Các giải pháp hoàn thiện hình thức tiền lương theo thời gian

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện các hình thức tiền lương tại Công ty Cổ phần Sapa – Geleximco (Trang 56 - 58)

d. Ưu, nhược điểm của hình thức tiền lương theo thời gian

4.3.2.Các giải pháp hoàn thiện hình thức tiền lương theo thời gian

Để hoàn thiện hình thức tiền lương theo thời gian, Công ty cần hoàn thiện các công tác sau:

- Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho lao động được áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian.

- Hoàn thiện cách tính lương theo thời gian. - Bố trí lại nhân sự.

- Theo dõi thời gian làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên

4.3.2.1. Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho người lao động được áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian

Cũng giống như hình thức tiền lương theo sản phẩm, xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp cho tiền lương của lao động quản lý và lao động phục vụ trong công ty Cổ phần Sapa – Geleximco thực sự gắn kết với kết quả mà họ đạt được. Do đó, Công ty cần phải xây dựng một hệ thống đánh giá thực hiện công việc sát với thực tế người lao động đang thực hiện, hiệu quả và hợp lý. Công ty có thể xây dựng bảng chấm điểm kết quả thực hiện công việc với kết cấu như sau: (Trang bên).

Cuối mỗi tháng, căn cứ vào bảng chấm điểm kết quả thực hiện công việc đã được xây dựng:

- Lao động quản lý và nhân viên phục vụ tự chấm điểm cho mình. - Các tổ chấm điểm cho từng người.

- Cấp trên căn cứ kết quả theo dõi để xét lại điểm cho từng người

Sau đó, căn cứ vào bảng này Công ty có thể đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của cán bộ quản lý cũng như công nhân phục vụ bằng cách tính hệ số hoàn thành công việc như sau:

Từ 8 đến 10 điểm: Hoàn thành tốt công việc được giao: Hệ số K=1.2 Từ 5 đến 8 điểm : Hoàn thành công việc được giao: Hệ số K=1.0 < 5 điểm : Chưa hoàn thành công việc được giao: Hệ số K=0.8

Phương pháp đánh giá thực hiện công việc như trên đã bám sát nhiệm vụ của từng cán bộ quản lý, công nhân phục vụ, xác định chính xác mức độ đóng góp và hiệu quả của từng người, tạo nền tảng công bằng cho công tác tiền lương và thực sự gắn kết tiền lương thời gian với kết quả lao động.

Bảng 4.3: Bảng chấm điểm kết quả thực hiện công việc cho lao động quản lý, nhân viên phục vụ

STT Tiêu chuẩn chấm điểm

Điểm chuẩn Điểm tự chấm Điểm tổ chấm Tổ trưởng đơn vị chấm

I Chỉ tiêu: Công việc chuyên môn 4 + Hoàn thành công việc được giao

- Không hoàn thành kế hoạch

- Thực hiện không đúng trách nhiệm, quyền hạn - Thực hiện không đúng làm ảnh hưởng đến đơn vị khác. 4 -1 -1 -2

II Chỉ tiêu: Thời gian làm việc 3

+ Đi làm đủ ngày công chế độ trong tháng

+ Chấp hành thời gian làm việc - Đi làm muộn quá 10 phút - Nghỉ giữa giờ không lý do

1 2 -1đ/lần -1đ/lần III Chỉ tiêu: Tinh Thần trách nhiệm 3

+ Tốt + Khá + Trung bình 3 2 1 Tổng điểm 10

4.3.2.2. Hoàn thiện cách tính lương theo thời gian

Lương theo thời gian của người lao động trong Công ty chủ yếu là tiền lương cấp bậc công việc và tiền năng suất. Do đó, ta cần hoàn thiện cách tính tiền lương bằng việc sử dụng thêm hệ số hoàn thành công việc K theo công thức như sau:

TL = LCBCV + Phụ cấp lưu động (nếu có) + Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm (nếu có) TLmin x H x K x T 0,6 x TLmin

= --- + --- + (TLmin x HPC)

26 26

(nếu có) (nếu có)

Trong đó: TL: Tiền lương của người lao động LCBCV: Lương cấp bậc công việc TLmin: Tiền lương tối thiểu H: Hệ số lương

K: Hệ số hoàn thành công việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26: Số ngày làm việc quy định trong tháng HPC: Hệ số phụ cấp

Thông qua cách tính lương này, Công ty sẽ khuyến khích cán bộ quản lý, công nhân phục vụ làm việc hiệu quả hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn.

4.3.2.3. Bố trí lại nhân sự

Hiện nay, nhiều người trong Công ty không có bằng cấp hay trình độ, có nhiều vị trí thừa người mà chất lượng lao động lại không cao. Vì vậy Công ty cần bố trí lại nhân sự để tránh xảy ra tình trạng “ngồi nhầm vị trí”, dẫn đến những hậu quả không ai mong muốn.

4.3.2.4. Theo dõi thời gian làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên

Yếu tố quyết định lương thời gian là thời gian làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty cần theo dõi thời gian làm việc của họ thông qua bảng chấm công. Việc chấm công phải thực hiện đúng nguyên tắc do số ngày công quyết định mức lương tháng mà cán bộ công nhân viên được hưởng. Ngày công của người lao động phải dựa vào bảng chấm công theo đúng kỷ luật. Theo dõi ngày công nhưng đồng thời phải theo dõi giờ công; thái độ sử dụng ngày công, giờ công, có như vậy mới trả lương thời gian chính xác và phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện các hình thức tiền lương tại Công ty Cổ phần Sapa – Geleximco (Trang 56 - 58)