Viện Cơ học và những kỉ niệm khó quên trong tô

Một phần của tài liệu tập san viện cơ học việt nam 30 năm xây dựng và phát triển (Trang 118)

Trương Gia Bình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT

ôi gia nhập Viện Cơ học năm 1982 sau khi hoàn thành luận án Phó Tiến sĩ Toán Cơ tại trường Đại học Tổng hợp Maxcơva (MGU), thường được gọi ở Việt Nam là Trường Lomonosov. Sau hai năm làm cộng tác viên tại Viện Toán học Steclov, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, tôi về nước năm 1985. Lúc đó chúng tôi tràn trề nhiệt huyết thành lập một nhóm nghiên cứu khoa học cơ bản với hy vọng trở thành “tiểu“ trường phái Sedov ở Việt Nam. Viện sĩ Sedov là nhà khoa học số một về cơ học các môi trường liên tục của Liên Xô, là thầy giáo lớn của anh Nguyễn Văn Điệp, của Lê Thế Hùng và tôi. Nhóm chúng tôi lúc đó có anh Phạm Hùng - bạn đồng niên cùng khoa, anh Nguyễn Hồng Phan - bạn đồng niên cùng đại đội tại Đại học Kĩ thuật Quân sự, anh Lê Thế Hùng - bạn đồng Khoa Toán Cơ và sau này còn có anh Nguyễn Văn Thăng - người do anh Hoàng Quang Vinh giới thiệu vào nhóm để đảm nhận phần thực nghiệm và phần điện. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã làm chấn động cả Viện Cơ bé nhỏ (khi đó đóng ở 208D Đội Cấn) không phải vì thành tựu gì đặc biệt mà là vì tiếng ồn ào cãi vã suốt ngày về bất cứ chủ đề gì. Cái nếp trật tự, vệ sinh, văn minh, đến về chép sổ do anh Nguyễn Tất Đắc - Trưởng phòng Thủy khí dày công xây dựng đã bị phá tan tành và được thay bằng lộn xộn, mất trật tự và vô kỉ luật. Từ hỗn mang đó đã nảy sinh ra một nhóm nghiên cứu mới mang tên Nhóm Trao đổi Nhiệt và Chất.

T

Năm 1985, tôi bán hai cái nồi hầm lấy tiền, đi nhờ máy bay quân sự vào Thành phố Hồ Chí Minh, lên Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt kiếm hợp đồng đầu tiên của Nhóm Nghiên cứu Trao đổi Nhiệt và Chất: “Nghiên cứu an toàn nhiệt thủy động học của Lò Phản ứng Hạt nhân Đà Lạt”. Bài toán được đặt ra là nếu nâng gấp đôi công suất thiết kế của Lò (ruột Liên Xô, vỏ Mĩ) thì có nổ không! Thật may là ý tưởng nôn nóng trên bị bỏ đi và đến nay chúng ta vẫn có thể đi nghỉ mát Đà Lạt. Hợp đồng đầu tiên với Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt tuy lỗ (qui đổi qua nồi hầm) nhưng là bước ngoặt lớn lao đối với nhóm chúng tôi. Nó mở ra một con đường mới: với hợp đồng đầu tiên này, chúng tôi tin tưởng rằng có thể tự nuôi mình bằng việc ứng dụng các tri thức khoa học kĩ thuật và công nghệ vào cuộc sống. Cùng thời điểm đó, Đại hội Đảng lần thứ VI đã cho ra đời thuật ngữ mới: Đổi mới.

Những kỉ niệm sâu sắc 115 Nghị định 268 của Chính phủ lúc đó đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, có tác dụng mở đường cho các cơ quan Nhà nước, kể cả các cơ quan khoa học thực hiện kí kết các hợp đồng kinh tế. Điều đó đã tạo ra khả năng cho việc thực hiện kết hợp nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm giải quyết việc làm, tạo vốn, giải quyết đời sống khó khăn và đưa cán bộ khoa học vào cuộc sống thực tế để tìm đề tài và hướng nghiên cứu mới. Đường lối, chủ trương đó quả là một cơ hội rất tốt để cho các cơ quan khoa học, đặc biệt là Viện Khoa học Việt Nam - trung tâm khoa học tự nhiên lớn nhất nước ta, với một hệ thống các viện nghiên cứu mạnh, kịp thời nắm bắt. Trong Viện Khoa học Việt Nam, có thể nói Viện Cơ học, do Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Đạo lúc đó là Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, kiêm Viện trưởng, là một trong những đơn vị đầu tiên, nắm bắt đúng tư tưởng, nhanh chóng triển khai thực hiện kí kết các hợp đồng trong nước và nước ngoài, phục vụ nghiên cứu và sản xuất. Trong Viện Cơ học có nhiều phòng nghiên cứu và đã lập nhiều tổ, nhiều nhóm chuyên môn đi tìm kiếm các hợp đồng. Một trong các tổ chuyên môn đó là Nhóm Trao đổi Nhiệt và Chất được thành lập 6/1986, không lâu sau đó trở thành tiền thân của công ty FPT.

Những người tham gia đầu tiên trong nhóm chỉ có: Phạm Hùng, Nguyễn Hồng Phan, Lê Thế Hùng và tôi, đều tốt nghiệp khoa Toán Cơ ở các trường Đại học Tổng hợp ở Liên Xô. Sau đó, trong khoảng thời gian 1986-1988, tham gia nhóm còn có Nguyễn Trung Hà, Nguyễn Văn Thăng, Trần Đức Nhuận, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Văn Cư và Nguyễn Văn Ninh. Mục đích lập Nhóm ban đầu chủ yếu là để thực hiện các hợp đồng với mong muốn là kiếm được tiền nuôi nhau để tiếp tục làm khoa học. Dưới sự chỉ đạo của Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Đạo, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Điệp, Nhóm Trao đổi Nhiệt và Chất đã có những hợp đồng với Lò Phản ứng Hạt nhân Đà Lạt về tải nhiệt, lắp đặt hệ thống sấy lạnh Nhà máy Thuốc lá Đồng Nai, điều hoà ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá, lắp đặt máy kem Bỉm Sơn.

Sấy lạnh thuốc lá - Hợp đồng kinh tế đầu tiên

Tình cờ trong dịp đi trại hè Cơ học 1986 tại Đồ Sơn, anh Nguyễn Xuân Hùng, Phân Viện trưởng Phân viện Cơ học Thành phố Hồ Chí Minh kể về nhu cầu sấy thuốc lá ở nhiệt độ phòng để giữ hương liệu ngâm tẩm của thuốc lá ở Nhà máy Thuốc lá Đồng Nai. Anh Hùng hỏi là các anh có làm được không và tôi trả lời là hiển nhiên làm được việc này.

Tôi lại bán tiếp nồi hầm, bàn là, chậu nhôm Liên Xô và bay vào Thành phố Hồ Chí Minh để thuyết phục Nhà máy kí hợp đồng. Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với Ban Lãnh đạo Nhà máy, tôi được phán một câu xanh rờn: “Giáo sư Thành phố Hồ Chí

Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển

116

Minh còn không ăn nhằm gì huống hồ là Phó Tiến sĩ Hà Nội”. Sau này tìm hiểu thì giáo sư đầu ngành trao đổi nhiệt chất Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã không thuyết phục được nhà máy phương án của họ.

Tôi quyết định thay đổi cách đánh. Trước hết thuyết phục Phân viện Cơ học trước, rồi Phân viện Cơ học giúp cùng thuyết phục Nhà máy, bởi khi đó Phân viện Cơ học đang có hợp đồng và đang có uy tín với Ban Lãnh đạo Nhà máy, đặc biệt là thuyết phục các anh Quốc Anh, Huy Hùng và anh Xuân. Tôi mở một loạt seminar trình bày ý tưởng rất đơn giản sau: Cho không khí đi qua dàn lạnh để ngưng tụ hơi nước trong đó, rồi thổi khí đã bị lấy ẩm qua dàn nóng (còn được gọi đùa là kalo lè phè) thì sẽ có khí khô ở nhiệt độ phòng để sấy thuốc lá. Các chuyên gia Phân viện Cơ học đã hoàn toàn bị các công thức, đồ thị, tính toán của tôi chinh phục. Đến bây giờ tôi vẫn ngạc nhiên là làm sao tôi đã tính toán ra tất cả cần bao nhiêu lạnh, bao nhiêu nóng, động cơ bao nhiêu mã lực, cần bao nhiêu tôn, bao nhiêu sắt, xi măng và bao nhiêu tiền để sấy bấy nhiêu thuốc lá. Và điều ngạc nhiên nhất là tôi đã kí được hợp đồng với giá trị trên 3 triệu đồng Việt Nam (tương đương 8.000 USD), lớn hơn hợp đồng to nhất của tướng huyền thoại Hoàng Quang Vinh (tất nhiên với sự tư vấn của anh).

Để đưa công nghệ cao vào sấy thuốc lá, chúng tôi đã đề nghị Tiến sĩ Nguyễn Đình Ngọc (nay là Phó Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về Công nghệ Thông tin) đến làm seminar về ứng dụng dao động cao tần vào sấy thuốc lá. Đáng ngạc nhiên hơn là Nguyễn Thành Nam lúc đó sắp bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ đã chép tay bài báo ở Thư viện Lê nin nói về sấy thuốc lá bằng sóng cao tần. Chúng tôi đã giữ tài liệu này như một bí mật công nghệ. Rất tiếc công nghệ này chúng tôi vẫn chưa có dịp đưa vào thực tiễn Việt Nam.

Hợp đồng điều hoà Nhà máy Thuốc lá Thanh Hóa - kí dễ khó làm

Sau khi hợp đồng sấy thuốc lá Đồng Nai đi vào giai đoạn kết thúc nảy sinh cơ hội đổi 26 máy điều hòa tường lấy hệ 2 máy lạnh trung tâm của bệnh viện Chợ Rẫy. Anh Hoàng Quang Vinh đề nghị tôi đưa tiền đặt cọc để lấy một nguồn máy điều hòa Fedder cũ còn tốt. Thế là nhóm tôi thành chủ nhân một hệ điều hòa khổng lồ.

Ra Hà Nội, tôi được một đồng sự ở Viện Cơ học tên là Nguyễn Minh Sơn sẵn sàng dẫn đi gặp ông chú Lê Viết Dược, Giám đốc Nhà máy Thuốc lá Thanh Hóa để chào hệ điều hòa trung tâm mới sử dụng 3 năm trước giải phóng.

Trước tối vào Thanh Hóa, Nhóm tôi quây quần để xem Phạm Hùng thể hiện phối cảnh hệ thống điều hòa trung tâm. Tôi còn nhớ nó như cảnh trong các phim viễn tưởng về chiến tranh các vì sao trong vũ trụ. Một cái gì vô cùng hùng vĩ, phun khí lạnh xanh rờn xuống đám người nhỏ li ti. Công nghệ trình bày lúc đó đã đạt trình độ chỉ hai lần

Những kỉ niệm sâu sắc 117 vào Thanh Hóa, cách nhau một tuần, chúng tôi đã kí hợp đồng 14,5 triệu đồng (37.500 USD) và trong vòng mười ngày, tôi đã cầm chiếc séc trị giá 10,5 triệu đồng. Để hiểu đúng quy mô số tiền này tôi cần nói thêm là lương lúc đó của cán bộ cỡ 200 đồng.

Thế là nhóm chúng tôi lao vào hợp đồng kỉ lục này (lại vượt giá trị hợp đồng của Hoàng Quang Vinh). Lê Thế Hùng lo thiết kế toàn bộ hệ thống; Nguyễn Hồng Phan lo phần cơ khí, vật tư; anh Nguyễn Văn Thăng, thành viên mới của nhóm, bạn cũ của Hoàng Quang Vinh, lo phần thiết kế và thực hiện điện. Anh Minh Sơn lo về đối ngoại với Nhà máy, Phạm Hùng cổ vũ tinh thần. Hôm đi phá dỡ trần nhà đầu tiên cùng thanh niên Viện Cơ học, Phạm Hùng đạp ngay đinh và từ đó quay về chỉ làm luận án Phó Tiến sĩ của mình. Anh Nguyên “Béo” lúc đó đang làm cơ điện lạnh cho Thông tấn xã Cộng hòa Dân chủ Đức tại Hà Nội được mời làm thầu phụ (B’). Nhóm anh Trần Đức Nhuận, có anh Ninh, anh Cư ở Liên hiệp các Xí nghiệp Lắp máy (hiện nay là Tổng Công ty Lắp máy, LILAMA) được mời tham gia nhóm chịu trách nhiệm giám sát công trình. Anh Nguyên và anh Nhuận tính tình hoàn toàn khác nhau nhưng đều là hai ngôi sao sáng điện lạnh lúc đó. Sau này anh Nguyên “Béo” lập công ty Mefrimex chuyển sang lĩnh vực dầu khí với thành công đại nhảy vọt. Tòa nhà kính phản quang sừng sững bên cạnh trường Giảng Võ nói lên điều đó.

Tuy vậy, hợp đồng với Thanh Hóa đã để lại trong tôi những kỉ niệm khó quên và bài học đáng quí với những sự cố… đa dạng.

Sự cố thứ nhất là khi bốc container xuống sân Viện Cơ học ở 208D Đội Cấn, Minh Sơn đã móc container vào bốn chiếc móc như quai gánh nước. Đúng lúc ở độ cao tối đa thì mấy chiếc móc duỗi thẳng ra và cả container rơi ùm xuống đất. Không biết bao tạ que hàn bạc, không biết bao tấn khí phreon đã tiêu tốn một cách vô nghĩa cho sai lầm chết người này. Tất nhiên không kể công sức hàn, nén, thử, rồi lại hàn, nén, thử suốt cả năm trời. Tôi còn nhớ trưa nắng đổ lửa, anh Nguyên “Béo” cởi trần trùng trục cặm cụi hàn, rồi lắc đầu, dàn vẫn bị hở...

Sự cố thứ hai là một số chi tiết bị hỏng. Tôi đã tổ chức chế tạo chiếc bơm dầu ở trường Đại học Bách khoa, kể cả từ chế tạo vật liệu, thép gì, nung, ủ như thế nào. Chúng tôi đúc thủy tinh áp lực, chế tạo gioăng. Quả thật điếc không sợ súng.

Sự cố thứ ba là cân bằng động. Chúng tôi đã cắt dép cao su làm khớp mềm, hàn các ngàm thép truyền động, mời các chuyên gia cân bằng hàng đầu ngành cân chỉnh máy mà rung vẫn hoàn rung. Rung quá làm dàn nóng (bị rơi như đã kể) thủng. Lại bơm ga, lại thử, lại xì, lại cân bằng,...

Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển

118

Sự cố thứ tư là tuy đã điều chỉnh các loại mà không thể nào đạt thông số nhiệt độ, độ ẩm. Nhà máy đã bắt chúng tôi chạy nghiệm thu không phải chỉ đạt trong giải thông số ghi ở hợp đồng mà phải đạt biên thấp nhất về độ ẩm và nhiệt độ.

Quá trình nghiệm thu kéo dài, căng thẳng. Chúng tôi đã tận tâm, tận lực, dốc hết kiến thức, trình độ kĩ thuật mà không kí được biên bản nghiệm thu. Trong khi đó, anh Ngô Huy Cẩn kí hợp đồng, làm và nghiệm thu cái rào. Anh đã nheo mắt và dạy chúng tôi mấy bài học trong việc làm hợp đồng.

Cấp máy tính cho Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô

Cùng với nẩy sinh những ý tưởng muốn làm cái gì đó to lớn có ý nghĩa trong khoa học, việc Nhóm Trao đổi Nhiệt và Chất thực hiện các hợp đồng, nhất là hợp đồng lớn mang tầm quốc tế có ý nghĩa sâu xa trong việc tự nó phá bỏ mình để đi tới lập một tổ chức cao hơn. Hợp đồng trao đổi thiết bị giữa Viện Khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô như là một yếu tố xúc tác, một động lực thúc đẩy nhanh quá trình ấy.

Tất cả xuất phát từ cuộc nói chuyện với anh Hoàng Quang Vinh qua điện thoại khoảng giữa năm 1987. Anh kể rằng anh đã có một xưởng lắp ráp máy vi tính với công suất hàng trăm chiếc/tháng và anh muốn bán sang Mông Cổ. Vào thời gian này, anh Vinh đang vào hồi khôi phục Nhà máy Sữa Dielac. Và anh có dự kiến đổi máy tính lấy trang trại nuôi bò lấy sữa ở Mông Cổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi liền đề xuất thêm là đổi máy tính lấy thiết bị khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Vào lúc ấy, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô là tổ chức siêu quyền lực và vô cùng giầu có (so với nhiều tổ chức khác ở Liên Xô).

Được sự đồng ý của sếp Đạo, tôi liền thảo cho sếp một bức thư gửi Ông Viện sĩ Florov - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, phụ trách về hậu cần - đề nghị đổi PC (máy tính cá nhân) lấy thiết bị khoa học. Điều bất ngờ là Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trả lời đồng ý ngay lập tức và mời đoàn Việt Nam sang Maxcơva đàm phám. Anh Đạo và tôi bay sang Maxcơva. Chúng tôi được đón tiếp như thượng khách. Chúng tôi được xếp vào khu sang nhất của khách sạn Viện Hàn Lâm, được ôtô thường trực phục vụ cả ngày. Tôi còn nhớ không khí trang trọng khi ông Phó Chủ tịch Viện Hàn Lâm Florov tiếp anh Đạo cùng chúng tôi tại văn phòng Chủ tịch Đoàn Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Trong quan hệ hợp tác khoa học kĩ thuật và đào tạo Việt Nam - Liên Xô bấy lâu nay là quan hệ mang tính một chiều: bạn viện trợ - ta tiếp nhận. Nay được quan chức Viện Hàn lâm Khoa học o bế, săn đón để ước ao mong nhận được từ Việt Nam những chiếc máy vi tính, chúng tôi không khỏi tránh được cảm xúc tự hào. Các bạn có thể

Những kỉ niệm sâu sắc 119 hiểu sau hàng chục năm bị khinh rẻ trong bàn là, nồi hầm, may xo,... ở các cửa hàng, bến cảng, kho hàng, sân bay Liên Xô, cảm xúc của chúng tôi mạnh mẽ như thế nào khi được coi bình đẳng. Các bạn trẻ ngày nay có thể xa lạ với cảm xúc được bình đẳng và các bạn chắc chẳng có cảm xúc đặc biệt gì khi thấy các Tổng thống, Thủ tướng các nước đến thăm Việt Nam. Với các bạn, họ đến thăm đất nước chúng ta là điều đương nhiên. Nhưng điều đó không đương nhiên với lớp tuổi chúng tôi. Bởi lẽ từ khi sinh ra đến đầu những năm 1990, chúng tôi chỉ thấy Nguyên thủ của chúng ta đi thăm các nước bạn, còn chả thấy Nguyên thủ nào đến thăm chúng ta, mặc dù Việt Nam trường

Một phần của tài liệu tập san viện cơ học việt nam 30 năm xây dựng và phát triển (Trang 118)