Việt Nam
Nguyễn Văn Đạo – Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, Viện trưởng Viện Cơ học
(Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, Cơ quan TW Đảng Xã hội Việt Nam, số 9, 1981)
ơ học là một trong những khoa học ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người. Phát minh lớn về quy luật đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng đã có cách đây bẩy ngàn năm. Ta còn nhớ nhà Cơ học thiên tài Acsimét với câu nói nổi tiếng từ 23 thế kỉ về trước: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả Trái Đất này”. Cơ học
đã từng đóng vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng khoa học ở thế kỉ 16. Ngày nay, cơ học được xem là hòn đá tảng của lâu đài khoa học thế giới. Nói theo nghĩa hẹp thì cơ học là khoa học nghiên cứu trạng thái cân bằng và chuyển động của các vật thể. Cơ học được dùng làm cơ sở khoa học cho nhiều ngành kĩ thuật quan trọng: cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải, thủy lợi, luyện kim, năng lượng, v.v...
C
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mình, nhân dân ta đã sử dụng nhiều tri thức cơ học vào công cuộc xây dựng những công trình thủy lợi, kiến trúc, xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí, các phương tiện vận tải, v.v…
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc ứng dụng các kiến thức cơ học được triển khai rộng rãi trong các ngành quốc phòng của ta, mà điển hình là những tính toán, thiết kế súng bazôca, đạn lõm và đại bác không giật của kĩ sư và là nhà Cơ học đầy tài năng Trần Đại Nghĩa, nay là Viện sĩ nước ngoài (về cơ học) của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Sau khi miền Bắc nước ta được giải phóng, khoa học và kĩ thuật ở nước ta nói chung, cơ học nói riêng, có điều kiện phát triển nhanh chóng và toàn diện. Ngày nay, trên đất nước ta có hàng trăm cán bộ khoa học chuyên làm công tác nghiên cứu và giảng dạy cơ học, hàng nghìn kĩ sư đang hàng ngày tiếp xúc với các vấn đề cơ học, hàng vạn cán bộ tốt nghiệp đại học được trang bị các kiến thức cơ học, hàng triệu quần chúng lao động đang quan tâm đến khoa học - kĩ thuật. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và ứng dụng cơ học nước ta có mặt ở khắp các địa bàn hoạt động kinh tế và quốc phòng, đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân ta, vào công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta. Các cán bộ nghiên cứu cơ học của ta còn đạt được nhiều kết quả trong việc nghiên cứu các lí thuyết cơ học.
Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
110
Trong quá trình phát triển của mình, các cán bộ cơ học nước ta luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng một viện nghiên cứu đầu ngành về Cơ học. Nguyện vọng này được ấp ủ từ hàng chục năm nay. Cũng chính vì vậy mà cán bộ cơ học trong cả nước nhiệt liệt hoan nghênh việc thành lập Viện Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt Nam năm 1979, coi đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển của cơ học nước ta.
Còn quá sớm để nói về thành tích của một viện nghiên cứu mới ra đời hơn hai năm trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước. Song điều đáng nói là Viện đã định hướng đúng cho sự phát triển của mình và đang đóng vai trò trung tâm tập hợp lực lượng nghiên cứu cơ học trong cả nước; đang tăng cường một cách có hiệu quả việc hợp tác quốc tế và có một tương lai đầy hứa hẹn.
Các cán bộ khoa học của Viện Cơ học đang tham gia những chương trình nghiên cứu trọng điểm của Nhà nước. Nghiên cứu các quy luật cơ học của tự nhiên, các dòng chảy, ranh giới nước mặn, nước ngọt, sự bồi lắng bùn cát ở vùng cửa sông. Nghiên cứu các vấn đề cơ học làm cơ sở khoa học cho việc thiết kế chế tạo các phương tiện vận tải thủy, cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế, kĩ thuật và chất lượng của máy móc công trình xây dựng,v.v… Viện Cơ học còn chú trọng nghiên cứu các lí thuyết cơ học, các phương pháp tính và phương pháp thực nghiệm cơ học.
Trong khi lựa chọn đề tài nghiên cứu, Viện Cơ học đã xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn nước ta, trong đó cơ học có khả năng đóng góp đáng kể. Với vị trí là viện nghiên cứu đầu ngành, chúng tôi tập trung sự chú ý vào những hướng nghiên cứu lớn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không ngần ngại tham gia giải quyết các vấn đề nhỏ nhưng cấp bách của thực tiễn với mong muốn sớm có những đóng góp thiết thực cho sản xuất và đời sống của nhân dân ta. Kinh nghiệm cũng cho thấy, không ít những kết quả nghiên cứu lớn đã bắt nguồn từ những vấn đề nhỏ. Vả lại ai có thể nói trước rằng “Quả
táo vàng sẽ xuất hiện trên cành táo nào?”…
Sức mạnh của Viện Cơ học không chỉ ở lực lượng của bản thân mình, mà còn ở lực lượng đông đảo cán bộ nghiên cứu giảng dạy và ứng dụng cơ học trong các trường đại học, các cơ sở sản xuất. Viện Cơ học là viện nghiên cứu đầu tiên ở nước ta tổ chức phong trào nghiên cứu khoa học phối hợp với các trường đại học. Đó là “Phòng Cơ học Máy” thuộc Viện Cơ học và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, do tiến sĩ Nguyễn Thiện Phúc, cán bộ giảng dạy của trường, làm trưởng phòng. Đây là một cách tổ chức khoa học mới và còn có những điểm đáng suy nghĩ về phương thức quản lí. Song thực tiễn vừa qua cho thấy đây cũng là một mô hình tổ chức khoa học có hiệu quả cao, tận dụng được tiềm năng của thầy và trò của các trường đại học trong công tác nghiên cứu khoa học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ. Một trong những
Những kỉ niệm sâu sắc 111 đối tượng nghiên cứu quan trọng của Phòng Cơ học Máy là cơ cấu tự động. Trong một thời gian ngắn nữa, phòng này sẽ có đóng góp thiết thực vào việc tạo ra các máy tự động.
Sức mạnh của Viện Cơ học còn ở sự hợp tác quốc tế. Các Viện Hàn lâm Khoa học của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã hết lòng quan tâm giúp đỡ Viện Cơ học trẻ tuổi của chúng ta, tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngành Cơ học nước ta sớm đi vào quĩ đạo chung của cơ học thế giới. Tạp chí “Những thành tựu cơ học” -
tạp chí cơ học nổi tiếng của các Viện Hàn lâm Khoa học các nước xã hội chủ nghĩa - trong số 2 năm 1980 đã đăng ở trang nhất lời của Ban biên tập chúc mừng các nhà Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt Nam tham gia Ban biên tập của tạp chí và nhấn mạnh: “Ban biên tập tin tưởng sâu sắc rằng việc này sẽ tăng cường, phát triển và củng cố sự hợp tác khoa học với các nhà Cơ học Việt Nam”.
Trong những kì hội nghị các Viện trưởng Viện Cơ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học các nước Xã hội Chủ nghĩa, các đoàn đại biểu anh em đã dành cho đại biểu nước ta mối cảm tình đặc biệt. Các nghị quyết của Hội nghị đều nhấn mạnh việc giúp đỡ Viện Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt Nam trong công tác đào tạo cán bộ và xây dựng cơ sở vật chất. Nhiều nhà Cơ học nổi tiếng của Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức, Hungari, Ba Lan, Tiệp Khắc đã sang giảng bài ở nước ta. Nhiều cán bộ khoa học của Viện Cơ học Việt Nam cũng đã sang làm việc, thực tập ở các nước bạn. Chúng tôi không giấu giếm những khó khăn của mình. Chúng tôi đã nhiều lần ngồi trao đổi ý kiến về khoa học với các nhà Cơ học nổi tiếng của các nước trong những căn nhà một tầng chật hẹp, nhưng thoáng mát, sạch sẽ, xung quanh là những luống rau xanh, do chính cán bộ khoa học của ta tự trồng để cải thiện đời sống. Chúng tôi còn nói vui rằng mình sống theo “mốt hiện đại”, muốn gần gũi thiên nhiên. Các bạn đã hiểu rằng những công trình khoa học của ta, mà một số trong đó được báo cáo ở các hội nghị quốc tế hoặc đăng ở các tạp chí khoa học lớn của thế giới, đã được tiến hành trong những điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Các bạn càng hiểu chúng tôi, càng quí mến chúng tôi và chân thành muốn giúp đỡ chúng tôi. Nhiều tấn thiết bị cơ học - quà tặng của các Viện Hàn lâm Khoa học các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em - đang trên đường tới Việt Nam.
Trước mắt chúng tôi, nhiệm vụ còn nặng nề. Khi tôi tiếp chuyện một nhà báo Mĩ, ông ta hỏi tôi: “Các ngài còn thiếu những gì cho công tác nghiên cứu khoa học của mình?”. Tôi đã trả lời rằng: “Với đất nước sau hơn 30 năm chiến tranh và đang còn tiếp tục bị đe dọa xâm lược, chúng tôi thiếu thốn đủ thứ: thiếu cán bộ nghiên cứu, thiếu trang bị, thiết bị, thiếu nhà cửa… Song chúng tôi có đủ nhiệt tình đối với khoa học và trách nhiệm đối với đất nước…”. Nhà báo Mĩ nói xen ngang: “Các ngài sẽ vượt qua được khó khăn”.
Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
112
Chắc chắn rằng mọi việc sẽ không đơn giản, song càng khó khăn, chúng tôi lại càng nhớ tới lời dặn của đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng: “Phải bằng những bước đi sáng tạo, độc đáo để theo kịp trình độ khoa học của các nước tiên tiến”. Chúng tôi đang cố gắng suy nghĩ theo hướng này nhằm tìm ra con đường phát triển khoa học phù hợp với đất nước. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng ở tương lai của nền khoa học Việt Nam trong tương lai xán lạn của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.
Từ Đại hội IV đến Đại hội V của Đảng, các ngành khoa học ở nước ta, trong đó có cơ học đã có một bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Sự ra đời của Viện Cơ học trong thời gian qua là một trong những biểu hiện của sự lớn mạnh của khoa học nước ta về mặt tổ chức. Viện Cơ học đang cố gắng vươn lên để trở thành điểm tựa vững chắc cho sự phát triển của ngành Cơ học nước ta.
Chào đón Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, các cán bộ của Viện Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt Nam nguyện đoàn kết, hợp tác, cùng nhau xây dựng Viện vững mạnh, đóng góp thiết thực và có hiệu quả vào việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội.
113
Tháng Tư
Nguyễn Đông Anh, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học gày ấy em còn nhỏ
Tó
N c nhẹ bay gió mát bên thềm Hoa dạ hương dịu êm ngoài ngõ Trời rất xanh trong mắt em xanh.
Tháng tư hoa hồng đỏ
Anh đến thăm em chờ trước ngõ Mùi dạ hương êm dịu bên thềm Lan nhè nhẹ trong chiều tím muộn. Ngõ hoa hai buổi em đi về
Anh chờ anh đợi đến si mê Dạ hương hoa vấn vương đến thế Để giai nhân chẳng muốn ra về.
Ngày ấy em còn nhỏ
Dáng nghiêng nghiêng bóng đổ trên đường Ngập ngừng anh khẽ hỏi
Có khi nào ?
114