầu tiên, cần thiết trong quá trình thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, có năm chắc đối tượng , hoàn cảnh gia đình của các em mới đề ra được biện pháp giáo dục đúng, phù hợp công việc này không ai khác chính là giáo viên chủ nhiệm lớp. b) Giải pháp 2: Tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương để phối kết hợp: -Phải làm cho cấp uỷ chính quyền địa phương nhận thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục xã hội. Nói đến sự nghiệp giáo dục không chỉ nhà trường mà cả môi trường giáo dục và các lực lượng giáo dục khác. c) Giải pháp 3: Xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng giáo dục xã hội. * Với Đội TNTPHCM. * Với Hội phụ huynh, gia đình học sinh. * Với giáo viên trong trường. d) Giải pháp 4: Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tăng cường kết hợp giáo dục đạo đức -Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em bộc lộ bản chất bằng giao tiếp và ứng xử tình huống. Đồng thời cho các em chấm điểm thi đua giữa các lớp, giữa các tổ với nhau về các hành vi vi phạm với người lớn thiếu vâng dạ. Nhận trao cho Sáng kiến kinh nghiệm: Phợp gia đình, nhà trường, XH trong việc GD đạo đức cho HS 3 người lớn phải hai tay, xin lỗi khi mắc phải sai lầm Qua đó giúp cho các em mạnh dạn hơn và tự nhắc nhở khắc phục thiếu sót. e) Giải pháp 5: Giáo dục đạo đức được lồng ghép vào tất cả các tiết học. - Do thói quen từ gia đình, bạn bè, xóm làng, nên các em rất xấu hổ khi nói “ dạ thưa cô” “ cám ơn” vì vậy giáo viên thường xuyên nhắc nhở chấn chỉnh cho các em ngay mọi lúc mọi nơi, động viên biểu dương kịp thời khi các em biết sửa chữa, tự giác không nói năng cộc lốc III> Kết quả: Bằng nhiều giải pháp trên, mấy năm qua học sinh lớp tôi chủ nhiệm nói riêng và học sinh trường tiểu học Thượng Lộ nói chung tình trạng nói cộc lốc với giáo viên, ngưòi lớn giảm 90%. Các em đã mạnh dạn và biết nói năng thưa gửi, vâng dạ một cách tự nhiên và lễ phép. IV> Bài học kinh nghiệm: -Xây dựng cho được nội dung cơ bản trong việc kết hợp với gia đình- xã hội; cụ thể: *Giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện vai trò tính chất trong giáo dục, là nòng cốt của sự kết hợp. *Giáo viên chủ nhiệm phải có chương trình, kế hoach giáo dục để gia đình, xã hôị biết để giáo dục. Việc này phải triển khai qua các kì đại hội giáo dục hằng năm, họp phụ huynh toàn trường và từng lớp. * Tổ chức các lực lượng giáo dục trong xã hội xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên chủ nhiệm với các tổ chức như: Ban chấp hành hội phụ huynh-lực lượng gần gủi nhất với nhà trường, đội thiếu niên, hội phụ nữ, các cơ quan văn hoá trong địa phương đề ra phương hướng và nội dung đúng đắn để huy động các lực lượng cha mẹ học sinh và nhân dân tham gia giáo dục . V> Kết luận: Quá trình giáo dục học sinh là quá trình hình thành nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, làm cho học sinh nhận thức đúng đắn các quan hệ xã hội, có niềm tin và hành động đúng. Đó là quá trình lâu dài, liên tục, kiên nhẫn, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, mỗi nhân tố đều có ảnh hưởng và tác động to lớn đến quá trình giáo dục học sinh. Tác động của người thầy và của môi trường giáo dục, trong đó có gia đình, các tổ chức xã hội đang hằng ngày hằng giờ tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, phát huy tác dụng giáo dục của mỗi nhân tố trong quá trình giáo dục học sinh, đồng thời bằng nhiều biện pháp nâng cao tính hiệu quả trong quá trình kết hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ góp phần tích cực đẩy nhanh và vững chắc đến quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh. Nhận xét, đánh giá của trường Nhận xét, đánh giá của PGD Người viết Bùi Thị Hiệp Sáng kiến kinh nghiệm: Phợp gia đình, nhà trường, XH trong việc GD đạo đức cho HS 4 . nghiệm: Phợp gia đình, nhà trường, XH trong việc GD đạo đức cho HS 1 PHỐI HỢP CHẶT CHẼ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Bùi Thị Hiệp Trường tiểu học. vấn đề: Giáo dục đạo đức cho học sinh là một mặt trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh, là một nền tảng cho việc nâng cao chất lượng văn hoá. Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân. giảng dạy và giáo dục học sinh theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng để lôi cuốn gia đình và các tổ chức xã hội tham gia giáo dục. Thực chất việc giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là tạo

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan