Đỗ Sơn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, Nghiên cứu viên cao cấp
gày 10/4/2009 - kỉ niệm 30 năm Thành lập Viện Cơ học, nhưng thực tế thì đơn vị này đã tồn tại từ sớm hơn, từ đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Với khoảng thời gian không ngắn như vậy, đơn vị đã phải trải qua nhiều thăng trầm và trong mỗi người, nhất là những người đã gắn bó gần như cả cuộc đời hoạt động khoa học của mình với đơn vị, đã đọng lại không ít những dấu ấn, những kỉ niệm khó quên. Bài viết này là sự tản mạn đôi nét về những kỉ niệm khó quên đó của tác giả diễn ra trước và sau cái Mốc lịch sử trọng đại của những người làm nghiên cứu Cơ học - Ngày thành lập Viện Cơ học.
N
Trong bài viết này tác giả có nêu tên một số người, có người đã được hỏi ý kiến, có người chưa và đặc biệt là không nêu hoặc chỉ nêu chức danh tại thời điểm diễn ra sự việc, vì vậy không tránh khỏi những sai sót, tác giả xin được lượng thứ.
Ấn tượng thuở ban đầu
Tháng 12 năm 1968, sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ở Liên Xô, tôi được Đại sứ quán Việt Nam tại nước này thông báo cho biết là sẽ về làm việc ở Phòng Cơ học thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước. Đối với tôi, một cán bộ được cử đi học thì việc làm sẽ không khó, nhưng được làm việc ở Ủy ban Khoa học Nhà nước thì rất đỗi vui mừng. Về nước, tôi đã hồ hởi tìm đến Ủy ban Khoa học Nhà nước và được biết là Phòng Cơ học do Viện Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên trực tiếp quản lí, có trụ sở tạm tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 19 phố Lê Thánh Tông. Ngày đầu tiên đến nhận việc, tôi đã gặp những người đồng nghiệp - nghiên cứu Cơ học Vật rắn Biến dạng, đó là các cử nhân Phùng Văn Tiêu, Vũ Văn Thế và những ngày sau đó có thêm các kĩ sư Phạm Thúy Quỳnh, Phạm Thị Hồng Hải. Tiến sĩ Trần Lưu Chương cũng là đồng chuyên ngành, nhưng là Trưởng phòng, đã giao cho tôi phụ trách Tổ Cơ học Vật rắn Biến dạng. Phòng Cơ học lúc đó có ba tổ, ngoài tổ của tôi ra còn có Tổ Cơ học Chất lỏng và Chất khí do Tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp phụ trách (Tiến sĩ Điệp đang trong thời gian chờ để đi làm Tiến sĩ Khoa học) và tổ Cơ học Đại cương do Tiến sĩ Phạm Huyễn phụ trách. Lúc đó, Tổ Cơ học Chất lỏng và Chất khí là đông nhất, gồm Tiến sĩ Ngô Huy Cẩn, các cử nhân Nguyễn Tất Đắc, Bùi Hữu Dân, Cù Văn Tường, Phạm
Những kỉ niệm sâu sắc 139 Nguyên Hưng, Phạm Văn Ninh... và ít nhất là Tổ Cơ học Đại cương, gồm các Cử nhân Nguyễn Cao Mệnh (đang học chuyên tu để đi làm Tiến sĩ), Nguyễn Thị Trung, Nguyễn Thị Kim Liên... (Tổ này trước khi Tiến sĩ Nguyễn Thành Bang biệt phái sang Quân đội được gọi là Tổ Điều khiển do Tiến sĩ Nguyễn Thành Bang làm Tổ trưởng). Tôi được biết, Phòng còn có một số cán bộ và nhân viên kĩ thuật đang đi biệt phái và thực tập thí nghiệm ở các đơn vị khác như Lê Yên, Lê Thị Minh Châu, Cát Thị Bích Thạch...
Ấn tượng khó quên đối với tôi bấy giờ là chỗ làm việc và ăn, ở của cán bộ. Chỗ làm việc của cả Phòng Cơ học là một buồng rộng khoảng hơn 20 mét vuông, được kê một chiếc bàn lớn ở giữa và tất cả mọi người đến làm việc đều ngồi xung quanh chiếc bàn này. Do tôi không phải là người Hà Nội nên đã quan tâm ngay đến chỗ ăn, ở thì được biết, nhiều người tối đến phải trải chiếu lên bàn để ngủ, còn ăn thì có cơm tem phiếu tại những nơi công cộng như nhà ăn Ngô Quyền, nhà ăn Nguyễn Công Trứ... Và như vậy là những tối đầu tiên đến làm việc tại nơi “Tiền thân” của Viện Cơ học, tôi đã cùng một số người ngủ trên chiếc bàn làm việc ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ. Đối với tôi thì thời gian ngủ bàn này không lâu vì sau đó tôi cưới vợ và được dựa vào nhà vợ, nhưng đối với nhiều người “Tiền bối” của Viện thì việc ngủ bàn còn tiếp tục kéo dài. Lúc đó có thể hiểu về nguyên tắc, nơi làm việc của Phòng Cơ học là ở nơi sơ tán (gần Phố Thắng, Hà Bắc). Cuộc sống vật chất là như vậy, song cuộc sống tinh thần lúc đó lại khá phong phú.
Chúng tôi có cả một cái sân rộng, trong đó có sân bóng rổ, để thở không khí và cứ chiều chiều, trước khi đi ăn cơm, mấy anh em lại mang bóng ra sân bóng rổ để “vờn”. Lúc đó chúng tôi hát không hay nhưng lại hay hát. Cứ mỗi khi chuẩn bị họp Phòng là lại hát. Bài hát hay được hát nhất là “Ta vượt lên đỉnh núi cao Trường Sơn...”, các chị còn hát bài: “Róc rách, róc rách, nước luồn qua khóm trúc” và các anh thì: “Ta lại đào công sự, tranh thủ lúc trời còn chưa sáng...”.
Cuối năm 1969, Phòng Cơ học cùng với Phòng Tính toán và Điều khiển (tiền thân của Viện Công nghệ Thông tin ngày nay) được chuyển về khu Đồi Thông (gần Khách sạn Khăn quàng đỏ bây giờ). Đây cũng là nơi đặt chiếc máy tính thứ 2, ODRA, ở Miền Bắc Việt Nam, sau chiếc MINSCƠ-22. Mỗi Phòng được phân khoảng 4 gian nhà cấp bốn, lợp ngói, mỗi gian chừng 14 mét vuông và được dùng chung một hội trường rộng khoảng 30 mét vưông. Tại hội trường này cũng đã từng diễn ra Hội nghị Quốc tế các nước Xã hội Chủ nghĩa về Tin học.
Về nơi làm việc mới, chúng tôi đã ngồi ở cơ quan đọc sách nhiều hơn, thỉnh thoảng cần tài liệu mới đi thư viện. Lúc này Phòng Cơ học cũng có thêm các cán bộ mới về. Tổ Điều khiển Tự động có Tiến sĩ Lê Dũng tốt nghiệp ở Liên Xô về làm nhóm
Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
140
trưởng thay cho Tiến sĩ Nguyễn Thành Bang chuyển sang Bộ Quốc phòng. Anh Lê Yên và anh Đàm về chuẩn bị cho công việc thực nghiệm. Một số người từ Thư kí vụ Ban Cơ như anh Vũ Văn Đắc mà chúng tôi toàn gọi anh là “Đắc đun”vì anh có mái tóc quăn tự nhiên về Tổ Cơ học Chất lỏng và Chất khí. Các anh Trần Thân, Cao Phường, Mai Anh và Trần Dương Hiền về Tổ Cơ học Vật rắn Biến dạng. Nguyễn Tùng Sương về Tổ Điều khiển Tự động.
Chị Cát Thị Bích Thạch ngay từ đầu đã phụ trách các vấn đề về tiền lương và căng tin của Phòng. Lúc đó căng tin là quan trọng lắm, từ quần đùi, áo may-ô cho đến xăm lốp xe đạp đều phải qua căng tin phân phối hết.
Chi bộ Đảng lúc đầu không có, vì không có đảng viên. Đến cuối năm 1969 Phòng được bổ sung 2 đảng viên về là anh Bắc (tốt nhiệp Đại học Xây dựng) và anh Thiếm (bộ đội chuyển ngành), nhưng chưa đủ để thành lập Chi bộ. Do không có Chi bộ nên việc phát triển Đảng cũng gặp khó khăn. Mãi đến năm 1980, anh Mệnh mới là đảng viên đầu tiên được kết nạp tại Chi bộ Phòng Cơ học.
Về khu Đồi Thông đất rộng mà chỗ ngồi thì không đủ. Thế là Phòng Cơ học đã đứng ra tổ chức tự làm nhà tranh-tre-nứa-lá: tường bằng bùn rơm và mái bằng phên nứa. Rồi 5 gian nhà tranh đó cũng được khánh thành, nhưng ngồi làm việc ở đây thì thực là khủng khiếp: mùa đông thì giá lạnh, còn mùa hè thì gió lộng và thối, những ngày hợp tác xã rau xanh bón phân cho hoa. Những lúc đó, cả Phòng phải sơ tán đi thư viện vì không ai có thể chịu nổi. Muỗi thì nhiều kinh khủng...
May mắn cho những người về sau, chẳng hạn từ cuối năm 1974, khi các anh Phạm Hữu Tự, Nguyễn Văn Xuân, Trịnh Văn Tín, Trịnh Xuân Sơn, rồi chị Ngô Hương Nhu, anh Nguyễn Đông Anh và một loạt các anh chị tốt nghiệp từ Liên Xô về thì 5 gian nhà lá đã được thay bằng một dãy nhà cấp bốn lợp ngói và những ngày khó khăn nhất của Phòng Cơ cũng đã qua đi...
Chỗ làm việc từ cuối những năm 1970 được chuyển về khu nhà 208D Đội Cấn và hiện nay là khu 264 Đội Cấn.
Hội nghị “Các vấn đề thời sự của Cơ học, Nha Trang - 8/1978”
Có thể nói, Hội nghị này giống như Hội nghị xây dựng phương hướng và nhiệm vụ cho Thành lập Viện Cơ học sau đó gần một năm (4/1979), nghĩa là nó hết sức quan trọng. Hội nghị này cũng để lại trong tôi các sự cố hy hữu khó quên.
Để chuẩn bị cho Hội nghị, Tiến sĩ Cao Chí Dũng và tôi được cử đi tiền trạm tại Nha Trang. Sau này, khi Viện được thành lập, Tiến sĩ Cao Chí Dũng là Phó Viện trưởng của Viện. Chúng tôi bay đến Nha Trang trong một buổi sáng đẹp trời, nhưng
Những kỉ niệm sâu sắc 141 trong bụng thì “trống trải”. Tôi có bệnh đau dạ dày và huyết áp lại thấp, cho nên trên đường từ sân bay đến Viện Nghiên cứu Biển Nha Trang tôi bị choáng. Sau này, trong lúc trò chuyện, Tiến sĩ Cao Chí Dũng cho biết là mặt tôi bị tái đi. Thời gian này hai bên đường đi không có hàng quán, vì vậy không thể mua được gì để ăn. Chúng tôi đi bộ trên quãng đường khoảng 4-5 cây số và chỉ khi đến gần Viện Nghiên cứu Biển Nha Trang mới có một quán nhỏ, trong quán có bán một số thứ, nhưng ăn được thì chỉ có mấy quả xoài xanh. Tôi đã mua 2 quả xoài xanh và ăn hết nửa quả. Nhờ đó tôi thấy khoẻ lên và chúng tôi đi tiếp đến Viện Nghiên cứu Biển Nha Trang. Chiều hôm đó, chúng tôi đã làm việc với Ban Lãnh đạo của Viện này. Kết quả, đã thống nhất được với Viện Nghiên cứu Biển Nha Trang về Chương trình tổ chức Hội nghị “Các vấn đề thời sự của Cơ học, Nha Trang - 8/1978”.
Đồng thời, khi sắp đến ngày khai mạc Hội nghị, chúng tôi, ngoài Tiến sĩ Cao Chí Dũng và tôi còn có cử nhân Nguyễn Thị Trung, được cử bay vào Nha Trang trước để đón tiếp đại biểu và chuẩn bị các công việc cần thiết cho ngày khai mạc. Rất không may cho chúng tôi là khi đến sân bay Gia Lâm (lúc đó sân bay Nội Bài chưa có hoạt động dân sự) thì được thông báo: “Không có máy bay đi Nha Trang”. Chuyện này lúc đó là thường tình và, đi Nha Trang thì chỉ có hai chuyến trong một tuần vào các ngày Thứ Hai và Thứ Năm. Chúng tôi, ai cũng lo, nếu quay về chờ chuyến bay sau hay đi bằng tàu hỏa hoặc đi bằng ô tô với mọi ngươi thì nhỡ hết công việc. Sau một hồi suy nghĩ, chúng tôi đã nhất trí bay vào Thành phố Hồ Chí Minh, rồi tìm cách ra Nha Trang. Phương án đã được thực hiện và chúng tôi đến Nha Trang kịp thời gian cần thiết. Và trên cơ sở Hội nghị này, chỉ sau không đầy một năm, tháng 4/1979, Viện Cơ học đã được thành lập.
Bây giờ, thỉnh thoảng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cao Chí Dũng vẫn nhắc lại “các sự cố” trên như một chuyện vui, một kỉ niệm có thật mà khó quên và trong tôi lại thoáng qua một suy nghĩ: điều gì sẽ xảy ra nếu như không có quả xoài xanh đó, nếu như lúc đó chúng tôi không tìm được cách để đến Nha Trang kịp thời? Hiển nhiên, không có điều gì xảy ra. Hội nghị “Các vấn đề thời sự của Cơ học, Nha Trang - 8/1978” đã thành công tốt đẹp và tháng 4/1979, Viện Cơ học đã được thành lập.
Sự ra đời của Tạp chí Cơ học
Cùng với Sự kiện thành lập Viện Cơ học 4/1979, trong năm này Tạp chí Cơ học cũng đã được ra đời, làm nền tảng cho sự phát triển Viện Cơ học nói riêng và Ngành Cơ nói chung. Những người đầu tiên được giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động cho Tạp chí Cơ học gồm: Chủ nhiệm - Tiến sĩ Nguyễn Văn Đạo, Thư kí Toà soạn - Tiến sĩ Đỗ Sơn và Biên tập Kĩ thuật - Cử nhân Phùng Văn Tiêu.
Viện Cơ học 30 năm xây dựng và phát triển
142
Tuy nhiên, cũng như Viện Cơ học, Tạp chí Cơ học đã được thai nghén trước đó, ngay từ khi Ban Cơ còn hoạt động. Ở đây, những người mà tôi nhớ đến đầu tiên là ông Lê Khắc, lúc đó là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước kiêm Trưởng Ban Cơ và Tiến sĩ Trần Lưu Chương, lúc đó là Trưởng Phòng Cơ học, những người đã có công cho thai nghén Tạp chí này. Chính ông Lê Khắc đã nhiều lần gặp gỡ và động viên tôi trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xin xuất bản Tạp chí Cơ học. Ông Lê Khắc và Tiến sĩ Trần Lưu Chương là những người đã có công đầu tiên xây dựng Ngành Cơ và Phòng Cơ học, tiền thân của Viện Cơ học hôm nay. Ngoài ra, tôi không thể không nói đến chị Phạm Thị Hồng Hải, người đã có nguyện vọng chuyển từ Phòng Cơ học sang làm cho Tạp chí Cơ học, khi Tạp chí này ra đời. Chị Hải đã đôi lần cùng với tôi đến các cơ quan chức năng quản lí báo chí thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hoá để nộp hồ sơ và theo dõi kết quả xét duyệt. Sau năm 1975, chị Hải vào công tác tại Sài Gòn và mất tại đây trong một vụ tai nạn giao thông. Ông Lê Khắc cũng đã vĩnh viễn ra đi trước năm 1999. Nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày ra đời Tạp chí Cơ học (năm 1999) tại Viện Cơ học tôi đã có lời tri ân đối với Họ và bây giờ, kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Viện Cơ học, Tiến sĩ Trần Lưu Chương và một số thành viên quan trọng khác của Ban Biên tập như Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phạm Văn Ninh cũng không còn nữa. Nhớ đến Họ, tôi mong muốn chúng ta bày tỏ lời tri ân đối với Họ, những con người ở những mức độ khác nhau, đã có những đóng góp cho sự phát triển của Ngành Cơ nói chung và Viện Cơ học nói riêng.
Hội nghị Cơ học, Huế - 1982, Thành lập Hội Cơ học Việt Nam
Về Hội nghị này trong tôi cũng tồn tại những sự việc khó quên, trong đó có việc để nhớ, để biết và việc mà đến nay tôi vẫn không thể xác định được thực chất: tốt hay không tốt, nhưng dù sao nó vẫn là kỉ niệm.
Khi đó tôi được phân công phụ trách toàn bộ khâu tổ chức - hành chính của Hội nghị. Để giảm bớt áp lực cho tôi, anh Đạo có lấy anh Văn Anh Cầu từ Đại học Bách khoa về giúp thêm khâu hành chính. Trong giấy mời khách và đại biểu tham dự Hội nghị, chúng tôi phải cho thêm một tờ thông báo nhỏ, có ghi: “Xin Quí khách/Đại biểu mang theo tem gạo và đăng kí trước nơi đón (nếu cần)”. Trong thời kì bao cấp, đi đâu cũng phải mang theo tem gạo đủ cho “x” bữa, mỗi bữa 225g. Lúc đó đến Huế, có thể có hai nơi đón: nếu đi bằng máy bay thì sẽ đón ở sân bay Đà Nẵng, còn đi bằng tàu hỏa sẽ đón ở ga Huế.
Đồng thời, ở Hội nghị này các nhà Cơ học của cả nước đã tiến hành Đại hội Thành lập Hội Cơ học Việt Nam. Sự việc mà tôi không quên ở đây là diễn biến của quá trình bầu Ban chấp hành Trung ương Hội. Có thể nói, trong tất cả các cuộc bầu cử
Những kỉ niệm sâu sắc 143 mà tôi tham gia (tôi có may mắn được tham gia nhiều cuộc bầu cử các cấp: Tổng Công đoàn Việt Nam, Liên hiệp Công đoàn Hà Nội, Hội đồng Nhân dân quận Ba Đình...) thì đây là cuộc bầu cử sôi nổi nhất. Kết quả, đã bầu được Ban Chấp hành Trung ương Hội Cơ học Việt Nam, trong đó có người được dự kiến lại không được bầu và ngược lại, có