luận văn quản trị rủi ro Giải pháp hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2004-2008

94 366 0
luận văn quản trị rủi ro Giải pháp hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2004-2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC GIẤY YÊU CẦU 87 ĐỊA ĐIỂM ĐƯỢC BẢO HIỂM : 87 THỜI HẠN BẢO HIỂM :TỪ 16:00 (GIỜ ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY … THÁNG … NĂM …… 87 ĐỊA ĐIỂM ĐƯỢC BẢO HIỂM : 88 TỔNG CỘNG 90 Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B Chuyên đề tốt nghiệp DANH MUC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm GTBH Giá trị bảo hiểm STBH Số tiền bảo hiểm STBHBQ Số tiền bảo hiểm bỡnh quân HĐBH Hợp đồng bảo hiểm GTTT Giá trị tổn thất STBT Số tiền bồi thường NĐCP Nghị định chính phủ PCCC Phòng cháy chữa cháy UBND Uỷ ban nhõn dân NĐ Nghị Định CP Chớnh phủ Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ GIẤY YÊU CẦU 87 ĐỊA ĐIỂM ĐƯỢC BẢO HIỂM : 87 THỜI HẠN BẢO HIỂM :TỪ 16:00 (GIỜ ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY … THÁNG … NĂM …… 87 ĐỊA ĐIỂM ĐƯỢC BẢO HIỂM : 88 TỔNG CỘNG 90 Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế tiếp tục phát triển với sự tăng trưởng của nông nghiệp, công nghiệp, thương mại xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và đầu tư tòan xã hội đã tạo đà cho các doanh nghiệp (DNBH) nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng một tiềm năng khai thác tốt. Có thể nhận thấy trong điều kiện kinh tế phát triên như hiện nay, lĩnh vực bảo hiểm ngày càng phát triển, riêng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu. Trong đó nghiệp vụ cháy và bảo hiểm hỏa hoạn cũng đã đóng góp một tỷ lệ không nhỏ vào tổng doanh thu của bảo hiểm phi nhân thọ. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, nhiều năm trở về trước, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt luôn dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đồng thời là những nghiệp vụ có tỷ lệ tổn thất thấp, tỷ lệ phí ổn định. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nghiệp vụ này bắt đầu có những nghịch lý. Bảo Hiểm Bảo Minh Hà Nội là một trong những doanh nghiêp triên khai thành công nghiệp vụ bảo hiểm này trong những năm qua. Để hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận và thực tế triển khai loại hinh này cho phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và phức tạp của các doanh nghiệp đang là câu hỏi đặt ra đối với tất cả các công ty bảo hiểm nói chung và Bảo Minh Hà Nội nói riêng. Sau một thời gian thực tập tại Bảo Minh Hà Nội, em đã chọn đề tai: “ giải pháp hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2004-2008 “ để nghiên cứu công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, với mục đích rút ra những kết quả đạt được để phát huy những tồn tại cần khắc phục. Đồng thời thông qua đó có thể đưa ra những giải pháp hoàn thiện cho nghiệp vụ bảo hiểm này. Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B 1 Chuyên đề tốt nghiệp Đề tài của em bao gồm ba phần: Chương I:Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty Bảo Minh Hà Nội Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Trong quá xây dựng và hoàn thiện đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn: Thạc sỹ Tô Thiên Hương và cán bộ tại phòng khai thác số 2 công ty Bảo Minh Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn. Bài chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi nhưng sai sót, mong nhận được sự phê bình và góp ý của quý thầy cô. Sinh viên thực hiện Hồng Thị Trang – BH 47B Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1.1 Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. 1.1.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ. 1.1.1.1 Trên thế giới Hiệp hội bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt lần đầu tiên ra đời trên thế giới là ở nước Đức năm 1591 mang tên Feuer Casse. Một thời gian ngắn sau đó xuất hiện thêm vài công ty nữa nhưng lại không để lại dấu ấn gì lớn, bảo hiểm hỏa hoạn chưa nhận được sự quan tâm của các cá nhân và doanh nghiệp lúc bấy giờ. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1666 đã xảy ra một vụ cháy tồi tẹ nhất trong lịch sử Luân Đôn(Anh). Vụ cháy bắt nguồn từ một tiệm bánh mỳ ở Pudding Lane, gần bờ sông Thames và kéo dài trong 5 ngày. Vụ cháy đã phá hủy hầu như toàn bộ khu vực phố cổ Luân Đôn thời Trung Cổ. Ngọn lửa cháy từ phía đông và lan qua phía Tây Luân Đôn. Khoảng 13.200 căn nha, gần 90 nhà thờ, 6 nhà nguyện, 4 nhà tù đã bị phá hủy. Vụ cháy đã để lại một sự thiệt hại quá lớn không thể cứu trợ được. Sau đó những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hỏa hoạn bằng cách đứng ra thành lập những công ty bảo hiểm cháy như: “ Fire Office “ ( năm 1667), “ Friendly Society “( năm 1684 ), “Hand and Hand” (năm 1696). “ Lom Bard house “ (năm 1704 )… Công ty bảo hiểm thành công ở Mỹ là Công ty bảo hiểm tương hỗ, do Benfamir Franklin và một số thành viên khác thành lập năm 1752, mang tên là The Philadenphia Contributionship chuyên bảo hiểm cháy cho nhà cửa. Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B 3 Chuyên đề tốt nghiệp Công ty bảo hiểm cổ phần đầu tiên ở Mỹ mang tên The Insurance Company of Noth America được thành lập năm 1792. Nước Pháp do ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn ở Luân Đôn, nên năm 1786 công ty bảo hiểm cháy đầu tiên mới được thành lập đó là “ Company L’assurance Centree L’incedie” và ( Company Royade” (năm 1788). Xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bảo hiểm họa hoạn đã phát triển mạnh mẽ và trở thành nghiệp vụ truyền thống với phí thu hàng năm rất cao. 1.1.1.2 Ở Việt Nam Ở Việt Nam nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn được triển khai từ cuối năm 1989 sau khi cú quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của bộ trưởng bộ tài chính ban hành quy tắc về bảo hiểm hỏa hoạn. Sau một thời gian thực hiện đề phù hợp hơn với tình hình thực tế. Bộ tài chính đã đưa ra quyết định số 142/TCQĐ ban hành quy tắc và biểu phí mới và quyết định số 212/TCQĐ ngày 12/04/1993 ban hành biểu phí và phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt với mức phí tối đa thay cho biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn theo quy đinh số 142/TCQĐ. Mặc dù các văn bản đã được quy định nhưng số lượng các tổ chức, doanh nghiệp và tư nhân tham gia bảo hiểm hỏa hoạn còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp né tránh và tham gia mang tính chất né tránh, cho nên chính phủ đã ban hành nghị định số 130/2006NĐ-CP ngày 8/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; tiếp đó ngày 24/4/2007, Bộ tài chính và Bộ công an đã ban hành thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc,Bộ tài chính ban hành quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn. Qua một số năm thực hiện, nghiệp vụ này ngày càng được phát triển. Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B 4 Chuyên đề tốt nghiệp Năm 1990: có 16 công ty Bảo hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn với giá trị bảo hiểm lên tới 6.200 tỷ. Đến năm 1994 loại hình này đươc triển khai ở hầu hết các tỉnh, thành phố với tổng giá trị bảo hiểm lên tới 27.000 tỷ. Trong những năm 1994 – 1995 nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ ra đời như Bảo Minh, PVI, Bảo Long, PJICO… làm cho thị trường bảo hiểm của nước ta nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng phát triển sôi động. Tính đến cuối năm 2008 doanh thu phí bảo hiểm hỏa hoạn ở Việt Nam là 1.573 tỷ, chiếm tỉ trọng 14,53% tổng số phí bảo hiểm gốc trên toàn thị trường. Ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm tham gia cung cấp dịch vụ trong thị trường bảo hiểm với sự đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn. 1.1.2 . Sự cần thiết và tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt 1.1.2.1 Sự cần thiết Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đều phải tự chủ về tài chính. Hoạt động sản xuất, xây dựng. đầu tư, khai thác… ngày một gia tăng; khối lượng hàng hóa, vật tư luân chuyển và tập trung lớn, công nghệ sản xuất đa dạng và phong phú. Trong khi đó, khoa học kỹ thuật an toàn thường đi sau, nguồn vốn sử dụng cho các biện pháp an tòan thường rất thấp so với vốn đầu tư phát triển sản xuất, thêm vào đó điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt khiến cho khả năng xảy ra rủi ro tại nạn nhiều hơn, mức độ thiệt hại về người và của nghiêm trọng hơn. Trong đó có thể nói hiện nay, cháy là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại lớn. Các vụ cháy không chỉ xảy ra ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển mà còn xảy ra ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… nơi mà nên khoa học công nghệ đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an tòan thì cháy Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B 5 Chuyên đề tốt nghiệp vẫn xảy ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Để đối phó với cháy, con người đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau như phòng cháy chữa cháy, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức, thông tin tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên để đối phó với hậu quả do cháy gây ra thì bảo hiểm vẫn được coi là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất. Ngoài ra khi tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm còn có thể nhận các dịch vụ tư vấn về quản lý rủi ro, phòng cháy, chữa cháy từ phía người bảo hiểm. Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều và ngây ra thiệt hại lớn. Mới đây theo thống kê của Vụ Bảo Hiểm (Bộ Tài Chính), từ năm 2002 – 2006 trên cả nước xảy ra 11.795 vụ cháy, gây thiệt hại hơn 1.710 tỷ đồng. Năm 2007, trên cả nước xảy ra 2.628 vụ cháy, trong đó 1.879 vụ cháy ở các cơ sở, nhà dân và 749 vụ cháy rừng. Cháy và thiệt hại do cháy gây ra tập trung vào các địa bàn trọng điểm tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM, Hải Phong, Đà Nẵng, Cần thơ. Số vụ cháy xảy ra chiếm 43 % tổng số vụ cháy, thiệt hại về tài sản chiếm 29% tổng thiệt hại.Năm 2008, . Trong đó nhiều vụ cháy đã gây ra thiệt hại lớn về người và của cải như: 17/04/1994: Vụ cháy chợ Đồng Xuân Hà Nội, thiệt hại 14 tỷ đồng và 2364 hộ kinh doanh bị thiệt hại. 21/06/1996 Cháy kho xăng dầu 131 Thủy Nguyên thiệt hại 13 tỷ đồng 18/11/1996 Cháy công ty giấy Đồng Nai, thiệt hại 12 tỷ Năm 2001; Cháy Vising Pack thiệt hại 1,4 triêu $ 29/10/2002: Cháy lớn tại trung tâm thương mại ITC Thành phố Hồ Chí Minh làm 60 người chết, 100 người bị thương, thiệt hại 1,1 tỷ đồng cho tòa nhà và 100 tỷ đồng cho tài sản khác. 01/04/2003: Cháy ở Interfood, thiệt hại 70 tỷ đồng Ngày 17/12/2006 xảy ra vụ cháy chợ lớn Quy Nhơn thiệt hại hàng tỷ Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B 6 Chuyên đề tốt nghiệp đồng, tổng thiệt hịa của vụ cháy này lên trên 120 tỷ đồng ( thiệt hại về hàng hóa ) chưa kể thiệt hại về vật chất vì vụ cháy trên toàn bộ diện tích với tổng mặt bằng phục vụ kinh doanh ( nhà cao tầng và nhà trệt) 7874 m2. Ngày 11/7/2008, Tại công ty Thùy Dương thuộc khu công nghiệp Vũng Áng – Hà Tĩnh đã xảy ra một vụ hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ đồng hồ, vụ cháy gây ra thiệt hại trên 10 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do các DN vi phạm các quy trình kỹ thuật, quy định an toàn về PCCC, sử dụng lửa trần, xăng dầu, khí đốt… trong đó cũng có cả nguyên nhân bị sét đánh, sự cố kỹ thuật. Có thể thấy rằng cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, mỗi loại tài sản khác nhau thì có khả năng xảy ra cháy khác nhau và tổn thất do cháy gây ra thường rất lớn có khi mang tính thảm họa. Do đó, bên cạnh việc tích cự phòng cháy chữa cháy thì bảo hiểm cháy thực sự là một giá đỡ cho cá tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia bảo hiểm. Ngoài cháy là rủi ro chính còn có thể đăng ký cho các rủi ro phụ như nổ, giông bão, động đất nước chảy hay rò rỉ tràn từ bể chứ đường ống… 1.1.2.2 Tác dụng Nghiệp vụ bảo hiểm họa hoạn và các rủi ro đặc biệt khác ra đời có tác dụng rất lớn đối với không chỉ các cá nhân, tổ chức mà còn cho toàn xã hội. Điều đó được thể hiện : + Quan trọng nhất là góp phần khắc phục tổn thất từ đó ổn định sản xuất và sinh hoạt của con người. Nếu xảy ra cháy lớn, khi chưa có nghiệp vụ này thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí có thể phá sản đặc biệt khi giá trị tài sản lớn. Nhưng khi tham gia bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt thì lúc đầu họ chỉ bỏ ra một khoản tiền không lớn để nhận được sự cam kế bồi thường trong tương lai khi có rủi ro xảy ra từ Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B 7 [...]... 04/04/2003 đều phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và các DNBH được phép kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đều phải bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc 1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt 1.2.1 - Đặc điểm của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt thuộc loại bảo hiểm tài sản cho nên cũng mang một số đặc điểm cựa nhóm : áp dụng nguyên tắc bồi... bán bảo hiểm Thực hiện các bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt theo quy định của pháp luật Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm Giải thích đầy đủ cho bên mua bảo hiểm những thông tin liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và của doanh nghiệp bảo hiểm, cung cấp cho bên mua bảo hiểm nội dung biểu phí, quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. .. hiểm cháy Tuy nhiên các rủi ro phụ không được bảo hiểm riêng mà chỉ cso thể được bảo hiểm cùng với những rủi ro cơ bản ( hỏa hoạn, sét và nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt) Mỗi rủi ro phụ cũng không được bảo hiểm một cách tự động mà chỉ được bả hiểm khi khách hàng yêu cầu với điều kiện đúng thêm phí và phải được ghi rõ trong giấy yêu cầu và giấy chứng nhận bảo hiểm Rủi ro phụ có thể được bảo hiểm. .. đông bảo hiểm hỏa hoạn Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về những yếu tố làm thay đổi mức độ rủi ro để điều chỉnh điều kiện và mức phí bảo hiểm Hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Hồng Thị Trang Lớp: Bảo hiểm 47B Chuyên đề tốt nghiệp 29 pháp luật... bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt theo quy định của pháp luật Khi yêu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm Đúng phí bảo hiểm đẩy đủ, theo thời hạn và theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác được quy định trong hợp đông bảo. .. được bảo hiểm như bể chứa nước, ống dẫn nước, bình CO2, hệ thống chống cháy tự động bằng nước ( sprinkler ) hoặc bằng CO2 1.2.3 Hợp đồng bảo hiểm 1.2.3.1 Hợp đồng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt phải có những nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm  Đối tượng bảo hiểm  Điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm  Gía trị tài sản được bảo hiểm. .. người được bảo hiểm thông báo cho người bảo hiểm số vật tư, hàng hóa tối đa thực có trong tháng, trong quý trước đó Cuối thời hạn bảo hiểm, trên có sở các giá trị được thông báo, người bảo hiểm tính giá trị số vật tư, hàng hóa tối đa bình quân của cá thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm Nếu trong thời hạn bảo hiểm, xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa... hơn trong quá trình hội nhập, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, khi tham gia bảo hiểm hỏa họan và các rủi ro đặc biệt sẽ làm cho các nhà đẩu tư an tâm hơn để đầu tư vào nước ta Từ đó thúc đẩy nền kinh tế đối ngoại Có thể nói nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ngày càng trở nên quan trọng, chính vì vậy hiện nay theo quy định tại NĐ 35/2003/NĐCP ngày 04/04/2003 đều phải mua bảo hiểm. .. bảo hiểm cháy và cá rủi ro đặc biẹt còn có thể có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật có liên quan Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy đinh tại giấy chứng nhận bảo hiểm, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật 1.2.3.2 Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bảo hiểm + Bên tham gia bảo hiểm: Tham gia bảo. .. bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm 1.2.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm Trong các HĐBH tài sản, GTBH là cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm của hợp đồng GTBH của đối tượng bảo hiểm trong các HĐBH cháy và các rủi ro đặc biệt được xác định như sau: Đối với nhà cửa, vật kiến trúc : GTBH được xác định trên chi phí nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó ( giá trị xây dựng mới ) trừ khấu hao trong . “ giải pháp hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2004-2008 “ để nghiên cứu công tác triển khai nghiệp vụ bảo. hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty Bảo Minh Hà Nội Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Trong. quan và tác dụng của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. 1.1.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ. 1.1.1.1 Trên thế giới Hiệp hội bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Ngày đăng: 20/05/2015, 08:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GIẤY YÊU CẦU

  • Địa điểm được bảo hiểm :

  • Thời hạn bảo hiểm :Từ 16:00 (giờ địa phương), ngày … tháng … năm ……

  • Địa điểm được bảo hiểm :

  • Tổng cộng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan