1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị marketing Hoạt động Marketing của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, thực trạng và giải pháp

64 499 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 606,5 KB

Nội dung

Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT MỤC LỤC Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải xác định thị trường của mình là gì, khách hàng của mình là ai, họ muốn gì và mong muốn gì từ sản phẩm của doanh nghiệp? Cần phải làm gì, làm như thế nào để khách hàng của doanh nghiệp cảm thấy hài lòng và sẽ quay trở lại. Chúng ta đều biết đến quy luật 80/20 trong kinh doanh: chỉ với 20% khách hàng doanh nghiệp đã thu được 80% doanh thu; đó chính là nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp phải làm gì để giữ chân con số 20% khách hàng đó, đồng thời tìm kiếm cơ hội mới từ 80% khách hàng còn lại. Những cố gắng đó chính là bản chất của Marketing cũng như hoạt động Marketing trong doanh nghiệp hướng tới: duy trì, mở rộng và phát triển nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế phát triển và hội nhập như ngày nay, cạnh tranh luôn là yếu tố để các doanh nghiệp phấn đấu. Để tồn tại, phát triển, mỗi doanh nghiệp phải biết tự làm mới mình; không chỉ tận dụng cơ hội, phát huy những thế mạnh mà còn phải biết đối mặt với những thách thức mà nền kinh tế mang lại. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, một doanh nghiệp Nhà nước, ngay từ năm 2004 thực hiện chủ trương của Nhà nước đã thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Đây cũng chính là một trong những nỗ lực nhằm giúp công ty, tăng khả năng cạnh tranh trên chính thị trường trong nước, làm bàn đạp vươn ra thị trường thế giới. Đến nay, sau gần 4 năm hoạt Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT động theo mô hình mới, mạng lưới hoạt động của Tổng Công ty đã gần như phủ khắp cả nước và một phần đang mở rộng phát triển trên thế giới. Thật may mắn khi em được nhận vào thực tập tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Vào thời điểm giữa tháng 03 năm 2008, Tổng Công ty đang có những cải cách khá lớn về cơ cấu tổ chức, đặc biệt là sự quan tâm hơn cả của ban lãnh đạo Tổng Công ty đối với bộ phận Marketing. Cụ thể là, Tổng Công ty quyết định mời chuyên gia nước ngoài về quản lý và điều hành hoạt động Marketing. Với mong muốn tìm hiểu về hoạt động Marketing của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội em quyết định chọn đề tài: " Hoạt động Marketing của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, thực trạng và giải pháp" làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu: Xuất phát từ những cơ sở lý thuyết về Marketing và những hiểu biết thực tế tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, đề tài thực tập tốt nghiệp nhằm nghiên cứu các vấn đề thực tiễn trong hoạt động Marketing của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Tổng Công ty trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích, đánh giá các hoạt động Marketing và hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty, vấn đề đặt ra đối với hoạt động Marketing của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, thực trạng và những phương hướng giải quyết. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp thu thập số liệu tại bàn, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, … trên cơ sơ các tài liệu sưu tầm được và thực tế tìm hiểu tại Tổng Công ty. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT Bố cục của đề tài: Bên cạnh lời mở đầu, mục lục và danh mục các tài liệu tham khảo; nội dung chính của báo cáo thực tập được chia làm ba phần chính: 1. Chương I: Cơ sở lý luận chung về Marketing 2. Chương II: Hoạt động Marketing của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội 3. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Trong quá trình thực hiện đề tài, em nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn cũng như chỉ bảo tận tình của Thầy giáo - Thạc sỹ Lê Thái Phong; sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của của Ban lãnh đạo cùng nhân viên Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, nơi em thực tập. Em xin gửi tới Thầy giáo Lê Thái Phong và tập thể Ban lãnh đạo cùng nhân viên Tổng Công ty Thương mại Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc nhất. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều, vốn hiểu biết chưa đủ; nên trong bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè và cán bộ nhân viên Tổng Công ty Thương mại Hà Nội để em có thể hoàn thiện bài báo cáo của mình tốt hơn nữa. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING I. Khái niệm, chức năng và mục tiêu của Marketing 1. Khái niệm Marketing là thuật ngữ quen thuộc, được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Đầu thế kỷ XX, tiến sỹ J.E.Hagerty giảng viên trường đại học tổng hợp Hoa kỳ đã nghiên cứu về tình hình phát triển của Marketing và trình bày trong luận án tiến sỹ của mình tại trường đại học Harton. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc đưa ra một định nghĩa về Marketing. Sau đây, bài viết xin trích dẫn một số định nghĩa Marketing của một số tổ chức hoạt động trong ngành Marketing.  Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ: Marketing là tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.  Định nghĩa của Viện Marketing Anh: Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa các hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận dự kiến.  Định nghĩa của Philip Kotler: Marketing đó là một hình thức hoạt động của con người hướng vào vệc đáp ứng những nhu cầu thông qua trao đổi. Dù có một vài sự khác nhau nhưng tựu chung lại, các ý kiến trên đều nhằm đề cập đến các khía cạnh của Marketing, đó là: Marketing chính là một hệ thống các hoạt động kinh tế, là tổng thể các giải pháp của một công ty Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu của mình, là sự tác động tương hỗ của hai mặt trong một quá trình thống nhất. Một mặt, nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để định hướng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Mặt khác, tác động tích cực đến thị trường, đến nhu cầu của người tiêu dùng nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu dùng và sản xuất. 2. Chức năng Với vai trò là bộ phận tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, tuỳ theo tính chất và đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, Marketing trong doanh nghiệp có nhiều chức năng khác nhau. Các chức năng chính của hoạt động Marketing trong doanh nghiệp:  Nghiên cứu tổng hợp về thị trường để phát hiện ra nhu cầu của thị trường  Hoạch định các chính sách kinh doanh, chính sách Marketing của doanh nghiệp.  Tổ chức thực hiện các chính sách đã hoạch định  Điều tiết và thực hiện các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các hoạt động Marketing cụ thể  Thực hiện việc kiểm tra đối với các hoạt động Marketing đã thực hiện. 3. Mục tiêu Hầu hết chiến lược Marketing của doanh nghiệp đều nhằm vào 3 mục tiêu chính: lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh và an toàn trong kinh doanh.  Yếu tố lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu vô cùng quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ nhà đầu tư, mà khách hàng cũng rất quan tâm đến yếu tố này vì lợi nhuận cho biết doanh nghiệp đã kinh doanh như thế nào, có tin tưởng không. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT  Yếu tố lợi thế cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như ngày nay, mỗi doanh nghiệp phải biết cách tạo cho mình một chỗ đứng với ưu thế riêng. Đó chính là lợi thế khi doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.  Yếu tố an toàn trong kinh doanh: An toàn trong kinh doanh là việc mà doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro trong quá trình ra các quyết định kinh doanh của mình. Không ai có thể nói trước được điều gì, điều quan trọng là doanh nghiệp sẽ đối mặt với những rủi ro đó như thế nào? Đó chính là vai trò của Marketing mà doanh nghiệp hướng tới. Tuy nhiên, để Marketing phát huy tốt vai trò của một chức năng trong doanh nghiệp, vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải xem xét là môi trường hoạt động kinh doanh cũng đồng thời xem xét môi trường Marketing của doanh nghiệp. II. Môi trường Marketing của doanh nghiệp 1. Khái niệm Môi trường Marketing của doanh nghiệp là tập hợp tất cả các chủ thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp mà bộ phận ra quyết định Marketing của doanh nghiệp không thể khống chế được và chúng thường xuyên tác động tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp. Thực chất, môi trường Marketing cũng chính là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng được xem xét dưới góc độ: những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh tới các quyết định marketing của doanh nghiệp cũng như các yếu tố của Marketing-Mix mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Căn cứ vào tính chất và phạm vi ảnh hưởng, môi trường Marketing của doanh nghiệp được chia thành: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT 2. Môi trường Marketing vĩ mô 2.1. Khái niệm Môi trường Marketing vĩ mô là những lực lượng thuộc phạm vi rộng trong xã hội. Nó tác động đến quyết định Marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố tồn tại khách quan, không thể khống chế mà doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp đối phó kịp thời. 2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Môi trường Marketing vĩ mô của doanh nghiệp bao gồm sáu lực lượng chủ yếu là: môi trường nhân khẩu học, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường khoa học công nghệ, môi trường văn hoá, môi trường chính trị pháp luật. • Môi trường nhân khẩu học Yếu tố nhân khẩu học đầu tiên mà doanh nghiệp cần theo dõi là dân số, vì con người làm nên thị trường. Doanh nghiệp cần quan tâm đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau. Ngoài ra, các yếu tố như sự phân bổ tuổi tác, lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn,… cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong nhu cầu đối với sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường. • Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng trưởng cũng như sức hấp dẫn của thị trường. Thị trường cần có sức mua của người tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng lại phụ thuộc vào các yếu tố như: tình hình phát triển kinh tế, giá cả, khả năng thanh toán, thu nhập, phân bố thu nhập và các xu hướng tiêu dùng. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT • Môi trường tự nhiên Các tác động như nguồn năng lượng ngày càng hiếm, vấn đề ô nhiễm môi trường, thiên tai,… đặt ra các vấn đề lớn hiện nay như là bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên khiến doanh nghiệp phải lưu ý để có các biện pháp đối phó trong hoạt động kinh doanh của mình cũng như trong các chương trình hoạt động Marketing. • Môi trường khoa học công nghệ Mỗi một công nghệ mới ra đời sẽ đưa đến việc loại bỏ các công nghệ trước đó. Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay, doanh nghiệp nào chủ động trong công nghệ sẽ có lợi hơn trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động Marketing nói riêng. • Môi trường chính trị-pháp luật Những yếu tố của môi trường chính trị-pháp luật như tình hình chính trị, pháp luật, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội…có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong số những yếu tố này thì luật pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì pháp luật điều tiết các hoạt động kinh doanh, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. • Môi trường văn hoá Ngày nay, không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hoá cũng cho rằng, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Tác động của văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Riêng đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp, các giá trị văn hoá tinh thần và văn hoá phi vật thể có tác động mạnh mẽ và phổ biến, song có thể chia ra thành hai nhóm: nhóm các yếu tố như trình độ sử dụng cải tiến kĩ thuật, trình độ văn hoá kĩ thuật của lao động; nhóm thứ hai bao gồm các yếu tố như ngôn ngữ, biểu tượng, truyền thống,… Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT Ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá lên hoạt động Marekting của doanh nghiệp là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà nghiên cứu thị trường. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các biện pháp Marketing mà họ thực hiện. Ví dụ, những quy tắc xã giao, cách nói năng cư xử của một nền văn hoá nào đó mà các nhà hoạt động thị trường chịu ảnh hưởng sẽ được họ mang theo và sử dụng trong quá trình giao tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng. Trong trường hợp này, văn hoá đã tác động hay chi phối trực tiếp đến loại công cụ thứ tư của marketing – công cụ xúc tiến hỗn hợp với ý nghĩa giao tiếp truyền thông. Ảnh hưởng gián tiếp của văn hoá đến hoạt động Marketing mang tính thường xuyên và có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn. Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, sách lược, biện pháp Marketing mà doanh nghiệp lựa chọn. Văn hoá ảnh hưởng hầu như một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau của hệ thống Marketing – Mix, trong đó đặc biệt lưu ý là ảnh hưởng đến công cụ sản phẩm, hoạt động phân phối và hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Trong mỗi nền văn hoá, các giá trị văn hoá có tính bền vững và phổ cập khác nhau và do đó ảnh hưởng không giống nhau đến hoạt động Marketing của các doanh nghiệp. Nhưng tóm lại, với tư cách là yếu tố của môi trường Marketing, văn hoá ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động Marketing của các doanh nghiệp. 3. Môi trường Marketing vi mô 3.1. Khái niệm Môi trường Marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng doanh nghiệp và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Môi trường Marketing vi mô bao gồm các lực lượng bên trong công ty và các lực lượng bên ngoài công ty như nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng. [...]... mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con + Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, là doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước Năm 2005 là năm đầu tiên Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ là tổ chức hoạt động kinh doanh theo chuyên môn hoá ngành hàng và quản lý phấn vốn Nhà nước tại các đơn vị thành... Thành phố Hà Nội giao Năm 2004 là năm đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Tổng Công ty + Thực hiện 02 Quyết định: Quyết định số 129/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập Tổng Công ty Thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và Quyết định số 125/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng Công ty Thương mại. .. biết đến Qua gần bốn năm hoạt động, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã có 33 Công ty thành viên bao gồm 2 công ty TNHH Nhà nước một thành viên chưa chuyển đổi hình thức sở hữu, 05 công ty TNHH Nhà nước 100% vốn, chưa chuyển đổi hình thức sở hữu, 25 công ty thành viên là các công ty cổ phần và 12 công ty khác có vốn góp dưới 51% của Tổng công ty (Chi tiết phụ lục 1) 2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ chức năng... đồng QUẢN TRỊ Ban KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ 2.2 Sơ đồ các khối phòng ban chức năng (Phụ lục 2) 2.3 Chức năng nhiệm vụ hoạt động của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội 2.3.1 Chức năng của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội • Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND TP Hà Nội về việc bảo toàn và phát... quan về Tổng Công ty Thương mại Hà Nội 1 Lịch sử ra đời Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Tổng Công ty Thương mại Hà Nội tiền thân là Công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu nam Hà Nội, hoạt động từ năm 1991 với tên giao dịch là HAPROSIMEX – SAIGON Tháng 04 năm 1992, thực hiện Quyết định số 672/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc chuyển ban đại diện phía nam thuộc liên hiệp Sản xuất-Dịch vụ và Xuất... tiến hành các hoạt động Marketing cho doanh nghiệp của mình như thế nào? Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT Để tìm hiểu về vấn đề này, phần hai của báo cáo xin được trình bày về hoạt động Marketing tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO) Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI I Tổng. .. vị thế của thương mại Thủ đô • Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng phát triển kinh doanh bất động sản 3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Tổng Công ty Thương mại Hà Nội hoạt động trên nhiều lĩnh vực như xuất khẩu, thương mại nội địa, bất động sản, kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ ăn uống, giải khát, du lịch lữ hành và các dịch vụ khác  Xuất khẩu: + Hàng thủ công mỹ nghệ; hàng... 12 năm 2000 thực hiện quyết định số 6980 của UBND thành phố Hà Nội về việc sát nhập Công ty dịch vụ ăn uống bốn mùa Công ty lấy tên là Công ty Sản xuất- Dịch vụ và Xuất nhập khẩu nam Hà Nội và chuyển về thuộc quyền quản lý của Sở Thương mại Hà Nội Năm 2001, hoạt động kinh doanh của Công ty có một số nét nổi bật sau: + Thị trường XNK thuộc 52 nước, thực hiện giao dịch với khoảng 2000 khách hàng, hợp tác... phí và liên kết các hoạt động của các công ty con theo chiến lược phát triển ngành thương mại trong Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Huyền_A2_K43 Luật KDQT từng giai đoạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty mẹ cũng như Công ty con là được UBND Thành phố giao • Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; thực hiện các chế độ, chính sách, phương thức điều hành hoạt động. .. sách Nhà nước đạt: 293,5 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2006 - Thu nhập bình quân người lao động tăng 45% so với năm 2006 - Năm 2007, Tổng Công Ty đã đưa vào kinh doanh 02 trung tâm, 14 của hàng, quầy hàng thực phẩm an toàn mang thương hiệu Haprofood, 07 cửa hàng dịch vụ ăn uống mang thương hiệu Bốn mùa II Khái quát về bộ phận Marketing của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội 1 Sơ đồ tổ chức bộ phận Marketing . cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích, đánh giá các hoạt động Marketing và hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty, vấn đề đặt ra đối với hoạt động Marketing của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội,. về Marketing và những hiểu biết thực tế tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, đề tài thực tập tốt nghiệp nhằm nghiên cứu các vấn đề thực tiễn trong hoạt động Marketing của Tổng Công ty Thương mại. phận Marketing. Cụ thể là, Tổng Công ty quyết định mời chuyên gia nước ngoài về quản lý và điều hành hoạt động Marketing. Với mong muốn tìm hiểu về hoạt động Marketing của Tổng Công ty Thương mại

Ngày đăng: 19/05/2015, 15:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS, TS. Trần Minh Đạo (Chủ biên): Giáo trình Marketing căn bản. Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006 Khác
2. Tập thể tác giả Trường Đại học Ngoại thương: Giáo trình Marketing lý thuyết. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000 Khác
3. Nguyễn Đức Ngọc (Biên soạn): Nghệ Thuật Marketing. Nxb Lao động Xã hội, 2005 Khác
4. Dương Hữu Hạnh: Quản trị doanh nghiệp(Business Administration).Nxb Thống Kê, 2005 Khác
5. Lan Chaston, TS Vũ trọng Hùng(Biên soạn): Marketing định hướng vào khách hàng. Nxb Đồng Nai, 2005 Khác
6. Lã Kiến Hoa – Cao Thuỵ Minh: Phương pháp quản lý hiệu quả tiêu thụ. Nxb Lao động xã hội, 2005 Khác
7. Philip Kotler: Quản trị Marketing. Nxb Thống kê, 2000 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w