Giáo sư Nguyễn Văn Đạ o Cái duyên, cái nghiệp với Cơ học

Một phần của tài liệu tập san viện cơ học việt nam 30 năm xây dựng và phát triển (Trang 129)

Trần Thị Kim Chi - Phó Giáo sư, Tiến sĩ

ới tôi, có nhiều lí do để tôi thực sự gắn bó với Viện Cơ học: đây là nơi tôi làm việc lâu nhất (20 năm), đây là nơi đã giúp tôi trưởng thành nhiều và có phần thành đạt, đây là nơi tôi có bao nhiêu bạn bè, đồng nghiệp thân thiết…, và đây chính là cơ quan khoa học do chồng tôi, Giáo sư Nguyễn Văn Đạo, là một trong những người sáng lập và là Viện trưởng đầu tiên trong nhiều năm.

V

Với bao nhiêu gắn bó như vậy với Viện Cơ học thì có thể viết được nhiều điều. Ở đây tôi muốn dành để nói về Giáo sư Nguyễn Văn Đạo, về cái duyên, cái nghiệp của anh với ngành Cơ học nói chung và Viện Cơ học nói riêng.

Năm 1957, sau khi học vội vã hai năm ngành Toán ở Đại học Sư phạm, anh được phân công về giảng dạy ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, dạy môn Cơ học Lí thuyết, lúc đó anh vừa tròn 20 tuổi. Nhiệm vụ thật khó khăn bởi vì Cơ Lí thuyết là một môn học khó, vả lại các anh được học rất it ở trường, và giờ thì chỉ còn cách là vừa tự học, vừa dạy. Trong một bài viết, anh kể rằng: “Khối lượng của môn học này rất lớn, chúng tôi chỉ có vài tuần lễ để chuẩn bị bài giảng... Khó khăn là rất lớn, tài liệu chỉ có bằng tiếng Nga và tiếng Pháp. Nhiều thuật ngữ chuyên môn bằng tiếng Việt cũng chưa có. Cả tập thể chúng tôi say sưa làm việc, dịch sách, biên soạn tài liệu và rồi công việc đã kết thúc tốt đẹp. Sau ba năm phấn đấu quyết liệt, công tác giảng dạy đã đi vào nề nếp, chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu khoa học - một công việc hoàn toàn mới mẻ vào lúc ấy”.

Nghiên cứu khoa học lúc ấy thật sự khó khăn, không có thầy hướng dẫn, tài liệu thì rất hiếm mà chỉ bằng tiếng nước ngoài… nhưng với sự nỗ lực, sự kiên cường và niềm say mê học tập làm việc của các anh, chỉ trong vòng 10 năm Bộ môn Cơ Lí thuyết đã trở thành một bộ môn mạnh cả về giảng dạy và trình độ học thuật. Ngày nay, trong số 14 cán bộ của Bộ môn thời đó đã có năm người là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, một người là Giáo sư, một người là Tiến sĩ Khoa học và số khác là Phó giáo sư, Tiến sĩ.

Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển

126

Vào một ngày hè năm 1976, có một cán bộ của Viện Khoa học Việt Nam đến tìm gặp anh ở nhà (lúc ấy chúng tôi ở khu tập thể Trường Đại học Bách khoa). Sau đó, anh kể là vị cán bộ này đến để đề nghị anh sang Viện giúp ổn định và xây dựng ngành Cơ học. Lúc ấy anh đã không nhận lời. Một trong những lí do là anh đang chuẩn đi thực tập ở Ba Lan.

Tháng 12/1976 anh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học ở Ba Lan. Một tháng sau, anh về nước dự Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ hai và nghỉ Tết nguyên đán Đinh Tị. Anh viết rằng: “Ăn tết xong, tôi đang hào hứng chuẩn bị trở lại nước bạn để bắt tay vào một chương trình nghiên cứu lớn mà giáo sư đỡ đầu và tôi sẽ cùng thực hiện trong hai năm với sự tài trợ hoàn toàn của bạn, thì nhận được điện của đồng chí Nguyễn Đình Tứ, lúc đó là Bộ trưởng Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, báo tin: Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều động tôi sang Viện Khoa học Việt Nam, giữ chức vụ Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư kí. Tôi đề đạt nguyện vọng được tiếp tục đi nghiên cứu cùng các nhà khoa học nước bạn thêm một thời gian nữa, nhưng không được chấp thuận. Quãng thời gian hai mươi năm đầy thú vị, kết hợp chặt chẽ công tác giảng dạy đại học với công tác nghiên cứu khoa học của tôi thế là kết thúc ở đây.”

Về Viện Khoa học Việt Nam (1977) đương nhiên anh có nhiệm vụ phụ trách luôn mảng Cơ học. Bên cạnh những công việc chung, anh hối hả bắt tay luôn vào việc xây dựng, củng cố ngành Cơ học. Anh đã cùng với các nhà Cơ học nòng cốt vạch kế hoạch thành lập Viện Cơ học để tập hợp lực lượng nghiên cứu, để Cơ học có thể hoàn thành được sứ mệnh của mình trong công cuộc xây dựng đất nước.

Một hội nghị với qui mô lớn về “Phương hướng phát triển Cơ học ở Việt Nam”

đã được tổ chức từ 28/7 đến 1/8/1978 tại thành phố biển Nha Trang để lấy ý kiến của đông đảo các nhà khoa học về chủ trương thành lập Viện Cơ học. Sau Hội nghị, các thủ tục thành lập Viện Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt Nam đã được tiến hành một cách khẩn trương.

Sau khi các thủ tục được một loạt các cơ quan quản lí thông qua, đến ngày 10/4/1979, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định thành lập Viện Cơ học và anh là Viện trưởng đầu tiên. Vào thời gian này, việc thành lập một viện nghiên cứu chỉ trong vòng 6 tháng là một kỉ lục rất nhanh về thời gian.

Năm 1982, Hội Cơ học được thành lập, anh được bầu là Chủ tịch của Hội. Năm 1984, thành lập Phân viện Cơ học Thành phố Hồ Chí Minh và nay là Viện Cơ học và Tin học Ứng dụng.

Những kỉ niệm sâu sắc 127 Bên cạnh việc ổn định tổ chức và triển khai công việc, anh đã quan tâm ngay đến việc xây dựng cơ sở vật chất của Viện. Năm 1985, anh đã xin khu đất Đầm Sen ở phố Đội Cấn để xây dựng Viện. Đó chính là vị trí của Viện Cơ học ngày nay. Khi đổ những xe cát đầu tiên để xây dựng Viện, mơ ước đến tương lai, anh làm hai câu thơ:

Đầm sen một bóng lâu đài, Viện Cơ ta đó ngày mai huy hoàng.

Khoảng năm 1990, Viện Cơ học chuyển từ khu 208D Đội Cấn ra địa điểm hiện nay.

Sau hơn mười năm xây dựng lực lượng, ổn định tổ chức, xác định được hướng đi lên, và đặc biệt là Viện đã trải qua được giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng của đất nước trong những năm 80 (thế kỉ 20), trên địa điểm mới khang trang này, Viện Cơ học đã ổn định, có những bước phát triển vững chắc. Viện đã có được một lực lượng lớn cán bộ chuyên môn mạnh cả về lượng và chất, có nhiều nhà khoa học tài năng có uy tín với quốc tế. Viện đã trở thành một trong những đơn vị khoa học mạnh của Viện Khoa học Việt Nam về học thuật, về nghiên cứu ứng dụng, về sự ổn định, đoàn kết nội bộ... trong một thời gian dài.

Gắn cái nghiệp của mình với Cơ học, anh đã thành công!

Trong tôi, hình ảnh của anh là một con người có khả năng làm việc thật kiên cường, có nhiều ý tưởng cao cả, nhiều ước mơ tốt đẹp, rồi lại có cả ý chí, nghị lực và khả năng biến ý tưởng đó thành hiện thực.

Là người tổ chức và sáng lập, anh có một ưu điểm rất lớn là khả năng đoàn kết và tập hợp mọi người. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để anh thành công. Bên cạnh đó là tấm lòng bao dung, vị tha và sự chân thành giúp đỡ mọi người, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên môn, nên anh được nhiều người quí mến.

Là cán bộ lãnh đạo, anh là người rất biết lắng nghe. Tôi rất khâm phục sự kiên trì lắng nghe ý kiến người khác của anh. Ngay cả những ý kiến phản biện anh cũng lắng nghe với một thái độ bình tĩnh, tôn trọng. Sau này tôi mới hiểu sâu sắc hơn điều này khi đọc câu trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Vào năm 2006, khi phóng viên báo Tuổi trẻ xin Thủ tướng “… nói cho thế hệ sau biết bí quyết lãnh đạo của mình”, Ông đã trả lời rất nghiêm túc nhưng cũng thật đơn giản và hóm hỉnh: “Nghe kĩ, nghe ngược, nghe xuôi các nhà nghiên cứu, quản lí (nghe xốn lỗ tai cũng được) trước khi quyết định, và khi ra quyết định thì đừng đưa tay ra sau sờ ghế mình đang ngồi”.

Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển

128

“Biết kiên trì lắng nghe”, có lẽ đây là tố chất, là bản lĩnh của người lãnh đạo có năng lực. Lắng nghe mọi ý kiến khác nhau để đưa ra được một đường lối đúng đắn vì sự nghiệp chung và quyết tâm thực hiện nó - đó thực sự là tài năng, là đức độ, là lí trí của nhà lãnh đạo!

Nhân dịp 30 năm thành lập Viện Cơ học, là một cán bộ cũ của Viện, với tất cả tình cảm chân thành và thân thiết, xin kính chúc Viện Cơ học nhanh chóng vượt qua tất cả những khó khăn hiện nay và mong mọi người cùng đoàn kết chung sức xây dựng Viện ổn định và phát triển mạnh mẽ vững chắc như những năm xưa.

129

Một phần của tài liệu tập san viện cơ học việt nam 30 năm xây dựng và phát triển (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)