1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn quản trị kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và đầu tư vĩnh an

58 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 183,64 KB

Nội dung

Tuy có những bước tiến vượt bậc và chỗ đứng trên thịtrường nhưng do cạnh tranh ngày càng khốc liệt mà công ty vẫn gặp phải một số vấn đề bất cập: Hoạt động quảng cáo xúc tiến chưa được đ

Trang 1

TÓM LƯỢC

1 Tên đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An”.

2 Sinh viên thực hiện: Phan Thị Nhàn

3 Giáo viên hướng dẫn:Th.s Bùi Thị Quỳnh Trang

Th.s Nguyễn Phương Linh

Ngoài phần mở đầu khẳng định tính cấp thiết của đề tài cũng như mục tiêu,phương pháp và phạm vi nghiên cứu thì khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương nộidung chính:

Chương 1:Một số lý luận cơ bản về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp

Trong chương 1 khóa luận đã làm rõ một số khái niệm về năng lực cạnh tranh,các nội dung lý luận về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng

và nội dung lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công tyTNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An

Trong chương 2, khóa luận đã trình bày khái quát về Công ty TNHH ThươngMại Và Đầu Tư Vĩnh An cùng các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của công ty Tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phân tích, đánhgiá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Chương 3: Một số kết luận và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tạiCông ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An

Từ những phân tích về thực trạng ở chương 2, chương 3 sẽ chỉ ra những thànhcông, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ởCông ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An đồng thời chỉ ra phương hướng hoạtđộng của công ty trong giai đoạn 2019 – 2024; Các đề xuất giải pháp của tác giả nhằmhoàn thiện công tác nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong thời gian tới

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài khóa luận này, cùng với sự nỗ lực và cố gắng phấn đấu củabản thân trong quá trình học tập đã có sự giúp đỡ rất nhiều của nhà trường, của các

thầy cô cùng ban lãnh đạo cũng như cán bộ, nhân viên của Công ty TNHH Thương

Mại Và Đầu Tư Vĩnh An

Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy côtrong khoa, cùng toàn thể các thầy cô trong trường Đại học Thương Mại đã tận tìnhgiảng dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập tại nhàtrường

Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Nguyễn Phương Linh đã trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài Khóa luậntốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Giám đốc cùng toàn thể nhân viên, cácphòng ban của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An đã cung cấp đầy đủthông tin và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty

để em có thể nắm bắt được những kiến thức thực tế và hoàn thành đề tài khóa luận tốtnghiệp đạt kết quả tốt nhất

Sinh viên thực hiện

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1 Các khái niệm có liên quan 6

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 6

1.1.2 Khái niệm năng lực 6

1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh 8

1.2 Các nội dung lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh 8

1.2.1 Đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp dựa trên các định dạng nguồn lực 8

1.2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 12

2.2 Đánh giá tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An 23

2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 23

2.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 26

Trang 4

2.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại

Và Đầu Tư Vĩnh An 29

2.3.1 Thực trạng xác định SBU kinh doanh và nội dung chiến lược SBU kinh doanh 29

2.3.2 Thực trạng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An 30

2.3.3 Thực trạng xác định và phân tích các đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An 33

2.3.4 Xác định năng lực cạnh tranh tương đối và năng lực cạnh tranh tuyệt đối của 39

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VĨNH AN 41

3.1 Các kết luận về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An 41

3.1.1 Thành công 41

3.1.2 Hạn chế 42

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 44

3.2 Dự báo cơ hội, thách thức thay đổi và định hướng phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An trong thời gian tới 44

3.2.1 Cơ hội 44

3.2.2 Thách thức 45

3.2.3 Định hướng hoạt động phát triển 46

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An 47

3.3.1 Đề xuất duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh phi Marketing 47

3.3.2Đề xuất duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing 49

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Bảng 1.1: Nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp 9

Bảng 1.2: Nguồn lực vô hình của doanh nghiệp 10

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 17

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Vĩnh An 21

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An 22

Bảng 2.2: Bảng thống kê tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Vĩnh An năm 2016 - 2018 26

Bảng 2.3: Biến động về số lượng và chất lượng lao động tại công ty từ năm 2016 - 2018 27

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của Công ty từ năm 2016 - 201828 Bảng 2.5: Kết quả doanh thu các nhóm sản phẩm của công ty trong năm 2018 29

Sơ đồ 2.2: Độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh Marketing của ngành thức ăn chăn nuôi tại Hà Nội 30

Sơ đồ 2.3: Độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh phi Marketing của ngành thức ăn chăn nuôi tại Hà Nội 31

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát khách hàng về mức độ nhận biết các đối thủ cạnh tranh và Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An 34

Bảng 2.5: Nhận xét về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty và các đối thủ cạnh tranh 35

Bảng 2.6: Bảng đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An và các đối thủ cạnh tranh 39

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải

có năng lực cạnh tranh đủ mạnh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thựclực và vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Đây là yếu tố nội hàm củamỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các chỉ tiêu công nghệ, tài chính, nhânlực… một cách riêng biệt mà cần so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một lĩnhvực, cùng một thị trường hoạt động Từ đó tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủcạnh tranh, giúp doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàngmục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học công nghệ đạt đượcnhững tiến bộ vượt bậc kéo theo ngành chăn nuôi càng ngày được chú trọng phát triển

và đầu tư có quy mô mang tính trọng điểm, nhu cầu về các sản phẩm thức ăn chănnuôi có chất lượng cũng ngày càng tăng cao Công ty Vĩnh An là đơn vị kinh doanhcác sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản tại Hà Nội có nềntảng phát triển từ năm 2007 Tuy có những bước tiến vượt bậc và chỗ đứng trên thịtrường nhưng do cạnh tranh ngày càng khốc liệt mà công ty vẫn gặp phải một số vấn

đề bất cập: Hoạt động quảng cáo xúc tiến chưa được đẩy mạnh, mạng lưới phân phốicòn hạn chế, quy mô và thị phần trong ngành còn thấp….Sự phát triển về quy mô cũngnhư số lượng các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thức ăn chăn nuôi đã tạo ra bướcngoặt trưởng thành cho ngành thức ăn chăn nuôi đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnhtranh rất lớn giữa các công ty trong ngành Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triểnđược thì các công ty trong ngành thức ăn chăn nuôi nói chung và Công ty Vĩnh An nóiriêng luôn luôn phải tìm mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so vớicác đối thủ cạnh tranh khác

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công

ty mà trong thời gian thực tập tại công ty cùng với những kiến thức đã được học tác

giả đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 8

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới

(1) Micheal.E.Porter (1988), “Chiến lược cạnh tranh”, NXB Trẻ, Hà Nội Tài

liệu thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào 5 yếu tố nền tảng, giớithiệu những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ thông qua các chiến lược cạnh tranh: Cạnhtranh tổng quát – chi phí thấp; khác biệt hóa và tập trung hóa; những chiến lược đãbiến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc

(2) Micheal.E.Porter (1985), “Lợi thế cạnh tranh”, NXB Trẻ, Hà Nội Cuốn sách

đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị (value chain) là khung mẫu cơ sở tư duy một cáchchiến lược về các hoạt động trong doanh nghiệp; đồng thời đánh giá chi phí và vai tròcủa chúng trong sự khác biệt hóa

(3) Micheal.E.Porter (1990), “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, NXB Trẻ, Hà Nội.

Cuốn sách đã cố gắng lý giải bản chất lợi thế cạnh tranh của các quốc gia khác nhautrong những ngành công nghiệp cụ thể bằng một lý thuyết đơn giản nhưng có khả năng

áp dụng rộng rãi

Nói chung những tác phẩm trên đã cung cấp lượng lớn lý thuyết căn bản về cạnhtranh và những phương pháp xác định năng lực cạnh tranh, qua đó là cơ sở hình thành

hệ thống lý thuyết trong bài khóa luận

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Các thành tựu trong nước có liên quan đến nội dung đề tài tiêu biểu như:

(1) PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt, “Giáo trình Quản trị chiến lược”, Trường Đại học Thương Mại, NXB Thống kê.

(2) PGS.TS Nguyễn Bách Khoa, “Chiến lược kinh doanh quốc tế”, NXB Thống

(4) Bùi Thị Huệ, (2017), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nhật Minh”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại.

Trang 9

(5) Phạm Minh Quân (2017), “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ của Khách sạn Hoàng Gia Bắc Ninh”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại.

(6) Phạm Thị Thành (2016), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần viễn thông FPT”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại.

Khóa luận “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An” là một nghiên cứu mới không trùng lặp với các nghiên cứu trước

đây, tập trung phân tích đề xuất cho Công ty Vĩnh An các giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm thức ăn chăn nuôi

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp từ đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất giải phápnhằm hoàn thiện công tác nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công Ty TNHH ThươngMại Và Đầu Tư Vĩnh An

+ Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công TyTNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An, từ đó chỉ ra lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp và các đối thủ cạnh tranh, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp,kiến nghị

+ Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác nâng cao nănglực cạnh tranh tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá năng

lực cạnh tranh của Công ty Vĩnh An và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty, trong đó tập trung vào nhóm sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gia cầm trên thịtrường Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hà Nam, Hải Dương, Bắc Ninh, HưngYên…

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về thời gian: Tiến hành nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty

Vĩnh An trong 3 năm gần đây 2016-2018 để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty từ năm 2019 đến năm 2024 Thời gian thực hiện đề tài: Từ25/02/2019 đến 19/04/2019

Trang 10

+ Phạm vi về không gian: Hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm thức ăn

chăn nuôi cho gia cầm của Công ty Vĩnh An tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh lâncận như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam…

+ Phạm vi về mặt nội dung: Tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, các

nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, thực trạng năng lực cạnh tranh và các giảipháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vĩnh An

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp quan sát: Trong thời gian thực tập của công ty, tác giả đã tiến hành

quan sát quá trình làm việc, điều hành quản lý của công ty, quy trình sản xuất và cungứng sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản đến với khách hàng từ đó

có những thông tin ghi chép lại để phục vụ cho việc phân tích thực trạng cũng như đềxuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vĩnh An

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các tài liệu tham khảo tác giả thu thập được từ

phòng kinh doanh, phòng kế toán như: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty,tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2016 -2018, hồ sơ đánh giá năng lực, cácbáo cáo về nhân sự cũng như tình hình doanh thu của công ty Ngoài ra còn một sốthông tin thu thập bên ngoài về lĩnh vực công ty đang hoạt động trên các trang thôngtin nông nghiệp, website, tạp chí…

5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Thu thập thông tin về những vấn đề quan trọng có liên quan đến đề tài,

bổ sung làm rõ những thông tin thu thập được trên phiếu điều tra trắc nghiệm

Đối tượng phỏng vấn: Bà Lê Giang – Giám đốc Công Ty TNHH Thương Mại VàĐầu Tư Vĩnh An

Nội dung phỏng vấn: Thông qua các câu hỏi tác giả thu thập các dữ liệu chuyênsâu hơn về công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty như: Đối thủ cạnh tranh,khả năng cạnh tranh của công ty, các tiêu chí quyết định đến thành công của ngành…

Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc nâng cao năng lực cạnh tranh tại côngty

Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Trang 11

Mục đích: Thu thập những thông tin thông qua phiếu điều tra về việc nâng caonăng lực cạnh tranh tại Công ty Vĩnh An.

Đối tượng thực hiện: Điều tra nhân viên trong công ty và khách hàng của công

ty Số phiếu điều tra cho nhân viên là 10 phiếu, cho khách hàng là 20 phiếu

Bước 3: Thu thập và xử lý dữ liệu điều tra: Thống kê số lượng người có cùng đáp

án trả lời cho mỗi câu hỏi, tính tỷ lệ % và đưa ra nhận xét đánh giá

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu liên quan để xem xét sự biến động

của chúng qua các thời kỳ Qua đó tính toán các chỉ tiêu đặc trưng nhằm tìm ra nguyênnhân của sự biến động, đồng thời dự báo các vấn đề trong tương lai

Phương pháp tổng hợp và phân tích: Khái quát đặc điểm, tổng kết quá trình phân

tích để rút ra các kết luận Xem xét các dữ liệu có sự so sánh, đối chiếu nhằm tìm hiểubản chất của vấn đề Phương pháp này giúp phát hiện nguyên nhân, làm cơ sở cho cácgiải pháp, kiến nghị

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công TyTNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An

Chương 3: Một số kết luận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG

LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Các khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội Môi trườnghoạt động của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộcđấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằmgiành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình Cho đến nay thì đã có rất nhiều quanđiểm khác nhau về cạnh tranh:

Theo Michael Porter (1980) thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất củacạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình

mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuậntrong ngành theo chiều hướng cải thiện sau dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi

Kinh tế học của P Samuelson định nghĩa: “Cạnh tranh là sự tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp”.

Theo từ điển Bách khoa của Việt nam thì “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.

Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh song có thể tổng kết lại: Cạnh tranh là quan

hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuậtlẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thịtrường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.Mục đích cuối cùng của các nhà kinh tế là làm tối đa hóa lợi ích

1.1.2 Khái niệm năng lực

Trong khoa học về xây dựng và phát triển Chương trình giáo dục, “Năng lực có thể định nghĩa như là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn bên ngoài…” Đó là “một khả năng hành động hiệu quả hoặc là sự phản ứng thích đáng trong các tình huống phức

Trang 13

tạp nào đó”; “là những kiến thức, kĩ năng và các giá trị được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân Thói quen tư duy và hành động kiên trì, liên tục có thể giúp một người trở nên có năng lực, với ý nghĩa làm một việc gì đó trên

cơ sở có kiến thức, kĩ năng và các giá trị cơ bản”.

Từ lĩnh vực kinh tế học, khái niệm năng lực cũng đã được đề cập dưới các góc nhìn của các chuyên gia Trong Hội nghị chuyên đề về những năng lực cơ bản của OECD, F.E.Weinert cho rằng: “Năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng,

sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể” Còn J.Coolahan quan niệm: “Năng lực là những khả năng

cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành GD”.

Từ góc độ xã hội học, Rycher quan niệm: “Năng lực làm việc là khả năng đáp ứng các các yêu cầu hoặc tiến hành thành công một công việc Năng lực này bao gồm cả khía cạnh nhận thức và phi nhận thức” Còn theo Winch và Foreman-Peck,

“Năng lực làm việc là một hỗn hợp bao gồm các hành động, kiến thức, giá trị và mục đích thay đổi bối cảnh” Mc Lagan cho rằng “Năng lực được hiểu là một tập hợp các kiến thức, thái độ, và kỹ năng hoặc cách chiến lược tư duy mà tập hợp này là cốt lõi

và quan trọng cho việc tạo ra những sản phẩm đầu ra quan trọng”.

Theo Nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Hoàng Việt (2015):

Năng lực chính là khả năng liên kết các nguồn lực để phục vụ cho một mục đíchchung Năng lực biểu thị sự liên kết giữa các nguồn lực hữu hình và vô hình riêng cócủa mỗi tổ chức Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được liên kếtmột cách có mục đích, nhằm đạt được kết quả mong muốn

Qua thời gian, dưới sự tác động qua lại rất phức tạp của các nguồn lực hữu hình

và vô hình sẽ làm xuất hiện các năng lực của tổ chức – có ý nghĩa như là chất keo dínhcủa tổ chức kinh doanh Năng lực của tổ chức dựa vào sự phát triển, thu nhập, trao đổithông tin và kiến thức của toàn bộ nguồn nhân lực trong tổ chức để hình thành nênnền tảng tri thức của doanh nghiệp Và những nền tảng tri thức này sẽ trở thành yếu tốquan trọng tạo nên lợi thế cho các công ty trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưhiện nay Tuy nhiên, nền tảng tri thức chỉ được giữ vững và trở nên có giá trị hơnthông qua quá trình học tập và thực hành liên tục của đội ngũ nhân lực trong doanhnghiệp

Trang 14

Dù cách trình bày quan niệm về năng lực khác nhau do đứng từ các góc độ tiếpcận vấn đề không giống nhau nhưng có thể thấy những điểm chung trong các định

nghĩa trên, đó là: Năng lực là khả năng thực hiện, làm việc dựa trên hiểu biết chắc

chắn, kĩ năng thuần thục và thái độ phù hợp Năng lực là những kiến thức, kĩ năng vàcác giá trị được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân

1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là những năng lực mà doanh nghiệp thực hiện đặc biệt tốthơn so với đối thủ cạnh tranh Đó là những thế mạnh mà đối thủ cạnh tranh không dễ

dàng thích ứng hoặc sao chép (Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – ĐHTM, 2015).

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế củadoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi củakhách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực vàlợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêudùng để tồn tại và phát triển; nâng cao vị trí so với các đối thủ cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng có thể đứng vững trên thịtrường cạnh tranh, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận thông qua một số chỉ tiêu nhưnăng suất, chất lượng, công nghệ, sự khác biệt về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp,giá trị tăng thêm, chi phí sản xuất; là khả năng của doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đốithủ cạnh tranh trong việc đạt được mục tiêu quan trọng nhất: Lợi nhuận (MichaelPorter, 2009)

1.2 Các nội dung lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh

1.2.1 Đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp dựa trên các định dạng nguồn lực

1.2.1.1 Nguồn lực

Nguồn lực là những yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất của một tổ chứckinh doanh, bao gồm các yếu tố như: vốn, kỹ năng của người nhân công, độc quyềnnhãn hiệu, tài chính và năng lực quản lý Hơn thế nữa nguồn lực còn bao gồm cảnhững yếu tố cá nhân, xã hội, tập thể Tương tự như vậy, bí quyết sản xuất của mộtdoanh nghiệp nếu không được đăng ký bằng sáng chế, hay được bảo vệ bởi các biệnpháp kiểm soát khác thì có thể sẽ bị đối thủ cạnh tranh mua lại và bắt chước theo.Nhưng khi những bí quyết này được kết hợp với những nguồn lực khác để trở thành

Trang 15

những năng lực cốt lõi, khi đó thì chúng sẽ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

(Nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Hoàng Việt, 2015).

Mỗi doanh nghiệp sẽ có nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình của riêng nó.Trong đó, nguồn lực hữu hình là những tài sản mà ta có thể nhìn thấy và định lượngđược Nguồn lực hữu hình được chia thành 4 nhóm là nguồn lực tài chính, vật chất,con người, tổ chức

Bảng 1.1: Nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp

Nguồn lực tài chính - Vốn chủ sở hữu, vốn đi vay

- Khả năng tạo ra ngân quỹ nội bộ doanh nghiệpNguồn lực vật chất - Sự tinh xảo về trang thiết bị hay địa điểm nhà máy

- Quyền chiếm lĩnh các nguồn nguyên vật liệu thô

Nguồn lực con người

- Đào tạo, kinh nghiệm, sự phán đoán, trí thông minh, sựsáng suốt, khả năng thích nghi, sự tận tụy với công việc vàlòng trung thành của cá nhân các nhà quản trị và người làmviệc

Nguồn lực tổ chức - Kết cấu báo cáo chính thức, các kế hoạch, hệ thống

kiểm tra giám sát, hệ thống tổ chức bộ máy

(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược Đại học Thương Mại 2015)

Nhưng những yếu tố trên không phải là tất cả giá trị tài sản của một doanh nghiệp

mà bên cạnh đó còn có những nguồn lực vô hình Chính vì thế năng lực cạnh tranh củamột tổ chức thường không phải là được phản ánh thông qua tình hình tài chính của nó.Các nhà quản trị chiến lược thường ưa chuộng việc lựa chọn các nguồn lực vô hìnhlàm năng lực cốt lõi của doanh nghiệp mình hơn bởi lẽ sẽ rất khó cho các đối thủ cạnhtranh của mình nhìn ra, hiểu, bắt chước hay thay thế Trên thực tế, nguồn lực nào càngkhó quan sát và đánh giá thì nó lại càng có khả năng trở thành điểm tựa cho lợi thếcạnh tranh của các doanh nghiệp

Trang 16

Bảng 1.2: Nguồn lực vô hình của doanh nghiệp

- Danh tiếng đối với nhà cung cấp

(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược Đại học Thương Mại 2015)

Các nguồn lực hữu hình và vô hình đã trở thành yếu tố then chốt cho sự pháttriển của lợi thế cạnh tranh Như đã nói ở trêm, giá trị chiến lược của nguồn lực sẽ tăngdần khi nó được liên kết với nhau

1.2.1.2 Năng lực

Năng lực chính là khả năng liên kết các nguồn lực để phục vụ cho một mục đíchchung Năng lực biểu thị sự liên kết giữa các nguồn lực hữu hình và vô hình riêng cócủa mỗi tổ chức Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được liên kếtmột cách có mục đích, nhằm đạt được kết quả mong muốn

Qua thời gian, dưới sự tác động qua lại rất phức tạp của các nguồn lực hữu hình

và vô hình sẽ làm xuất hiện các năng lực của tổ chức – có ý nghĩa như là chất keo dínhcủa tổ chức kinh doanh Năng lực của tổ chức dựa vào sự phát triển, thu nhập, trao đổithông tin và kiến thức của toàn bộ nguồn nhân lực trong tổ chức để hình thành nênnền tảng tri thức của doanh nghiệp Và những nền tảng tri thức này sẽ trở thành yếu tốquan trọng tạo nên lợi thế cho các công ty trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưhiện nay Tuy nhiên, nền tảng tri thức chỉ được giữ vững và trở nên có giá trị hơnthông qua quá trình học tập và thực hành liên tục của đội ngũ nhân lực trong doanhnghiệp

1.2.1.3 Năng lực cốt lõi

Năng lực cốt lõi là nền tảng cho mọi chiến lược cạnh tranh Thuật ngữ năng lựccốt lõi nhằm chỉ sự thành thạo chuyên môn hay các kỹ năng của công ty trong các lĩnh

vực chính đem lại hiệu suất cao (Nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Hoàng Việt 2015).

Phần lớn các nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh đều tập trung vào năng lực cốt lõinhư là cơ sở chính thức các giá trị gia tăng Năng lực cốt lõi bao gồm một tập hợp, kỹnăng, khả năng cụ thể và các nguồn lực xác đinh được kết hợp cũng như cách thức cácnguồn lực này được sử dụng để đạt được mục tiêu của tổ chức (Fiol, 2001) Hamel và

Trang 17

Prahalad (1994) xác định năng lực cốt lõi như là một tập các nguồn lực, kỹ năng vàcông nghệ cho phép một doanh nghiệp cung cấp những lợi ích đặc biệt cho kháchhàng Năng lực cốt lõi không phải chỉ cho một sản phẩm cụ thể mà đóng góp vào nănglực cạnh tranh của một loại các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn xác định năng lực cốt lõi tuân theo quy tắc VRINE:

Có giá trị - Value: Những năng lực có giá trị là những năng lực có thể tạo ra lợi

nhuận cho công ty bằng cách tận dụng những cơ hội và làm vô hiệu hóa những tháchthức từ môi trường bên ngoài Những năng lực này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạchđịnh và thực thi những chiến lược nhằm tạo ra giá trị cho những khách hàng cụ thể

Hiếm – Rarity: Những năng lực hiếm là những năng lực mà có rất ít công ty có

được, mà nếu có được thì đó phải là những đối thủ cạnh tranh lớn hiện thời Một câuhỏi trọng tâm được các nhà quản lý đặt ra khi đánh giá tiêu chuẩn này là “Có baonhiêu công ty có năng lực này?” Những năng lực mà có quá nhiều công ty cùng sởhữu thì không được xem là lợi thế cạnh tranh của bất kỳ công ty nào Thay vào đó,những nguồn lực và năng lực đáng giá nhưng không hiếm sẽ là cơ sở cho cạnh tranhhoàn hảo Khi đó lợi thế cạnh tranh có được chính là do phát triển và khai thác nhữngnăng lực mà các công ty khác không có

Khó bắt chước – Inimitability: Sẽ là một lợi thế nếu như đối thủ cạnh tranh của

doanh nghiệp không thể bắt chước hoặc nếu có bắt chước thì rất tốn kém khiến cho họkhông thể phát triển năng lực đó Và yếu tố này của một năng lực sẽ xuất hiện bởi mộthoặc là sự tổng hợp của cả ba nguyên nhân sau:

+ Điều kiện lịch sử duy nhất: Một công ty có văn hóa tổ chức có tính giá trị vàduy nhất được hình thành từ khi nó bắt đầu được thành lập sẽ có một yếu tố tạo nên lợithế mà các công ty khác thành lập trong một bối cảnh khác sẽ không có hoặc khôngthể bắt chước được bởi họ sẽ cần có một khoảng thời gian cần thiết để có thể phát triểnnên một văn hóa tổ chức có giá trị

+ Sự mập mờ: Các đối thủ cạnh tranh không thể hiểu rõ ràng bằng cách nào màdoanh nghiệp có thể sử dụng năng lực cốt lõi đó như là nền móng tạo ra lợi thế cạnhtranh Kết quả là các đối thủ cạnh tranh sẽ không xác định rõ được năng lực cốt lõi nào

mà họ cần phát triển để có thể đạt được mức lợi nhuận tương tự như mức mà chiếnlược tạo ra giá trị của doanh nghiệp đem lại

Trang 18

+ Tính xã hội phức tạp: Được hiểu là ít nhất một hay có thể là nhiều năng lực củadoanh nghiệp là sản phẩm của các hiện tượng mang tính xã hội đan xen nhau.

Không thể thay thế: Non – substitutability: Những năng lực không thể thay thế là

những năng lực mà không có một nguồn lực, năng lực nào khác có giá trị tươngđương Tiềm năng nào càng vô hình thì càng gây khó khăn cho các công ty trong việctìm kiếm các nguồn lực thay thế và đồng thời cũng đem lại nhiều trở ngại hơn cho cácđối thủ cạnh tranh trong việc bắt chước theo những chiến lược có giá trị của công ty

Có thể khai thác được – Exploitability: Là nguồn lực, năng lực mà doanh nghiệp

có thể khai thác được giá trị của nó

1.2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

1.2.2.1 Năng lực phi Marketing

Năng lực tài chính: Bất kỳ hoạt động sản xuất và kinh doanh nào cũng phải xem

xét, tính toán đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là vốn, là một chỉ tiêukhông thể thiếu đánh giá kết quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh trên thịtrường của mỗi doanh nghiệp Năng lực tài chính vững mạnh cần được cân nhắc khiđánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các tham số: Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,nguồn vốn, dòng tiền mặt, tổng tài sản, tài sản lưu động…

Năng lực về quản lý và lãnh đạo: Nhà quản lý có vai trò quan trọng quyết định

sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp Một nhà quản trị có chức năng chínhnhư: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát Vì vậy để nhà quản trị làm tốt đượccác chức năng chính ở trên đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, kỹ năng, tầm nhìn, nắmbắt và biết phân tích thông tin tốt trong mọi hoàn cảnh Vì vậy để đánh giá năng lựccủa nhà quản trị cần so sánh, đánh giá hiệu quả của những chức năng trên so với đốithủ cạnh tranh

Chất lượng nguồn nhân lực: Nó có yếu tố quyết định đến sự thành công hay

thất bại của mỗi doanh nghiệp Đánh giá chất lượng nguồn lực qua các tiêu chí: trình

độ, số lượng, cơ cấu, khả năng hiện tại và tương lai của đội ngũ lao động Chất lượngnguồn lao động ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng sản phẩm của doanhnghiệp, không chỉ vậy nhân lực là bộ mặt, là diện mạo của doanh nghiệp

Năng lực R&D: Hiệu suất R&D càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng

hiệu quả và ngược lại Hiệu suất R&D bao gồm những thành phần trong việc triển khai

Trang 19

những sản phẩm mới, công tác tổ chức, nghiên cứu sản phẩm mới, ngân quỹ dành choR&D Hiệu suất R&D càng cao cho phép sản phẩm có được sức mạnh trong đổi mớicông nghệ, có ưu thế vượt trội hơn so với các sản phẩm cũ, cải tiến và cập nhật liên tụcnhững tính năng hiện hữu.

Quy mô sản xuất kinh doanh: Một doanh nghiệp có quy mô lớn có thể thu được

các khoản lợi tức tăng thêm nhờ sự tiết kiệm do việc sản xuất hàng loạt với khối lượnglớn Lợi thế kinh tế theo quy mô bao gồm hiệu quả giảm chi phí do sản xuất đại trà cácsản phẩm được tiêu chuẩn hóa, do giá chiết khấu với khối lượng lớn vật tư, nguyênliệu ở đầu vào sản xuất hoặc quảng cáo đại trà giúp hạ thấp chi phí quảng cáo trên từng

ấn phẩm Do đó, quy mô sản xuất là tiêu chí khá quan trọng giúp doanh nghiệp nângcao năng lực cạnh tranh của mình

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Là trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh

hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có hệthống thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại thì sản phẩm của doanh nghiệp nhất định

sẽ được đảm bảo về chất lượng, thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, tăngnhanh vòng quay về vốn giảm bớt được khâu kiểm tra về chất lượng hàng hóa

1.2.2.2 Năng lực Marketing

Chính sách sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được hiểu trên hai khía cạnh là chất

lượng sản phẩm và sự phù hợp với nhu cầu thị trường Vì vậy để nâng cao chất lượngsản phẩm các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm mà xem xétđến yếu tố nhu cầu thị trường trong thời điểm hiện tại dựa trên quy trình nhất định, đòihỏi thời gian phù hợp, ngân sách phụ thuộc vào yếu tố nội lực của doanh nghiệp

Chính sách giá: Giá bán sản phẩm là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh, vì vậy việc

nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm không thể bỏ qua giá bán sản phẩm Hiệnnay có nhiều chiến lược cạnh tranh về giá mà doanh nghiệp có thể áp dụng như: Cạnhtranh giá thấp, cạnh tranh ngang giá, cạnh tranh giá cao Một chính sách giá phù hợp làgiá bán mà người tiêu dùng chấp nhận và tương xứng với độ thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng bên cạnh đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất

Chính sách phân phối: Mạng lưới phân phối sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến

khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Mạng lưới phân phối hợp lý sẽ giúp hànghóa được cung ứng tới khách hàng nhanh nhất, kiểm soát được sức mua trên từng địabàn, giảm được chi phí vận chuyển, từ đó hạ giá thành sản phẩm

Trang 20

Công cụ xúc tiến: Các hình thức xúc tiến rất đa dạng và phong phú với nhiều

hình thức khác nhau như: Quảng cáo, khuyến mại, bán hàng cá nhân, bán hàng trựctuyến, PR…Một chính sách xúc tiến đúng thời điểm là một cú hic quan trọng, gópphần không nhỏ vào sự thành công của sản phẩm đó trên thị trường

Uy tín thương hiệu: Uy tín doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng

để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có uy tín thì sẽ

có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng lớn Mụctiêu của doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi nhuận…Nhưng để đạt được cácmục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo được uy tín cho mình trên thị trường, phải tạo được

vị thế của mình trong mắt khách hàng

1.3 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1 Các yếu tố của môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như: Tỷ lệ tăng trưởng

của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát… ảnh hưởng quan trọng đếnhoạt động của doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng là nguồn khai thác các cơ hội đốivới doanh nghiệp Môi trường kinh tế vĩ mô dù ổn định hay bất ổn đều có ảnh hưởnglớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động tới khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp

Môi trường chính trị, pháp luật: Các yếu tố thuộc chính trị, pháp luật như:

Chính sách thuế, luật cạnh tranh, luật lao động, chính sách tín dụng, luật bảo vệ môitrường…có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp Các yếu tố này có tácđộng lớn đến mức độ của các cơ hội và sự đe dọa từ môi trường Nếu chính trị quốcgia ổn định, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, bình đẳng chocác doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả

Môi trường văn hóa, xã hội: Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, phong cách,

văn hóa… của người dân có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp thông qua cách thức tiêu dùng của khách hàng Mỗi khu vực, thị trường, vùngmiền khác nhau thì người tiêu dùng có cách thức, yêu cầu khác nhau trong lực chọnsản phẩm tiêu dùng, doanh nghiệp cần nắm bắt các yếu tố môi trường văn hóa xã hội

để điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ của mình cho phù hợp nhằm tối đa hóa doanh thu,nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên từng phân đoạn thị trường

Trang 21

Môi trường khoa học, công nghệ: Khoa học công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến

sự phát triển của nhân loại nói chung và của các ngành nghề, các doanh nghiệp nóiriêng Sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra những nguyên vật liệu mới, thiết bịmáy móc hiện đại, góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăngthêm chất lượng hàng hóa, dịch vụ từ đó góp phần tăng thêm sức cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường Ngày nay, khoa học công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, cácdoanh nghiệp cần chủ động nắm bắt, đổi mới khoa học công nghệ để tăng khả năngcạnh tranh của mình so với các đối thủ

1.3.2 Các yếu tố môi trường ngành

Đối thủ cạnh tranh:

+ Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Doanh nghiệp cần xác định được các đối thủ cạnhtranh hiện tại của mình là ai, trong đó xác định rõ các đối thủ cạnh tranh chính và vịthế hiện tại của họ trên thị trường Cần xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, lợithế cạnh tranh của họ để từ đó có những chính sách, giải pháp giúp nâng cao vị thếcạnh tranh của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác

+ Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Là những đối thủ cạnh tranh chưa hoạt độngtrong ngành, chưa có sự cạnh tranh với doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại nhưng

họ có khả năng tham gia vào ngành và trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp vớidoanh nghiệp Do đó, ngoài việc chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thìcác doanh nghiệp cần tạo ra những rào cản gia nhập ngành để hạn chế mối đe dọa từcác đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Khách hàng: Khách hàng là các cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu

và có khả năng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đápứng và mong muốn được thỏa mãn Nhìn chung, sức mạnh khách hàng lớn tức là thịtrường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một số ít người mua Trong điều kiện thịtrường như vậy, khách hàng là người giữ thế chủ động, họ có lợi thế hơn và có khảnăng áp đặt giá hoặc mặc cả yêu cầu nâng cao chất lượng hàng hóa với mức giá khôngđổi khiến tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp giảm

Nhà cung cấp: Ngược lại với điều kiện làm tăng sức ép của khách hàng, sức

mạnh của nhà cung ứng lớn khi thị trường có ít nhà cung cấp mà lại có nhiều ngườimua Khi đó nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tănggiá hay giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng Họ là những người nắm thế chủđộng và có quyền lực hơn trong việc quyết định các điều kiện giao dịch Bởi vậy các

Trang 22

doanh nghiệp nên khôn ngoan lựa chọn cho mình nhiều hơn một nhà cung ứng hoặcliên kết lại với nhau khi mua hàng để có nhiều cơ hội lựa chọn và không bị chèn épquyền lợi trước các nhà cung ứng.

Những sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế có thể được hiểu là những sản

phẩm thuộc các ngành sản xuất khác nhưng có thể thay thế cho các sản phẩm trongngành Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm

bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế Vì vậy, sự tồn tại củacác hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong cùng mộtngành sản xuất nhất định, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.3 Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp

Khả năng tài chính: Nguồn lực về tài chính ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh

tranh của doanh nghiệp Khả năng tài chính ở đây là quy mô tài chính của doanhnghiệp, tình hình nguồn vốn, đầu tư…Một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt sẽtạo cơ hội cho doanh nghiệp đó mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư, đổi mới máymóc, trang thiết bị, đầu tư vào các chương trình quảng cáo marketing, giới thiệu sảnphẩm,…từ đó nâng cao chất lượng cạnh tranh cho doanh nghiệp Tuy nhiên, trongthực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặttrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanhnghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồncung vốn

Trình độ lao động: Con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động,

nguồn nhân lực rất quan trọng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay với khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sảnphẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phẩm, mẫu

mã, chất lượng… và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanhnghiệp tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng côngchúng, hướng tới sự phát triển bền vững

Công nghệ: Công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế

cạnh tranh của doanh nghiệp Công nghệ tác động đến tổ chức sản xuất của doanhnghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp Nếu một doanhnghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, phù hợp thì có điều kiện tạo ra các sảnphẩm có chất lượng cao, từ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường Vìvậy nếu không muốn bị trở thành lạc hậu và lỗi thời thì các doanh nghiệp cần cập nhậtnhững công nghệ mới nhất và phù hợp nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm và khảnăng cạnh tranh

Trang 23

Quy mô kinh doanh: Quy mô kinh doanh thể hiện sự phát triển của doanh

nghiệp cũng như nguồn lực tài chính, nhân lực và uy tín thương hiệu Một doanhnghiệp có quy mô kinh doanh lớn, được biết đến càng nhiều càng thể hiện được sứcmạnh thương hiệu và uy tín doanh nghiệp trên thị trường Từ đó việc tiếp cận với cáckhách hàng mới sẽ dễ dàng hơn vì họ có sự tin tưởng nhất định về thương hiệu, vềdoanh nghiệp

1.4 Nội dung lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.1 Mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược - ĐHTM, 2015)

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.2 Các nội dung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.2.1 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong ngành phân phối thức ăn chăn nuôi, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp bao gồm 2 nhóm:

Năng lực cạnh tranh phi marketing Năng lực cạnh tranh marketing

- Nguồn nhân lực

- Cơ sở vật chất

- Chính sách quảng cáo

- Mạng lưới phân phối

- Quy mô kinh doanh

- Trình độ công nghệ sản xuất

- Thị phần

- Chăm sóc khách hàng

1.4.2.2 Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Muốn xác định được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như có đượcthành công và chiến thắng đối thủ, doanh nghiệp cần phải xác định được đâu là nhữngđối thủ cạnh tranh chính, đâu là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các doanh nghiệp cần xácđịnh được điểm yếu, điểm mạnh, lợi thế và hạn chế cũng như từng động thái của cácđối thủ để từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp Cụ thể:

Xây dựng ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đối thủ

Trang 24

- Xác định đối thủ cạnh tranh: Tìm kiếm trên thị trường Hà Nội và các khu vực

lân cận các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề với công ty (cung cấp thức ănchăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản…)

- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ

cạnh tranh thông qua bộ tiêu chí đánh giá

1.4.3 Xây dựng ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh

1.4.3.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh

Bước 1: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh (năng lực cạnh tranh

marketing và năng lực cạnh tranh phi marketing) của doanh nghiệp

Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng (Ki) cho mỗi năng lực cạnh tranh này từ 1.0

(quan trọng nhất) đến 0.0 (không quan trọng) dựa trên ảnh hưởng (mức độ, thời gian)của từng năng lực cạnh tranh đến vị thế chiến lược hiện tại của doanh nghiệp Mứcphân loại thích hợp có thể xác định bằng cách so sánh những đối thủ cạnh tranh thànhcông với những doanh nghiệp không thành công trên thị trường mục tiêu Tổng độquan trọng của tất cả các năng lực cạnh tranh này bằng 1

Bước 3: Đánh giá xếp loại (Pi) cho mỗi năng lực cạnh tranh từ 4 (nổi bật) đến 1

(kém) căn cứ thách thức mà định hướng chiến lược hiện tại của công ty kinh doanhphản ứng với các năng lực cạnh tranh này

Bước 4: Nhân Ki x Pi để xác định số điểm quan trọng của từng năng lực cạnh

tranh

Bước 5: Cộng điểm quan trọng của từng năng lực cạnh tranh để xác định tổng số

điểm quan trọng của năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp Từ đó đưa ra kếtluận về năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty kinh doanh Doanh nghiệp có tổng

số điểm càng cao thể hiện năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp càng lớn

1.4.3.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh

Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp (đối thủ cạnh

tranh trực tiếp có vị thế dẫn đầu trên thị trường hoặc thách thức trên cùng thị trườngmục tiêu của doanh nghiệp nghiên cứu; hoặc là đối thủ được đánh giá có năng lực cạnhtranh mạnh và hội nhập hữu hiệu trên thị trường tổng thể)

Trang 25

Bước 2: Xây dựng bảng đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của đối thủ cạnh

tranh này

Bước 3: Chia tổng điểm quan trọng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cho

tổng điểm quan trọng năng lực cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh để xác định năng lựccạnh tranh tương đối của doanh nghiệp

Trang 26

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VĨNH AN

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VĨNH AN

- Tên giao dịch: VINH AN TRADE AND INVESTMENT CO.,LTD

- Địa chỉ trụ sở: P401, tòa nhà 133 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa,Thành phố Hà Nội

- Mã số thuế: 0102305762

- Đại diện pháp luật: Lê Giang

Quá trình hình thành và phát triển

Thành lập từ năm 03/07/2007, Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An

đã có hơn 12 năm xây dựng và phát triển, tạo dựng được uy tín và thương hiệu trongkhu vực và trên địa bàn thành phố Hà Nội, là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm vềthức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản Công ty đã và đang khẳng định được thương hiệucủa mình với rất nhiều khách hàng trải dài trên toàn quốc

Với thế mạnh là đơn vị sản xuất có hệ thống nhà máy, kho bãi và kênh phân phốiđại lý rộng khắp, công ty cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất

lượng tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất Phương châm của Vĩnh An đó là: “Đem sản phẩm chất lượng nhất với giá cả hợp lý nhất đến với mọi khách hàng”.

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng gồm: Bangiám đốc, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng thị trường, phòng nhân sự vàphòng sản xuất được tinh giảm gọn nhẹ nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý.Trong đó: Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty, thay mặtđại diện cho mọi quyền lợi của công ty trước pháp luật Dưới Giám đốc là 2 phó giámđốc chịu trách nhiệm về việc quản lý và hoạt động của các phòng ban cho Giám đốcphân công và có nhiệm vụ hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác quản trị doanh nghiệp.Phòng kinh doanh tìm kiếm khách hàng mới, dự án lớn để ký hợp đồng cung ứng sảnphẩm Phòng thị trường phụ trách khai thác, phát triển thị trường, quản lý các kênh

Trang 27

phân phối và hệ thống đại lý lớn nhỏ của công ty theo từng khu vực, tổ chức công tácphân phối hàng hóa.

(Nguồn: Phòng nhân sự)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Vĩnh An

Phòng kế toán phụ trách mảng tài chính, thống kê, hạch toán kế toán, kiểm kê tàisản và quản lý tiền lương Phòng nhân sự thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc tổchức quản lý nhân sự, hành chính của công ty Phòng sản xuất đứng đầu là trưởngphòng có trách nhiệm triển khai sản xuất và hoàn thành khối lượng sản phẩm đượcgiao, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm Đội xe vận tải thực hiện việc vậnchuyển hàng hóa, sản phẩm đến các đầu mối kho bãi chính của công ty tại các khu vực

và giao đến tận nơi cho các đại lý lớn, nhỏ của công ty trên toàn quốc

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh

Công ty Vĩnh An là doanh nghiệp tiềm năng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,thương mại cung cấp các sản phẩm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản phân phốicho các doanh nghiệp, đại lý lớn nhỏ về thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc

2.1.4 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An trong 3 năm gần đây

Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty Vĩnh An có sựthay đổi rõ rệt qua các năm

Trang 28

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại

Năm 2017

Năm 2018

So sánh năm 2017/2016

So sánh năm 2018/2017

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Doanh thu

thuần

80.357.619

85.194.672

89.008.242

81.107.564

84.651.544

Cụ thể: Năm 2017, doanh thu bán hàng tăng 4.837.053 nghìn đồng so với năm

2016 tương ứng với 6,01% Doanh thu bán hàng của năm 2018 tăng 3.813.570 nghìnđồng so với năm 2017, tương ứng với 4,47% Lợi nhuận năm 2017 tăng 4.878 nghìn

Trang 29

đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 4,06%, còn lợi nhuận năm 2018 so với năm

2017 tăng 5.597 ngìn đồng tương ứng với tăng 4,47 % Nguyên nhân là do doanh thutăng và công ty kiểm soát tốt chi phí quản lý, cùng với việc một số hạng mục đầu tưkhác của công ty thu được lãi nên lợi nhuận năm 2018 tăng so với năm 2017 và năm2016.Trong thời gian tới, công ty cũng có kế hoạch mở rộng quy mô và mạng lướiphân phối của công ty khi mà nhu cầu về sản phẩm thức ăn chăn nuôi của người dâncàng tăng cao thì đây cũng là cơ hội để Công ty Vĩnh An gia tăng doanh số và pháttriển Hơn nữa công ty đang ngày càng chứng minh được vị thế và uy tín của mìnhtrong ngành thức ăn chăn nuôi, thu hút được nhiều khách hàng lớn Có thể thấy công

ty đang trên đà phát triển với tiềm lực của mình cùng với sự cố gắng của toàn thể công

ty sẽ gặt hái được nhiều thành công trong thời gian tới

2.2 Đánh giá tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Vĩnh An

2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

2.2.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Sự phát triển của ngành thức ăn chăn nuôi gắn liền với sự biến động của ngànhchăn nuôi và thị trường thức ăn chăn nuôi nên khi phân tích rõ yếu tố kinh tế tác độngđến ngàng thức ăn chăn nuôi cần phải nhắc tới sự biến động của ngành chăn nuôi vàthị trường thức ăn chăn nuôi trong thời gian gần đây

Trong giai đoạn 2016-2018, nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và GDPbình quân đầu người của nước ta đều tăng trưởng cao Theo Tổng cục thống kê thìnăm 2018 đánh dấu một mốc đáng mừng cho cả nền kinh tế khi mức tăng trưởng GDPtăng cao vượt mức kế hoạch và cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây là 7,08% (caohơn năm 2017 là 6,94%) GDP/người cũng đạt 58,5 triệu đồng/năm tương đương với2.587 USD/năm, tăng 198 USD so với năm 2017 Theo mức tăng chung của toàn nềnkinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76% đạt mức tăng trưởng caonhất trong giai đoạn 2012 -2018 Năm 2019 dự kiến GDP sẽ đạt tốc độ tăng trưởng7,0%, giữ lạm phát ở mức dưới 4% cùng với sự phục hồi tăng trưởng tín dụng ước đạt

20 – 25% trong giai đoạn 2019 – 2021 và lãi suất tiền gửi cũng như cho vay sẽ tiếp tục

ổn định cho thấy dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế đang dần khôi phục Việc tăngtrưởng GDP khả quan này sẽ kích thích rất lớn đến nền kinh tế cũng như ngành chăn

Ngày đăng: 03/02/2020, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w