Ưu điểm:
Hình thức tiền lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích tài chính đối với người lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ chuyên môn và gắn bó với công việc, vì tiền lương mà họ nhận được phụ thuộc trực tiếp vào lượng sản phẩm của họ. Ngoài ra, việc tính toán tiền lương theo sản phẩm cũng đơn giản và có thể giải thích dễ dàng đối với người lao động.
Ở công ty Cổ phần Sapa - Geleximco, công tác áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm được thực hiện khá tốt. Công ty đã xây dựng được các định mức lao động dựa trên phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp bấm giờ. Việc tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc đã giúp Công ty hạn chế tối đa thời gian ngừng việc, tạo điều kiện để người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức lao động.
Ngoài ra, công ty đã làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm đối với người lao động để tránh khuynh hướng người lao động chỉ chú ý tới số lượng mà không chú ý tới chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và bảo quản máy móc, thiết bị.
Nhược điểm:
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng công tác áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm ở Công ty Cổ phần Sapa – Geleximco vẫn có hạn chế.
Công tác định mức trong Công ty còn chưa hiệu quả, định mức lao động của Công ty thấp hơn so với định mức của các công ty khác cùng ngành nghề do đó không khuyến khích được người lao động tích cực làm việc.
Công ty vẫn sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm, là phương pháp không có căn cứ khoa học ảnh hưởng đến sự chính xác của công tác định mức lao động. Phương pháp này đơn giản nhưng thiếu chính xác, dễ mang tính chủ quan của cán bộ định mức và có thể chứa cả yếu tố lạc hậu.
Công ty chưa chú trọng đến công tác đánh giá thực hiện công việc mặc dù công tác này có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ được nhiều mục tiêu quản lý và tác động trực tiếp tới cả người lao động và tổ chức. Chính điều này làm cho người lao động cảm thấy việc trả lương của Công ty thiếu công bằng.
3.4.3.2. Hình thức tiền lương theo thời gian ở Công ty Cổ phần Sapa - Geleximco