Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ Trong 30 năm qua, Viện Cơ học đã chủ trì thực hiện gần 40 đề tài khoa học và công nghệ trong các Chương trình Khoa học Công nghệ tr
Trang 1Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
VIỆN CƠ HỌC
(Sách kỷ niệm)
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Trang 3Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
VIỆN CƠ HỌC
(Sách kỷ niệm)
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội 2009
Trang 4BAN BIÊN SOẠN
Trưởng ban: Dương Ngọc Hải, Nguyễn Đông Anh
Phó Trưởng ban: Đào Chí Thành, Trần Thị Ngọc Duyệt
Thư kí: Đào Như Mai, Nguyễn Hồng Phan
Các ủy viên: Lê Thị Minh Châu, Đặng Song Hà, Đinh Văn Mạnh,
Trịnh Văn Tín, Bùi Đình Trí, Nguyễn Thị Trung, Phạm Hữu Tự
Lời cảm ơn: Cuốn sách được in với sự tài trợ của Tập đoàn FPT
Trang 5iện Cơ học là một trong số những viện nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam được thành lập ngay sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng Trải qua 30 năm xây dựng, Viện Cơ học đã trở thành một viện nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực Cơ học ở nước ta Với những thành tựu trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, đào tạo cán bộ và hợp tác quốc tế, Viện
Cơ học đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước và của Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam
V
Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng trong thời gian sắp tới với bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong suốt 30 năm qua Viện Cơ học sẽ tiếp tục phát triển, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa
Nhân dịp này, chúng tôi xin chúc toàn thể các đồng chí lãnh đạo, cán bộ và viên chức Viện Cơ học luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được những kết quả xuất sắc trong công tác
Chủ tịch Viện Khoa học Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học
và Công nghệ Việt Nam Công nghệ và Môi trường Quốc hội
và Công nghệ Việt Nam
GS.TS Châu Văn Minh GS.TSKH Đặng Vũ Minh
Trang 73
Lời nói đầu
gày 10 tháng 4 năm 1979, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kí Quyết định số 147/CP về việc thành lập Viện Cơ học trên cơ sở Phòng Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt Nam và GS.VS Nguyễn Văn Đạo được bổ nhiệm làm Viện trưởng đầu tiên Ba mươi năm đã qua kể từ ngày đầu tiên ấy, Viện Cơ học đã trở thành mái nhà yêu dấu và là nơi phấn đấu xây dựng của bao nhiêu thế hệ cán bộ Có những người đã mãi mãi ra đi, đã nghỉ hưu và cũng có những mái đầu xanh mới ra trường Trong quá trình xây dựng và phát triển để thực sự trở thành Viện Nghiên cứu Quốc gia đầu ngành về Cơ học có biết bao sự kiện quan trọng, những kỉ niệm vui buồn, những hình ảnh sinh động và tha thiết ngày càng đầy ắp trong trái tim của mỗi cán bộ
N
Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày thành lập, Viện Cơ học xuất bản cuốn sách “Viện
Cơ học, 30 năm xây dựng và phát triển” nhằm ghi lại các sự kiện và các hình ảnh sâu sắc về những công lao đóng góp của các thế hệ cán bộ Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn sách sẽ là nguồn động viên và suy ngẫm cho tất cả những ai đã và đang phấn đấu cho một nền cơ học hiện đại của nước nhà Cuốn sách gồm ba phần chính:
− Những giai đoạn xây dựng và phát triển,
− Một số hình ảnh,
− Những kỉ niệm sâu sắc
Việc biên soạn sách kỉ yếu là một công việc khó khăn, đòi hỏi thời gian và công sức của rất nhiều người Chúng tôi đã tham khảo các tài liệu lưu trữ và tư liệu của các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ qua các thế hệ Tuy vậy, do thời gian và khả năng có hạn, việc biên soạn cuốn sách không thể tránh khỏi sơ suất và thiếu sót Chúng tôi xin chân thành cám ơn và mong được các anh chị em trong và ngoài Viện đóng góp thêm
ý kiến để sửa chữa và bổ sung trong lần kỉ niệm tiếp sau
GS.TSKH Nguyễn Đông Anh GS.TSKH Dương Ngọc Hải
Trang 84
Trang 9Mục lục
Quá trình xây dựng và phát triển 11
1 Về tình hình trước khi thành lập Viện Cơ học 11
2 Sơ lược lịch sử phát triển của Viện Cơ học từ khi thành lập đến nay 12
3 Tóm tắt một số thành tựu về hoạt động khoa học và công nghệ của Viện Cơ học trong 30 năm qua 18
4 Xây dựng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kĩ thuật 30
5 Viện Cơ học hôm nay 32
Chi bộ Viện Cơ học 63Đoàn Thanh niên Viện Cơ học 65
Mét sè h×nh ¶nh 67
Nh÷ng kû niÖm s©u s¾c 105
Nhớ lại tiến trình thành lập Viện Cơ học năm 1979 107Những bước đi ban đầu của Viện Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt Nam 109Tháng Tư 113Viện Cơ học và những kỉ niệm khó quên trong tôi 114
Kí ức ngày về công tác tại Viện Cơ học 124Giáo sư Nguyễn Văn Đạo - Cái duyên, cái nghiệp với Cơ học 125Những kỉ niệm về Viện Cơ học - Giai đoạn 1997-2002 129Một số hoạt động văn nghệ của cán bộ Viện Cơ học 132Khoảng trời riêng 133
Trang 10Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
6
Những năm tháng vui buồn đáng nhớ 134Những kỉ niệm khó quên 138Hai lần đi Tây Nguyên từ 208D Đội cấn 144
Phô lôc 149
Khen thưởng cấp nhà nước tập thể và cá nhân 151Cán bộ chủ chốt Viện Cơ học qua các thời kì 152Danh sách cán bộ Phòng Cơ học thời điểm 10/4/1979 154Các cán bộ đã nghỉ hưu từ Viện Cơ học 155Những cán bộ đã trưởng thành từ Viện Cơ học 156
Trang 11CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TẶNG THƯỞNG TẬP THỂ CÁN BỘ VIÊN CHỨC VIỆN CƠ HỌC
HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT
Trang 128
Trang 139
Nh÷ng giai ®o¹n
x©y dùng vμ ph¸t triÓn
Trang 1410
Trang 1511
Quá trình xây dựng và phát triển
1 Về tình hình trước khi thành lập Viện Cơ học
uy Viện Cơ học được chính thức thành lập ngày 10 tháng 4 năm 1979, nhưng trên thực tế, Cơ học đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từng bước xây dựng lực lượng và tổ chức nghiên cứu từ những năm 1962 Những cán bộ đầu tiên về Cơ học là các cử nhân tốt nghiệp từ Liên Xô và các trường Đại học trong nước, thuộc Tổ nghiên cứu Toán-Cơ-Lí thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước (lúc đó bao gồm
cả Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên)
T
Năm 1965, các cán bộ Cơ học được tách ra thành một Phòng nghiên cứu độc lâp trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước với trưởng phòng đầu tiên là Tiến sĩ (theo quy định trước đây là Phó Tiến sĩ) Trần Lưu Chương tốt nghiệp tại Liên Xô về lí thuyết đàn hồi và dẻo Lực lượng cán bộ lúc này đã có 3 tiến sĩ, 6 cử nhân và 4 kĩ thuật viên
Cuối năm 1968, lần đầu tiên Phòng Cơ học được bổ sung thêm một lực lượng đông đảo các cán bộ mới tốt nghiệp, gồm 3 tiến sĩ, 5 cử nhân từ Liên Xô về và 2 kĩ sư,
1 cử nhân từ các trường đại học trong nước Đến thời điểm này, phòng đã hình thành 4 nhóm nghiên cứu: nhóm Cơ học Chất lỏng - Chất khí do Tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp phụ trách, nhóm Cơ học Vật rắn Biến dạng do Tiến sĩ Đỗ Sơn phụ trách, nhóm Cơ học Đại cương do Tiến sĩ Phạm Huyễn phụ trách và nhóm Điều khiển Tự động do Tiến sĩ Nguyễn Thành Bang phụ trách
Những nghiên cứu về Cơ học Vật rắn Biến dạng, đứng đầu là Tiến sĩ Trần Lưu Chương và các đồng nghiệp, đã được áp dụng để tính toán cầu treo, cầu phao và các giải pháp đảm bảo giao thông thời chiến Việc đo đạc, tính toán ứng suất biến dạng và dao động của kết cấu để đánh giá lại độ an toàn của các công trình bị đánh phá hoặc mới được khôi phục cũng được thực hiện ngay trong thời kì chiến tranh phá hoại Việc tính toán khử rung cho các máy để bảo đảm vẫn vận hành sản xuất được ở các địa điểm sơ tán của nhà máy cũng được các cán bộ của Phòng Cơ học thực hiện, kịp thời phục vụ cho thực tiễn Những nghiên cứu khoa học với trình độ cao vẫn được tiến hành trong thời kì khó khăn nhất Chính vì vậy, nhân dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập Viện Khoa học Việt Nam (tiền thân của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trang 16Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
12
ngày nay) năm 1985, tập thể cán bộ nghiên cứu về “Dao động Cơ học” của Viện Cơ học đã được giải thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn Những vấn đề khoa học liên quan đến phòng chống lũ lụt, sử dụng tài nguyên nước, vấn đề xâm nhập mặn vùng cửa sông v.v cũng đã được tiến hành ngay từ trước khi thành lập Viện Cơ học
Từ năm 1969 cho tới năm 1976, Phòng Cơ học đã trải qua nhiều biến động về tổ chức, gặp không ít khó khăn do điều kiện khách quan và chủ quan Nhưng nhờ có sự quan tâm của Nhà nước, của Lãnh đạo Viện Khoa học Việt Nam và đặc biệt là lòng quyết tâm xây dựng ngành Cơ học của các cán bộ Phòng Cơ học cũng như của anh em cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng Cơ học trong cả nước, mọi khó khăn đã dần được khắc phục
Từ năm 1977, lãnh đạo của Phòng được củng cố và tăng cường Nhiều cán bộ cơ học giỏi mới tốt nghiệp tại Liên Xô và các nước Đông Âu đã được mời về công tác tại phòng Cơ học
Cho tới cuối năm 1978, Phòng Cơ học có 4 tổ nghiên cứu:
− Tổ Cơ học Chất lỏng - Chất khí gồm tổ trưởng là Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Điệp và 9 cử nhân
− Tổ Cơ học Vật rắn Biến dạng do Tiến sĩ Cao Chí Dũng là tổ trưởng, trong đó có Tiến sĩ Đỗ Sơn và 8 cử nhân
− Tổ Dao động và Cơ học Máy do Tiến sĩ Nguyễn Cao Mệnh là tổ trưởng, trong đó
có các Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh, Tiến sĩ Nguyễn Trường và 7 cử nhân
− Tổ Thực nghiệm gồm tổ trưởng là Tiến sĩ Phạm Hữu Hùng và 3 kĩ sư
Ngày 10 tháng 4 năm 1979, sau quá trình chuẩn bị khẩn trương, theo đề nghị của Viện Khoa học Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định thành lập Viện Cơ học với 4 phòng nghiên cứu đầu tiên dựa trên cơ sở của 4 tổ nghiên cứu kể trên thuộc Phòng Cơ học
2 Sơ lược lịch sử phát triển của Viện Cơ học từ khi thành lập đến nay
Năm 1979, Viện Cơ học được thành lập, do Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Đạo làm Viện trưởng, với 40 cán bộ, trong đó có 2 tiến sĩ khoa học, 6 tiến sĩ và 27
cử nhân, kĩ sư với 4 phòng nghiên cứu, được phân chia theo các ngành: Phòng Cơ học Vật rắn Biến dạng, Phòng Cơ học Dao động, Phòng Cơ học Chất lỏng - Chất khí và Phòng Cơ học Thực nghiệm Sau khi thành lập, lực lượng cán bộ được tăng cường thêm, có hướng nghiên cứu được tập trung hơn và số cán bộ khoa học được đào tạo nâng cao trình độ cũng nhanh chóng tăng lên
Trang 17Những giai đoạn xây dựng và phát triển 13
GS.VS Nguyễn Văn Đạo Viện trưởng sáng lập Viện Cơ học
Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000
Trang 18Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
14
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Cơ học tại thời điểm thành lập ngày 10/4/1979
và sự phát triển trong giai đoạn 1979-1990
LÃNH ĐẠO VIỆN
Phòng Cơ học Chất lỏng Chất khí
Phòng Cơ học Vật rắn biến dạng
Tổ Hành chính và Thư viện Phòng Cơ học Thực nghiệm Phòng Cơ học Dao động
Trang 19Những giai đoạn xây dựng và phát triển 15
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Cơ học thời điểm 1999
Hội đồng Khoa học LÃNH ĐẠO VIỆN
Phân viện Cơ học Biển
Phòng Mô phỏng Cơ học Môi trường liên tục
Phòng Chẩn đoán Kĩ thuật
Trung tâm Tính toán, Mạng và Internet
Phòng Cơ học Công trình Phòng Thí nghiệm Trao đổi Nhiệt Chất
Trung tâm Khảo sát,
Nghiên cứu, Tư vấn
Môi trường Biển
Liên hiệp Khoa học,
Trung tâm Nghiên cứu,
Đào tạo và Tư vấn
Môi trường Lục địa
Trang 20Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
16
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Cơ học thời điểm 2004
Hội đồng Khoa học LÃNH ĐẠO VIỆN
Trung tâm Hợp tác, Đào tạo
và Bồi dưỡng Cơ học
Trung tâm Khảo sát,
Nghiên cứu, Tư vấn
Môi trường Biển
Liên hiệp Khoa học,
Phòng Cơ học và Môi trường Biển
Phòng Thuỷ khí Công nghiệp
và Môi trường Lục địa
Tổ mạng và Thông tin
Trang 21Những giai đoạn xây dựng và phát triển 17
Năm 1984, Phân viện Cơ học được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh do GS.TSKH Nguyễn Xuân Hùng làm Phân viện trưởng
Năm 1990, từ Viện Cơ học đã tách ra và hình thành thêm 2 đơn vị mới của ngành
Cơ học là Trung tâm Cơ học Máy và Phân viện Cơ học Biển GS.TSKH Nguyễn Văn Điệp được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Cơ học
Năm 1993, Viện Khoa học Việt Nam được đổi tên thành Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Phân viện Cơ học Biển được sát nhập trở lại vào Viện
Cơ học và Giáo sư Nguyễn Văn Điệp tiếp tục làm Viện trưởng Khi đó, Viện Cơ học
có 9 phòng chuyên môn, 1 Phân viện Cơ học Biển, phòng Quản lí Tổng hợp và 3 đơn
vị tự hạch toán (thành lập và tổ chức theo Nghị định 35/CP của Chính phủ) Ngoài Phân viện Cơ học Biển, các đơn vị chuyên môn khác cũng được tổ chức theo các đối tượng nghiên cứu như Phòng Cơ học Công trình, Phòng Chẩn đoán Kĩ thuật v.v Trong nhiệm kì 1997-2002, Giáo sư Nguyễn Cao Mệnh được cử làm Viện trưởng, với lực lượng cán bộ là 126 người, trong đó có 38 cán bộ có trình độ trên đại học (7 giáo sư, 9 phó giáo sư, 22 tiến sĩ), tập trung theo 4 hướng nghiên cứu chính:
− Cơ học Thủy khí Công nghiệp, Môi trường và Phòng chống Thiên tai
− Cơ học và Môi trường Biển
− Cơ học Vật rắn Biến dạng, Cơ học Công trình và Nền móng
− Cơ học Máy, Cơ điện tử và Tự động hóa
Bên cạnh đó, theo sự thỏa thuận giữa Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Đại học Quốc gia
Hà Nội đã thành lập Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học, đặt tại Viện Cơ học và đảm nhận cả chức năng đào tạo của Viện Cơ học được giao từ trước đến nay Giáo sư Nguyễn Văn Điệp được cử làm Giám đốc Đây là hình thức mới kết hợp giữa Viện nghiên cứu và các Trường đại học trong giảng dạy và đào tạo sau đại học Năm
2004, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) được thành lập trên cơ sở của Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học và Khoa Công nghệ (quyết định
số 92/2004/QĐ-TTg, ngày 25/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ) Năm 2005, Khoa Cơ học Kĩ thuật và Tự động hóa thuộc trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) được thành lập (Quyết định số 1279/QĐ-TCCB ngày 04/7/2005)
Từ 11/2002 đến 7/2008, Viện trưởng Viện Cơ học là GS.TSKH Nguyễn Tiến Khiêm, từ tháng 7/2008 đến nay là GS.TSKH Dương Ngọc Hải Viện Cơ học đã tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu trên và đẩy mạnh hơn nữa kết hợp nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo
Trang 22Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
3 Tóm tắt một số thành tựu về hoạt động khoa học và công nghệ của Viện
Cơ học trong 30 năm qua
3.1 Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ
Trong 30 năm qua, Viện Cơ học đã chủ trì thực hiện gần 40 đề tài khoa học và công nghệ trong các Chương trình Khoa học Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, hơn
50 đề tài khoa học công nghệ trong 9 hướng nghiên cứu tập trung của Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, kí kết thực hiện hơn 90 hợp đồng lớn phát triển và ứng dụng công nghệ theo các hướng sau:
3.1.1 Cơ học và Môi trường Biển
− Đã tiến hành nghiên cứu toàn diện và khoa học về hiện tượng nước dâng do bão
ở Việt Nam (trong quá trình thực hiện 3 đề tài cấp Nhà nước và 2 đề tài cấp Bộ
về nước dâng bão) và kết quả là đã đưa ra được các đặc trưng chế độ nước dâng bão, xây dựng quy trình và phần mềm dự báo nước dâng do bão ven biển Việt Nam Các kết quả nghiên cứu này đã được kiểm nghiệm qua số liệu đo đạc thực
tế của hơn 100 cơn bão mạnh hoạt động trong vùng biển nước ta từ năm 1960 đến nay Kết quả nghiên cứu này đã được chuyển giao cho các cơ quan có trách nhiệm để sử dụng cho việc quy hoạch, xây dựng công trình ven biển, hải đảo và phòng chống thiên tai Đặc biệt gần đây đã tính toán và xây dựng đặc trưng nước dâng bão chi tiết cho từng đoạn bờ để phục vụ cho công tác thiết kế, nâng cấp đê biển theo yêu cầu của Chương trình Nhà nước về nâng cấp đê biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì Phần mềm dự báo nước dâng bão cho phép nhanh chóng dự báo mực nước dâng vùng ven biển khi biết các thông số về cơn bão như sức gió, tốc độ di chuyển, hướng đổ bộ, Phần mềm này hiện đang được sử dụng trong dự báo nghiệp vụ
− Đã khảo sát, đo đạc và nghiên cứu tính toán các đặc trưng, chế độ thủy triều trong Biển Đông cũng như chi tiết cho nhiều khu vực biển ven bờ, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang (qua việc thực hiện một đề tài cấp Nhà nước, nhiều đề tài cấp Bộ và các hợp đồng nghiên cứu khoa học với các cơ quan, địa phương), phục
vụ cho công tác dự báo thủy triều, mô phỏng chế độ thủy động lực cho các khu
Trang 23Những giai đoạn xây dựng và phát triển 19
vực, làm cơ sở cho các nghiên cứu khác về xói lở bờ biển, luồng lạch, môi trường biển, lan truyền ô nhiễm, tràn dầu…
− Đã tính toán và xây dựng cơ sở khoa học các đặc trưng kĩ thuật đới bờ phục vụ cho yêu cầu xây dựng công trình biển ven bờ (kết quả thực hiện đề tài cấp Nhà nước KHCN.06.10) Kết quả đã xây dựng được hệ thống tương đối hoàn chỉnh
bộ tư liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, thủy thạch động lực trong vùng biển ven bờ nước ta từ Bắc đến Nam theo yêu cầu xây dựng công trình biển Đây là sản phẩm rất có ích cho công tác nghiên cứu và ứng dụng Các kết quả đã chuyển giao, được nhiều cơ quan tiếp thu và sử dụng trong thực tế, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng
− Đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường, chất lượng nước cho nhiều khu vực biển ven bờ, cửa sông theo yêu cầu của các dự án cụ thể như Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nghi Sơn, bờ biển Nghệ
An, Vũng Áng, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Dung Quất, Vũng Tàu, Côn Đảo (qua việc thực hiện 2 đề tài cấp Nhà nước và các dự án với các tổ chức quốc tế như UNEP, ADB RETTA, JICA và các cơ quan, bộ, ngành trong cả nước) Đã nghiên cứu và xây dựng các phần mềm tính toán chất lượng nước, lan truyền chất ô nhiễm, lan loang vệt dầu tràn khi có sự cố cho các vùng biển cụ thể theo yêu cầu thực tế Đã hoàn thành và chuyển giao các phần mềm dự báo quĩ đạo vệt dầu tràn do sự cố cho Liên doanh Dầu khí Việt-Xô và Công ty Dầu khí Việt-Nhật ứng dụng cho các vùng khai thác dầu khí vùng biển phía Nam theo các hợp đồng đã kí kết
− Tiến hành nhiệm vụ Nhà nước về quan trắc môi trường biển thường xuyên, định
kì theo các quí trong năm trên vùng biển ven bờ Miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Quy Nhơn Tham gia xây dựng các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm để Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trình Quốc hội
− Đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề về bồi xói, luồng lạch, tác động của sóng, gió, dòng chảy lên công trình ven biển cho nhiều vùng cửa sông, vũng, vịnh, biển ven
bờ trên cơ sở các kết quả quan trắc, khảo sát thực địa và sử dụng các mô hình số trị thủy động tự xây dựng cũng như ứng dụng và phát triển các mô hình của các trung tâm nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới thông qua nhiều đề tài cấp bộ, nhiều
dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ như UNDP, Sida/SAREC, EU, UNIDO, JICA, DANIDA… Các vùng được tập trung nghiên cứu là Hải Hậu (Nam Định),
Lí Hòa (Quảng Bình), Hòa Duân, Chân Mây (Thừa Thiên – Huế), cửa Định An
và vùng ven bờ Đông Nam Bộ Các kết quả đạt được đã được chuyển giao và ứng dụng trong thực tế
Trang 24Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
20
− Đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhiều phần mềm tính toán và dự báo các yếu tố động lực học biển như thủy triều, nước dâng bão, sóng, lan truyền và khuếch tán ô nhiễm, biến đổi đường bờ và vận chuyển bùn cát, lan loang vệt dầu, phân tích số liệu đo đạc Các phần mềm này đã và đang được sử dụng có hiệu quả trong việc thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cũng như các hợp đồng ứng dụng triển khai Một số phần mềm đã được chuyển giao cho các đơn vị trong nước để sử dụng trong công tác nghiên cứu và nghiệp vụ
− Đã tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu biển và cửa sông gồm điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo, các tư liệu về khí tượng, thủy văn, thủy triều, thủy thạch động lực (sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát, biến đổi đáy biển và đường bờ), chất lượng nước và trầm tích, các hệ sinh thái, tình hình kinh tế - xã hội các huyện ven biển trên phạm vi cả nước Ngoài các số liệu đã xây dựng được nhiều tập bản đồ như bản đồ xói lở bờ biển cả nước tỉ lệ 1/250.000, bản đồ biến động rừng ngập mặn cả nước thời kì 1990-1996 tỉ lệ 1/50.000, bản đồ nhạy cảm tràn dầu tỉnh Quảng Ninh và cho đoạn bờ từ Đà Nẵng đến Cà Mau, atlas môi trường các tỉnh ven biển, atlas biến động bờ biển tỉnh Nam Định, Thừa Thiên - Huế Công việc này đang được tiếp tục hoàn thiện và cập nhật Đây là kết quả tổng hợp rất quan trọng, làm cơ sở cho tất cả các nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiếp theo
− Đang chủ trì thực hiện 2 đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và môi trường vùng biển Tây Nam, phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia” KC.09.02/06-10 và “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng các nguồn năng lượng biển chủ yếu và đề xuất các giải pháp khai thác” KC.09.19/06-10 thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010
3.1.2 Cơ học Thủy khí Công nghiệp, Môi trường và Phòng chống Thiên tai
* Thủy khí công nghiệp:
− Để có cơ sở tính toán xây dựng sơ đồ công nghệ khai thác tối ưu mỏ dầu, đề xuất công nghệ vận chuyển dầu thô nhiều parafin có độ nhớt cao, từ nhiều năm nay đã tiến hành các nghiên cứu lí thuyết cũng như thực nghiệm chuyển động của dầu-khí-nước trong các hệ thống ống và trong vỉa Nghiên cứu các mô hình, phương pháp và phần mềm mô phỏng quá trình thấm 3 pha, 3 chiều trong môi trường đá phong hóa chứa dầu ở các mỏ ngoài khơi Việt Nam Đã xây dựng phần mềm mô phỏng 3 chiều tính toán dòng chảy 3 pha dầu-khí-nước trong vỉa sản phẩm (môi trường rỗng chứa dầu), làm cơ sở cho việc đề xuất sơ đồ công nghệ khai thác, đánh giá, phát triển các biện pháp khai thác tăng cường để nâng cao hiệu suất cho dầu của vỉa (đề tài KHCN.01.09.03, 1996-2000 và KC.01.07.08, 2001-2005
Trang 25Những giai đoạn xây dựng và phát triển 21
trong các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước) Đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp độ bơm áp nước tầng móng mỏ Bạch Hổ lên hệ
số khai thác dầu trên cơ sở các mô hình thấm Áp dụng lí thuyết tối ưu trong nghiên cứu, xác định chế độ hoạt động của các giếng bơm ép và giếng khai thác dầu mỏ Bạch Hổ và xây dụng phần mềm tự động tái lập lịch sử khai thác thân dầu bằng cách mô hình hoá quá trình thủy động lực học trên cơ sở hiệu chỉnh giá trị độ rỗng và độ thấm
− Tiến hành nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm dòng chảy nhiều pha trong các hệ đường ống Đã xây dựng được các mô hình vật lí dòng chảy hỗn hợp lỏng-khí, lỏng-lỏng trong các hệ thống ống ngang, nghiêng và đứng với các đầu đo áp suất, lưu lượng và nhiệt độ Các số liệu đo đạc được tự động lưu trữ và xử lí trên máy tính Đã xây dựng được một số biểu đồ chế độ dòng chảy điển hình của hỗn hợp lỏng-khí Tiến hành nghiên cứu xác định tiêu chuẩn và chuyển đổi cấu trúc dòng chảy hỗn hợp lỏng-khí trong ống thẳng đứng và ống nằm ngang Phát triển công nghệ đẩy dầu từ đáy giếng khai thác dùng khí (gaslift) liên tục và chu kì - một công nghệ áp dụng nhiều trong khai thác dầu thô Triển khai nghiên cứu dòng chảy 3 pha dầu-khí-nước trong các hệ đường ống Nhiều kết quả đã được áp dụng thực tế và chuyển giao thông qua nhiều hợp đồng với Xí nghiệp Liên doanh Dầu-Khí Việt Xô như: Hợp đồng No.22/1986-VSP5; No.32/96-VSP5; No.38/97-VSP5; No.52/97-VSP5; No 31/1998-VP5; No.39/2000-VSP5; No.31/2001-VSP5; No.0203/06/T-N6/VSP5-IMECH; No.0751/05/T-N5/VSP5-IMECH;
No.0129/07/T-N5/VSP05-IMECH
− An toàn thủy nhiệt lò phản ứng hạt nhân và nhà máy điện nguyên tử: Đây là hướng nghiên cứu đã bắt đầu từ những năm 1987-1988 Đã nghiên cứu thủy nhiệt dòng chảy hai pha lỏng-hơi và xây dựng bộ chương trình tính toán chế độ trao đổi nhiệt giữa thanh nhiên liệu và chất làm mát trong vùng hoạt của lò phản ứng nguyên tử Đà Lạt theo mô hình thủy lực qua hợp đồng với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử năng quốc tế IAEA Những nghiên cứu hiện nay tập trung vào bước đầu mô phỏng, tính toán trạng thái thủy nhiệt của các lò phản ứng hạt nhân dùng trong nghiên cứu và lò năng lượng khi vận hành, trong các tình huống không dừng, có sự cố, phân tích đánh giá khả năng an toàn sử dụng công cụ phần mềm mô phỏng
− Trao đổi nhiệt chất: Đã kết hợp với Viện Trao đổi Nhiệt Chất, Viện Hàn lâm Khoa học Bạch Nga, nghiên cứu quá trình trao đổi nhiệt chất trong việc sấy và bảo quản các nông sản nhiệt đới Đã nghiên cứu thí nghiệm và đưa vào thực tiễn một số công nghệ và thiết bị sấy như: sấy thuốc lá, sấy ngô hạt, thoát ẩm cho mật ong, thí nghiệm sấy cơm dừa, chuối quả, bột dứa,… Thực hiện đề tài cấp Nhà nước: “Tự động hóa quá trình sản xuất bột quả nhiệt đới” mã số KC.02.10
Trang 26Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
22
* Sử dụng hợp lí nguồn nước, phòng tránh lụt bão và giảm nhẹ thiên tai:
Đã xây dựng và phát triển: Mô hình thủy lực số trị một chiều nhằm mô tả và dự báo quá trình truyền triều, xâm nhập mặn và các chất lan truyền khác như BOD, DO,… trên hệ thống kênh sông phức tạp có kể tới các yếu tố lấy nước, lượng mưa và các yếu tố công trình; Mô hình thủy lực số trị hai chiều mô tả tràn lũ trên các vùng đồng bằng, mô phỏng các đặc trưng thủy động trong hồ chứa, mô hình chất lượng nước cho các vùng hồ, mô phỏng biến đổi đáy các vùng cảng, các hợp lưu sông; Mô hình kết hợp một và hai chiều mô phỏng sự tương tác giữa dòng chảy trong sông (dòng một chiều) và dòng chảy từ biển vào (dòng 2 chiều ngang) Một số mô hình trên đã được sử dụng trong việc tính toán chế độ thủy lực, độ mặn trên nhiều hệ thống sông như các dòng chính sông Cửu Long, hệ thống kênh rạch bán đảo Cà Mau, hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, hệ thống rạch tứ giác Long Xuyên, sông Hương… nhằm mục đích quy hoạch, sử dụng nước khi không có hoặc khi xây dựng các công trình sử dụng nguồn nước Đặc biệt, bộ chương trình tính toán truyền triều và xâm nhập mặn
đã được phát triển và sử dụng như một trong các công cụ đánh giá tình trạng xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long khi có quy hoạch, thiết kế xây dựng các công trình sử dụng nước trong mùa kiệt Đây chính là một phần kết quả của đề tài trọng điểm cấp Nhà nước KT.06.03.03 mà các cán bộ của Viện Cơ học đã tham gia (1981-1985) Trong những năm gần đây, cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình đã và đang được nghiên cứu một cách có hệ thống Một số đề tài cấp Nhà nước (KC.08.13, KC.08.17/06-10),
dự án quốc tế FLOCODS đã và đang được Viện Cơ học chủ trì và tổ chức thực hiện thành công Đề tài KC.08.13 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng bằng khen (số
26, Quyết định 2799/QĐ-BKHCN, kí ngày 25/12/2006) với thành tích là đã xây dựng công nghệ mô phỏng số phục vụ dự báo và đánh giá các phương án phòng chống lũ lụt
ở đồng bằng sông Hồng Với các kết quả thu được, từ năm 2000 đến nay, Viện Cơ học
là một trong 6 thành viên của Tổ tư vấn cho Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt Bão Trung ương trong tính toán các phương án điều hành liên hồ chứa trên hệ thống sông Hồng, phục vụ chống lũ cho hạ du
Các kết quả của các đề tài và dự án này còn được áp dụng cho hệ thống sông Hương qua đề tài hợp tác khoa học giữa Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế: “Xây dựng công nghệ cảnh báo, dự báo ngập lụt vùng hạ lưu hệ thống sông Hương và chuyển giao cho địa phương”
* Cơ học môi trường nước và không khí:
Đã nghiên cứu và ứng dụng một số vấn đề cơ học môi trường nước và không khí
Đã mô phỏng đánh giá và dự báo mực nước ngầm ở Hà Nội và nhiều nơi khác trong quá trình khai thác, đánh giá và dự báo ô nhiễm của nước mặt, nước ngầm và không
Trang 27Những giai đoạn xây dựng và phát triển 23
khí từ các nguồn thải công nghiệp và dân dụng (cho vùng Hà Nội, Bỉm Sơn, ) Tiến hành đo đạc, điều tra, mô phỏng đánh giá tác động môi trường vùng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và nghiên cứu công nghệ xử lí nước thải và rác thải Đã xây dựng, kiểm nghiệm và đưa vào sử dụng nhiều công nghệ mô phỏng số, dự báo động thái và chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu sử dụng hợp lí và bảo vệ chống ô nhiễm môi trường nước và không khí Đã tham gia đánh giá tác động môi trường không khí một số dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, xây dựng đường cao tốc, v.v
* Các kết quả nghiên cứu đã được báo cáo và công bố trong các tạp chí và tuyển tập trong và ngoài nước Đã được Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam VIFOTEC - 2006
3.1.3 Cơ học Vật rắn Biến dạng, Cơ học Công trình và Nền móng
− Khai thác, phát triển và xây dựng các phần mềm tính kết cấu phục vụ thiết kế, thẩm định, đánh giá các công trình như cầu cống, cột điện cao thế, đê đập, nhà cao tầng và giàn khoan dầu khí ngoài biển v.v Những chương trình này tập trung vào tính toán độ bền, ổn định, tuổi thọ và phân tích phản ứng động lực của các công trình thép, bê tông cốt thép v.v Những chương trình được khai thác sử dụng là SAP90, CASTEM-2000, ALGOR, ANSYS, CESAR, Ngoài việc sử dụng thành thạo, các chương trình còn được cải tiến để áp dụng thuận lợi khi tính toán kết cấu, như tính toán đập nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cột cao thế của đường dây 500 KV, tính toán trường nhiệt và ứng suất nhiệt phục vụ thiết kế đập Nước Trong, Quảng Ngãi
− Xây dựng một quy trình chẩn đoán, đánh giá trạng thái của kết cấu đang làm việc dựa trên việc đo đạc các đặc trưng động lực học của kết cấu (dao động và biến dạng động) Quy trình này bao gồm: Công nghệ đo đạc và xử lí tín hiệu động;
Mô phỏng trên máy tính các kết cấu thực với các dạng hư hỏng khác nhau; Đánh giá trạng thái thực của công trình bằng công cụ nhận dạng hệ thống
Trong lĩnh vực này đã xây dựng được các phần mềm thích ứng phục vụ cho việc chẩn đoán và đánh giá trạng thái của kết cấu
Quy trình trên đã từng bước được sử dụng vào thực tế thông qua các hợp đồng kinh tế như tham gia kiểm định cầu, đánh giá trạng thái kĩ thuật giàn khoan mỏ Bạch
Hổ, kiểm tra ảnh hưởng của rung động do va đập và sóng nổ v.v
− Tham gia soạn thảo “Quy phạm xây dựng công trình biển trên thềm lục địa Việt Nam”, các tập Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đã lần lượt được xuất bản
Trang 28Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
24
− Về nền móng, cùng với việc nghiên cứu phương pháp tính toán mới đã sử dụng thiết bị đo tương đối hiện đại để giải quyết vấn đề gia cố nền đất yếu bằng cọc nhồi hoặc cọc bê tông cốt thép, có thể đánh giá độ dài cọc, chất lượng cọc và sức chịu tải của hệ cọc - nền Đã kí nhiều hợp đồng trong lĩnh vực trên và tính toán
ổn định đê, đập, nền móng, công trình
Nghiên cứu cơ bản:
− Phát triển các phương pháp gần đúng nhằm nghiên cứu đặc tính của các loại dao động phi tuyến trong cơ hệ chịu kích động ngẫu nhiên Trên cơ sở của các tính chất dao động, phát triển các phương pháp điều khiển nhằm giảm các dao động
có hại trong các hệ kĩ thuật
− Tham gia các đề tài trong các Chương trình trọng điểm của Nhà nước về nghiên cứu biển KHCN.09, KC.09, về Chế tạo máy KC.05 và Các thiết bị nâng hạ KC.06 các giai đoạn 1990-1995, 1995-2000, 2001-2005, 2006-2009 Chủ trì và tham gia các đề tài thuộc Hướng Nghiên cứu Biển và Công trình Biển của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chủ trì và tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản về Nhận dạng hệ cơ học và Cơ sở khoa học của chẩn đoán kĩ thuật, Phân tích động lực học kết cấu có ứng xử phức tạp sử dụng mô hình phần tử hữu hạn cải biên, Tối ưu hoá kết cấu
− Đã đạt được những kết quả lí thuyết quan trọng về mô phỏng các công trình có
hư hỏng, ứng xử của công trình dưới tác động ngẫu nhiên và nhận dạng kết cấu Các phần mềm: Tính toán tác động của môi trường như sóng, gió, dòng chảy sử dụng các mô hình sóng khác nhau: WF2000, STREAM, TROMANS, MOLOSH; Các chương trình Hỗ trợ thiết kế thiết bị nâng hạ như CRANE; Các phần mềm phân tích (tĩnh, động và phổ) kết cấu có kể đến hư hỏng, nhận dạng kết cấu DIAGANA Phần mềm JACKUP_V phân tích động lực học kết cấu giàn tự nâng
có kể đến các yếu tố phi tuyến của chân đế, của tương tác giữa đế móng với nền đất và các yếu tố ngẫu nhiên của tải trọng sóng
− Đã nghiên cứu cơ lí tính vật liệu tổ hợp, vật liệu composit, xác định giới hạn chịu lực của các kết cấu từ vật liệu đàn dẻo, xác định giới hạn miền biến đổi của các đặc trưng trung bình, các điều kiện phá hủy
− Đã công bố nhiều công trình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và xuất bản
02 sách chuyên khảo bằng tiếng Nga Đã đạt được những kết quả về lí thuyết và
mô phỏng số, tính toán phản ứng tĩnh, động, ổn định, phá hủy của các công trình dạng thanh dầm, bản vỏ, với vật liệu đàn hồi, đàn dẻo, đê đập trong môi trường đàn xốp, dẻo xốp Chủ trì các đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
về mô phỏng số tính toán cho các đê đập
Trang 29Những giai đoạn xây dựng và phát triển 25
Ứng dụng thực tế:
− Nghiên cứu chế tạo các thiết bị giảm dao động và xây dựng các phương pháp tính toán số để nghiên cứu các cơ hệ phức tạp trong thực tế như cầu dây văng, công trình biển, toa xe Đã thực hiện hai đề tài cấp Nhà nước trong Chương trình KC.05 của Bộ Khoa học và Công nghệ, được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp 01 bằng đăng kí sáng chế và 01 nhãn hiệu đăng kí sản phẩm phần mềm SAVA phân tích kết cấu có gắn thiết bị tiêu tán năng lượng Là cơ sở nghiên cứu đầu tiên trong cả nước bước đầu xây dựng cơ sở khoa học - công nghệ cho việc giảm dao động cho các công trình biển DKI - quốc phòng ở vùng Trường Sa bằng thiết bị dạng con lắc - lò xo Đã viết một sách nghiên cứu chuyên sâu giảm dao động bằng thiết bị tiêu tán năng lượng trong Bộ sách chuyên khảo “Ứng dụng và phát triển công nghệ cao” do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam xuất bản năm 2007
− Nghiên cứu vật liệu và các vấn đề về khí hậu khắc nghiệt như bê tông trong môi trường biển, cải thiện khí hậu vùng gió Lào, các thiết bị năng lượng sạch Tham gia nhiều hội chợ khoa học công nghệ, đoạt giải thưởng công nghệ quốc gia
− Tham gia các hợp đồng triển khai ứng dụng về tính toán kiểm tra và đánh giá các công trình ngoài biển như giàn khoan, giàn DKI, đường ống biển và các thiết bị nâng hạ như cần trục, cẩu trục, cầu cảng
− Phát triển và ứng dụng vào thực tế các công nghệ đánh giá trạng thái kĩ thuật của cọc bê tông, các kết cấu công trình, cầu cống, nền móng, sử dụng các hiệu ứng cơ học như rung động, sóng đàn hồi, siêu âm, xung Tính toán các công trình đập
bê tông khi có biến dạng do nhiệt, các bài toán động đất
3.1.4 Cơ học máy, Cơ điện tử và Tự động hóa
Vấn đề kiểm soát trạng thái kĩ thuật của máy, tương tác máy với kết cấu là vấn đề kết hợp giữa mô phỏng chuyển động của hệ nhiều vật với thiết bị đo và phân tích nhận dạng, điều chỉnh tham số để đạt mục tiêu kiểm soát trạng thái kĩ thuật của máy Chẩn đoán máy và kết cấu công trình bằng phương pháp dao động và biến dạng, kĩ thuật khử rung cho hệ máy và kết cấu đặc biệt là thiết bị quay, mô phỏng động lực học hệ máy
và kết cấu là những vấn đề của Phòng Chẩn đoán Kĩ thuật và Phòng Thí nghiệm Công nghệ Kiểm soát Rung và Ồn quan tâm và nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ rung trong dây truyền sản xuất tấm lợp, trong sản xuất gạch bằng vật liệu không nung, trong việc khử rung và cân bằng các hệ thống quạt, turbine - máy phát, máy nén khí, máy bơm, qui trình đánh giá tính hiệu quả của phương pháp giảm rung động cho hệ máy - kết cấu, tính toán thiết kế chế tạo hệ xà lan - búa máy… là những kết quả thực tế của lĩnh vực nghiên cứu này Trên cơ sở phát triển phần mềm nhận dạng và quản lí trạng thái kĩ thuật thiết bị thông qua đặc trưng rung ồn nhiệt đã chế tạo ra máy đo rung
Trang 30Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
26
chuyên dụng để chẩn đoán hư hỏng của thiết bị Phòng Thí nghiệm Công nghệ Kiểm soát Rung và Ồn cũng đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị cân bằng rô to dài (thiết bị cân bằng NOVIC-BL01, phần mềm cân bằng rô to BALANCEX3), nghiên cứu, thiết kế, tích hợp thiết bị đo ghi dao động ba chiều dùng cho công trình Trạm dịch
vụ khoa học DKI
Cơ Điện tử là hướng nghiên cứu có nhiều tiềm năng và được ưu tiên phát triển trong tương lai Các lĩnh vực hoạt động chính của Cơ điện tử bao gồm: Thiết kế và mô phỏng, tích hợp các hệ cơ điện tử phục vụ cho việc chế tạo, cải tiến nâng cao hiệu suất làm việc của máy, thiết bị trong các lĩnh vực chế tạo máy, rô bốt, tự động hoá, giao thông vận tải và năng lượng gió Thiết kế và chế tạo hệ điều khiển các sản phẩm Cơ điện tử Một số kết quả chính đạt được: Tính toán và mô phỏng động học, động lực học Rôbốt cơ cấu song song và Rôbốt chuỗi phục vụ trong công nghiệp Thiết kế, chế tạo thành công Rôbốt HEXAPOD PR6-01 để ứng dụng trong gia công cơ khí, Rôbốt kit 5 bậc tự do kiểu cánh tay quay phục vụ đào tạo sinh viên chuyên ngành Cơ điện tử
và Tự động hoá Thiết kế và chế tạo tổ hợp phát điện năng lượng gió, mặt trời phục vụ các vùng xa, hải đảo Nghiên cứu vấn đề xử lí ảnh phục vụ điều khiển Rôbốt di động;
mô phỏng Rôbốt di động Nghiên cứu thiết kế lựa chọn công nghệ chế tạo và lắp ráp cầu trục container cầu cảng và nghiên cứu thiết kế giàn khoan di động phục vụ thăm
dò khai thác dầu khí Phòng Cơ điện tử là thành viên tích cực của Hội Cơ điện tử Việt Nam trong việc tham gia hợp tác quốc tế, tổ chức thành công Hội nghị Quốc tế lần thứ
8 về Cơ điện tử tại Việt Nam (11/2004), tham gia tích cực vào công tác đào tạo cán bộ
và phát triển ngành Cơ điện tử Việt Nam
Nghiên cứu lí thuyết và triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá trong điều khiển các dây truyền sản xuất, hệ thống thiết bị và công nghệ xử lí tín hiệu cơ, điện, vô tuyến điện, đặc biệt là tín hiệu ra đa là mục tiêu nghiên cứu của phòng Tự động hoá và
Xử lí tín hiệu Các kết quả chính trong lĩnh vực này bao gồm: Thiết kế chế tạo máy điều trị bằng xung điện nhiều chức năng, cải tiến máy điều trị bằng ion tĩnh điện Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu thiết bị đo sơ tốc đạn pháo, nghiên cứu tích hợp chế tạo ra đa đo cao trên vật bay tại Việt Nam, xử lí tín hiệu ra đa bằng phương pháp phân cực nhằm tăng xác suất an toàn bay Nghiên cứu áp dụng phương pháp Wavelet trong phân tích và xử lý tín hiệu Thiết kế chế tạo kích từ tĩnh dùng vi xử lý, thiết bị hòa đồng bộ
3.2 Về nghiên cứu cơ bản
Nhiều vấn đề trong nghiên cứu cơ bản không tách rời những hướng khoa học và công nghệ nêu ở trên, nhưng cũng có những vấn đề đi trước công nghệ trong nước, theo kịp trình độ quốc tế
Trang 31Những giai đoạn xây dựng và phát triển 27
Có thể kể ra một số vấn đề đã nghiên cứu trong giai đoạn trước trong khuôn khổ nghiên cứu cơ bản: Một số vấn đề trong thủy động lực học biển; Cơ học các dòng chảy nhiều thành phần, nhiều pha; Phương pháp bài toán ngược tán xạ và sóng soliton; Cơ học trong công nghiệp khai thác dầu khí; Một số bài toán đối lưu nhiệt và ứng dụng trong nghiên cứu khí quyển và tương tác biển - khí quyển; Bài toán giá trị ban đầu và bài toán biên giá trị ban đầu đối với phuơng trình tiến hóa phi tuyến; Các bài toán thủy động lực học trong khoa học môi trường; Tối ưu hóa kết cấu có xét đến tương tác cơ học và cơ lí hóa giữa công trình và môi trường, có xét đến tính dẻo của vật liệu; Thích nghi và phá hủy của các kết cấu đàn dẻo đối với tải trọng thay đổi; Mô hình dẻo trượt
đa tinh thể và ứng dụng của nó trong cơ học phá hủy; Hiệu ứng phi tuyến trong các hệ dao động cơ học; Hệ dao động với các yếu tố phân cấp; Đồng nhất hóa hệ cơ học; Phân tích ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên lên hệ cơ học; Mô phỏng và nhận dạng các
hệ cơ học; Tương tác trong hệ dao động á tuyến
Trong giai đoạn 2006-2008, cán bộ Viện Cơ học chủ trì thực hiện 21 trong tổng
số 54 đề tài trong lĩnh vực Cơ học của Chương trình nghiên cứu cơ bản Nhiều vấn đề hết sức phức tạp và hiện đại được đề cập như: Mô hình mô phỏng trong thủy khí công nghiệp và môi trường; Dòng chảy nhiều pha trong đường ống; Công nghệ điều hành tối ưu các hồ chứa; Mô phỏng số dòng chảy bao và tương tác dòng - vật thể; Phương pháp bài toán ngược và sóng phi tuyến soliton; Lí thuyết dòng chảy nhiều pha và ứng dụng trong mô phỏng và dự báo lũ bùn cát; Mô phỏng số vận tải bùn cát và biến đổi đáy có trao đổi nhiệt - mặn; Dao động trong cơ hệ chịu kích động ngẫu nhiên và các phương pháp giảm dao động có hại; Chẩn đoán, cân bằng máy quay và giảm dao động
cơ hệ hỗn hợp; Cơ - lí tính vật liệu và giới hạn bền kết cấu; Chẩn đoán kĩ thuật công trình; Nghiên cứu thiết kế, mô phỏng động lực học và điều khiển rôbốt thông minh và
vệ tinh siêu nhỏ; Mô phỏng số và điều khiển cơ hệ chịu liên kết; Phân tích động lực học kết cấu có ứng xử phức tạp sử dụng mô hình phần tử hữu hạn cải biên; Phương pháp mô phỏng phân tích ứng xử, đánh giá phá hủy kết cấu bản vỏ, v.v
Những nghiên cứu trên thể hiện chất lượng trong nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng phản ánh sự gắn bó của khoa học và công nghệ với thực tiễn Trong 30 năm qua, cán bộ của Viện đã chủ trì thực hiện hơn 80 đề tài trong chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, đã có khoảng 1000 công trình nghiên cứu của cán bộ Viện Cơ học được công bố trong các tạp chí và tuyển tập hội nghị trong nước và quốc
tế, trong đó có những tạp chí tiếng Anh có uy tín cao trong lĩnh vực Cơ học như: Journal of Fluid Mechanics; International Journal of Heat and Mass Transfer; Journal
of Japan Society of Experimental Mechanics; Journal of Applied Mathematics and Mechanics; Journal of Fluid Dynamics; Journal of Applied Physics; International Journal of Engineering Science; International Journal of Solids and Structures; International Journal of Mechanical Sciences; Journal of Elasticity; International
Trang 32Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
28
Journal of Plasticity; ASME Journal of Applied Mechanics; Mechanics of Materials; Mathematics and Mechanics of Solids; Journal Sound and Vibration v.v… và hàng loạt các tạp chí đầu ngành về Cơ học của các nước Có cán bộ đã công bố trên 70 công trình trong các tạp chí quốc tế Tuy nhiên, cùng với phát triển công nghệ, ứng dụng và đào tạo, nghiên cứu cơ bản cũng cần được quan tâm khuyến khích nhiều hơn và chú trọng các công bố quốc tế
đề án được cộng tác thực hiện Để tạo nguồn cán bộ trình độ cao, Viện khuyến khích các cán bộ trẻ đi học tập ở các nước tiên tiến
3.4 Đào tạo đại học và sau đại học
Viện Cơ học bắt đầu được giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh từ năm 1983 theo Quyết định số 70/QLKH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ngày 19/1/1983 với 5 chuyên ngành: Cơ học Lí thuyết, mã số 01.02.20; Cơ học Vật rắn Biến dạng, mã số 01.02.21; Cơ học Chất lỏng Chất khí, mã số 01.02.22, Lí thuyết Máy và các Dây truyền Tự động, mã số 01.02.06; Sức bền Vật liệu và Cơ học Kết cấu, mã số 02.02.02
Từ năm 1994, Viện Cơ học được giao nhiệm vụ đào tạo cao học theo các chuyên ngành Cơ học Lí thuyết, mã số 2.02.01 và Cơ học Ứng dụng, mã số 2.02.02 (theo quyết định số 1029/QĐ-SĐH ngày 23/04/1994 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Từ năm 2003, dựa trên cơ sở “Đề án đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật tại các cơ
sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (Đề án 322), Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt đề án đào tạo tiến sĩ phối hợp trong lĩnh vực Cơ học của Viện Cơ học và Viện Cơ học và Tin học Ứng dụng với các cơ sở đào tạo sau đại học của Cộng hòa Pháp (công văn số 11113/VP ngày 13/11/2003)
Trang 33Những giai đoạn xây dựng và phát triển 29
Năm 2004, theo quyết định số 7986/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày 10/12/2004 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của Viện Cơ học được chuyển đổi: Cơ học Vật rắn, mã số: 62.44.21.01; Cơ học Chất lỏng, mã số: 62.44.22.01; Cơ học Kĩ thuật, mã số: 62.52.02.01 và Lí thuyết Điều khiển và Điều khiển Tối ưu, mã số: 62.52.60.05
Công tác đào tạo của Viện Cơ học hiện nay do Khoa Cơ học Kĩ thuật và Tự động hóa, đơn vị phối thuộc giữa Viện Cơ học và Trường Đại học Công nghệ (theo quyết định thành lập số 1279QĐ-TCCB của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 4/7/2005) thực hiện Căn cứ vào bản Thoả thuận hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ngày 18/1/2005 giữa Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Cơ học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Viện Cơ học phối hợp với Trường Đại học Công nghệ đã liên kết đào tạo kĩ sư Cơ học Kĩ thuật, Thạc sĩ Cơ học
Kĩ thuật và Thạc sĩ Cơ học, liên kết xây dựng các Bộ môn về Cơ học Kĩ thuật của Khoa đặt trong Viện Cơ học
Hiện nay Khoa Cơ học Kĩ thuật và Tự động hóa đang tổ chức đào tạo các bậc học: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Bậc đại học đào tạo Kĩ sư Cơ học Kĩ thuật (4,5 năm), gồm các chuyên ngành: Thủy khí Công nghiệp và Môi trường, Cơ học Kĩ thuật Biển, Cơ Điện tử Bậc thạc sĩ gồm Thạc sĩ Cơ học Vật rắn, Thạc sĩ Cơ học Chất lỏng, Thạc sĩ
Cơ học Kĩ thuật Bậc tiến sĩ đào tạo theo 4 chuyên ngành đã nêu trên
Chương trình đào tạo: Viện Cơ học chủ trì xây dựng và biên soạn các bộ khung
chương trình theo hệ thống đạo tạo tín chỉ: Khung chương trình đào tạo Đại học: Kĩ sư
Cơ học Kĩ thuật (4,5 năm), Khung chương trình đào tạo Thạc sĩ Cơ học Vật rắn, Thạc
sĩ Cơ học Chất lỏng và Thạc sĩ Cơ học Kĩ thuật Các bộ khung chương trình nói trên đều đã được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kí quyết định ban hành
Số cán bộ của Viện Cơ học đang trực tiếp tham gia công tác giảng dạy tại Khoa gồm 6 giáo sư, 5 phó giáo sư, 12 tiến sĩ và 2 kĩ sư chính
Các kết quả đạt được: Số nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ:
trong nước là 38; theo đề án Hợp tác của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Cộng hòa Pháp (đồng hướng dẫn 1 giáo sư Việt Nam và 1 giáo sư Pháp, bảo vệ tại
Pháp): 3; đề án 322: 1
Số nghiên cứu sinh đang theo học: trong nước là 7; theo đề án 322 là 4
Số nghiên cứu sinh đang học ở nước ngoài do dự án hợp tác quốc tế hoặc học bổng nước ngoài tài trợ: 5
Đã đào tạo và tổ chức bảo vệ được 12 khóa Cao học Đang tiếp tục đào tạo 3 Khóa (K13, K14, K15) Số học viên đã bảo vệ: 53 Số học viên đang theo học: 14
Trang 34Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
30
Đào tạo đại học: Hiện nay Khoa Cơ học Kĩ thuật và Tự động hóa đã tuyển sinh khóa thứ 5 (K53) Năm 2008 có 33 sinh viên khóa đầu tiên (K49) chuyên ngành Cơ học Kĩ thuật đã tốt nghiệp với 100% đạt loại khá và giỏi
Viện Cơ học luôn là một cơ sở đạo tạo sau đại học có uy tín và chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực cơ học tại Việt Nam
4 Xây dựng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kĩ thuật
Năm 1979, khi có quyết định thành lập, Viện Cơ học chỉ có 40 cán bộ, trong đó
có 2 tiến sĩ khoa học, 6 tiến sĩ và 27 kĩ sư với 4 phòng nghiên cứu Sau ba mươi năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ của Viện đã có những bước trưởng thành to lớn Hiện nay, Viện Cơ học là một trong các đơn vị nghiên cứu có uy tín trong Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và trong đội ngũ các viện nghiên cứu khoa học - công nghệ trong cả nước
Trụ sở Phòng Cơ học ban đầu là hai dãy nhà cấp 4 tại khu Đồi Thông (Núi Cung), phố Hoàng Hoa Thám (gần khách sạn Khăn Quàng Đỏ ngày nay) Khi mới thành lập, Viện Cơ học chỉ có ba dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp là trụ sở cũ của Viện Toán học tại 208D (nay là 210) Đội Cấn Việc xây dựng trụ sở Viện đã được Lãnh đạo và cán bộ Viện Cơ học lúc bấy giờ đặc biệt quan tâm thực hiện Năm 1983, Viện Cơ học được thành phố Hà Nội cấp cho 3000m2 đất để xây dựng trụ sở, thực ra lúc đó là 3000m2 hồ tại hồ Đầm Sen, Cống Vị, nước rộng mênh mông Việc xây dựng trụ sở mới lúc đó gặp rất nhiều khó khăn, song cán bộ Viện, đặc biệt là Viện trưởng sáng lập Nguyễn Văn
Đạo rất lạc quan và tin tưởng sẽ có một trụ sở “Viện Cơ học huy hoàng ngày mai”
được xây dựng tại đây
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự nỗ lực của tập thể cán bộ Viện Cơ học, trụ sở Viện đã được xây dựng và ngày càng phát triển Từ năm 1984 đến năm
1989, nhà làm việc 3 tầng (nhà B) và nhà xưởng một tầng với tổng diện tích xây dựng
1100 m2 được hoàn thành và đưa vào sử dụng Năm 1990, Viện Cơ học chuyển đến trụ
sở mới ngày nay Những năm 1994-1997, nhà làm việc chính 4 tầng (nhà A) với diện tích 2000m2 được xây dựng và đưa vào sử dụng Trong thời gian 2002-2003, nhà xưởng hơn 300m2 được nâng cấp thành nhà C, 5 tầng với diện tích làm việc 1800 m2 Viện Cơ học từ thuở ban đầu ấy, nay đã có một trụ sở riêng, khang trang với ba khối nhà: 3 tầng, 4 tầng và 5 tầng với tổng diện tích xây dựng hơn 4000m2
Song song với việc đầu tư đội ngũ cán bộ khoa học về lượng và chất, cũng như trụ sở làm việc, Viện Cơ học đặc biệt chú trọng việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị nghiên cứu khoa học Những dự án đầu tư chiều sâu cho các phòng thí nghiệm của bốn hướng nghiên cứu chính của Viện lần lượt được xây dựng và thực hiện: Dự án đầu
tư xây dựng “Trạm quan trắc, phân tích môi trường biển Miền Trung” (1996) và dự án
Trang 35Những giai đoạn xây dựng và phát triển 31
đầu tư “Phòng thí nghiệm lưu động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển” (1997); Dự án đầu tư thiết bị nghiên cứu môi trường và dầu khí biển (1998) và dự án “Tăng cường trang thiết bị cho Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn Môi trường Lục địa” (2001-2002); Dự án “Phòng Thí nghiệm Cơ học Công trình” (2005-2007) Hướng Cơ học Máy, Cơ Điện tử và Tự động hóa được đầu tư hệ thống đo dao động và âm
“PULSE-3560” (1998) và Dự án “Phòng Thí nghiệm Động lực học Máy và Tự Động hoá” (2001-2003) Thông qua các dự án này, các phòng thí nghiệm của Viện Cơ học được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ có khả năng thực hiện nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là các nghiên cứu phục vụ thực tiễn sản xuất
Hiện nay, Viện Cơ học có hơn 150 người, trong đó có 96 cán bộ trong biên chế chính thức và hơn 50 cán bộ hợp đồng Về số lượng đã tăng 4,2 lần so với năm 1979
Về chất lượng, Viện Cơ học có 62 cán bộ trình độ trên đại học, chiếm 66%, trong
đó có 3 giáo sư (chiếm 3%), 7 phó giáo sư (chiếm 7%) và 22 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ (chiếm 23%) Cán bộ có trình độ đại học là 31, các cán bộ khác là 6
Từ 4 Phòng chuyên môn, ngày nay Viện Cơ học có Phòng Quản lí Tổng hợp và
10 phòng nghiên cứu, tập trung theo 4 hướng nghiên cứu chính: Cơ học và Môi trường Biển; Cơ học Thủy khí Công nghiệp, Môi trường và Phòng chống Thiên tai; Cơ học Vật rắn Biến dạng, Cơ học Công trình và Nền móng; Cơ học Máy, Cơ điện tử và Tự động hóa Khoa Cơ học Kĩ thuật và Tự động hoá là đơn vị phối thuộc giữa Viện Cơ học và Trường Đại học Công nghệ, thực hiện các nhiệm vụ đào tạo của Viện 03 Trung tâm hoạt động theo Nghị định 35 của Chính phủ, 01 công ty hoạt động theo Nghị định 68 của Chính phủ là các đơn vị có chức năng chính trong phát triển, chuyển giao công nghệ và ứng dụng vào thực tế
Ba mươi năm là một khoảng thời gian quan trọng đối với sự định hình của một viện nghiên cứu, nhất là trong giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn Viện Cơ học đã
đi lên từ 5 gian nhà lá tự tạo ở khu Núi Cung Ngày nay, Viện đã có trụ sở làm việc khang trang, được Nhà nước đầu tư một số trang thiết bị tương đối hiện đại, đã và đang thực hiện những vấn đề nghiên cứu khoa học và công nghệ vừa có ứng dụng trực tiếp trong thực tiễn và vừa có giá trị cao về khoa học
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nêu trên, Viện Cơ học còn cần tập trung hơn
để xây dựng, đặc biệt là xây dựng cơ sở thí nghiệm hiện đại hơn nữa phục vụ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ có ý nghĩa lớn hơn đối với đất nước, phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như: kinh tế biển, năng lượng (khai thác dầu khí, điện nguyên tử, lọc hoá dầu, ), hạ tầng và phương tiện giao thông cao tốc, máy, thiết bị tự động, vệ tinh nhỏ, v.v Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, bằng sự nỗ lực bản thân, Viện Cơ học sẽ cố gắng phấn đấu giữ vững vai trò
là Viện nghiên cứu đầu ngành của cả nước trong lĩnh vực Cơ học và có đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Trang 36Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
32
5 Viện Cơ học hôm nay
Rất vui mừng hôm nay Viện Cơ học đã có 30 năm xây dựng và phát triển Chúng
ta đang có nhiều thuận lợi Thuận lợi lớn nhất và đầu tiên cần kể đến, đó là cũng như nhiều nước trên thế giới, ở nước ta khoa học - công nghệ rất được coi trọng và quan tâm Đã có nhiều quyết sách, chính sách ở nhiều thời gian khác nhau khẳng định vai trò của khoa học và công nghệ trong hệ thống xã hội Ngành Cơ học luôn luôn là một ngành khoa học tự nhiên có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu cơ bản cũng như trong phát triển công nghệ và ứng dụng, đặc biệt trong những ngành kinh tế, kĩ thuật cao như chế tạo máy, kĩ thuật công trình, tự động hoá, công nghiệp năng lượng, khai thác vận chuyển dầu khí biển, tàu biển, hàng không, v.v…
Một điều đáng mừng là những quyết sách còn được đảm bảo bởi nền kinh tế phát triển mạnh, càng ngày càng đòi hỏi tri thức Trong năm 2008, bình quân tổng sản phẩm trong nước trên đầu người đã đạt trên dưới 1000USD Chi cho khoa học và công nghệ càng ngày càng tăng cả về giá trị cũng như tỉ lệ so với chi tiêu cả nước Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đã có những tiến bộ rõ rệt
Lực lượng trẻ trong Viện cũng được bổ sung, với nguồn đào tạo trong nước và cả
từ các nước có trình độ phát triển cao về khoa học công nghệ Sự hoà nhập quốc tế đã tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học - công nghệ Thông tin cập nhật nhanh, hợp tác trực tiếp với những đơn vị, cơ sở nghiên cứu mạnh là điều kiện nâng cao năng lực, trình độ nghiên cứu của cán bộ Việc trao đổi, học tập, nâng cao trình độ
ở nước ngoài trở thành yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ trong Viện
* Những thách thức: Tuy nhiên, hiện nay phát triển khoa học nói chung và Viện Cơ
học nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức: Hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa ra những thách thức trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo cán bộ Ngoài các công bố trong các hội nghị, tạp chí trong nước, giờ đây yêu cầu công bố trong hội nghị quốc tế, tạp chí quốc tế cần được khuyến khích Tổ chức, cơ chế, chính sách và hình thức quản lí trong khoa học và công nghệ của nước ta
có nhiều thay đổi từ các phía: quản lí Nhà nước, đơn vị sử dụng kết quả và người làm nghiên cứu
Tuy đã có những phát triển được đánh giá cao trong những năm vừa qua, nước ta trong nhiều năm tới vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp Nói như vậy để thấy rằng, đầu tư cho khoa học và công nghệ sẽ tiếp tục còn nhiều khó khăn Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, về kinh phí đầu tư cho R&D 2007 tính theo đầu cán
bộ khoa học làm việc toàn thời gian (full time equivalent - FTE) của Việt Nam là 116 triệu đồng/năm, tương đương gần 7260 USD/năm/FTE Con số này thấp hơn rất nhiều
so với các nước trên thế giới và trong khu vực Trong khi đó, cơ cấu xã hội đang chuyển đổi, thể hiện ở việc thị trường công nghệ có thể nói chưa có, hoặc nếu có thì
Trang 37Những giai đoạn xây dựng và phát triển 33
phôi thai, manh mún, xã hội hoá đầu tư cho khoa học kém (tỉ lệ đầu tư từ Ngân sách Nhà nước : ngoài Ngân sách = 5:1, trong khi Trung Quốc và một số nước hiện nay đã
là 1:3), Lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao giảm nhanh Nguồn cán bộ thiếu hụt về cả số lượng, lẫn chất lượng, mặc dù đã được cảnh báo từ gần chục năm nay, nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này Xu hướng thanh niên, không chỉ riêng Việt Nam, ít lựa chọn nghề các ngành kĩ thuật Thiếu cơ chế hấp dẫn: đãi ngộ, lương, nhà ở,… Chế độ gửi đi đào tạo ở nước ngoài, học lên cao thì có, nhưng rất phụ thuộc vào cơ quan, cá nhân và từng thầy về mong muốn, cũng như khả năng quan hệ hợp tác quốc tế, và một số yếu tố khác như tính liên kết, hợp tác, truyền thống, v.v
* Những biện pháp thúc đẩy: Trong điều kiện có những thuận lợi và những thách thức
như đã kể trên, Viện Cơ học trong khuôn khổ cơ quan cần tập trung vào các biện pháp sau để thúc đẩy phát triển: Trong chuyên môn, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh nghiên cứu mang tính ứng dụng, khuyến khích công bố trong nước, quốc tế các công trình theo các hướng khoa học và công nghệ trọng điểm của Nhà nước, của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các vấn đề có yêu cầu từ thực tế theo các hướng, các lĩnh vực mà Viện Cơ học có thế mạnh, đồng thời tập trung xây dựng những hướng, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng mới như: công nghệ vũ trụ, cơ điện
tử, năng lượng mới, sạch (nguyên tử, mặt trời, gió) Đẩy mạnh, mở rộng hợp tác, chuyển giao công nghệ với các cơ quan, doanh nghiệp trong nước, đặc biệt chú trọng hợp tác quốc tế, tham gia hội nghị quốc tế, chuyển giao công nghệ Hợp tác quốc tế là điều kiện để nhanh chóng có thông tin và tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến
Thúc đẩy nâng cấp cơ sở vật chất chung của Viện, xây dựng cơ sở nghiên cứu thí nghiệm tiên tiến, trong đó có cả phòng thí nghiệm, nói như bây giờ, là Phòng thí nghiệm trọng điểm, thư viện, trang tin điện tử,… Có chính sách đào tạo sau đại học Tham gia, chủ trì thực hiện nhiệm vụ, đề tài, trao đổi, khuyến khích, hấp dẫn cán bộ trẻ, có năng lực Yêu cầu các cán bộ có trình độ có trách nhiệm tham gia đào tạo, nếu
có thể chủ trì xây dựng các tập thể nghiên cứu, ứng dụng mạnh Yêu cầu các phòng chuyên môn, cán bộ khoa học và công nghệ chủ động, tích cực, tìm nguồn đào tạo, trao đổi khoa học ở nước ngoài cho cán bộ trẻ
Xác định việc hợp tác với Trường Đại học Công nghệ trong đổi mới và phát triển Khoa Cơ học Kĩ thuật và Tự động hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Viện Tuy vậy phải đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là nghiên cứu sinh Trong đó phải chú trọng đảm bảo các điều kiện “phát triển bền vững”: Thực hiện
công khai, dân chủ Xây dựng và đảm bảo sự đoàn kết tập thể
Trang 38Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
34
* Định hướng phát triển: Những nguyên tắc chung định hướng phát triển Viện Cơ học
bao gồm: các hướng nghiên cứu chính phải được xác định từ nhu cầu xã hội, gắn với các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm của Nhà nước, các nghiên cứu tập trung, tránh dàn trải, khả thi về điều kiện chuyên môn, trang thiết bị, phát triển toàn diện, chú trọng hợp tác quốc tế, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ
Trên cơ sở thế mạnh của mình, Viện tiếp tục tập trung phát triển các hướng lớn sau: Cơ học và Môi trường Biển với Phòng Cơ học và Môi trường Biển; Cơ học Thủy khí Công nghiệp và Môi trường, với các phòng chuyên môn: Phòng Thủy khí công nghiệp và Môi trường Lục địa và Phòng Thủy tin học; Cơ học máy, Cơ điện tử và Tự động hoá với các phòng: Cơ điện tử, Tự động hoá và Xử lí tín hiệu, Chẩn đoán Kĩ thuật và Phòng Thí nghiệm Công nghệ Kiểm soát Rung và Ồn; Cơ học Vật rắn Biến dạng, Cơ học Công trình và Nền móng với các phòng: Cơ học Công trình, Cơ học Vật rắn Biến dạng và Nền móng, Mô phỏng và Tính toán Kết cấu (Các thông tin chi tiết xem ở các trang tiếp theo)
Ngoài các hướng khoa học và công nghệ chính nêu trên, để phát triển, Viện Cơ học còn chú trọng các công việc sau:
− Kết hợp với Trường Đại học Công nghệ trong công tác đào tạo đại học và sau đại học, là mô hình mới kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo;
− Xây dựng, phát triển thư viện điện tử và nâng cao số lượng, chất lượng đầu sách; Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và quản lí;
− Xây dựng các cơ sở nghiên cứu tại trụ sở chính 264 Đội Cấn, Hà Nội và tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Tiếp tục triển khai Đề án Trạm Thực nghiệm Động lực học và Môi trường Biển ở Hải Hậu, Nam Định; Tham gia khai thác Trạm Nghiên cứu Tổng hợp Đa ngành Tài nguyên - Môi trường Miền Trung ở Đồng Hới, Quảng Bình; Thúc đẩy việc xây dựng Trung tâm Hội thảo và Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Kĩ thuật Viện Cơ học tại 264 Đội Cấn, Hà Nội;
− Sắp xếp lại các Trung tâm thành lập theo nghị định 35 của Chính phủ và Công ty thành lập theo nghị định 68 của Chính phủ tạo điều kiện tự chủ và nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ; Quan tâm đến các biện pháp nâng cao đời sống, tạo điều kiện sinh hoạt văn hoá, thể thao, đảm bảo sức khoẻ cán bộ - công chức
Trang 39Những giai đoạn xây dựng và phát triển 35
LÃNH ĐẠO VIỆN CƠ HỌC HIỆN NAY
VIỆN TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trang 40Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
36
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Cơ học thời điểm 2009
Hội đồng Khoa học LÃNH ĐẠO VIỆN
Khoa Cơ học Kĩ thuật
và Tự động hóa
Trung tâm Khảo sát,
Nghiên cứu, Tư vấn
Môi trường Biển
Liên hiệp Khoa học,
Phòng Cơ học và Môi trường Biển
Phòng Thủy khí Công nghiệp
và Môi trường Lục địa
Phòng Cơ học Vật rắn và Nền móng
Phòng Chẩn đoán Kĩ thuật
Phòng Cơ học Công trình Phòng Thủy Tin học
Phòng Mô phỏng và Tính toán kết cấu
Phòng Cơ Điện tử
Phòng Thí nghiệm Công nghệ Kiểm soát Rung và Ồn Phòng Quản lí Tổng hợp
Phòng Tự động hoá và Xử lí tín hiệu