1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - thực trạng và giải pháp

81 523 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 695 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3 I. KHÁI NIỆM VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3 1. Khỏi niệm về xuất khẩu h

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta chủtrương chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN để hội nhập với nền kinh tế thế giới Hòa nhịp cùngvới sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại trong nước, lĩnh vực xuấtnhập khẩu cũng đang là lĩnh vực phát triển khá mạnh, và rất được nhà nướcquan tâm

Tham gia vào WTO, Việt Nam được bảo vệ và hưởng rất nhiều lợi ích tolớn mà WTO mang đến cho các nước thành viên Các thị trường lớn nhất thếgiới phải mở cửa cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tạo ra một cơ hội pháttriển lớn cho chúng ta, hoạt động xuất khẩu càng có nhiều điều kiện phát triểnmạnh hơn Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu trênlĩnh vực xuất khẩu, nhất là xuất khẩu các mặt hàng như xuất khẩu hàng nôngsản, hàng dệt may, giày dép, và hàng thủ công mỹ nghệ Đúng vậy, xuất khẩungành hàng thủ công mỹ nghệ đã có sự tăng trưởng tích cực trong những nămgần đây và vươn lên là 1 trong 10 ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch caonhất của đất nước, giá trị thực thu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là rất cao.Đây là ngành hàng được nhà nước rất quan tâm và khuyến khích phát triển.Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là một doanh nghiệp nhà nước,dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước, và làdoanh nghiệp có năng lực nhất trong phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàngnày

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, thông qua sự hướng dẫn tận tình củaPGS.TS Hoàng Minh Đường và tập thể cán bộ phòng kinh doanh xuất nhậpkhẩu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội em đã chọn và đi sâu nghiên cứu

đề tài:

Trang 2

“ Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - thực trạng và giải pháp”.

Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương:

Chương I: Lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

thương mại

Chương II: Phân tích thực trạng về hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ

công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội

Chương II: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong thời gian tới

Do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian được tìm hiểu tại Công tykhông dài nên dù đã cố gắng song chắc chắn chuyên đề này sẽ không thể tránhđược những thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy côgiáo cũng như của các cán bộ Tổng công ty Thương mại Hà Nội để chuyên đềtốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

I KHÁI NIỆM VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu là một hoạt động thu doanh lợi bằng cách bán hàng hóa haydịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển rakhỏi biên giới của một quốc gia

Xuất khẩu hàng hóa là đưa sản phẩm hữu hình hay hàng hóa ra khỏi mộtnước

2 Phân loại xuất khẩu hàng hóa

Ta có thể chia xuất khẩu hàng hóa thành 4 loại hình sau đây:

- Hàng hóa xuất khẩu thương mại

- Hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh

- Hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển, khu vực thương mại tự do,kho ngoại quan, kho báo thuế

- Hàng hóa xuất khẩu theo những loại hình khác như: Hàng hóa nhằm mụcđích phi thương mại (hàng phi mậu dịch); Quà biếu tặng; hàng hóa của cơ quanđại diện ngoại giao; hàng mẫu không thanh toán; hàng viện trợ nhân đạo; cáchàng hóa khác

3 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại

Xuất khẩu đem lại cho các doanh nghiệp thương mại rất nhiều lợi thế Xuthế toàn cầu hóa nền kinh tế, sự mở cửa của nhiều thị trường mới, các hiệp địnhthương mại song phương và đa phương, sự hình thành các tổ chức thương mạikhu vực và sự hình thành của các tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra những

Trang 4

cơ hội chưa từng có cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu Do việc áp dụngcông nghệ mới, nhiều nước có khả năng tạo ra sản phẩm rẻ hơn, tốt hơn, vớithời gian sản xuất nhanh hơn Rất nhiều nước đang phát triển đã trở thành đốithủ cạnh tranh của các nước phát triển nhờ vào sự nắm bắt hệ thống thông tintoàn cầu nắm bắt được cơ hội kinh doanh cho chính doanh nghiệp mình.

Xuất khẩu hàng hóa đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nó có nhữngvai trò chủ yếu là:

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệphóa, hiện đại hóa

Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sảnxuất phát triển

Xuất khẩu để gia tăng doanh số bán hàng Doanh số xuất khẩu có thể làmột phương tiện để giảm bớt khả năng sản xuất dư thừa trong thị trường nộiđịa

Xuất khẩu giúp doanh nghiệp giành được thị phần ở nước ngoài Nhờ vàoviệc xuất khẩu mà công ty sẽ học hỏi được từ đối thủ cạnh tranh, từ các chiếnlược của họ và những việc mà đối thủ cạnh tranh đã thực hiện để giành được thịphần ở nước ngoài

Xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địahiện có Nhờ mở rộng hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, công ty sẽphát triển các cơ sở bán hàng và giảm sự phụ thuộc vào khách hàng trong nước.Xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài cho phép công ty đa dạng hóacác địa điểm bán hàng, tránh bị rủi ro khi một trong hai thị trường bị sụt giảm.Xuất khẩu hàng hóa giúp hoàn tất việc tiết kiệm do sản xuất đại quy mô.Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện côngviệc quản trị sản xuất và kinh doanh

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại

Trang 5

Xuất khẩu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu.

Mặt khác, xuất khẩu giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa rủi ro trong cạnhtranh Nhiều công ty thực hiện kinh doanh xuất khẩu vì lý do tấn công đối thủ

có thể làm thiệt hại quyền lợi của chính công ty khi họ hoạt động, tiếp sức chohoạt động trong thị trường của công ty, tức là hai công ty ở cùng một quốc gia

II NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thương mại

Để tăng kim ngạch xuất khẩu, một doanh nghiệp áp dụng nhiều phươngthức kinh doanh xuất khẩu khác nhau và dưới đây là một vài phương thức phổbiến trong doanh nghiệp thương mại:

1.1 Hình thức xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước củamình để thu ngoại tệ thông qua việc giao bán cho các doanh nghiệp đang hoạtđộng trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài; hoặc bánhàng sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnhthổ Việt Nam

1.2 Hình thức xuất khẩu ủy thác

Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mạithông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác được hưởngphí trên công việc xuất khẩu đó

Thương nhân nhận ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu các loại hànghóa, trừ các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuấtkhẩu

Đối với hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, bên ủy thác hoặc nhận ủy thácphải có giấy phép xuất khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác

Trang 6

1.3 Hình thức gia công hàng xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu Trong

đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụliệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước

Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêucầu của khách hàng Toàn bộ sản phẩm làm ra nhận gia công sẽ giao lại chongười đặt gia công để nhận tiền công

1.4 Hình thức xuất khẩu tự doanh

Đây là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm (tổ chức thu mua hoặc

tổ chức sản xuất), tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu

1.5 Hình thức thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài

Đây là hình thức doanh nghiệp có hàng xuất khẩu thuê doanh nghiệp nướcngoài làm đại lý bán hàng của mình và thu ngoại tệ về

Tại Việt Nam, việc thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tạinước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp Việt Nam được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lýbán hàng tại nước ngoài được bán các hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc danh mụchàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu

- Thương nhân Việt Nam thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài phải ký kếthợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài và chuyển các hợp đồng thu được

từ hợp đồng bán hàng về nước theo quy định về quản lý ngoại hối và hướngdẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Nhận lại hàng hóa: Những hàng hóa không tiêu thụ được tại nước ngoàiđược nhập khẩu trở lại Việt Nam, thì hàng hóa này không phải chịu thuế nhậpkhẩu và được hoàn thuế xuất khẩu (nếu có)

1.6 Hình thức tạm nhập, tái xuất

Trang 7

Theo hình thức này doanh nghiệp xuất khẩu mua hàng của một nước sau

đó nhập về nước mình, sau đó tái xuất khẩu sang một nước khác mà không cầnqua chế biến tại nước mình

Ở nước ta, hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam khôngquá 120 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập

Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào ViệtNam và chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực hiện xuất khẩu ra khỏiViệt Nam

Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt là hợpđồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trướchoặc sau hợp đồng nhập khẩu

Việc thanh toán tiền hàng theo hình thức này phải luôn tuân thủ các quyđịnh về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.7 Hình thức chuyển khẩu

Đây là hình thức mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang mộtnước, vùng lãnh thổ Việt Nam mà làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam vàkhông làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam

Hàng hóa chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam phải chịu sự giám sát củaHải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam

Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt:Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhậpkhẩu Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng

1.8 Xuất khẩu mậu biên

Xuất khẩu mậu biên là một hình thức xuất khẩu tự doanh đặc biệt, doanhnghiệp ít khi ký kết hợp đồng xuất khẩu Đồng tiền thanh toán ở đây khôngnhất thiết phải là ngoại tệ mạnh và ở thời điểm giao hàng phải có đại diện của

cả người bán và người mua

Trang 8

1.9 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là phương thức mua bán, người mua hoặc người bán

có thể trực tiếp hoặc thông qua sử dụng thư từ giao dịch để thỏa thuận mua bán.Hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc mua từ nơi khác với danhnghĩa là hàng của mình để xuất khẩu

2 Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp thương

mại

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại bao gồm 4 nộidung cơ bản là nghiên cứu thị trường hàng hóa xuất khẩu, lập phương án kinhdoanh xuất khẩu, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu và tổ chức hoạt độngxuất khẩu hàng hóa

2.1 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường nhằm mục đích để lựa chọn thị trường phù hợp, lựachọn phương thức giao dịch và lập được phương án kinh doanh hợp lý

Nội dung của nghiên cứu thị trường bao gồm :

Nghiên cứu về dung lượng thị trường, tức là nghiên cứu về giá trị hànghóa, khối lượng hàng hóa, giới hạn địa lý,

Nghiên cứu hàng hóa xuất nhập khẩu, xem xét nhu cầu cụ thể của thịtrường, xem xét điều kiện sản xuất hàng hóa, đánh giá chu kỳ sống của sảnphẩm, tỷ suất ngoại tệ của hàng hóa (xem xét xem tổng số nội tệ phải chi ra làbao nhiêu để thu được một đơn vị ngoại tệ)

Nghiên cứu về giá cả quốc tế Khi nghiên cứu về giá cả quốc tế các doanhnghiệp xuất khẩu phải tiến hành chọn nguồn để tham khảo giá tin cậy và phântích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của giá cả để có được những nhậnđịnh, quyết định đúng trong việc định giá mặt hàng xuất khẩu

Nghiên cứu về vấn đề vận tải Xem xét lựa chọn các hãng vận tải, cước phítrung bình, các thông lệ vận tải,…

Trang 9

Nghiên cứu về văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng, tập quán thươngmại.

Cuối cùng là nghiên cứu rào cản thương mại của thị trường thông qua cácthông tin về thị trường (thông tin sơ cấp, thông tin thứ cấp)

Để biết được các thông tin về thị trường, nhà xuất khẩu sử dụng haiphương pháp, đó là phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiêncứu hiện trường:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu các tài liệu liên quan như cáctạp chí kinh tế thương mại, tạp chí chuyên ngành xuất khẩu, sách chuyên khảo,các bản thống kê, thông báo của các công ty dịch vụ thông tin Phương phápnày dễ thực hiện, ít chi phí nhưng chỉ cho kết quả tổng quát, không đi sâu vàochi tiết cụ thể

- Phương pháp nghiên cứu hiện trường: Là phương pháp nghiên cứu tại thịtrường xuất khẩu Kế hoạch nghiên cứu gồm: xác định các mục tiêu của việcnghiên cứu thị trường, xác định các loại người cần điều tra, thiết lập bảng câuhỏi điều tra, tổ chức các cuộc phỏng vấn trước (nếu có thể), tổ chức các cuộcphỏng vấn cá nhân, phỏng vấn bằng điện thoại, thăm dò bằng thư từ, điều tra tạicửa hàng Phương pháp này khá tốn kém, người tham gia nghiên cứu phải biếtngoại ngữ, biết phương pháp phỏng vấn, chon mẫu, lập bảng câu hỏi chính xác,

xử lý các thông tin

2.2 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu

Thực chất của phương án kinh doanh xuất khẩu là những kế hoạch xuấtkhẩu được xây dựng để đạt tới mục tiêu đặt ra

Nội dung của lập phương án xuất khẩu gồm việc đánh giá về thị trườngxuất khẩu, nêu ra những thuận lợi và khó khăn; đến xác định các mục tiêu, cóthể là mục tiêu về kim ngạch, số lượng hàng hóa, dung lượng thị trường; xácđịnh mặt hàng, cơ cấu mặt hàng, phương thức buôn bán và thời gian để thực

Trang 10

hiện; tính toán sơ bộ các chỉ tiêu, phản ánh hiệu quả của phương án như: tỷ suấtngoại tệ, chi phí kinh doanh, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

2.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu

Để đàm phán thành công, doanh nghiệp xuất khẩu tham gia đàm phán phảinắm vững ba khía cạnh chính là: Pháp luật, thông tin (hàng hóa, thị trường, giácả) và khía cạnh pháp lý của các bên tham gia

Khía cạnh pháp luật: Hiểu được pháp luật của nước xuất khẩu, nước mua,nước thứ ba và luật của các tổ chức liên hệ (WTO, ASEAN, EU, )

Khía cạnh thông tin, nhà xuất khẩu cần nắm được các thông tin sau:

- Thông tin về hàng hóa liên quan: Tìm hiểu cụ thể về sản phẩm mình địnhxuất khẩu về giá cả, công dụng, tính chất lý hóa của sản phẩm; tính hình tínhtoán hiệu quả kinh doanh của mặt hàng xuất khẩu thông qua tỷ suất ngoại tệcủa mặt hàng kinh doanh

- Thông tin về thị trường và giá cả hàng hóa xuất khẩu: Quy mô của thịtrường nước ngoài, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng , các kênh phânphối hàng hóa, tình hình cung cầu mặt hàng xuất khẩu, chiều hướng tăng giảmcủa giá cả hàng hóa xuất khẩu, tình hình thu mua hàng hóa để xuất khẩu, giáthu mua hàng hóa xuất khẩu, và sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu hàng hóacùng chủng loại trên thị trường

- Thông tin về bạn hàng, đối tác (khả năng tài chính, mua bán trung gian haynhà nhà sản xuất,…)

Về ký kết hợp đồng xuất khẩu, có hai hình thức ký hợp đồng xuất khẩu

Đó là:

- Ký trực tiếp: Sử dụng hợp đồng một văn bản trên đó có đầy đủ chữ ký củangười mua và người bán, ngày ký và địa điểm ký đã được xác định Với hìnhthức này thì bên nào giành được quyền soạn thảo hợp đồng sẽ có nhiều ưu thế

- Ký kết gián tiếp: Sử dụng hợp đồng nhiều văn bản, và sử dụng hình thứcchào hàng cam kết, chấp nhận giá chào hàng, và hình thức đơn đặt hàng, chấp

Trang 11

nhận giá đặt hàng Hình thức này, các bên sử dụng thư từ giao dịch để ký kếthợp đồng xuất khẩu.

Hợp đồng ký kết phải đảm bảo hiệu lực pháp lý, ngày và địa điểm lý thuyếtphải dựa vào điều chỉnh hợp đồng để xác định

Mặt khác, để quá trình đàm phán, ký hợp đồng xuất khẩu thành công, mộtyếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình này là năng lực của người tham giađàm phán Đó là sự hiểu biết về ngôn ngữ đàm phán, năng lực về nghiệp vụngoại thương, và khả năng nắm vững tính năng sản phẩm xuất khẩu, của ngườitham gia đàm phán

2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Người kinh doanh vận dụng các nghiệp vụ xuất khẩu để thực hiện các hợpđồng xuất khẩu đã ký kết

Các bước để thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo thứ tự là: Xin giấy phépxuất khẩu, chuẩn bị hàng xuất khẩu, sơ bộ thực hiện yêu cầu của thanh toán,thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàngxuất khẩu, làm thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại (nếu có)

3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở doanh

nghiệp thương mại

Mỗi doanh nghiệp thương mại khác nhau thường sử dụng hệ thống các chỉtiêu đánh giá kết quả hoạt động khác nhau Tuy vậy, các chỉ tiêu thường đượccác doanh nghiệp thương mại sử dụng đó là:

3.1 Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu hay tỷ suất huy động hàng xuất khẩu (Kx)

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu đánh giá để có một đơn vị ngoại tệ bán hàng xuấtkhẩu, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí tính bằng đồng nội tệ

Kx < Tỷ giá hối đoái thời điểm thanh toán thì kinh doanh có lời

Trang 12

Kx > Tỷ giá hối đoái thời điểm thanh toán thì kinh doanh không có lời.

Ở đó:

Tổng chi phí xuất khẩu bằng đồng nội tệ gồm: Chi phí mua hàng xuấtkhẩu, đóng gói bao bì, lưu thông hàng hóa nội địa, thủ tục xin phép, khai báohải quan, kiểm nghiệm hàng hóa, thuế xuất khẩu, lãi tiền vay,…

Tổng doanh thu hàng xuất khẩu= đơn giá tính bằng ngoại tệ X số lượng hàng xuất khẩu

3.2 Kim ngạch xuất khẩu

KNXK= qnhân tố lượng x pnhân tố chất

Trong đó:

KNXK là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa,

q là khối lượng hàng hóa xuất khẩu,

p là giá cả hàng hóa xuất khẩu

3.3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh gồm có lợi nhuận từ hoạt động bánhàng và cung cấp dịch vụ:

Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu được từ hoạt động bán hàng vàcung cấp dịch vụ thương mại trừ đi chi phí giá vốn và các chi phí liên quan đếnhoạt động bán hàng cộng với thuế mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải trảcho hoạt động bán hàng đó

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:

LNTC= TNTC – CPTC

Trong đó:

LNTC : Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

TNTC: Thu nhập từ hoạt động tài chính

CPTC: Chi phí từ hoạt động tài chính

Tỷ suất lợi nhuận được tính theo các công thức:

Trang 13

Là chi phí tính cho một ngoại tệ (USD) kim ngạch xuất khẩu:

Doanh nghiệp chỉ nên kinh doanh xuất khẩu khi TXK nhỏ hơn tỷ giá hối đoái

3.5 Tỷ suất doanh lợi nội bộ

NPV1 là hiện giá thuần dương dần tới 0

NPV2 là hiện giá thuần âm gần tới bằng 0

i1, i2 là lãi suất tương ứng tại NPV1, NPV2

IRR thường được tính toán để lựa chọn dự án đầu tư, nếu IRR lớn hơn hoặcbằng lãi suất vay vốn thông thường thì quyết định đầu tư Các nhà xuất khẩuthường sử dụng chỉ tiêu này để kiểm tra lại hiệu quả đầu tư vào mặt hàng xuấtkhẩu của doanh nghiệp trong kỳ, và đưa ra quyết định đầu tư cho kỳ tới

Trang 14

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1 Nhóm nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng

hóa của doanh nghiệp thương mại

1.1 Lợi thế so sánh của các nước xuất khẩu

Lợi thế so sánh của nước xuất khẩu so với lợi thế của các nước xuất khẩukhác do điều kiện thiên nhiên, khí hậu, đất đai, tài nguyên thuận lợi nên khiếnsản phẩm xuất khẩu của nước đó có chất lượng tốt, giá thành thấp hơn so vớisản phẩm cùng chủng loại của nước xuất khẩu khác

1.2 Chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước

Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước như việc giảm thuế xuấtkhẩu, cấp tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho công ty xuất khẩu, có cơ quannghiên cứu thị trường nước ngoài và phổ biến các thông tin cần thiết về sảnphẩm và thị trường cho nhà xuất khẩu biết để đưa ra những phương thức kinhdoanh phù hợp

1.3 Tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ:

Nếu đồng tiền trong nước giảm so với đồng đô la Mỹ hay EURO,…sẽ cólợi cho nhà xuất khẩu vì hàng bán ra nước ngoài với giá thấp nên có tính cạnhtranh cao Trái lại, đồng tiền trong nước tăng giá so với đô la Mỹ, EURO… giábán hàng ra nước ngoài sẽ cao, khó cạnh tranh với hàng hóa của các nước, tức

là kém khả năng cạnh tranh

1.4 Các cơ hội đặc biệt trong thị trường xuất khẩu

Những cơ hội đột xuất giúp công ty xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơncác trường hợp thông thường do thị trường xuất khẩu đột nhiên bị thiếu hụthàng hóa hoặc do thị trường nhập khẩu cấm nhập hàng cùng chủng loại từ mộtnước xuất khẩu khác Tuy nhiên cơ hội này không nhiều trong xuất khẩu hànghóa

Trang 15

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng khác

Ngoài các nhân tố trên, thì chính sách của nhà nước về thuế xuất khẩuhàng hóa, quá trình làm thủ tục hải quan cũng tác động một phần không nhỏ tớidoanh nghiệp xuất khẩu

Thuế quan xuất khẩu là thuế quan áp đặt vào hàng hóa dịch vụ xuất khẩucủa một quốc gia hay vùng lãnh thổ

Các loại thuế quan xuất khẩu có thể đánh vào thành phẩm hay đầu vàoxuất khẩu (nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm) Luật thuế quan có thể gâyảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm của nước xuất khẩu đối với sảnphẩm sản xuất trong nước của nhà nhập khẩu Và ảnh hưởng đến sức cạnhtranh của sản phẩm nước nhà xuất khẩu so với sản phẩm đến từ nước thứ ba, domức thuế quan áp dụng khác nhau

Ngoài việc ảnh hưởng bởi thuế quan xuất khẩu thì các hàng rào phi thuếquan cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanhnghiệp thương mại

Nó bao gồm các hàng rào định lượng như hạn chế xuất khẩu tự nguyện,việc cấp phép xuất khẩu và các rào cản mang tính kỹ thuật và văn hóa như cáchàng rào liên quan đến giá, quản lý giá; các rào cản liên quan đến doanhnghiệp; các rào cản liên quan đến đầu tư; tiêu chuẩn kỹ thuật; các quy địnhhành chính; trách nhiệm xã hội và tiêu chuẩn lao động

Để làm tốt hoạt động xuất khẩu thì nhà xuất khẩu không những hiểu đượcluật thuế quan, các hàng rào phi thuế quan, thủ tục Hải quan của nước mình màcòn phải hiểu được các sắc thuế nội địa của nước nhập khẩu Vì nhà nhập khẩukhi nhập hàng về phải chịu các sắc thuế nội địa, khiến giá hàng nhập về phảibán với giá cao nên khó được thị trường nước ấy chấp nhận Do đó, nhà nhậpkhẩu nước ngoài sẽ tìm đến nhà cung cấp khác với giá chào bán rẻ hơn

Trang 16

Mặt khác, hoạt động xuất khẩu hàng hóa còn phụ thuộc vào hối đoái.Nhiều nước đặt ra các kiểm soát và hạn chế việc thanh toán bằng ngoại tệ (dokhan hiếm ngoại tệ, ) đối với hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu.

2 Nhóm nhân tố chủ quan trong nội tại doanh nghiệp thương mại

2.1 Tổ chức xuất khẩu hàng hóa trong công ty

Về tổ chức xuất khẩu hàng hóa trong công ty có được tốt hay không phụthuộc các yếu tố sau:

Phụ thuộc vào năng lực chế biến, sự hiện đại và đầy đủ của máy móc thiếtbị

Phụ thuộc vào tình hình quản trị và tổ chức của công ty có đầy đủ và dồidào để điều tra thị trường, quảng cáo sản phẩm, tiếp thị hay không

Phụ thuộc vào sự dồi dào về nguồn tài chính phục vụ cho điều tra nghiêncứu thị trường, quảng cáo sản phẩm, tiếp thị sản phẩm, tham gia hội chợ triểnlãm,

Mặt khác, bí quyết về Marketing và kinh nghiệm xuất khẩu là hai yếu tốrất quan trọng dẫn tới thành công cho doanh nghiệp xuất khẩu

2.2 Sự sẵn sàng của hàng hóa sản phẩm

Doanh nghiệp có sẵn sàng về sản phẩm để xuất khẩu hay chưa, có đủlượng hàng để xuất khẩu không, và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp có đápứng được yêu cầu thị trường xuất khẩu hay không (yêu cầu về mẫu mã, chấtlượng, màu sắc, giá cả…)

Sản phẩm xuất khẩu đã đạt tiêu chuẩn ISO hay chưa, vì nếu hàng hóakhông đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ không xuất khẩu được hay xuất khẩu với giáthấp hơn mức giá bình quân trên thị trường thế giới, vì nhà nhập khẩu nướcngoài phòng ngừa các rủi ro về việc bán lại hàng hóa với giá thấp hoặc vì ngườixuất khẩu giao hàng không đúng hạn

Trang 17

Tất cả các yếu tố liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp cóảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp đó Một doanhnghiệp muốn tạo uy tín với khách hàng thì phải luôn sẵn sàng về hàng hóa xuấtkhẩu của doanh nghiệp mình, luôn giữ thế chủ động trong kinh doanh mặt hàngđó.

Trang 18

CHƯƠNG IIPHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI

HÀ NỘI

I KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)

1.1 Tổng quan về Tổng công ty Thương mại Hà Nội

Tên gọi: Tổng công ty Thương mại Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế: Hapro Trade Corporation

Vốn điều lệ của Tổng công ty: 572.147 tỷ đồng

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là doanh nghiệp nhà nướcđược thành lập theo Quyết định số 125/2004/QD-UBND ngày 11 tháng 08 năm

2004 của UBND Thành phố Hà Nội Tổng Công ty hoạt động theo mô hìnhCông ty mẹ - Công ty con với 33 đơn vị thành viên

Hapro ra đời với tiền thân là Công ty Haprosimex Sài Gòn, trải qua mộtquá trình hình thành với các giai đoạn phát triển sau:

UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 672/QĐ-UB chuyểnban đại diện phía Nam của Liên hiệp sản xuất- dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu

Trang 19

thủ công nghiệp Hà Nội thành công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Nam Hà Nộivới tên giao dịch là: Haprosimex Sài Gòn vào ngày 06/04/1992.

Ngày 12/02/2000, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số

6908/QĐ-UB sát nhập hai công ty Haprosimex Sài Gòn và công ty ăn uống dịch vụ Bốnmùa thành Công ty sản xuất- dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, với têngiao dịch vẫn là: Haprosimex Sài Gòn

Ngày 30/03/2002, UBND Thành phố Hà Nội cho ra quyết định số 1575/QĐ-UB chuyển giao nguyên trạng xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng thuộccông ty giống cây trồng Hà Nội về Công ty sản xuất- dịch vụ và XNK Hà Nội

để thực hiện dự án xây dựng khu sản xuất, chế biến thực phẩm liên hợp

Mặt khác, Haprosimex Sài Gòn còn giữ cổ phần chi phối tại công ty CPSimex (62,2%) và Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng (64,5%) trong tổng số 3 Công

ty được Nhà nước giao cho Haprosimex Sài Gòn quản lý phần vốn Nhà nước

Sau nhiều lần hợp nhất Haprosimex Sài Gòn trở thành một doanh nghiệplớn và cần thiết phải tổ chức lại và xây dựng ngành thương mại thêm văn minh,hiện đại Từ tất yếu khách quan đó, ngày 11 tháng 08 năm 2004 theo Quyếtđịnh số 125/2004/QD-UBND, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định thànhlập Tổng công ty thương mại Hà Nội Đây là một doanh nghiệp Nhà nước cócon dấu riêng, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại các ngân hàng vàkho bạc nhà nước

1.3 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội hoạt động trong các lĩnh vực:

 Xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng may mặc, hàng thủcông mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng

 Nhập khẩu máy, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng

 Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửahàng tiện ích và chuyên doanh

 Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận, trungtâm miễn thuế nội thành

Trang 20

 Sản xuất, chế biến: hàng thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, maymặc, v.v

 Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ

Sau gần 4 năm hoạt động và phát triển, Tổng Công ty Thương mại Hà Nộitrở thành đơn vị dẫn đầu của Thành phố Hà Nội trong hoạt động sản xuất kinhdoanh thương mại, dịch vụ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã được traotặng nhiều danh hiệu, giải thưởng như: Giải thưởng “Đơn vị xuất khẩu uy tín”

do Bộ Thương mại trao tặng nhiều năm liền; “Doanh nghiệp tiêu biểu Hà Nộivàng”; “Thương hiệu mạnh Việt Nam”; Giải thưởng “Top Trade Service 2007”

do Bộ Công Thương trao tặng; và nhiều giải thưởng khác

2 Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Do Hapro là một doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan sáng lập là UBND Thànhphố Hà Nội nên hoạt động và quản lý điều hành theo mô hình Công ty Mẹ -Công ty Con

Trang 21

2.1 Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội ( Hapro):

Sơ đồ 1: Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý của Hapro

BAN KIỂM SOÁT

&

KIỂM TOÁN

BAN ĐỐI NGOẠI

KHỐI

SP TIÊU DÙNG

KHỐI THƯƠN

G MẠI QUỐC TẾ

&PHÁT TRIỂN

BAN PHÁP

LÝ &

HỢP ĐỒNG

PHÒNG

TỔ CHỨC CÁN BỘ

Trang 22

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý

*Bộ phận quản lý điều hành:

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Tổng công ty do Đại hội đồng

cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị của Tổng công ty bao gồm 4 thành viên: Chủtịch Hội đồng quản trị, 1 trưởng ban kiểm soát và 2 ủy viên Hội đồng quản trị.Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu, trước pháp luật

về hoạt động của Tổng công ty và có nhiệm vụ:

+ Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và cácnguồn lực khác do đại diện chủ sở hữu đầu tư cho Tổng công ty

+ Quy định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàngnăm, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty và của các công ty con do Tổngcông ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ

+ Quy định các dự án đầu tư, phương án thanh lý, nhượng bán các khoảnđầu tư dài hạn, tài sản cố định của Tổng công ty có giá trị còn lại từ trên 30%đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Tổngcông ty

+ Quyết định các hoạt động vay, cho vay, thuê, cho thuê, và hợp đồngkinh tế khác có giá trị trên mức vốn điều lệ của Tổng công ty

+ Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc Tổng công ty, Giám đốc các đơn vịtrực thuộc trong việc thực hiện chức năng nhiêm vụ của Tổng Giám đốc, Gíamđốc theo quy định của luật doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ Tổng công ty

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quy định mức lương, giải quyếtcác lợi ích có liên quan đến Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc và kế toán trưởngcông ty TNHH Nhà nước một thành viên trực thuộc Tổng công ty

+ Thực hiện quy chế Giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Công tythành viên theo quy định của Nhà nước

+ Các quyền hạn và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, quy địnhcủa đại diện chủ sở hữu

Trang 23

- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Do Hội đồng quản trị bầu ra trong số thành

viên Hội đồng quản trị Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty là ngườichịu trách nhiệm lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủtoạ cuộc họp Hội đồng quản trị; Theo dõi qúa trình tổ chức thực hiện các quyếtđịnh của Hội đồng quản trị; Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông Trong trườnghợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản trị ủyquyền cho một thành viên của hội đồng quản trị thay mặt mình thực hiện cácquyền và nhiệm vụ của mình

- Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng

công ty theo mục tiêu kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của hội đồngquản trị phù hợp với điều lệ của Tổng công ty; tổ chức thực hiện các kế hoạch,phương án đầu tư của Tổng công ty; kiến nghị phương án bố trí tổ chức, quychế quản lý nội bộ Tổng công ty; bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức các chứcnăng quản lý trong Tổng công ty, trừ các chức năng do Hội đồng quản trị bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức; quyết định phụ cấp đối với người lao động, cán

bộ quản lý thuộc quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc trong Tổng công ty.Ngoài ra, Tổng Giám đốc Tổng công ty còn có nhiệm vụ trực tiếp phụ tráchcông tác tổ chức cán bộ, phụ trách công tác định hướng phát triển và công táctài chính

- Phó Tổng giám đốc: Là người giúp việc Tổng giám đốc, Tổng công ty

gồm có 4 phó Tổng giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc giảiquyết các công việc khác nhau khi Tổng giám đốc đi vắng

Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết địnhcủa mình Được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và kí kết một số hợp đồngkinh tế với khách nước ngoài và trong nước

Phó tổng giám đốc 1: Là người có trách nhiệm phụ trách về mảng xuất

nhập khẩu, kế hoạch và phát triển; xúc tiến thương mại, quảng cáo, triển lãm,

Trang 24

hội chợ, phát triển thương hiệu; phát triển vệ tinh và tạo nguồn hàng phục vụxuất khẩu; vận dụng cơ chế chính sách phục vụ sản xuất kinh doanh xuất nhậpkhẩu; phát triển doanh nghiệp ngoài Tổng công ty và phụ giúp Phó tổng giámđốc 2 trong công tác đổi mới, phát triển doanh nghiệp

Phó Tổng giám đốc 2: Chịu trách nhiệm quy hoạch, phát triển mạng lưới

theo định hướng của Tổng công ty ; chịu trách nhiệm về mảng thị trường nộiđịa( hàng hóa, ăn uống, giải khát); đổi mới phát triển doanh nghiệp trong Tổngcông ty, phụ giúp Phó Tổng giám đốc 1 phát triển doanh nghiệp ngoài Tổngcông ty; Vận dụng cơ chế chính sách trong sản xuất kinh doanh nội địa

Phó Tổng giám đốc 3: Phụ trách về mảng du lịch, công tác văn phòng,

đoàn thể, cải thiện đời sống; thanh tra, bảo vệ, tự vệ; kinh doanh bất động sản,kinh doanh nhà; thi đua khen thưởng, kỷ luật; phụ giúp Phó Tổng giám đốc 1trong xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm, phát triển thươnghiệu

Phó Tổng giám đốc 4: Nghiên cứu phát triển ngành hàng dịch vụ mới,

cải tiến mẫu mã sản phẩm; phát triển dự án sản xuất công nghiệp, khu côngnghiệp; phụ trách sản xuất (tập trung các ngành may mặc, thực phẩm, đồuống…); áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý; chất lượng hànghóa, sản phẩm, dịch vụ, quản lý, áp dụng hệ thống ISO trong Tổng công ty;dịch vụ thương mại, kho hàng, điểm thông quan; phụ giúp Phó Tổng giám đốc

3 trong khâu du lịch, thanh tra, bảo vệ

- Ban kiểm soát: Gồm trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị và một

số thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định để giúp Hội đồng quản trịkiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điềuhành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ, kế toán báo cáo tài chính và việcchấp hành Điều lệ của Công ty mẹ, nghị quyết quyết định của Hội đồng quảntrị, quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị

Trang 25

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo vàchịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.

*Các phòng ban chức năng:

- Văn phòng Tổng công ty: Được biên chế cho 23 lao động cho các cán

bộ quản lý và các bộ phận công tác là tổ lễ tân, tổ Văn thư, tổ bảo vệ, tổ lái xe,

tổ quản trị,…

Văn phòng Tổng công ty có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Tổngcông ty, thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác hành chính, quản trị, bảo vệtrật tự an ninh trong Tổng công ty, công tác vệ sinh an toàn lao động, phòngchống bão lụt, phòng cháy chữa cháy, công tác tiết kiệm chống lãng phí

- Phòng Tổ chức cán bộ Tổng công ty: Được biên chế 10 lao động cho

cán bộ quản lý và các bộ phận công tác

Phòng Tổ chức cán bộ Tổng công ty có nhiệm vụ cơ bản là tham mưucho lãnh đạo Tổng công ty về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự nhằm đảm bảothực hiện thắng lợi của Tổng công ty; có nhiệm vụ xây dựng chiến lược nhân

sự tổng thể đáp ứng mọi nhu cầu trước mắt và lâu dài của Tổng công ty, nghiêncứu hoàn thiện bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ phù hợp với mỗi tổchức để đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng, thông suốt, hiệu quả cao của bộmáy quản lý điều hành của Tổng công ty; chịu trách nhiệm thực hiện cácnghiệp vụ về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự (bao gồm cả tổ chức, nhân sựcủa Đảng bộ Tổng công ty), tuyển dụng, đào tạo, tiền lương tiền công, chế độchính sách đối với người lao động, thi đua khen thưởng kỷ luật và tổng hợp cáccông tác của Đảng

- Phòng Kế hoạch phát triển Tổng công ty: Được biên chế 5 lao động

cho cán bộ quản lý và các bộ phận công tác

Phòng Kế hoạch phát triển Tổng công ty có nhiệm vụ cơ bản:

Trang 26

+ Nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty công tác hoạch địnhchiến lược phát triển dài hạn và các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn để thựchiện chiến lược đó

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàngnăm, thống kê kế hoạch, đánh giá phân tích kết quả thực hiện, đề xuất các giảipháp khả thi nhằm đảm bảo việc hoàn thành kế hoạch

+ Thực hiện các công việc liên quan đến việc thành lập các tổ chức kinh

tế mới, tiếp nhận các tổ chức kinh tế khác làm thành viên liên kết của Tổngcông ty

+ Nghiên cứu áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnquốc tế (ISO, HACCP,…) cho Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc, …

- Phòng Phát triển thị trường nội địa Tổng công ty: Được biên chế 6 lao

động cho cán bộ quản lý và các bộ phận công tác Phòng Phát triển thị trườngnội địa Tổng công ty có nhiệm vụ cơ bản sau:

+ Nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển thị trường nội địa và kếhoạch thực hiện chương trình

+ Xây dựng các tiêu chí cần có đối với điểm kinh doanh trong hệ thống

để đảm bảo hiệu quả cao cho các hoạt động kinh doanh nội địa của toàn hệthống

+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển thị trườngnội địa và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống kinh doanh bán buôn,bán lẻ của Tổng công ty

- Ban Tài chính, kế toán và kiểm toán Tổng công ty: Được biên chế 18

lao động cho cán bộ quản lý và các phòng nghiệp vụ ( không kể vị trí Giám đốcban do Phó tổng giám đốc kiêm nhiệm) là Phòng Kế toán; Phòng Đầu tư tàichính và quản lý vốn; Phòng Quản lý tài chính và kiểm toán

Ban Tài chính, kế toán và kiểm toán Tổng công ty có nhiệm vụ cơ bảnsau:

Trang 27

+ Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty những vấn đề liên quan đến tàichính và đầu tư tài chính, quản lý, sử dụng và phát triển vốn

+ Xây dựng chiến lược vốn và các kế hoạch huy động vốn, đầu tư và sửdụng vốn nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sự phát triển củaTổng công ty; thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính Kiểm toán, đầu tư vàquản lý tài chính

- Ban pháp lý và hợp đồng Tổng công ty: Được biên chế 3 lao động cán

bộ quản lý và các bộ phận công tác

Ban Pháp lý hợp đồng Tổng công ty có nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp lý của Việt Nam liênquan tới mọi lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty để tham mưu cho lãnh đạoTổng công ty trong việc định hướng phát triển và quản lý điều hành các hoạtđộng của Tổng công ty

Thường trực tiếp nhận và xử lý các tranh chấp khiếu nại về hợp đồng kinh

tế, hợp đồng dân sự, các tranh chấp liên quan tới Tổng công ty tại tòa án

Xây dựng các quy chế, quy định, các văn bản pháp lý của Tổng công tytrên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành và phù hợp với đặc điểm hoạt độngcủa Tổng công ty

- Ban Đối ngoại Tổng công ty: Ban Đối ngoại Tổng công ty được biên

chế 16 lao động cho cán bộ quản lý và các phòng nghiệp vụ là Phòng Đốingoại, phòng Quản trị thương hiệu, phòng Quan hệ công chúng, phòngMarketing, phòng Công nghệ thông tin

Ban Đối ngoại Tổng công ty có nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất, tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty chiến lược phát triểnquan hệ đối ngoại trong và ngoài nước, chiến lược phát triển thương hiệu củaTổng công ty

Thực hiện các nhiệm vụ của Tổ thư kí

Trang 28

Xây dựng các chương trình, kế hoạch, truyền thông phục vụ mục tiêuphát triển trước mắt và lâu dài của Tổng công ty

Quản lý, điều hành hiệu quả hoạt động của hệ thống website, thư điện tử

và phát triển các ứng dụng khác của công nghệ thông tin; tổ chức, tham gia cácchương trình sự kiện, các chương trình hoạt động công chúng, các hội chợ triểnlãm trong và ngoài nước

- Trung tâm Đầu tư và phát triển hạ tầng thương mại Tổng công ty:

Trung tâm Đầu tư và phát triển hạ tầng thương mại Tổng công ty có nhiệm vụ

- Trung tâm kinh doanh hàng tiêu dùng: Có chức năng xây dựng thị

trường buôn bán cho các sản phẩm mang thương hiệu “HAPRO”

Trung tâm kinh doanh hàng tiêu dùng thực hiện các nhiệm vụ sau: Làđầu mối bán buôn hàng tiêu dùng nhập khẩu thông qua hệ thống kênh phânphối hàng thực phẩm; Là nhà phân phối độc quyền cho một số hãng nước ngoài

và một số sản phẩm có thương hiệu tốt; xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổchức, đào tạo cán bộ có đủ khả năng đáp ứng công việc…

3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)

3.1 Nguồn lực kinh doanh

3.1.1 Khả năng tài chính:

Tài sản ngắn hạn hiện có chiếm tới hơn 70% tổng giá trị tài sản của Tổngcông ty, nguồn vốn lưu động luôn chiếm tỷ lệ cao, doanh nghiệp sử dụng các

Trang 29

khoản nợ vay nhiều hơn sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu Có thể hiểu cơ cấu tàisản và cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty thông qua bảng sau:

Bảng 1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Hapro năm 2006

Theo: Nguồn báo cáo tài chính của Tổng công ty năm 2006

Vốn của Tổng công ty tính tại thời điểm năm 2008 là: 272.147.000.000 đồngNguồn vốn thường xuyên của TCT tài trợ cho TSCĐ và các tài sản dài hạnkhác và có dư thừa dùng để tài trợ cho TSCĐ và các tài sản ngắn hạn khác Qua

đó, ta thấy cơ cấu nguồn vốn và nguồn vốn sử dụng của Tổng công ty là hợp lý,tuân theo đúng nguyên tắc kế toán cân bằng trong thanh toán

3.1.2 Nguồn nhân lực

Trong năm 2008, Tổng công ty đã bổ nhiệm và bổ nhiệm lại 52 lượt cán bộquản lý các cấp, cử 54 lượt cán bộ có kinh nghiệm làm đại diện vốn Nhà nướctại Công ty Con, Công ty cổ phần và thay đổi 12 lượt cán bộ đại diện vốn; Tổchức 221 khóa đào tạo với tổng số 6.696 lượt CBCNV với tổng kinh phí hơn 1

tỷ đồng

Để nâng cao hoạt động quản lý điều hành, Tổng công ty đã triển khai “Đề

án kiện toàn tổ chức các Phòng Ban Quản lý Tổng công ty”

Toàn thể CBCNV Tổng công ty đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụsản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn

3.1.3 Cơ sở vật chất

Trang 30

Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động kinh doanh cũngnhư tạo không khí môi trường làm việc thoải mái cho cán bộ công nhân viênchức trong Tổng công ty.

Thực tế đã cải thiện đáng kể công tác ứng dụng CNTT trong toàn Tổng công

ty, đặc biệt là tại văn phòng Công ty mẹ; hỗ trợ kết nối thông tin, nâng cao hiệuquả ứng dụng, khai thác và xử lý thông tin ở các công ty thành viên

3.2 Đánh giá những kết quả kinh doanh của Hapro

3.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh

Trong những năm qua kết quả kinh doanh của tổng công ty như sau:

Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thương

mại Hà Nội năm 2006, 2007, 2008

195.8 (tr.USD)

196,5 (tr.USD)

206,5 (tr.USD)

231 (tr.USD)

234,7 (tr.USD)

3.2.1.1 Tổng doanh thu:

Tổng doanh thu của Tổng công ty đều tăng lên trong các năm vừa qua,

Biểu 1: Biểu đồ Tổng doanh thu

Trang 31

BIỂU ĐỒ TỔNG DOANH THU

Tổng doanh thu (tỷ VNĐ)

Doanh thu xuất khẩu (tỷ VNĐ)

Doanh thu nội địa (tỷ VNĐ)

Năm 2008 tổng doanh thu của Tổng công ty ước đạt tới 6.254,2 tỷđồng,vượt kế hoạch đề ra của năm, đạt 101.42% kế hoạch năm 2008, tăng6,83% so với thực hiện cùng kỳ năm 2007, trong đó:

Doanh thu xuất khẩu đạt 2.142,1 tỷ đồng, chiếm 34,25 % tổng doanh thu,tăng 13,04 so với thực hiện cùng kỳ năm 2007; Doanh thu nội địa đạt 4112,1 tỷđồng Riêng doanh thu của Tổng công ty mẹ đạt 2.242,8 tỷ đồng/kế hoạch2.000 tỷ đồng, chiếm 35,86% tổng doanh thu toàn Tổng công ty, tăng 20,96%

so với cùng kỳ năm 2007

3.2.1.2 Tổng Kim ngạch XNK:

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mà Tổng công ty ước đạt năm 2008 là234.7 triệu USD, tăng so với cùng kỳ các năm trước, năm 2006 đạt 195,8 trUSD, năm 2007 đạt 206,5 triệu USD Trong đó:

Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước đạt 133,9 triệu USD tăng 13,05% sovới thực hiện cùng kỳ năm 2007, năm 2007 đạt114,8 triệu USD, tăng 33% sovới năm 2006 cùng kỳ thực hiện Bên cạnh việc duy trì và giữ quan hệ tốt vớicác thị trường truyền thống tại 60 nước và khu vực trên thế giới, đã phát triểnthêm 02 thị trường mới là URUGOAY và TÂY BA NHA

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu:

Hàng nông sản, dược liệu : 93,99 triệu USD, chiếm 70,2% KNXK

Hàng thực phẩm rau quả chế biến: 2 triệu USD, chiếm 1,494% KNXKHàng thực TCMN: 20 triệu USD, chiếm 14,94%KNXK

Trang 32

Hàng khác: 17,9 triệu USD, chiếm 13,37% KNXKKim ngạch nhập khẩu năm 2008 ước đạt 100,8 triệu USD, đạt 94,74% kếhoạch năm 2008.

3.2.1.3 Lợi nhuận và khoản nộp ngân sách Nhà nước

Lợi nhuận trước thuế Tổng công ty đạt được là 29,67 tỷ đồng

Bảng 3: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Hapro trong các năm

KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2007& 2008

STT TÊN ĐƠN VỊ

LỢI NHUẬN(TR.ĐỒNG) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007Năm2008 Năm

Khoản nộp ngân sách Nhà nước năm 2008 là: 190 tỷ đồng

3.2.1.4 Thu nhập bình quân lao động toàn Tổng công ty:

Trang 33

- Lao động kỹ thuật: 3.359.000đ/người/tháng, tăng 18% so với cùng kỳ năm2007

- Lao động giản đơn: 1.825.000đ/người/tháng, tăng 17% so với cùng kỳ năm2007

3.2.2 Phát triển thương mại nội địa

Tổng doanh thu kinh doanh nội địa ước đạt 4.112,1 tỷ đồng, chiếm65,75% tổng doanh thu, tăng 3,8% so với thực hiện cùng kỳ năm 2007.HaproMart ước đạt 296 tỷ đồng, chiếm 7,19% doanh thu nội địa; doanh thuchuỗi HaproFood ước đạt 33,4 tỷ đồng

Tính đến hết năm 2008, hệ thống chuỗi đã có 01 trung tâm thương mại,

21 siêu thị, 20 cửa hàng tiện ích và 99 cửa hàng chuyên doanh, 09 cửa hàng,quầy hàng HaproFood trên các quận, huyện nội ngoại thành Hà Nội và một sốtỉnh, thành phố phía Bắc

3.2.3 Công tác đối ngoại- xúc tiến thương mại- Maketing và quản trị thương hiệu

Thực hiện tốt công tác đối ngoại, tổ chức thành công các Hội nghị lớncủa Tổng công ty, như Hội nghị đối ngoại, Hội nghị tham tán việt Nam,…tiếpđón và làm việc với gần 400 đoàn khách trong và ngoài nước đến và làm việctại Tổng công ty; Tham gia 94 buổi Hội nghị, Hội thảo quốc gia và quốc tế ởcác tỉnh thành khác nhau

Triển khai chương trình xây dựng 15 Thương hiệu mạnh Tổng công ty

3.2.4 Hoạt động đầu tư và quản lý mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty

Trong năm 2008, giá trị thực hiện đầu tư của TCT ( 22 dự án) là 638,25

tỷ đồng

Thực hiện kế hoạch rà soát, sắp xếp lại mạng lưới theo quyết định09/2007/QĐ-TTG của Chính phủ và Thông tư số 83/2007/TT-BTC của Bộ tàichính

3.2.5 Đẩy mạnh chương trình Tổng công ty điện tử

Trang 34

Thực hiện thí điểm hội thảo qua mạng; thực hiện tin học hóa 100%nghiệp vụ thông tin nội bộ và giao dịch bên trong Công ty Mẹ với các công tythành viên.

Các công việc được thực hiện đúng theo lộ trình đề ra, kịp thời truyền tảicác chủ trương, chính sách, các chỉ đạo, báo cáo, trao đổi công việc, nâng caohiệu quả công tác Văn thư, Hành chính; Tăng cường tính bảo mật và an toàncho hệ thống công nghệ thông tin của Tổng công ty và Công ty thành viên, cácđơn vị trực thuộc; hỗ trợ kết nối thông tin, nâng cao hiệu quả ứng dụng, khaithác và xử lý thông tin tại các Công ty thành viên

- Chưa triệt để thực hiện công tác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh (kể cảchi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp,…)

- Công tác liên kết và phát triển thị trường nội bộ tại Tổng công ty mới chỉdừng lại ở ý thức, việc khai thác còn rời rạc chưa được coi trọng đúng mức,chưa mang tính hệ thống

- Công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng chonhu cầu nhân lực chất lượng cao và theo quy mô, mức độ mở rộng hoạt độngcủa Tổng công ty

- Hệ thống bán lẻ hàng hóa: Cơ cấu mặt hàng chưa phong phú, chưa có bộ sảnphẩm đặc trưng, nguồn hàng chưa tập trung một mối, cơ sở hạ tầng logistic cònnhiều hạn chế, trình độ nhân viên bán hàng chưa theo kịp yêu cầu của hệ thống

Trang 35

bán lẻ hiện đại, chưa xây dựng được bộ yêu cầu chuẩn mực cho hoạt động bánlẻ.

- Hệ thống dịch vụ ăn uống: Phong cách và chất lượng dịch vụ chưa thực sựchuyên nghiệp, cần tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa mới có thể đáp ứngđược yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng

- Một số nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty như: Công tác đầu tư, công tác

cổ phần hóa, phát triển doanh nghiệp, phát triển mạng lưới, xây dựng thươnghiệu,… kết quả thực hiện chưa được tốt

Trang 36

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (HAPRO)

1 Sơ lược về mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Nghề thủ công mỹ nghệ là một nghề truyền thống của Việt Nam có lịch sửlâu đời và phong phú với nhiều mặt hàng nổi tiếng cả trong và ngoài nước,nghề đã tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, tạo ra nguồnthu ngoại tệ, đóng góp lớn cho xuất khẩu như nghề làm gốm, dệt lụa, sơn mài,đan lát mây tre, đan nón, đúc đồng, làm đồ gỗ, kim khí, đá mỹ nghệ,…

Đặc điểm của các làng nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ là làng nghề gắnvới nông thôn, mang tính chất “gia truyền”, sản phẩm là sự kết tinh, sự bảo lưu

và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh của dân tộc Vì vậy, sản phẩm mangđậm sắc thái văn hóa, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao

Ở Việt Nam có nhiều nơi làm nghề thủ công mỹ nghệ Tính đến năm 2008,Việt Nam đã có hơn 2000 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, phân bốchủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông CửuLong; và một số địa điểm sản xuất tiêu biểu như Bắc Giang, Bắc Ninh, NamSách, Đồng Tháp, Bát Tràng của Hà Nội, làng Vạn Phúc ( Hà Đông), NamĐịnh,…

Tổng Công ty thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ lớn nhất ở Việt Nam, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được xuấtkhẩu bao gồm: Hàng mây tre, tre cuốn, sơn mài, gốm, tôn, nến, gạch men, sắt

mỹ nghệ, tạp phẩm, sản phẩm công nghiệp nhẹ, gỗ, đá, thủy tinh, sản phẩm cơkhí, hàng may mặc, hàng thêu ren, túi, mũ…

Trang 37

Trong đó, các mặt hàng này được chia thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1 (Hàng mây tre, cói): Gồm có tất cả các mặt hàng làm thủcông bằng mây tre, cói như các khay, đĩa, cháp, các giỏ đựng đồ (giỏ rượu lụcbình đan xương cá, giỏ hoa, giỏ đựng quần áo, giỏ đựng hoa quả, ), các loạibàn ghế, móc treo quần áo, mành tre bằng mây tre; các loại thảm, đệm, giỏbằng cói,…

Nhóm 2 (Hàng tre cuốn): Gồm có các loại khay, tráp, các loại lụcbình, đĩa, bát, các loại thìa, dĩa… làm bằng tre cuốn

Nhóm 3 (Hàng gốm): Gồm có các loại chậu gốm, tượng các convật bằng gốm, ly gốm, ấm chén, bát đĩa gốm sứ, bình gốm, các loại lọ hoa bằnggốm,…

Nhóm 4 (Tạp phẩm): Bao gồm các loại nến được làm thành cáchình hoa văn, hàng gỗ, đá, thủy tinh, inox, tôn, gạch men, sắt mỹ nghệ, một sốsản phẩm công nghiệp nhẹ (bóng đèn, phích nước, đồ dùng thể thao, )

Nhóm 5 (Hàng thêu, may): Hàng thêu ren (các loại thảm trải bàn,khăn tay, vỏ gối, khăn trải giường với nhiều đường nét, hoa văn được thêu khácnhau), túi mũ ( mũ vải, mũ cối, mũ len, mũ cói,…), dép (dép gỗ quai nhựa, dépbện bằng cói,…), khăn mặt, bít tất, quần áo nam nữ

Các sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty luôn là các sản phẩm chấtlượng tốt, mẫu mã đẹp, đa dạng, hấp dẫn thu hút khách hàng nên lượng kháchhàng tiêu thụ sản phẩm và giá trị xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ củaTổng công ty luôn có xu hướng tăng lên

2 Quá trình nhập hàng thủ công mỹ nghệ đầu vào của Hapro

Tổng công ty Thương mại Hà Nội nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp có uytín khác nhau theo quy trình mua hàng chung như sau:

Trang 38

Lưu đồ 1: Lưu đồ thực hiện quá trình nhập hàng đầu vào mặt hàng thủ công mỹ

Kiểm tra, đánh giá

Chuẩn bị hợp đồng sản xuất thu mua

Kiểm tra, xem xét

Nhập kho, tái chế

và đóng gói

Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm

Đóng gói, xếp container

Trang 39

Trưởng phòng XNK

Lưu đồ trên được mô tả như sau:

1.1/ Sau khi giao dịch với khách hàng ngoại, phòng Đối ngoại lập đơn đặt hàngtrong đó mô tả kỹ các đặc điểm của hàng hóa, số lượng, thời gian giao hàng…

để giao hàng cho các đơn vị XNK nghiên cứu thực hiện

1.2/ Cán bộ của các đơn vị XNK nghiên cứu kỹ những yêu cầu của những sảnphẩm ghi trong phiếu đặt hàng, phác thảo kế hoạch triển khai, lường trước đượcnhững khó khăn có thể có khi triển khai hợp đồng sản xuất, mua bán hàng hóa.1.3/ Trên cơ sở đặt hàng của phòng Đối ngoại, cán bộ nghiệp vụ của các đơn vịXNK nghiên cứu lựa chọn nhà cung cấp trong số năng lực thực hiện hợp đồng1.4/ Cán bộ nghiệp vụ là người nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm

và tổ chức triển khai việc làm mẫu ở cơ sở, giúp cơ sở làm mẫu có chất lượng

và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng

1.5/ Cán bộ nghiệp vụ phải giám sát thường xuyên việc làm mẫu và có nhữngđánh giá đúng về chất lượng mẫu trước khi chuyển cho phòng Đối ngoạichuyên cho khách hàng xác nhận Khi cơ sở đã làm mẫu xong chuyển đến cán

bộ nghiệp vụ so sánh với mẫu gốc ảnh kiểm tra chi tiết kích cỡ, họa tiết, màusắc nếu hàng mẫu chuẩn cán bộ nghiệp vụ kí xác nhận vào mẫu

1.6/ Cán bộ nghiệp vụ soạn thảo nội dung hợp đồng mua bán trên cơ sở giá đãđược trình duyệt trình lãnh đạo đơn vị mình xem xét Cán bộ nghiệp vụ lậpbảng khảo sát giá trình trưởng phòng xác nhận trên cơ sở chi tiết theo sổ triểnkhai hợp đồng

1.7/ Nếu bản hợp đồng không đáp ứng được yêu cầu thì lãnh đạo đơn vị chuyểnlại cho cán bộ nhân viên với những đề nghị sửa chữa Nếu bản hợp đồng đápứng được yêu cầu thì trình tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền

Đánh giá lại nhà cung cấp

Lưu mẫu & hồ sơ

Trang 40

1.8/ Tổng Giám Đốc hoặc người được ủy quyền sẽ là người duyệt cuối cùng.Nếu thấy hợp đồng cần sửa chữa bổ sung thì chuyển trả lại để sửa chữa bổ sunghoặc có thể hủy nếu thấy cần thiết.

1.9/ Trong quá trình sản xuất hàng, cán bộ nhân viên thường xuyên bám sát cơ

sở cùng cơ sở giám sát quá trình sản xuất từ khi xử lý nguyên liệu hoặc mộc đểđảm bảo cho các sản phẩm hoàn thiện sau này từ kích cỡ, kiểu dáng, họa tiết,màu sắc

1.10/ Sản phẩm nghiệm thu phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu ghi trong đơn đặthàng và phải được so sánh với mẫu lưu kiên quyết chỉ nghiệm thu những sảnphẩm đạt yêu cầu chất lượng

1.11/ Trước khi kiểm hàng, phòng XNK cung cấp hợp đồng mua bán, mẫu xácnhận (nếu có) Phòng Đối ngoại/ Phòng khu vực thị trường cung cấp yêu cầugiao hàng cho kho hàng sẽ được ghi trong phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa.Cán bộ nghiệp vụ kiểm tra và chủ cơ sở sản xuất cùng xác nhận

1.12/ Phòng XNK lập bảng kê chi tiết vào phiếu đóng gói theo đúng yêu cầugiao hàng của phòng đối ngoại và chuyển đến cơ sở để cơ sở đặt thùng và đónggói hàng

1.13/ Hàng có thể đóng lên container tại kho của Tổng công ty hoặc kho của cơ

sở sản xuất, sau khi hoàn chỉnh việc đóng gói số lượng hàng hóa của từng mãđầy đủ, phòng XNK/ kho hàng lập báo cáo chi tiết giao hàng để phòng Đốingoại/ phòng Khu vực thị trường tiến hành làm thủ tục kiểm dịch mở tờ khaihải quan

1.14/ Sau khi giao hàng hoàn chỉnh, cán bộ nghiệp vụ lập biên bản thanh lý hợpđồng hai bên cùng ký kết, nội dung biên bản thanh lý hợp đồng khớp với hànghóa thực giao Phòng XNK hoàn thành bộ chứng từ thanh toán chuyển lênphòng kế toán tài chính để thanh toán cho cơ sở

1.15/ Định kỳ 6 tháng một lần, phòng XNK lập phiếu đánh giá lại nhà cung ứng

Ngày đăng: 04/12/2012, 09:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng cụng ty Thương mại Hà Nội   năm 2006, 2007, 2008 - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng cụng ty Thương mại Hà Nội năm 2006, 2007, 2008 (Trang 30)
3.2 Đỏnh giỏ những kết quả kinh doanh của Hapro - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - thực trạng và giải pháp
3.2 Đỏnh giỏ những kết quả kinh doanh của Hapro (Trang 30)
Bảng 3: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Hapro trong cỏc năm - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Hapro trong cỏc năm (Trang 32)
Lập bảng kờ chi tiết - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - thực trạng và giải pháp
p bảng kờ chi tiết (Trang 39)
Bảng 4: Phiếu đỏnh giỏ lại nhà cung cấp của Hapro - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - thực trạng và giải pháp
Bảng 4 Phiếu đỏnh giỏ lại nhà cung cấp của Hapro (Trang 44)
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của Hapro trong cỏc năm vừa qua - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - thực trạng và giải pháp
Bảng 5 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của Hapro trong cỏc năm vừa qua (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w