Kí ức ngày về công tác tại Viện Cơ học

Một phần của tài liệu tập san viện cơ học việt nam 30 năm xây dựng và phát triển (Trang 128)

Văn Anh Cầu

ôi nhớ lại vào một buổi sáng mùa xuân năm 1982, anh Nguyễn Văn Đạo đã hẹn trước và cho xe ô tô đón tôi lên tham quan Viện Khoa học Việt Nam với nhã ý xin tôi về công tác, giúp việc tìm cơ ngơi xây dựng Viện Cơ học và một số công tác về hậu cần, đời sống mà anh Đạo đã nhằm vào khả năng của tôi đã cống hiến xây dựng trường Đại học Bách Khoa.

T

Sẵn có thiện cảm và kính phục anh Đạo từ ngày cùng công tác ở trường lúc mới sơ khai, nên việc đi về Viện Cơ học công tác chỉ chờ quyết định Bách Khoa cho đi.

Về Viện Cơ học, tôi đã kịp giúp anh em có tem phiếu bao cấp kịp thời, mà mấy năm trước công tác này rất trì trệ. Về đời sống, đã liên hệ với Bách hóa Tổng hợp Cửa Nam mua được áo ấm cho mỗi cán bộ một chiếc sandaille và 2 mét nylon đi mưa, 1 đôi dép da trong lúc khan hiếm.

Lúc lương thực khó khăn, tôi đã liên hệ với Công ty Lương thực Sông Hồng (Công ty cung cấp gạo cho cán bộ bìa A) nhường lại cho hàng tấn gạo về bán giá cung cấp cho mỗi cán bộ 20-30 kg. Thật là quí hoá, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Nhưng dấu ấn để lại cho Viện Cơ học là tôi đã thực hiện được ý đồ của Lãnh đạo Viện, mà anh Đạo là người quan tâm và tạo điều kiện, là 3 lần xin đất và kết quả để lại là:

Khu đất Viện Cơ học, ngày nay tọa lạc trên 264 Đội Cấn, diện tích gần 3 ha. Khu 222E Đội Cấn, nay là khu nhà ở của cán bộ đầu ngành của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và một số anh em trả nhà và được cấp đất tự xây dựng cũng tạo thêm điều kiện cấp nhà cho anh em trong Viện Cơ học.

Khu tập thể Viện Cơ học 222F tạo điều kiện cho 20 hộ có chỗ ăn ở ổn định. Sắp đến ngày kỉ niệm 30 năm thành lập Viện Cơ học, chúng ta về quy tụ họp mặt tại hội trường Viện Cơ học 264 Đội Cấn (cách đây 10 năm là phải đi thuê không có Hội trường).

Trong khuôn viện của Viện, nhà cao tầng xây dựng kế tiếp đủ chỗ làm việc và đào tạo nhiều thạc sĩ, tiến sĩ ngành Cơ.

Trong giờ phút này, tôi dạt dào xúc động và bàng hoàng xôn xao nhớ công ơn Cố Viện sĩ, Giáo sư Nguyễn Văn Đạo, người có đầu óc, tầm nhìn chiến lược, người sáng lập Viện Cơ học từng bước đi lên và người lãnh đạo luôn quan tâm đến đời sống anh em.

125

Một phần của tài liệu tập san viện cơ học việt nam 30 năm xây dựng và phát triển (Trang 128)