1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc

88 387 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Như vậy kinh doanh là một hoạt động có thể là sản xuất ra sản phẩm đểbán, mua hàng hóa để bán, thực hiện cung ứng các dịch vụ…và các chủ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần kinh doanh Khíhóa lỏng miền Bắc, em đã nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình vàchi tiết của giảng viên trực tiếp hướng dẫn PGS.TS Nguyễn VănTuấn, cũng như sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cơ chú, anhchị nhân viên tại công ty đã hỗ trợ em hoàn thành tốt luận văn tốtnghiệp này

Em xin chân thành cám ơn.

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em tên là : Nguyễn Thị Thanh Huyền

Sinh viên lớp : Thương mại C

Em xin cam kết luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành bởi sự nỗ lựccủa bản thân dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên PGS.TS Nguyễn VănTuấn và sự giúp đỡ của phía công ty Cổ phần kinh doanh Khí hóa lỏng miềnBắc Em không sao chép từ các luận văn khác

Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam kết của mình

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2009

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC 3

I KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI 3

1.Kinh doanh 3

2 Kinh doanh thương mại 4

2.1 Mục đích của kinh doanh thương mại 5

2.2 Vai trò của kinh doanh thương mại 8

2.3 Chức năng của kinh doanh thương mại 10

2.4 Nhiệm vụ của kinh doanh thương mại 11

3 Đặc điểm kinh doanh thương mại trong điều kiện hội nhập 12

4 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng 14

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH DOANH THƯƠNG MẠI 15

1 Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường 15

2 Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh 16

3 Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ mua bán, dự trữ, bảo quản, vận chuyển, xúc tiến thương mại và các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng 17

4 Quản trị vốn, phí, hàng hóa và nhân sự trong hoạt động kinh doanh 17

III CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 19

1 Doanh thu 20

2 Chi phí kinh doanh 20

Trang 4

3 Lợi nhuận 22

4 Các chỉ tiêu tỷ suất 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC 26

I KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC 26

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26

2 Ngành nghề kinh doanh của công ty 27

3 Tình hình nguồn lực của công ty 28

3.1 Vấn đề về lao động và cơ cấu lao động 28

3.1.1 Số lượng người lao động trong Công ty 28

3.1.2 Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp 30

3.2 Cơ sở vật chất máy móc thiết bị 30

3.3 Năng lực vốn tài chính của doanh nghiệp 35

4 Cơ cấu tổ chức của công ty 36

5 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 36

II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPKD KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC 43

1 Sản phẩm khí hóa lỏng 43

2 Thị trường Gas tại Việt Nam 44

3 Đặc điểm của công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc 48

III HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 50

1 Tình hình nghiên cứu và phát triển thị trường 50

2 Nguyên vật liệu 50

3 Sản phẩm dịch vụ 51

4 Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm 52

5 Hoạt động marketing 52

Trang 5

6 Nhãn hiệu thương mại của Công ty 53

7 Hoạt động tài chính của công ty 54

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC 62

I MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 62

1 Triển vọng thị trường khí hóa lỏng ở Việt Nam 62

2 Mục tiêu kinh doanh 63

3 Phương hướng hoạt động chung 64

4 Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2008-2009 65

II GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 66

1 Các giải pháp 66

2 Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp trên 75

2.1 Đối với công ty 75

2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 78

KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2008 29

BẢNG 2: BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG KHO /TRẠM NẠP CỦA CÔNG TY .30

BẢNG 3: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHÍNH CỦA KHO/TRẠM NẠP 31

BẢNG 4: DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 34

BẢNG 5: CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 56

BẢNG 6: CƠ CẤU CHI PHÍ KINH DOANH NĂM 2006 – 2007 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 57

BẢNG 7: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2006-2008) .58 BẢNG 8: NHU CẦU TIÊU THỤ LPG CẢ NƯỚC 2006-2015 63

BẢNG 9: KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC NĂM 2008 - 2009 66

HÌNH 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC 36

HÌNH 2: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN Lí 42

HÌNH 3: THỊ PHẦN CUNG CẤP KHÍ HOÁ LỎNG NĂM 2008 – KHU VỰC MIỀN BẮC 45

HÌNH 4: SẢN LƯỢNG CUNG CẤP KHÍ HOÁ LỎNG CÁC CÔNG TY TẠI MIỀN BẮC 2007-2008 46

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Nghành kinh doanh khí hóa lỏng mới thực sự phát triển ở Việt Namtrong một vài năm trở lại đây Khí đốt hóa lỏng là nguồn nhiên liệu mới,thuận tiện trong vận chuyển, tiện nghi trong sử dụng, tính an toàn cao, thânthiện với môi trường Khí đốt hóa lỏng ngày càng được sử dụng rộng rãi trongnhiều lĩnh vực ở các quốc gia do đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế cácnước, ngành kinh doanh khí đốt hóa lỏng cũng ngày càng phát triển trở thànhmột ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam, gópphần vào sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Được công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc tạo điều kiệncho em thực tập là một thuận lợi lớn để tìm hiểu sâu hơn về ngành kinh doanhkhí đốt hóa lỏng ở nước ta Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt độngkinh doanh khí hóa lỏng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặcbiệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập với nền kinh tế

thế giới ngày càng sâu rộng, em đã chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc”.

Luận văn có kết cấu bao gồm 3 chương:

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨYHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANHKHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC

Trang 8

Do trình độ của bản thân và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên luậnvăn của em không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết Vì vậy, emmong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viênkhác để luận văn tốt nghiệp của em đạt được kết quả tốt hơn Em xin chânthành cảm ơn.

Trang 9

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC

I KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Như vậy kinh doanh là một hoạt động có thể là sản xuất ra sản phẩm đểbán, mua hàng hóa để bán, thực hiện cung ứng các dịch vụ…và các chủ thểcủa hoạt động này đều nhằm mục tiêu cuối cùng là sinh lợi

Có thể phân biệt hoạt động kinh doanh với các hoạt động kinh tế khácthông qua các đặc tính chủ yếu sau:

- Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện gọi là chủ thể kinh doanh.Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức kinh tế

- Kinh doanh phải gắn liền với thị trường, chịu sự chi phối của các quyluật thị trường

- Kinh doanh phải gắn liền với sự vận động của vốn Chủ thể kinh doanh

sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất hay hàng hóa nhằmsản xuất kinh doanh thu lợi nhuận

Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn dưới hình thức tiền tệ (T) để mua hàng(H) Hàng hóa ở đây có thể là tư liệu sản xuất và sức lao động được dựng đểsản xuất ra sản phẩm mới Đối với các nhà thương mại, hàng hóa ở đây là sản

Trang 10

phẩm của nhà sản xuất, và đưa vào lưu thông nhằm thu được số tiền (T’) lớnhơn số tiền bỏ ra ban đầu (T) Tiếp theo chủ thể kinh doanh tiếp tục dựng tiền(T’) để mua hàng hóa (H’), cứ như vậy chu trình chuyển hóa giữa tiền vàhàng diễn ra liên tục.

Mục đích chủ yếu của kinh doanh là thu được lợi nhuận Do đó cácdoanh nghiệp thương mại luôn nỗ lực tìm kiếm và tạo nguồn hàng đáp ứngnhu cầu thị trường với chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng có thể mang lại lợi nhuậntối ưu đạt được trong suốt kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

2 Kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại là việc đầu tư tiền của, công sức, tài năng … vàoviệc buôn bán hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ kháchhàng nhằm mục đích kiếm lời

Kinh doanh thương mại được xem xét theo những góc độ khác nhau cóthể phân thành các loại hình khác nhau Như xét theo chủ thể kinh doanhthương mại có thể chia ra là kinh doanh thương mại của một cá nhân hay một

tổ chức Xét theo loại hình kinh doanh thương mại, có thể phân thành kinhdoanh thương mại chuyên doanh, kinh doanh thương mại tổng hợp và kinhdoanh thương mại đa dạng hóa (hỗn hợp) Xét theo hình thức bán hàng, có thểphân thành kinh doanh thương mại bán buôn, kinh doanh thương mại bán lẻhoặc kinh doanh thương mại cả bán buôn lẫn bán lẻ… Với bất kỳ loại hìnhkinh doanh nào là kinh doanh thương mại đều có bốn đặc trưng cơ bản sau:

- Thứ nhất, kinh doanh thương mại cần phải có vốn kinh doanh Vốnkinh doanh là các khoản vốn bằng tiền (tiền Việt Nam, vàng, bạc, đá quý,ngoại tệ) và bằng các tài sản có khác như nhà cửa, kho tàng, cửa hàng… Phải

có vốn mới thực hiện được chức năng lưu thông hàng hóa Đó chính là T – H– T’, trong đó T’ = T + ∆t

Trang 11

- Thứ hai, kinh doanh thương mại đòi hỏi phải thực hiện hành vi mua đểbán (buôn bán) Xét trên toàn bộ các hoạt động và cả quá trình thì hoạt độngkinh doanh thương mại phải thực hiện hành vi mua hàng, nhưng mua hàngkhông phải để mình dựng mà mua hàng là để bán cho người khác Mua ở nơinày bán ở nơi khác Mua thời gian này bán thời gian khác Đó là hoạt độngbuôn bán.

- Thứ ba, kinh doanh thương mại hàng hóa phải hiểu hàng hóa và quản

lý hàng hóa, mặc dù doanh nghiệp kinh doanh không phải là người sản xuất rahàng hóa, nhưng việc lưu thông hàng hóa đến đúng nơi có nhu cầu, đúng thờigian và khách hàng có nhu cầu, cũng như việc dự trữ, bảo quản tốt hànghóa… là các hoạt động dịch vụ cần thiết cho sản xuất và đời sống xã hội

- Thứ tư, kinh doanh thương mại dựng vốn (tiền của, công sức, tài năng)vào hoạt động kinh doanh cũng đòi hỏi sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảotoàn được vốn và có lãi Vì vậy kinh doanh thương mại phải nghiên cứu thịtrường và chú ý đến luật pháp, cơ chế quản lý, đến những nguy cơ rủi ro cóthể xảy ra… Có lợi nhuận mới có thể mở rộng và phát triển kinh doanh.Ngược lại, chi phí cao, nhiều rào cản, rủi ro có thể dẫn tới doanh nghiệp phảiphá sản

2.1 Mục đích của kinh doanh thương mại

Ba mục đích căn bản của kinh doanh thương mại mà các doanh nghiệpkinh doanh thương mại cần quan tâm đó là lợi nhuận, vị thế và an toàn Tùythuộc vào điều kiện cụ thể, mục tiêu chiến lược định hướng kinh doanh củatừng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định cần xácđịnh mục tiêu nào là quan trọng nhất, từ đó giúp doanh nghiệp huy động hợp

lý nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra

- Mục đích lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên củakinh doanh thương mại cũng như các hoạt động kinh doanh khác và nó cũng

Trang 12

là nguồn động lực của người hoạt động kinh doanh Lợi nhuận là khoản dôi rakhi so sánh giữa doanh thu và chi phí kinh doanh Muốn có lợi nhuận thìdoanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn hơn chi phí kinh doanh Muốn códoanh thu bán hàng và dịch vụ lớn thì phải có thị trường, phải chiếm đượckhách hàng, phải bán được nhiều và nhanh hàng hóa và dịch vụ, và phải giảmđược các khoản chi phí kinh doanh có thể và không cần thiết Trong điều kiệnthị trường cạnh tranh, có nhiều doanh nghiệp bán hàng hóa cùng loại thì việcthu hút khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải kinh doanh loạihàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng, hàng hóa được đưa đến đúngnơi, đúng thời gian khách hàng có nhu cầu và có dịch vụ thuận tiện, văn minh,được khách hàng chấp nhận Mức độ đạt được về lợi nhuận và kỳ vọng về lợinhuận phụ thuộc vào chất lượng của loại hàng hóa, khối lượng và giá cả hànghóa bán được, lượng cung cầu của loại hàng hóa đó trên thị trường, chi phíkinh doanh và tốc độ tăng giảm của chi phí kinh doanh, tài kinh doanh, trườngvốn kinh doanh của người quản trị doanh nghiệp và điều kiện của môi trườngkinh doanh Mức độ đạt được về lợi nhuận và kỳ vọng về lợi nhuận còn phụthuộc vào sự độc đáo của mặt hàng kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trênthị trường và sự mạo hiểm trong các thương vụ.

- Vị thế cũng là một mục đích của kinh doanh thương mại Doanh nghiệpkinh doanh thương mại trên thị trường đều theo đuổi mục tiêu phát triểndoanh nghiệp từ nhỏ lên vừa và lên lớn, từ kinh doanh ở thị trường địaphương tiến tới kinh doanh ra thị trường cả nước và quốc tế hoặc doanhnghiệp tăng được thị phần hàng hóa của mình trên thị trường Tỷ trọng thịphần của doanh nghiệp trên thị trường càng cao gắn với quy mô của doanhnghiệp và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, xác định vị thế của doanhnghiệp trên thị trường Mục đích vị thế thực chất là mục tiêu phát triển kinhdoanh của doanh nghiệp thương mại Từ chỗ chen được vào thị trường, tiến

Trang 13

tới chiếm lĩnh thị trường và làm chủ được thị trường, đó chính là quá trìnhtăng cường vị thế của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh Kỳ vọng về

vị thế của doanh nghiệp trong kinh doanh phụ thuộc vào nguồn lực và tăngtrưởng nguồn lực của doanh nghiệp, phụ thuộc vào chiến lược và sự phát triểnkinh doanh của doanh nghiệp, phụ thuộc vào tài năng và trình độ quản lý củangười lãnh đạo doanh nghiệp và phụ thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế -thương mại của Nhà nước trong từng giai đoạn

- An toàn cũng là một mục đích của kinh doanh thương mại Trong thịtrường cạnh tranh, đặc biệt là ngày nay khi nền kinh tế các nước đang ngàycàng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh luôn

có những biến động to lớn và nhanh chóng mà nhiều dự đoán lạc quan nhấtcũng không tính đến Tất cả những biến động gây bất lợi cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp khi mới đầu tư vào một thịtrường để kinh doanh, đang tiếp tục kinh doanh và phát triển kinh doanh phảiđặt ra mục tiêu an toàn trong kinh doanh An toàn trong kinh doanh đòi hỏidoanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường có khả năng ítxảy ra những thay đổi bất lợi cho doanh nghiệp, thị trường có khả năng vàtiềm năng phát triển, cũng như có thể dự báo được những xu hướng phát triểncủa nó Để bảo đảm an toàn trong kinh doanh, doanh nghiệp thương mạithường phải lập quỹ dự phòng tổn thất để tự bù đắp, phải bỏ chi phí để muabảo hiểm của các công ty bảo hiểm, phải đa dạng hóa kinh doanh « Trứngkhông bỏ hết vào một giỏ »

Ba mục đích trên là mục đích căn bản, xuyên suốt quản trị hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp thương mại xét tới cùng Trong thực tiễn hoạtđộng , ngồi ba mục đích trên, mỗi doanh nghiệp khác nhau, tại mỗi thời điểmkhác nhau, có thể có những mục đích kinh doanh khác nữa kể cả mục đíchtrước mắt hoặc lâu dài, tùy theo khả năng của từng doanh nghiệp Có thể ví

Trang 14

mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như cây mục tiêu Cómục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài, mục tiêu thường xuyên

2.2 Vai trò của kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại là ngành hoạt động chuyên nghiệp trong lưuthông hàng hóa, vì vậy nó có vị trí trung gian cần thiết giữa sản xuất và tiêudùng Nó vừa là khâu hậu cần của sản xuất, vừa là tiền đề của sản xuất và làkhâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.Kinh doanh thương mại có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất vậtchất và lĩnh vực tiêu dùng của xã hội

Trước hết, kinh doanh thương mại là khâu trung gian giữa một bên là sảnxuất, phân phối, một bên là tiêu dùng Sản xuất sáng tạo ra sản phẩm thíchhợp với nhu cầu, phân phối phân chia các sản phẩm theo các quy luật xã hội,trao đổi một lần nữa lại phân phối hàng hóa theo các nhu cầu riêng và tiêudùng sản phẩm đưa lại cho sản phẩm một sự hoàn thiện cuối cùng Sản phẩmtrở thành sản phẩm thực sự khi nó phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng Tiêu dùngsản xuất thì sản phẩm quay trở lại quá trình sản xuất, còn tiêu dùng cá nhânthì thoát khỏi quá trình sản xuất, phục vụ cho tái sản xuất sức lao động xãhội Kinh doanh thương mại cung ứng những vật tư, hàng hóa cần thiết chosản xuất một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng,chính xác với quy mô ngày càng mở rộng Đối với lĩnh vực tiêu dùng, các cánhân có thể dễ dàng thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng trên thị trườngmột cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi và văn minh nhờ hàng loạt các quầyhàng, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại cung ứng hàng hóa thuận lợicho mọi người, mọi gia đình và nhu cầu của các tầng lớp dân cư, lứa tuổi,nghề nghiệp

Thứ hai, kinh doanh thương mại có tác dụng lớn thúc đẩy việc áp dụngtiến bộ khoa học – công nghệ mới trong sản xuất, đồng thời thúc đẩy nhu cầu,

Trang 15

gợi mở nhu cầu tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại.

Thứ ba, kinh doanh thương mại thực hiện việc dự trữ các hàng hóa tưliệu sản xuất và hàng tiêu dùng trong khâu lưu thông có tác dụng to lớn trongviệc bảo đảm cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất vàngười tiêu dùng một cách thường xuyên, liên tục và kịp thời Dự trữ hàng hóa

ở khâu lưu thông tăng lên có tác dụng to lớn giảm bớt dự trữ ở doanh nghiệpsản xuất (dự trữ sản xuất), giảm bớt dự trữ ở khâu tiêu dùng Dự trữ hàng hóa

ở khâu lưu thông được lưu chuyển nhanh, linh hoạt, một đơn vị kinh doanhthương mại (quầy hàng, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại…) có thểbảo đảm cung ứng hàng hóa thường xuyên cho nhiều doanh nghiệp sản xuấtcũng như nhiều người tiêu dùng Vì vậy tránh được ứ đọng ở các khâu dự trữ

«chết », góp phần tăng nhanh tốc độ của tái sản xuất xã hội

Thứ tư, kinh doanh thương mại có tác dụng to lớn trong việc điều hòacung – cầu hàng hóa Thông qua việc thu mua hàng hóa và cung ứng hànghóa, kinh doanh thương mại làm đắt hàng ở những nơi có nguồn hàng rẻ,nhiều, phong phú và làm rẻ các hàng hóa ở những nơi hàng hóa đắt, ít,nghèo nàn

Thứ năm, kinh doanh thương mại là một lĩnh vực dịch vụ quan trọng củasản xuất và đời sống xã hội Phát triển lĩnh vực này có tác dụng to lớn trongviệc tạo ra nhiều hoạt động dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất và đờisống xã hội Kinh doanh thương mại hàng hóa tư liệu sản xuất là khâu bảođảm các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phụ tùng…cho sảnxuất, một điều kiện không thể thiết được các yếu tố đầu vào của quá trình sảnxuất Phát triển kinh doanh thương mại tư liệu sản xuất có tác dụng to lớntrong việc bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chấtlượng và chính xác các đối tượng lao động và một phần tư liệu lao động đểcác doanh nghiệp sản xuất tiến hành liên tục Kinh doanh thương mại tư liệu

Trang 16

sản xuất còn góp phần bảo đảm cho sản xuất ngày càng nhiều những hàng hóa

tư liệu sản xuất tốt, hiện đại, văn minh và với các dịch vụ thuận lợi, kịp thời.Kinh doanh thương mại còn là thị trường và điều kiện không thể thiếu được

để tiêu thụ các sản phẩm được các doanh nghiệp sản xuất chế tạo ra

Thứ sáu, kinh doanh thương mại phát triển ra ngoài phạm vi quốc gia,tức là phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa (thương mạiquốc tế) có tác dụng to lớn, tiếp thu nguồn lực từ bên ngoài và mở rộng thịtrường cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, xuất khẩu hàng hóa ranước ngoài đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành, hàng hóa phải cómẫu mã đa dạng, phong phú, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có nguồn hàng lớn vàphải giao hàng đúng hạn cũng như phải nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩnchất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế

2.3 Chức năng của kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa từnguồn hàng đến lĩnh vực tiêu dùng Sản xuất ra sản phẩm là khâu đầu tiên,những sản phẩm mới chỉ là sản phẩm ở trạng thái khả năng, chỉ khi nào sảnphẩm được đưa vào quá trình sử dụng (trong sản xuất hoặc tiêu dùng cánhân) thì sản phẩm mới thực sự trở thành sản phẩm và quá trình sản xuấtmới hoàn thành

Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông Chức năngnày nhằm hoàn thiện sản phẩm ở dạng tốt nhất để sản phẩm thích hợp với nhucầu của người tiêu dùng Với chức năng này đòi hỏi các doanh nghiệp thươngmại cũng phải hiểu biết tính chất kỹ thuật của sản phẩm, phải hiểu lĩnh vựcsản xuất (nguồn hàng) và phải hiểu được công dụng của sản phẩm và nhu cầucủa lĩnh vực tiêu dùng

Chức năng dự trữ hàng hóa và điều hòa cung - cầu Chức năng của kinhdoanh thương mại là mua hàng hóa vào để cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng

Trang 17

bộ, đúng chất lượng, số lượng, ở những nơi thuận tiện cho khách hàng Nhờ

có hàng hóa dự trữ mà doanh nghiệp thương mại có thể thỏa mãn đầy đủ, kịpthời nhu cầu về hàng hóa của khách hàng Nhờ có hệ thống mạng lưới rộng(kho trạm, cửa hàng, quầy hàng, siêu thị, đại lý…) mà doanh nghiệp thươngmại có thể bảo đảm thuận lợi cho khách hàng mua những hàng hóa cần thiết,vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không phải đi quá xa Để thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng và khả năng của khách hàng, doanh nghiệp thương mại phảimua những mặt hàng có chất lượng tốt, đúng yêu cầu của khách hàng, nhưnglại phải ở nơi có nguồn hàng phong phú, nhiều, rẻ sau khi cộng với chi phí lưuthông đưa đến thị trường bán, khách hàng vẫn có thể chấp nhận được Điềunày một cách tự nhiên, kinh doanh thương mại thực hiện việc điều hòa cungcầu từ nơi có mặt hàng nhiều phong phú, rẻ đến nơi mặt hàng đó ít, khanhiếm, đắt, hoặc mua hàng khi thời vụ và bán hàng quanh năm, cung – cầuhàng hóa được điều hòa

2.4 Nhiệm vụ của kinh doanh thương mại

Nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách thỏa mãn đầy đủ, kịp thời vàthuận lợi các nhu cầu hàng hóa – dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng Chỉ cónâng cao hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp thương mại mới có điều kiện

để mở rộng và phát triển kinh doanh, để có thể đứng vững trên thị trường.Cung ứng những hàng hóa có chất lượng tốt, đáp ứng các yêu cầu vềchất lượng sản phẩm, về vệ sinh và về xã hội môi trường, phù hợp với xu thếcủa tiêu dùng hiện đại, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội phát triển, thúcđẩy tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất với giá cả thích hợp

Phát triển các hoạt động dịch vụ khách hàng đầy đủ, kịp thời, thuận lợi

và văn minh Thực chất đây là phát triển các dịch vụ của dịch vụ trong muabán hàng hóa hoặc từ dịch vụ mua bán hàng hóa cần phải có hàng loạt cácdịch vụ bổ sung để thỏa mãn các nhu cầu và yêu cầu đa dạng về hàng hóa của

Trang 18

khách hàng Ngày nay, trong hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụkhách hàng là lĩnh vực cạnh tranh Doanh nghiệp thương mại có phát triển và

mở rộng được thị trường hay không, có thu hút được khách hàng tiềm nănghay không, có giữ được khách hàng truyền thống hay không, một phần quantrọng phụ thuộc vào các hoạt động dịch vụ khách hàng có kịp thời, thuận tiện,linh hoạt và văn minh hay không

Giảm chi phí kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, tuân thủluật pháp và chính sách xã hội Giảm chi phí kinh doanh là giảm các khoảnchi phí có thể và cần thiết phải giảm như : chi phí do mua hàng giá quá cao,các khoản chi phí lưu thông phải giảm như hao hụt trên định mức, tiền cướcphí vận chuyển loanh quanh…Muốn tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuậnthì đi đôi với việc tăng nhanh doanh số bán hàng và dịch vụ, mở rộng thịtrường, tìm được nhiều khách hàng lớn, ổn định, cần phải giảm các khoản chiphí kinh doanh không cần thiết, các khoản chi tiêu lãng phí và các khoản chi

có khả năng giảm bớt Trong mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu và chiphí, muốn tối đa hóa lợi nhuận phải tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chiphí Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh là nhiệm vụ thường xuyên củakinh doanh thương mại Do vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động, làphạm trù giá trị nên chịu ảnh hưởng lớn của tỷ lệ lạm phát, quan hệ tỷ giá vớicác đồng tiền chuyển đổi và tỷ lệ lãi suất tiền vay, tiền gửi của các ngân hàng.Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường phải tuân thủ luật pháp củaNhà nước Luật pháp trong cơ chế thị trường có vai trò to lớn trong các hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể thực hiện hoạtđộng của mình trong khuôn khổ luật pháp cho phép

3 Đặc điểm kinh doanh thương mại trong điều kiện hội nhập

Trang 19

Trong thời đại toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nền kinh tế các nướcđang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cu , trong đó cóViệt Nam, thì các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cần phải quan tâm tớinhững thay đổi của kinh doanh thương mại trong điều kiện hội nhập, từ đó cómục tiêu phương hướng chiến lược kinh doanh phù hợp giúp doanh nghiệptồn tại và phát triển bền vữg , hội nhập thành côn

- Kinh doanh trong điều kiện hội nhập cạnh tranh gay gắt và quyết liệthơn Có nhiều phương tiện cạnh tranh với nhau mà mỗi doanh nghiệp có thể

sử dụng như: cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả, thủ tục giao dịchthanh toán, hoặc sử dụng các công cụ của hoạt động xúc tiến thương mại…Tùy vào từng điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thểlựa chọn một hoặc một số phương tiện cạnh tranh phù hợp với khả năng để cóthể cạnh tranh có hiệu quả, tồn tại và phát triển bền vững

- Khách hàng là người quyết định thị trường Hay nói chính xác hơn nhucầu của khách hàng là thượng đế Kinh doanh thương mại trong điều kiện hộinhập, dưới môi trường cạnh tranh khốc liệt, bình đẳng, minh bạch, doanhnghiệp cần phải đặc biệt chú trọng tới nhu cầu của khách hàng, làm tốt côngtác nghiên cứu nhu cầu khách hàng để xây dựng căn cứ trong quá trình sảnxuất kinh doanh, phải lấy việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng là mục tiêu phấnđấu của toàn doanh nghiệp Nhu cầu của khách hàng thì luôn luôn biến đổitheo thời gian, không gian và theo địa điểm, do vậy doanh nghiệp cần phảikhông ngừng hoàn thiện sản phẩm của mình

- Kinh doanh thương mại trong điều kiện hội nhập cần phải quan tâm tớilợi ích của khách hàng Hiện nay khách hàng không chỉ đòi hỏi được thỏamãn về lợi ích vật chất (lợi ích có thể cân đong đo đếm được, thể hiện bằnghiện vật) mà còn cần phải được thỏa mãn cả lợi ích tinh thần (lợi ích khó cânđong đo đếm, thường không có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá) như sự

Trang 20

đồng cảm, sự quan tâm của người bán đối với người mua… Muốn lôi kéođược khách hàng thì doanh nghiệp phải kết hợp hài hòa cả lợi ích vật chất vàlợi ích tinh thần.

- Phát triển hoạt động dịch vụ để nâng cao trình độ thỏa mãn nhu cầukhách hàng Đây là phương tiện để cạnh tranh không có giới hạn, doanhnghiệp phải không ngừng hoàn thiện các hoạt động dịch vụ bổ trợ để có thểthỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng

- Kinh doanh thương mại trong điều kiện hội nhập phải tuân theo luậtpháp và thông lệ quốc tế Hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng

đã và đang tham gia ngày càng nhiều vào các tổ chức kinh tế thế giới lớn, đặcbiệt là tháng 11 năm 2006 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổchức thương mại thế giới WTO, vì thế các doanh nghiệp kinh doanh khôngchỉ phải tuân theo luật pháp trong nước mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặtnhững thông lệ quốc tế mà trong đó Việt Nam là thành viên

4 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng

Hiện nay trên thế giới, khí đốt hóa lỏng (Liquefied Petroleum Gas – viếttắt là LPG) được sử dụng phổ biến trong dân dụng và thương mại, là nguyênliệu đầu vào của ngành công nghiệp hóa chất, sử dụng trong lĩnh vực côngnghiệp, sử dụng trong giao thông vận tải thay cho nhiên liệu truyền thốngxăng/dầu Trong vòng 20 năm qua, nhu cầu tiêu thụ LPG trên thế giới đã vượtquá nhu cầu tiêu thụ xăng dầu

Tại Việt Nam, ngành kinh doanh LPG cũng đã có những bước phát triểnvượt bậc trong thời gian qua, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp cho

sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước Hiện nay LPG được

sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sau:

- Dùng làm chất đốt sạch, thuận tiện, hiệu quả thay cho các chất đốtthông dụng như than, củi, dầu hỏa, điện… trong các hộ gia đình, công sở

Trang 21

- Làm nhiên liệu (thay thế cho những loại nhiên liệu truyền thống nhưthan, mazut, diesel) và nguyên liệu trong công nghiệp.

- Trong giao thông vận tải, LPG thay xăng dầu làm nhiên liệu đốt chođộng cơ…

Theo thống kê, trên 86.5 triệu dân Việt Nam trong đó 70% sống tại vùngnông thôn, đang chuyển dần từ nguyên liệu đốt truyền thống sang sử dụngLPG trong sinh hoạt nhằm được sạch và thuận tiện hơn Quá trình chuyển đổinày góp phần giảm thiểu đáng kể tệ nạn phá rừng (lấy củi và làm than), bảo

vệ môi trường và nhằm bổ sung nguồn điện cho nông thôn Việc phát triểncông nghiệp cũng làm gia tăng nhu cầu về tiêu thụ LPG, trong lĩnh vựcthương mại du lịch, y tế nhu cầu sử dụng LPG cũng tăng lên, tốc độ đô thịhóa cũng làm tăng đáng kể nhu cầu tiêu thụ LPG Như vậy, việc sử dụng LPGgắn liền với mức phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó cóViệt Nam

II.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH DOANH THƯƠNG MẠI

1 Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường

Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải nghiêncứu thị trường và xác định nhóm loại mặt hàng để lựa chọn kinh doanh.Doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàngcho khu vực thị trường mình định kinh doanh và sự đáp ứng cho các nhu cầu

về mặt hàng đó hiện nay Doanh nghiệp thương mại cũng cần phải xem xétcác nguồn cung ứng các sản phẩm đó Nghiên cứu thị trường và xác định nhucầu thị trường về mặt hàng doanh nghiệp sẽ kinh doanh phải trên cơ sở doanhnghiệp có đủ trình độ chuyên môn về mặt hàng và doanh nghiệp nắm đượckhả năng nguồn hàng đã biết và có khả năng khai thác, đặt hàng, mua hàng đểđáp ứng cho nhu cầu của khách hàng tốt hơn cách đáp ứng nhu cầu hiện tại

Trang 22

Từ đó doanh nghiệp chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị mặt hàng, chuẩn bị cácđiều kiện để đưa vào hoạt động kinh doanh Việc nghiên cứu thị trường vàxác định nhu cầu của khách hàng về loại hàng hóa doanh nghiệp lựa chọnkinh doanh không phải chỉ làm một lần mà trong quá trình tồn tại và phát triểnkinh doanh, doanh nghiệp thương mại luôn phải nghiên cứu nhu cầu của thịtrường về mặt hàng để đưa vào kinh doanh những mặt hàng cùng loại, mặthàng mới, tiên tiến, hiện đại có nhu cầu trên thị trường, cũng như cách đáp ứngcho các nhu cầu của khách hàng sao cho kịp thời, thuận tiện và văn minh hơn.

2 Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh

Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng phải huy động được cácnguồn vốn, tài sản, con người và công nghệ… đưa chúng vào hoạt động đểtạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của xã hội và thu được lợinhuận cho doanh nghiệp

Kinh doanh thương mại cũng phải huy động các nguồn lực để tiến hànhcác hoạt động kinh doanh Các nguồn lực mà doanh nghiệp thương mại phải

huy động để đưa vào hoạt động kinh doanh là: Vốn hữu hình như tiền VND,

vàng, bạc, nhà cửa, kho tàng, cửa hàng…Vốn vô hình như sự nổi tiếng củanhãn hiệu hàng hóa, sự tín nhiệm của khách hàng,… và con người với tàinăng, học vấn, kinh nghiệm, nghề nghiệp được đào tạo… huy động vào kinh

doanh, đây là nguồn tài sản quý hiếm của doanh nghiệp Tuy nhiên, dự người

quản trị doanh nghiệp có tài huy động đến mức nào thì nguồn tài sản củadoanh nghiệp cũng chỉ là có hạn Doanh nghiệp cần kết hợp các nguồn lực vậtchất với con người cụ thể như thế nào để doanh nghiệp có thể tiến hành mộtcách nhanh chóng, thuận lợi và rút ngắn được thời gian chuẩn bị, có kết quảkinh doanh ngay và phát triển kinh doanh cả bề rộng lẫn bề sâu Việc huyđộng nguồn lực là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động kinh doanh

Trang 23

nhưng việc sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, có kết quả và hiệu quả mới làhoạt động quyết định của kinh doanh.

3 Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ mua bán, dự trữ, bảo quản, vận chuyển, xúc tiến thương mại và các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng

Hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp thương mại là hoạt độngmua hàng để bán (buôn bán hàng hóa) Tổ chức tạo nguồn hàng, khai thác, giacông, đặt hàng, ký kết các hợp đồng mua hàng để đảm bảo nguồn hàng chodoanh nghiệp là khâu nghiệp vụ quan trọng để doanh nghiệp có hàng hóa đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng Tổ chức mạng lưới bán hàng và phân phốihàng hóa cho mạng lưới bán hàng cơ hữu và đại lý bán hàng là nghiệp vụkinh doanh quan trọng bậc nhất bởi vì chỉ có bán được hàng doanh nghiệpmới thu hồi được vốn, mới có nguồn trang trải chi phí lưu thông và mới có lãi

để tái đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh Doanh nghiệp thương mạicũng phải dự trữ hàng hóa để bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và

ổn định cho khách hàng Để thực hiện tốt nghiệp vụ mua bán hàng hóa, doanhnghiệp phải tổ chức các kho hàng để dự trữ hàng hóa và phải bảo quản, bảo

vệ tối đa số lượng và chất lượng hàng hóa dự trữ Doanh nghiệp thương mạicòn phải tổ chức tốt hệ thống thu mua , đặt hàng, khai thác để có nguồn hànghóa phong phú, ổn định, chất lượng tốt Tổ chức tốt hệ thống các quầy hàng(lưu động và cố định), cửa hàng, các siêu thị, trung tâm thương mại… để bánhàng cho khách hàng một cách thuận lợi và kịp thời Để giảm chi phí kinhdoanh, đặc biệt chi phí lưu thông, doanh nghiệp thương mại cần tổ chức hợp

lý nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa ở các ga, cảng đầu mốitiếp nhận hàng hóa Và đặc biệt trong môi trường kinh doanh hiện nay cácdoanh nghiệp kinh doanh thương mại cần quan tâm hơn đến hoạt động xúctiến thương mại Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy

cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại

4 Quản trị vốn, phí, hàng hóa và nhân sự trong hoạt động kinh doanh

Trang 24

Quản trị doanh nghiệp thương mại cũng phải quản trị các yếu tố cơ bảncủa kinh doanh.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là thể hiện bằng tiền củatài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp Quản trị vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, cũng nhưbảo đảm huy động vốn kịp thời cho các nhu cầu kinh doanh hàng hóa - dịch

vụ của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn vàphát triển được vốn qua mỗi chu kỳ kinh doanh, chấp hành đầy đủ các nguyêntắc và kỷ luật, sử dụng vốn tiết kiệm

Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiềncủa các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ

ra để đạt được kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý,năm) Quản lý chi phí kinh doanh là phải có kế hoạch và mục tiêu chi phí, cóquy định rõ mức độ quyền hạn của các cấp trong doanh nghiệp được duyệt chi

và chi phí như thế nào là hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm Quản lý chi phí kinh doanh

là nắm bắt được nội dung của các khoản chi, nắm bắt được các nguyên tắc,chế độ chi trả, thanh toán và mức độ (tỷ lệ) của các khoản chi trong doanhthu, lợi nhuận, cũng như các yêu cầu khác như kế hoạch, mục đích, tiết kiệm,hợp lý và hợp lệ, giảm các tổn thất

Quản lý hàng hóa trong kinh doanh thương mại đòi hỏi người quản trịkinh doanh và các bộ phận có liên quan đến giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển,

dự trữ, bảo quản, thu mua, bán hàng phải nắm được tính chất vật lý, hóa họccủa hàng hóa, phải biết cách sắp xếp, bao gói, bảo quản, giữ gìn hàng hóa saocho khỏi đổ vỡ, hư hỏng, biến chất, mất mát Để dự trữ, bảo quản và bảo vệhàng hóa, doanh nghiệp thương mại cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tươngứng theo đòi hỏi kỹ thuật của mặt hàng Trong kinh doanh thương mại, ngườikinh doanh còn phải biết nhu cầu về hàng hóa của khách hàng Khách hàng

Trang 25

nào có nhu cầu khối lượng, chất lượng, hàng hóa, nhu cầu đó ở địa bàn nào,thời gian nào, người ta dựng hàng hóa để làm gì… chỉ có như vậy người kinhdoanh mới đưa hàng đến nơi và thời gian thích hợp nhất thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng, mới tránh được tình trạng hàng hóa vận động loanh quanh, ứđọng, chậm luân chuyển, bảo quản không tốt làm hàng hóa hư hỏng, vỡ bẹp,kém mất phẩm chất phải hủy bỏ, vừa lãng phí của cải vật chất của xã hội, vừaphải tốn chi phí cho chính việc hủy bỏ ấy Điều này chứng tỏ kinh doanhthương mại là lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật Hoạt động kinh doanh chỉ che lấpmặt kỹ thuật đi thôi.

Quản trị nhân sự là quản trị những hoạt động liên quan đến nhân sự như:việc tạo lập, duy trì, sử dụng và phát triển có hiệu quả yếu tố con người nhằmthực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốt nhất Quảntrị nhân sự là một mặt của công tác quản trị doanh nghiệp thương mại, là quátrình hoạch định, tuyển dụng, tổ chức sắp xếp, đào tạo và phát triển , đãi ngộnhân sự và phân quyền, giao quyền, tạo dựng ê kíp, cũng như đánh giá nhân

sự Quản trị nhân sự là quản trị con người, đó là một nguồn lực quan trọngnhất Thành công của doanh nghiệp là thành công của việc sử dụng nhân sự.Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người Dự doanh nghiệpthương mại có vốn vật chất, có vốn tài chính dồi dào, phong phú nhưng không

có nhân sự có đủ năng lực nghiệp vụ, kỹ thuật, tổ chức kinh tế, trình độ quản

lý và những tài năng sáng tạo thì doanh nghiệp không thể hoạt động kinhdoanh có hiệu quả cao, bởi chính con người mới thực sự là chủ thể của vốnvật chất, vốn tài chính ấy Vì vậy, sử dụng con người đúng đắn thì doanhnghiệp thành công, còn sử dụng con người không đúng với năng lực, trình độ,tài năng… thì doanh nghiệp sẽ không đạt được mục tiêu như mong muốn

III CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 26

Sau quá trình hoạt động kinh doanh thì các công ty sẽ tiến hành đánh giáhoạt động kinh doanh của công ty mình, từ đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh,lãi, lỗ nhằm có những bước điều chỉnh phù hợp trong mục tiêu, chiến lược kinhdoanh, đưa ra được những quyết định kinh doanh đúng đắn Các chỉ tiêu đánh giáthông thường được sử dụng như: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ tiêu tỷsuất… Việc sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá là quan trọng và cần thiết, giúpdoanh nghiệp nắm bắt được khá chính xác tình hình kinh doanh của công ty

1 Doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bao gồm doanh thu

từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập từ các hoạt động khác.Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Là toàn bộ tiềnbán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đicác khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại Cụthể gồm:

 Toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trườngsau khi đã trừ đi:

- Chiết khấu bán hàng

- Giảm giá hàng bán (ghi rõ trên hóa đơn)

- Hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) đã được khách hàng chấpnhận thanh toán, không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền

 Phần thu từ trợ giá của Nhà nước khi thực hiện cung ứng hàng hóa dịch

vụ theo yêu cầu của Nhà nước, gồm các khoản phí thu thêm ngoài giá bán, trợgiá, phụ thu theo quy định của Nhà nước

 Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đem tặng, biếu, cho hoặc tiêu dùngtrong nội bộ doanh nghiệp thì tính theo giá thành sản xuất hoặc giá vốn

Thu nhập từ các hoạt động khác bao gồm thu nhập từ hoạt động đầu tưtài chính và các hoạt động bất thường khác

Trang 27

2 Chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là tất cả các khoản chiphí (bằng tiền) mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động kinhdoanh, từ khi mua hàng cho đến khi bán hàng và bảo hành hàng hóa chokhách hàng trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm)

Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình kinh doanh gồmchi phí hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động khác

 Chi phí kinh doanh bao gồm:

- Chi phí mua hàng (tiền thanh toán hàng mua vào)

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm,dịch vụ mua ngoài (theo mức tiêu hao thực tế), chi phí phân bổ công cụ laođộng, sửa chữa tài sản cố định

- Chi phí khấu hao tài sản cố định (trừ TSCĐ thuộc công trình phúc lợicông cộng, nhà ở)

- Chi phí tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất lương phải trả chongười lao động

- Kinh phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho ngườilao động mà công ty phải nộp theo quy định

- Chi phí bằng tiền khác gồm: Các khoản thuế tài nguyên, thuế đất, tiềnthuê đất, trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động, đào tạo nâng caonăng lực quản lý, tay nghề của người lao động, chi phí cho công tác Đảng,đoàn thể tại công ty…

- Chi phí hoạt động tài chính

Trang 28

- Chi phí để thu tiền phạt

Lợi nhuận thực hiện, sau khi làm nghĩa vụ còn lại được chia vào các quỹ

xí nghiệp theo mô hình sau:

Trang 29

Về khả năng thanh toán:

2 Bù lỗ năm trước

3 Chia lãi góp vốn

4 Trích 10%

quỹ dự phòng tài chính

b) Lợi nhuận chia vốn

tự huy động 1.≥ 30% quỹ đầu tư phát triển

2 5% quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty

c) Còn lại

Quỹ khen thưởng

Quỹ phúc lợi

a) Làm nghĩa vụ với Nhà nước

và bù đắp

5 Trích quỹ đặc biệt do Nhà nước quy định

Trang 30

doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hìnhtài chính của doanh nghiệp bình thường.

Tổng số vốn bằng tiền

- Tỷ suất thanh toán tức thời =

Tổng số nợ ngắn hạnNếu tỷ suất thanh toán tức thời < 0,5 là doanh nghiệp đang gặp khó khăntrong thanh toán công nợ, vì không đủ tiền để thanh toán

Tổng số nợ phải thu

- Tỷ lệ các khoản phải thu = x 100%

so với phải trả Tổng số nợ phải trả

Nếu tỷ lệ các khoản phải thu cao hơn so với các khoản phải trả chứng tỏdoanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều và ngược lại tỷ lệ này nhỏ chứng tỏdoanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác

Về lợi nhuận tương đối:

Lợi nhuận trong kỳ

- Mức doanh lợi trên doanh số bán = x 100%

Doanh số bán trong kỳChỉ tiêu này cho biết một trăm đồng doanh số bán thực hiện mang lạibao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ Do đó nó có ý nghĩaquan trọng trong việc chỉ ra cho doanh nghiệp thấy kinh doanh những mặthàng nào, thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

Lợi nhuận trong kỳ

- Mức doanh lợi của vốn kinh doanh = x100%

Tổng vốn kinh doanh trong kỳChỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp trong kỳ Một trăm đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợinhuận cho doanh nghiệp

Trang 31

Lợi nhuận trong kỳ

- Mức doanh lợi của chi phí kd = x 100%

Tổng chi phí kinh doanh trong kỳChỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh trong kỳ Mộttrăm đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

Doanh thu trong kỳ

- Năng suất lao động bình quân = x100%

Tổng số lao động bình quân trong kỳ

Tổng thu nhập Hoặc = x100%

Tổng số lao động bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho thấy trung bình một trăm lao động thực hiện được baonhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhập trong kỳ

Ngoài ra còn một số các chỉ tiêu khác mà mỗi doanh nghiệp cụ thể có thểchọn lựa để đánh giá hoạt động kinh doanh của mình, tùy thuộc vào đặc điểmkinh doanh, khả năng, cách thức quản lý của doanh nghiệp

Trang 32

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC

I KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVGAS North)tiền thân là Công ty Kinh doanh Khí hoá lỏng Miền Bắc - thành lập theoQuyết định số 826/QĐ-DKVN ngày 12/4/2006 của Chủ tịch Hội đồng quảntrị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trên cơ sở Xí nghiệp 2 thuộc Công ty Chếbiến và Kinh doanh sản phẩm khí (được thành lập theo Quyết định số2062/QĐ-HĐQT ngày 29/11/2000 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầukhí Việt Nam) và bộ phận kinh doanh khí hoá lỏng của Công ty Thương mạiDầu khí tại các tỉnh phía Bắc

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tạo chủ động chodoanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày 20/12/2006 Bộtrưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 3733/QĐ-BCN về việc phêduyệt phương án và chuyển Công ty Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc thànhCông ty cổ phần Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc

Ngày 25/06/2007, Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắcđược Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 0103018088, đánh dấu sự ra đời của Công ty cổ phần Kinhdoanh khí hóa lỏng Miền Bắc Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏngMiền Bắc chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2007

Trang 33

Tên giao dịch bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HOÁ LỎNG MIỀN BẮC

GAS JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch viết tắt : PVGAS NORTH

Nhãn hiệu thương mại :Bình gas màu hồng có nhãn hiệu PETROVIETNAM GAS

Hà Nội.

Ngày 07/08/2007, Hội đồng quản trị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã

có Nghị quyết số 4589/NQ-DKVN về việc chuyển quyền sở hữu cổ phần củaTập đoàn Dầu khí tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực khí cho Công tyTrách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tổng Công ty khí (PV Gas), trong đó cóCông ty PV Gas North Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên TổngCông ty khí (PV Gas) được hình thành theo quyết định số 2232/QĐ-DKVNngày 18/7/2007, là công ty TNHH 1 thành viên do Tập đoàn Dầu khí ViệtNam sở hữu 100% vốn điều lệ

2 Ngành nghề kinh doanh của công ty

Ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận ĐKKD công ty cổ phần

số 0103018088 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầungày 25 tháng 06 năm 2007 và đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 10 tháng 09năm 2008)

- Kinh doanh khí hoá lỏng và các sản phẩm dầu khí;

- Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ kiện; kho bãi; trạm chiết nạp khí hoá lỏng;

- Dịch vụ vận tải khí hoá lỏng;

Trang 34

- Tư vấn, thiết kế, đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa,lắp đặt máy thiết bị và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh gas;

- Đào tạo lao động kỹ thuật ngành gas (Chỉ hoạt động sau khi được cơquan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);

- Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu;

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;

- Đại lý, mua bán, ký gửi hàng hoá;

- Giám định kỹ thuật chai chứa khí hóa lỏng và các thiết bị chịu áp lực

- Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với chai chứa khí hóa lỏng và các thiết

bị chịu áp lực

3 Tình hình nguồn lực của công ty

3.1 Vấn đề về lao động và cơ cấu lao động

3.1.1 Số lượng người lao động trong Công ty

- Tổng số CB-CN Công ty đến thời điểm hiện tại là: 245 người Trong đó:

Trang 35

BẢNG 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2008

CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY ST

Số người

Tỷ trọng

Số người

Tỷ trọng

Số người

Tỷ trọng

1 Đại học và trên đại học 95 46.34 96 40.00 97 39.59

Trang 36

- Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT theo đúng quyđịnh của nhà nước đối với người lao động Mua bảo hiểm thân thể cho người laođộng trong Công ty.

- Các chương trình đào tạo theo chỉ tiêu của Tập đoàn

- Các chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng caotay nghề, an toàn lao động, …

- Thu nhập bình quân tháng của lao động toàn công ty năm 2003, 2004,

2005, 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 tương ứng là 3,7 triệu, 5,2 triệu,6,7 triệu, 5,5 triệu, 4,7 triệu và 4,1 triệu đồng

3.2 Cơ sở vật chất máy móc thiết bị

PVGas North đang sở hữu một hệ thống kho chứa, trạm nạp khí hiện đạinhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe:

Tổng kho có 4 bồn trụcnằm ngang, theo công nghệ định áp với công suất 277 tấn/bồn

BẢNG 3: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ

Trang 37

SỐ LƯỢN G

NƯỚC SẢN XUẤT

HÃNG CUNG CẤP

5 Cân điện tử tại trạm nạp bình Hàn quốc

10 Trạm biến áp 560KVA/6/0.4KV 1

12 Hệ thống rò gas, báo cháy 1

Mechatror

5 Máy nạp bình bán tự động 3 Hàn Quốc Deasung

Mechatror

6 Máy bơm nước cứu hỏa, động cơ

Trang 38

7 Máy bơm nước cứu hỏa, động cơ

8 Máy nén khí/Động cơ 3 pha1.5

9 Máy nén khí dự phòng 2.2 kW 1 ITALIA ABAC

11 Hệ thống rò gas, báo cháy 1 Hàn Quốc

Công tynồi hơiViệt Nam

3 Máy nạp bình bán tự động 3 Malaysia

5 Hệ thống rò gas, báo cháy 1 Nhật Bản

3 Máy nạp bình bán tự động 2 Hàn Quốc Deasung

Mechatror

6 Máy phát điện dự phòng 1 Việt Nam

7 Hệ thống rò gas, báo cháy 1 Hàn Quốc Hancock

- Các tài sản chính của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2007 và

30/06/2008 như sau:

Trang 39

thiết bị 976.198.250 928.427.936

1.266.840.74

7 1.080.846.020Thiết bị, dụng

cụ quản lý 1.924.273.850 1.331.289.756

1.996.414.20

8 1.245.650.329Phương tiện

vận tải 9.057.178.304 5.498.141.633

8.801.179.20

8 4.951.015.931Tài sản cố

định hữu hình

khác

1.065.732.886 598.892.622 834.244.03

3 285.627.115Phần mềm

Nguồn: Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc.

 Máy móc thiết bị của công ty bao gồm hệ thống máy móc thiết bị đo LPG

 Phương tiện vận tải, truyền dẫn bao gồm hệ thống xe tải, xe bồn chởLPG, xe con…

 Thiết bị dụng cụ quản lý: Hệ thống máy vi tính, máy photocopy, điều

hồ, máy chủ và các máy văn phòng khác

 Tài sản cố định khác bao gồm máy bơm corken trần, hệ thống cungcấp gas cho khách hàng, trạm nạp, máy nạp, cân điện tử kiểm tra phòng nổ…

 Tài sản cố định vô hình gồm có phần mềm kế toán, bản quyền phầnmềm mạng nội bộ, website

Trang 40

3.3 Năng lực vốn tài chính của doanh nghiệp

Vốn điều lệ ban đầu của Công ty là 135.000.000.000 (Một trăm ba mươilăm tỷ đồng) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018088 do Sở

Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 25/06/2007

Ngày 29/10/2007, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty đã họp

và đưa ra Nghị quyết số 09/NQ-ĐHCĐ-KMB thông qua phương án phát hành

cổ phiếu tăng vốn điểu lệ từ 135 tỷ đồng lên 270 tỷ đồng

Ngày 06/06/2008, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định

số 303/UBCK-GCN, cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúngcho Công ty cổ phần Khí hoá lỏng Miền Bắc, tổng số lượng cổ phiếu chàobán là 13.500.000 (Mười ba triệu năm trăm nghìn cổ phiếu) Thời gian phânphối trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp phép

Tính đến ngày 15/08/2008, sau khi kết thúc đợt phát hành, số vốn điều lệcủa Công ty tăng thêm là 131.170.000.000 (Một trăm ba mươi mốt tỷ mộttrăm bảy mươi triệu đồng), nâng số vốn điều lệ của Công ty lên266.170.000.000 (Hai trăm sáu mươi sáu tỷ một trăm bảy mươi triệu đồng).Ngày 10/09/2008, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố

Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018088 với số vốnđiều lệ là 266.170.000.000 (Hai trăm sáu mươi sáu tỷ một trăm bảy mươitriệu đồng)

Ngày đăng: 18/05/2015, 18:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w