Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
451,5 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập cuối khó Lời mở đầu 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài. Công ty TNHH thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương là một công ty tư nhân kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) nhiều mặt hàng khác nhau. Những năm vừa qua công ty đã không ngừng lớn mạnh về quy mô và đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể. Với sự kiện lớn là Việt Nam gia nhập tổ chức WTO với đầy cơ hội và thách thức cùng với những rủi ro của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đem lại thì công ty không thể tránh khỏi những tác động từ bên trong và bên ngoài của công ty. Những tác động đó đã đẩy công ty đứng trước rất nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh chưa được duy trì ổn định. Bên cạnh đó, một số khâu trong tổ chức quản lý và chỉ đạo bên trong công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế và khó khăn. Xuất phát từ tình hình trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương” để viết chuyên đề thực tập cuối khó. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài thực hiện dựa trên việc tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh XNK của công ty để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại (DNTM), cụ thể là Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. SV: Đỗ Thị Thuỳ Lớp: Thương mại 48D 1 Báo cáo thực tập cuối khó 4. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương trên thị trường miền Bắc. Thời gian nghiên cứu là số liệu các năm: 2007, 2008 và 2009 dựa trên góc độ tiếp cận về tỷ trọng các sản phẩm và dịch vụ công ty kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. 5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài. 1,Giáo trình Marketing thương mại: Tên tác giả: PGS.TS Nguyễn Xuân Quang Nhà xuất bản: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Giáo trình marketing thương mại giúp doanh nghiệp tiếp cận với hoạt động kinh doanh của mình dựa trên góc độ marketing với bốn công cụ trong marketing hỗn hợp : sản phẩm (product): giúp công ty lựa chọn được các sản phẩm phù hợp với ngành kinh doanh và tiếp cận với thị trường một cách tốt nhất từ đó đưa ra các định hướng phát triển sản phẩm của công ty. Giá (price): hoạt động định giá của doanh nghiệp giúp công ty thực hiện được các mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận; mục tiêu doanh số bán; mục tiêu phát triển các phân đoạn thị trường; mục tiêu cạnh tranh đối đầu. Phân phối (place): lựa chọn địa điểm và thiết kế các hệ thống kênh phân phối giúp công ty tổ chức tốt được quá trình phân phối hiện vật. Xúc tiến (promotion): sản phẩm công ty chủ yếu là dịch vụ, các sản phẩm vô hình nên hình thức xúc tiến chủ yêu của công ty là: quảng cáo, quan hệ công chúng và hoạt động khuyếch trương khác. Hoạt động xúc tiến đưa hình ảnh và sản phẩm của công ty đến gần với khách hàng hơn và làm cho khách hàng biết đến các sản phẩm của công ty. SV: Đỗ Thị Thuỳ Lớp: Thương mại 48D 2 Báo cáo thực tập cuối khó 2, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại I, II Tên tác giả: PGS.TS Nguyển Minh Đường. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản: Lao động- xã hội. Góc độ tiếp cận kinh doanh của công ty theo giáo trình này đó là: Thứ nhất, hoạt động kinh doanh thương mại thực hiện chức năng: lưu thông hàng hoá, từ nguồn hàng đến lĩnh vực tiêu dùng; thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông; chức năng dự trữ hàng hoá và điều hồ cung cầu. Thứ hai, công ty tiếp cận hoạt động kinh doanh theo các nghiệp vụ là: nghiên cứu thị trường (đây là nghiệp vụ quan trọng và đầu tiên trong khi tiến hành hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ giúp công ty nghiên cứu nơi mà công ty sẽ mua hoặc bán sản phẩm của mình, làm rõ các yếu tố cấu thành thị trường là cung- cầu, giá cả, sự cạnh tranh để tìm ra phương thức kinh doanh phù hợp nhất); nghiệp vụ tạo nguồn và mua hàng(đây là hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng phù hợp với các nhu cầu của thị trường trong kỳ kế hoạch, thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp thương mại); nghiệp vụ dự trữ hàng hoá (đảm bảo bán hàng thường xuyên và đều đặn trong kỳ kế hoạch); nghiệp vụ quản trị bán hàng (gồm xây dựng mạng lưới bán hàng, theo đội ngũ nhân viên bán hàng, lựa chọn các kênh bán nhằm mở rộng thị trường, tăng doanh số bán, giảm chi phí bán hàng); nghiệp vụ tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng( nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu, mong muốn, hi vọng, chờ đợi của khách hàng để tìm cách thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng); Quản trị marketing trong hoạt động kinh doanh( khởi thảo chiến lược marketing, thực hiện hiệu quả các yếu tố marketing mix, tăng cường quảng cáo, xúc tiến theo định hướng của khách SV: Đỗ Thị Thuỳ Lớp: Thương mại 48D 3 Báo cáo thực tập cuối khó hàng trong hoạt động kinh doanh). Thứ ba, công ty tiếp cận theo các yếu tố: vốn kinh doanh( là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp dùng trong hoạt động kinh doanh, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động), chi phí( là tất cả các khoản chi phí từ khi mua hàng đến khi bán hàng và bảo hành cho hàng hoá trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định); nhân sự (lao động trong các doanh nghiệp thương mại thực hiện chức năng chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm, bao gồm: cán bộ quản trị cấp cao, cán bộ quản trị cấp trung gian, cán bộ cấp thấp, công nhân, nhân viên) 3, Giáo trình Kinh tế thương mại. Tên tác giả: GS.TS: Đặng Đình Đào GS.TS: Hồng Đức Thân Nhà xuất bản: Thống kê. Góc độ tiếp cận của doanh nghiệp thương mại là dựa vào lý thuyết chương XVI: hiệu quả kinh tế thương mại cung cấp lý luận cho mục 1.2: tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty; các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty (tổng lợi nhuận thu được trong kỳ, mức doanh lợi trên doanh số bán, mức doanh lợi trên vốn kinh doanh, năng suất lao động bình quân của một lao động, ) Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại: dựng tiền của, công sức, tài năng vào công việc mua hàng hoá để bán nhằm mục đích kiếm lợi. Hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm nội dung: nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hoá và dịch vụ để lựa chọn kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh; huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào hoạt động kinh doanh; tổ chức các hoạt động nghiệp vụ dự trữ, SV: Đỗ Thị Thuỳ Lớp: Thương mại 48D 4 Báo cáo thực tập cuối khó bảo quản, vận chuyển, xúc tiến thương mại và các hoạt dịch vụ phục vụ khách hàng; quản trị vốn, phí, hàng hoá và nhân sự trong hoạt động kinh doanh; các yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là: nhóm môi trường tác nghiệp, môi trường bên trong… 6. Phương pháp nghiên cứu. Phân tích thực tiễn, phân tích lý luận và phân tích kết luận sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp biện chứng duy vật. 7. Kết cấu đề tài. Nội dung chuyên đề gồm hai chương: Chương 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. Chương 2: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. SV: Đỗ Thị Thuỳ Lớp: Thương mại 48D 5 Báo cáo thực tập cuối khó Chương 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. 1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty và Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương tiền thân là Công ty TNHH giao nhận và tiếp vận AAA, tên giao dịch là AAAs logistics services co, ltd. Công ty được thành lập từ năm 2000, trụ sở chính tại địa chỉ số 45 Hồng Sa, phường Đakao, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Các năm tiếp sau đó công ty đã không ngừng lớn mạnh mở nhiều chi nhánh và thiết lập nhiều trụ sở tại nhiều vùng trên đất nước. Ngoài trụ sở chính của công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh thì công ty còn có các trụ sở đại diện tại: 1, Thôn Vĩnh Trà, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. 2, Số 79 Lý Tự Trọng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 3, Số 37/66 Đờ Tơ Hồng, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Do điều kiện hạn chế nên tôi xin đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu về chi nhánh công ty có trụ sở tại Hà Nội với tên gọi là Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. Địa chỉ liên hệ: Số 37/66 Đờ Tơ Hồng, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. ĐT: (84-4) 36227708. SV: Đỗ Thị Thuỳ Lớp: Thương mại 48D 6 Báo cáo thực tập cuối khó (84-4) 36227709. Email: doc_han@3aservices.vnn.v mkthan@3aservices.vnn. Website: htpp:// www. aaavietnam.com. Giấy phép đăng ký kinh doanh tại Hà Nội số: 0102022067. Ngày đăng ký 05/01/2000. Mã số thuế: 0102995354. Giám đốc: Hồ Ngọc Ánh. Sự phát triển của công ty được thể hiện qua 2 giai đoạn: * Giai đoạn 1: 2000- 2005. Đây là giai đoạn mới thành lập, tìm kiếm thị trường và khách hàng nên hoạt động của công ty còn nhiều khó khăn. Do giai đoạn đầu chưa có nhiều khách hàng và thiết lập mối quan hệ, bên cạnh đó còn phải đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho công ty nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa được cao. Thị trường và khách hàng của công ty trong giai đoạn này chủ yếu là khách hàng trong nước và quy mô thị trường nhỏ. * Giai đoạn 2: 2006 đến nay. Công ty đã không ngừng lớn mạnh, doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể, thị trường mở rộng. Năm 2006 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội với các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. SV: Đỗ Thị Thuỳ Lớp: Thương mại 48D 7 Báo cáo thực tập cuối khó Tận dụng cơ hội, công ty đã thiết lập, tìm mối quan hệ với khách hàng trong nước và trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, … Cùng với sự lớn mạnh và phát triển công ty còn tham gia nhiều hoạt động tài trợ và các chương trình từ thiện, ví dụ như: - Từ thiện cho chương trình “Vì người nghèo” diễn ra hàng năm với số tiền là 50 triệu đồng. - Đồng tài trợ cho chương trình “ Tuổi trẻ thủ đô” tổ chức tại Hà Nội năm 2008. Bên cạnh đó, công ty thường xuyên cử các cán bộ nhân viên có kinh nghiệm tham gia tình nguyện các chương trình hướng nghiệp cho sinh viên, người lao động, … 1.1.2. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty. 1.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty. Theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm: 1, Dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế. 2, Khai thuê hải quan, môi giới hàng hoá. 3, Đại lý bảo hiểm. 4, Dịch vụ kho bãi (không bao gồm kinh doanh bất động sản). 5, Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chủ yếu là: điện tử, điện lạnh, nguyên vật liệu xây dựng, nông thổ sản, dụng cụ thể thao, hoá mỹ phẩm, may mặc, thủ công mỹ nghệ, thiết bị vận tải xếp dỡ hàng hoá. 6, Đại lý và môi giới bảo hiểm. SV: Đỗ Thị Thuỳ Lớp: Thương mại 48D 8 Báo cáo thực tập cuối khó 7, Khai thác, sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu, kinh doanh khoáng sản (không bao gồm vàng, khoáng sản nhà nước cấm kinh doanh và doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật). 8, Kinh doanh hoá chất (không bao gồm hoá chất nhà nước cấm kinh doanh và doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật). 9, Kinh doanh du lịch, lữ hành nội địa, quốc tế. 10, Đại lý giao nhận hàng hoá. 11, Dịch vụ hàng hải, kiểm đếm hàng hoá. 12, Dịch vụ môi giới thương mại và môi giới vận tải (không bao gồm môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài). 13, Sản xuất bột bả, sơn tường, buôn bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội, ngoại thất. 14, Mua bán: vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông, phương tiện vận tải và thiết bị phụ tùng đi kèm, thiết bị văn phòng, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, máy vi tính, hàng nông- lâm- thuỷ hải sản, lương thực, thực phẩm. 15, Gia công, sửa chữa máy vi tính, máy điện tử, máy móc phục vụ ngành công, nông, ngư nghiệp, sửa chữa container. 16, Đại lý mua, bán và ký gửi hàng hoá. 17, Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, bưu điện. 18, Dịch vụ logistics (nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, SV: Đỗ Thị Thuỳ Lớp: Thương mại 48D 9 Báo cáo thực tập cuối khó ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng). 19, Vận chuyển hành khách bằng ôtô theo hợp đồng. 20, Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. 1.1.2.2. Chức năng hoạt động của cơng ty. Điều lệ hoạt động của công ty: giữ vững và phát triển hơn nữa vị trí của công ty là nhà cung ứng dịch vụ tốt nhất trên thị trường; cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, thời gian giao hàng nhanh, đưa ra các chế độ dịch vụ tốt nhất và đạt được sự tín nhiệm của khách hàng. Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương là một doanh nghiệp thương mại nên có các chức năng hoạt động của một doanh nghiệp thương mại. Phát hiện nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và tìm mọi cách để thoả mãn nhanh chóng các nhu cầu đó. Không ngừng nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị trong ngành kinh doanh, giữa trong ngành với ngoài ngành và với thì trường quốc tế trên một quy mô rộng lớn và ngày càng khốc liệt. Công ty phải định hướng khách hàng đổi mới hoạt động kinh doanh, đặt khách hàng vào vị trí trung tâm trong hoạt động của mình, không ngừng nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng bằng chất lượng hàng hoá, phương thức phục vụ, giá cả hợp lý và bằng các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng. Giải quyết tốt các mối quan hệ trong nội bộ công ty và quan hệ giữa công ty với bên ngoài. Giải quyết tốt mối quan hệ bên trong là cơ sở, nền tảng để giải quyết môi quan hệ bên ngoài của công ty. Đó là mối quan hệ với bạn hàng, người cung ứng, với cơ quan cấp trên, với cơ SV: Đỗ Thị Thuỳ Lớp: Thương mại 48D 10 [...]... kinh doanh chi m tỷ lệ lớn nhất là do đặc thù của loại hình kinh doanh của công ty là kinh doanh thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu và nhân viên kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của công ty Nhân viên quản lý chi m tỷ lệ thấp chủ yếu là do quy mô của công ty chưa lớn và nhiều nhân viên quản lý có thể cùng đảm trách được nhiều công việc khác nhau trong công ty Bộ máy của công ty. .. trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương là một doanh nghiệp thương mại nên vốn lưu động là khoản vốn chi m tỷ trọng lớn nhất trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đó là đặc điểm khác biệt của doanh nghiệp thương mại với doanh nghiệp sản xuất Ở một thời điểm nhất định, vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại thường thể hiện ở... vực hoạt động của công ty Đặc điểm thị trường của công ty là các khách hàng trung gian trong hoạt động kinh doanh thương mại Công ty cung cấp các hàng hoá và dịch vụ thông qua các nhà phân phối trung gian để đến tay người tiêu dùng Thị trường của công ty là cả thị trường trong nước và ngoài nước Các mặt hàng của công ty chủ yếu là hoạt động logistics, có nhiều trường hợp công ty không trực tiếp kinh doanh. .. Nẵng, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận Thị trường ngoài nước là các công ty, đại lý tại các quốc gia trong khu vực châu Á, khu vực Đông Nam Á… Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương là 1 doanh nghiệp thương mại, sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm vô hình, các dịch vụ chi m 80%-90% Trong số rất nhiều lĩnh vực công ty kinh doanh thì các dịch vụ sau được kinh doanh thường xuyên và chi m... Trong các doanh nghiệp thương mại các yếu tố khoa học công nghệ bao gồm: Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển từ ngân sách nhà nước, từ ngành kinh doanh và từ doanh nghiệp; Đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên nghiệp vụ kỹ thuật của doanh nghiệp; Trang bị những phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại trong hoạt động kinh doanh và trong quản trị kinh doanh; Kinh doanh các sản phẩm, công nghệ... cảng, nhà kho, cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện, nước … Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp quan tâm từ khi bắt đầu hoạt động và trong một quá trình tồn tại và phát triển của mình Những biến động của tự nhiên như là nắng, mưa, bão, lụt, hạn hán … 1.2 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của công. .. 11 quan quản lý chức năng có liên quan như tài chính, ngân hàng, … nhất là với khách hàng và đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp 1.1.2.3 Nhiệm vụ của công ty Thứ nhất, công ty phải kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký và mục đích thành lập của doanh nghiệp: theo khuôn khổ của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp thương mại có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh Thực... chóng vào nền kinh tế thế giới 1.1.3 Các đặc điểm hoạt động của công ty 1.1.3.1 Đặc điểm về bộ máy tổ chức, quản lý trong công ty Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp thương mại được xem như mô hình nguồn lực chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh trên thương trường Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp thương mại phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra sẽ tạo lập năng lực và chất lượng hoạt động mới, thúc đẩy kinh. .. đổi thành tiền chậm hơn tài sản lưu động nhưng tài sản cố định như nhà cửa, kho tàng, của hàng … lại là tài sản có giá trị lớn, là bộ mặt của doanh nghiệp thương mại nên có giá trị thế chấp đối với ngân hàng thương mại khi vay vốn Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông Vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị. .. tạp và tính biến động của môi trường kinh doanh mới tiên lượng đúng được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như xu hướng và tốc độ thay đổi của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp thương mại mới đề ra được các chi n lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn Trong các chi n lược và kế hoạch kinh doanh công ty đã xác định rõ mục tiêu, thị trường, khách hàng, các đối . hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. Chương 2: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh. Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty và Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. Công ty TNHH Thương mại và đầu. trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương để viết chuyên đề thực tập cuối