Nguyễn Cao Mệnh, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học
ôi được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Cơ học nhiệm kì 1997-2002. Có thể nói, kế thừa thành quả của các Viện trưởng tiền nhiệm, năm 1997, trong con mắt của nhiều người trong Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và của các bộ, ngành khác, Viện Cơ học là một viện nghiên cứu khoa học mạnh cả về nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng. Các đề tài cấp Nhà nước và của các bộ liên quan đến cơ học biển, môi trường, phòng chống thiên tai, thủy khí công nghiệp, công trình nền móng, động lực học máy và công trình... đều có sự tham gia tích cực của Viện Cơ học. Tôi thường trao đổi với Giáo sư Nguyễn Văn Điệp, Viện trưởng tiền nhiệm, và thống nhất với nhau, đối với Viện bao gồm nhiều ngành hẹp như Viện Cơ học, về mặt chuyên môn Lãnh đạo Viện không cần và cũng không đủ khả năng can thiệp sâu vào công việc của các nhà khoa học mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi nhất về quan hệ trong và ngoài nước, cũng như tạo lập các nhóm chuyên môn để phát huy tốt nhất năng lực của cán bộ nghiên cứu trong Viện. Với tinh thần ấy, về công tác chuyên môn, trong nhiệm kì 1997-2002, Viện tiếp tục phát triển, các ngành hẹp trong Viện kết hợp hoặc hỗ trợ cho nhau cùng tạo được vị thế nhất định trong lĩnh vực đang nghiên cứu. Trong nhiệm kì của mình, tôi không nhận được một thông báo nào của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia về đơn từ khiếu nại của cán bộ trong Viện về những bất hợp lí đã xảy ra. Tuy nhiên, ngoài công tác chuyên môn, Viện cần quan tâm hơn nữa về mặt đời sống cho anh em trên cơ sở đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng. Càng ngày tôi càng nhận thấy, đối với các ngành liên hệ nhiều đến thực tiễn như ngành Cơ học thì nghiên cứu lí thuyết đi đôi với ứng dụng là trách nhiệm và lương tâm của các nhà khoa học. Nếu như có cán bộ nào đó chỉ có sở trường nghiên cứu cơ bản và viết báo đăng trong các tạp chí trong và ngoài nước thì cũng đáng được hoan nghênh, nhưng không coi là cách làm duy nhất và tốt nhất trong ngành Cơ học.
T
Để cải thiện một phần đời sống cho cán bộ trong Viện, lúc ấy Viện chủ trương tổ chức ăn trưa miễn phí cho anh em. Chủ trương này được sự thống nhất của ban lãnh đạo Viện. Khi đưa ra hỏi ý kiến toàn Viện, có anh em phát biểu rất cảm động là, những hôm mùa hè nắng nóng, hoặc những ngày mùa đông giá rét, những ngày mưa gió anh
Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
130
em phải đi tìm quán cơm bụi để ăn, trong điều kiện vệ sinh không bảo đảm, chỗ ngồi chật hẹp và sau khi ăn trưa trở về Viện thì đã đến giờ làm việc buổi chiều. Vì vậy, anh em nhất trí ủng hộ chủ trương của Viện. Lúc ấy Viện thống nhất, chỉ những cán bộ đến làm việc tại Viện thì được ăn trưa miễn phí. Công đoàn cùng anh em giới thiệu nhóm cấp dưỡng và kiểm tra vệ sinh, tiêu chuẩn thực hiện của bếp ăn. Còn Viện lo kinh phí xây nhà ăn và duy trì bữa ăn trưa. Tôi còn nhớ vào dịp 1/5/1998 nhà ăn của Viện Cơ học đã được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động. Hàng ngày, anh em trong Viện gặp nhau vui vẻ, mọi người đến cơ quan yên tâm về bữa ăn trưa và hầu như các bàn ghế trong nhà ăn cũng chỉ vừa đủ chỗ ngồi cho mọi người. Nhiều bộ phận có khách đến làm việc hoặc bạn bè đến thăm cũng báo cơm tại nhà ăn. Có lẽ phải thực hiện dần mong muốn mà Giáo sư Đặng Vũ Minh (lúc đó là Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia) thường nói, làm sao cho mỗi cán bộ hàng ngày khi rời khỏi nhà đến cơ quan đều cảm thấy có cái gì đó hấp dẫn ở phía trước, và khi từ cơ quan về nhà thì phấn khởi về tổ ấm của mình.
Để lo kinh phí cho bữa ăn trưa, cũng như lo phúc lợi khác cho anh em trong các ngày lễ tết và dịp nghỉ hè, Ban Lãnh đạo Viện chủ trương phải đẩy mạnh hơn nữa nghiên cứu ứng dụng một cách thiết thực để có thêm các hợp đồng kinh tế qua Viện, đồng thời phải sử dụng có hiệu quả các thiết bị đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong các đề tài và cho ứng dụng trong các hợp đồng. Tránh tình trạng, thiết bị được đề nghị mua về dựa trên ý tưởng nhất thời và chỉ dùng được trong thời gian ngắn, sau đó “đắp chiếu” để đấy. Với mong muốn như vậy, Viện cùng Hội đồng Khoa học thống nhất lập ra đề tài cơ sở ứng dụng. Đó là đề tài có mục tiêu ứng dụng rõ ràng, sau khi hoàn thành phải tìm được hợp đồng đóng góp lại cho Viện bằng nửa kinh phí của đề tài từ chính các hợp đồng kí về Viện. Các bộ phận nào được đầu tư mua thiết bị thì phải sử dụng triệt để làm đề tài và làm hợp đồng để hàng năm đóng cho Viện kinh phí bằng 1% giá trị của thiết bị. Những chủ trương ấy có hai mặt tốt là thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng một cách thiết thực và tăng thu nhập cho cán bộ trong Viện. Ngoài ra, Viện còn khai thác các điều kiện khác như làm sân tenis, thành lập công ty IMTECH thuộc Viện để tạo điều kiện gắn nghiên cứu và ứng dụng. Tôi có cảm nhận, trong nhiệm kì của mình, kinh phí phúc lợi của Viện không lúc nào lúng túng và bị động.
Tôi còn nhớ, có lần khu tập thể của Viện Cơ học bị cháy. Lúc ấy, Viện đã kịp thời trích kinh phí phúc lợi của Viện và đề nghị quĩ tấm lòng vàng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ đã lợp lại nhà và giúp đỡ thêm cho các gia đình bị nạn. Kết quả là đã ổn định đời sống cho anh em, không gây ra xáo trộn đáng kể. Các chủ trương đều hợp lí và có sự nhất trí cao trong Viện. Với sự phát triển liên tục, nhiều năm Viện Cơ học đã nhận được Cờ thi đua, phần thưởng cao nhất của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
Những kỉ niệm sâu sắc 131 Ngày 10/4/1999, kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Viện Cơ học, Viện đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. Hôm ấy, ngoài các khách mời, Viện đặc biệt được chúc mừng và chúc sức khỏe các Giáo sư Lãnh đạo tiền nhiệm của Viện Cơ học, đó là Giáo sư Trần Lưu Chương (Trưởng phòng Cơ học đầu tiên, tiền thân của Viện Cơ học), Giáo sư Nguyễn Văn Đạo (Viện trưởng đầu tiên của Viện Cơ học 1979-1990), Giáo sư Nguyễn Văn Điệp (Viện trưởng 2 nhiệm kì 1990-1997).
Kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Viện Cơ học (1979-2009), tôi mong muốn Viện Cơ học ngày càng đoàn kết hơn, phát triển hơn, đóng góp thiết thực hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
132