3. Tóm tắt một số thành tựu về hoạt động khoa học và công nghệ của Viện Cơ học trong 30 năm qua
3.2. Về nghiên cứu cơ bản
Nhiều vấn đề trong nghiên cứu cơ bản không tách rời những hướng khoa học và công nghệ nêu ở trên, nhưng cũng có những vấn đề đi trước công nghệ trong nước, theo kịp trình độ quốc tế.
Những giai đoạn xây dựng và phát triển 27 Có thể kể ra một số vấn đề đã nghiên cứu trong giai đoạn trước trong khuôn khổ nghiên cứu cơ bản: Một số vấn đề trong thủy động lực học biển; Cơ học các dòng chảy nhiều thành phần, nhiều pha; Phương pháp bài toán ngược tán xạ và sóng soliton; Cơ học trong công nghiệp khai thác dầu khí; Một số bài toán đối lưu nhiệt và ứng dụng trong nghiên cứu khí quyển và tương tác biển - khí quyển; Bài toán giá trị ban đầu và bài toán biên giá trị ban đầu đối với phuơng trình tiến hóa phi tuyến; Các bài toán thủy động lực học trong khoa học môi trường; Tối ưu hóa kết cấu có xét đến tương tác cơ học và cơ lí hóa giữa công trình và môi trường, có xét đến tính dẻo của vật liệu; Thích nghi và phá hủy của các kết cấu đàn dẻo đối với tải trọng thay đổi; Mô hình dẻo trượt đa tinh thể và ứng dụng của nó trong cơ học phá hủy; Hiệu ứng phi tuyến trong các hệ dao động cơ học; Hệ dao động với các yếu tố phân cấp; Đồng nhất hóa hệ cơ học; Phân tích ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên lên hệ cơ học; Mô phỏng và nhận dạng các hệ cơ học; Tương tác trong hệ dao động á tuyến.
Trong giai đoạn 2006-2008, cán bộ Viện Cơ học chủ trì thực hiện 21 trong tổng số 54 đề tài trong lĩnh vực Cơ học của Chương trình nghiên cứu cơ bản. Nhiều vấn đề hết sức phức tạp và hiện đại được đề cập như: Mô hình mô phỏng trong thủy khí công nghiệp và môi trường; Dòng chảy nhiều pha trong đường ống; Công nghệ điều hành tối ưu các hồ chứa; Mô phỏng số dòng chảy bao và tương tác dòng - vật thể; Phương pháp bài toán ngược và sóng phi tuyến soliton; Lí thuyết dòng chảy nhiều pha và ứng dụng trong mô phỏng và dự báo lũ bùn cát; Mô phỏng số vận tải bùn cát và biến đổi đáy có trao đổi nhiệt - mặn; Dao động trong cơ hệ chịu kích động ngẫu nhiên và các phương pháp giảm dao động có hại; Chẩn đoán, cân bằng máy quay và giảm dao động cơ hệ hỗn hợp; Cơ - lí tính vật liệu và giới hạn bền kết cấu; Chẩn đoán kĩ thuật công trình; Nghiên cứu thiết kế, mô phỏng động lực học và điều khiển rôbốt thông minh và vệ tinh siêu nhỏ; Mô phỏng số và điều khiển cơ hệ chịu liên kết; Phân tích động lực học kết cấu có ứng xử phức tạp sử dụng mô hình phần tử hữu hạn cải biên; Phương pháp mô phỏng phân tích ứng xử, đánh giá phá hủy kết cấu bản vỏ, v.v...
Những nghiên cứu trên thể hiện chất lượng trong nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng phản ánh sự gắn bó của khoa học và công nghệ với thực tiễn. Trong 30 năm qua, cán bộ của Viện đã chủ trì thực hiện hơn 80 đề tài trong chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, đã có khoảng 1000 công trình nghiên cứu của cán bộ Viện Cơ học được công bố trong các tạp chí và tuyển tập hội nghị trong nước và quốc tế, trong đó có những tạp chí tiếng Anh có uy tín cao trong lĩnh vực Cơ học như: Journal of Fluid Mechanics; International Journal of Heat and Mass Transfer; Journal of Japan Society of Experimental Mechanics; Journal of Applied Mathematics and Mechanics; Journal of Fluid Dynamics; Journal of Applied Physics; International Journal of Engineering Science; International Journal of Solids and Structures; International Journal of Mechanical Sciences; Journal of Elasticity; International
Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
28
Journal of Plasticity; ASME Journal of Applied Mechanics; Mechanics of Materials; Mathematics and Mechanics of Solids; Journal Sound and Vibration v.v… và hàng loạt các tạp chí đầu ngành về Cơ học của các nước. Có cán bộ đã công bố trên 70 công trình trong các tạp chí quốc tế. Tuy nhiên, cùng với phát triển công nghệ, ứng dụng và đào tạo, nghiên cứu cơ bản cũng cần được quan tâm khuyến khích nhiều hơn và chú trọng các công bố quốc tế.