Chính từ sự pháttriển của các nước cho thấy vốn là một nhân tố đặc biệt quan trọng, là chìakhóa của sự thành công về tăng trưởng và phát triển kinh tế, thể hiện: - Vốn là yếu tố đầu vào
Trang 1ĐINH VIỆT TIẾN
HUY ĐỘNG VỐN
ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA –HIỆN ĐẠI HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
Trang 2ĐINH VIỆT TIẾN
HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI TRONG TIẾN TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA –HIỆN ĐẠI HÓA
Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn “ Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Đồng Nai trong tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” làcông trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luậnvăn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trướcđây
Tác giả Đinh Việt Tiến
Trang 41,3 Các h́ nh thức huy động vốn để phát triển kinh tế - xă hội 10
1,5 Kinh nghiệm của các nước trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh
tế - xă hội
19
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XĂ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2001 - 2008
2,1 Điều kiện tự nhiên và xă hội của tỉnh Đồng Nai 26
2,2 Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xă hội ở tỉnh Đồng Nai
2,3 Tác động vốn đầu tư xă hội đối với quá tŕ nh phát triển kinh tế - xă hội ở tỉnh
2,4 Đánh giá chung về những kết quả và tồn tại trong việc huy động vốn cho phát
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
-XĂ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
3,1 Định hướng phát triển kinh tế - xă hội của tỉnh Đồng Nai 52
Chương 2
Chương 3
Chương 1
Trang 53.4.2 Nguồn vốn nước ngoài 60 3,5 Các giải pháp nâng cao huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xă hội giai
đoạn 2009 - 2020
60
3.6.6 Tiếp tục chấn chỉnh, đổi mới công tác quản lý đầu tư phát triển 75
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Trang 6STT Từ viết tắt Nội dung
Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao
Xây dựng – Chuyển giao
Tổng sản phẩm quốc nội
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Viện trợ phát triển chính thức
Tổ chức phi chính phủ
Các quốc gia đang phát triển
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Hệ số sử dụng vốn
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đồng Nai thuộc khu vực Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểmphía Nam (KTTĐPN) Nằm ở cửa ngõ phía Bắc; Đồng thời là một trung tâmcông nghiệp và đô thị của vùng, Tỉnh có vị trí, vai trò rất quan trọng về pháttriển kinh tế - xã hội, giao lưu thương mại và an ninh quốc phòng của vùngKTTĐPN Thời gian vừa qua, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh
có những bước tiến mạnh mẽ, tạo được bước ngoặc trong thực hiện CNH –HĐH nền kinh tế và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển chung củavùng nói riêng và của cả nước nói chung
Bước vào thời kỳ đẩy nhanh CNH – HĐH, kinh nghiệm cho thấykhông một nước nào không ở trong tình trạng thiếu vốn một cách gay gắt.Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, mỗi quốc gia tự tìm cho mình một biệnpháp phù hợp để có thể huy động và sử dụng vốn một cách tốt nhất, phục vụcho sự tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật
Tăng tốc và hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại nhằm phát triển nhanh kinh tế - xã hội,phát triển đô thị và nông thôn theo hướng CNH - HĐH đòi hỏi rất nhiều vốn.Đồng Nai cần phải đề ra và thực hiện các giải pháp huy động vốn một cáchhiệu quả từ các nguồn vốn trong và ngoài nước, khơi dậy nguồn lực to lớntrong dân, cổ vũ các nhà kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế ra sức làmgiàu cho mình, cho địa phương và cho đất nước
Tuy nhiên, thời gian qua tại Đồng Nai, nguồn vốn huy động còn chưatương xứng với điều kiện, tiềm năng và nhu cầu đầu tư phát triển của Tỉnh Vìsao lại như vậy? Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xãhội thời gian qua ra sao? Các giải pháp giải quyết vấn đề trong thời gian tớinhư thế nào? Đó là những vấn đề cấp bách đang đặt ra cho tỉnh Đồng Nai.Cũng chính từ yêu cầu, tác giả xin chọn đề tài “ HUY ĐỘNG VỐN CHO
Trang 8ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI TRONGTIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA “ làm luận văn tốtnghiệp của mình Trên cơ sở đó, có một phần hy vọng đây là những đề xuấtthiết thực sẽ được thực hiện vào thực tiễn của tỉnh Đồng Nai.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu tổng quan về huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế
-xã hội và kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động vốn đầu tư
- Phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn để đầu tư phát triểnkinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2008 Rút ra những thànhtựu và tồn tại cần hoàn thiện
- Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể, đồng bộ, phù hợp với điều kiệnthực tế của tỉnh Đồng Nai nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế -
xã hội trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh Đồng Nai
- Phạm vi nghiên cứu: tình hình huy động vốn đề đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2008
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng phương pháp duy vậtbiện chứng kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích,diễn dịch quy nạp để đánh giá nhận xét hiện thực khách quan, dự báo về khảnăng và đưa ra các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của tỉnhĐồng Nai
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xãhội
Trang 9Chương 2: Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xãhội ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2008.
Chương 3: Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xãhội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 – KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.1 Khái niệm vốn
Tài sản quốc gia bao gồm:
- Tài nguyên thiên nhiên của đất nước;
- Tài sản được sản xuất ra;
- Nguồn vốn con người bao gồm nhân lực và trí lực
Tiến trình phát triển của mỗi quốc gia vấn đề đặt ra là phải làm saotạo ra tài sản mới để bù đắp những tài sản đã tiêu hao trong quá trình sử dụng,đồng thời không ngừng tăng thêm khối lượng tài sản quốc gia Để tạo ra khốilượng tài sản mới, phải đầu tư tất cả các yếu tố cần thiết cho hoạt động sảnxuất như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lao động, công nghệ v.v tất cảcác yếu tố đó được xem là nguồn vốn đầu tư để tạo ra thu nhập, tài sản choquốc gia
Vốn hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ nguồn lực đưa vào hoạt động củanền kinh tế nhằm mục đích sinh lợi Do đó, vốn đầu tư không những bao gồmtiền vốn, máy móc thiết bị, vật tư hàng hóa, lao động, cơ sở hạ tầng, đất đai,sông, biển … được con người khai thác và sử dụng; mà vốn đầu tư còn baogồm cả giá trị những tài sản vô hình như vị trí địa lý, thành tựu khoa học vàcông nghệ, phát minh sáng chế … được sử dụng vào quá trình đầu tư cho nềnkinh tế
Vốn được hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lực được thể hiện bằng tiềncủa mỗi cá nhân, doanh nghiệp và của quốc gia được vận động với mục đíchsinh lợi
Trang 111.1.2 Vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế - xã hội
Trong một quá trình đầu tư để tạo sự tăng trưởng và phát triển thì yếu
tố vật chất có tính tiền đều không thể thiếu được đó là vốn Chính từ sự pháttriển của các nước cho thấy vốn là một nhân tố đặc biệt quan trọng, là chìakhóa của sự thành công về tăng trưởng và phát triển kinh tế, thể hiện:
- Vốn là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất - kinh doanh:
Vốn là tiền đề cho ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi đơn vị kinh tế
Là một phạm trù tài chính, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được quan niệmnhư là khối lượng giá trị, được tạo lập và đưa vào kinh doanh nhằm mục đíchsinh lợi Như vậy, vốn được biểu hiện bằng giá trị và đại diện cho một khốilượng tài sản nhất định Giữa vốn và tiền có quan hệ với nhau Muốn có vốnthì phải có tiền, song có tiền thậm chí những khoản tiền lớn cũng không phải
là vốn Một khối lượng tiền được coi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp khiđáp ứng các điều kiện như: tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản cóthực; tiền phải được tích tụ và tập trung đủ để đầu tư cho một dự án; tiền phảiđược vận động nhằm mục đích sinh lời Vốn vừa là yếu tố đầu vào, đồng thờivừa là kết quả phân phối thu nhập đầu ra của quá trình sản xuất Chính trongquá trình đó, vốn tồn tại với tư cách là một nhân tố độc lập, không thể thiếuđược Vốn khi được đầu tư và sau một thời gian hoạt động phải được thu về
để tiếp ứng cho chu kỳ kinh doanh sau, không thể mất đi mà vốn phải đượcbảo toàn và phát triển
- Vốn là nhân tố quan trọng có tính quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế :
+ Tác động của vốn đầu tư đến cân bằng kinh tế vĩ mô:
Một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng vàphát triển là đòi hỏi phải đảm bảo sự cân bằng kinh tế vĩ mô, trong đó giữatiết kiệm và đầu tư phải có sự cân đối để nền kinh tế vừa có đủ vốn cho đầu tưphát triển, vừa tiêu hóa số tiền tiết kiệm một cách hiệu quả Vốn chính là hiện
Trang 12thân của sự kết hợp giữa tiết kiệm và đầu tư Số tiền tiết kiệm được gọi là vốnkhi được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định để đưa vào đầu tư Nềnkinh tế có tiết kiệm mới có cơ hội tăng thêm số vốn hiện hữu, qua đó mở rộngquy mô đầu tư Thế nhưng, trong nền kinh tế thị trường, tiết kiệm và đầu tưđược thực hiện bởi các chủ thể khác nhau Công chúng quyết định tiết kiệmbao nhiêu trong thu nhập của mình và doanh nghiệp quyết định mở rộng quy
mô đầu tư ở mức độ nào, tất cả đều là những biến cố độc lập Vì vậy, giữa tiếtkiệm và đầu tư khó ăn khớp với nhau, nên dễ dẫn đến tình trạng nền kinh tế bịthừa hoặc thiếu vốn làm cho sự phát triển không ổn định, tăng trưởng thấp,thất nghiệp gia tăng … Vì vậy, để vực dậy nền kinh tế và thiết lập sự cân bằnggiữa tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước trong việckhuyến khích đầu tư nhằm tiêu hóa có hiệu quả số vốn từ tiết kiệm, đồng thờikích cầu bằng những chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý Ở những nền kinh tếđang phát triển, trong thời kỳ công nghiệp hóa, nhu cầu vốn đầu tư thườngvượt xa số tiền tiết kiệm có được, các nền kinh tế đó phải huy động một lượngvốn lớn từ bên ngoài để bổ sung vào sự thiếu hụt đó Vốn nước ngoài tăngnhanh, trước mắt góp phần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế,nhưng lâu dài lại trở thành gánh nợ đè nặng lên ngân sách, cán cân thanh toán,
tỷ giá … Vì vậy, để ổn định kinh tế, Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ cácdòng vốn nước ngoài, đồng thời chấn chỉnh lại nền tài chính quốc gia, thựchành tiết kiệm để nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trong nước
+ Tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Tính quan trọng đặt biệt của vốn thể hiện ở chỗ, thiếu nó nhữngnguồn lao động, tài nguyên chỉ nằm dưới dạng tiềm năng Muốn khai thác cácnguồn lực này đòi hỏi các nền kinh tế luôn phải duy trì một tỷ lệ vốn đầu tưnhất định
+ Tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinhtế:
Trang 13Kinh tế học đã xác lập rằng, sự phát triển của nền kinh tế phải đặttrong sự tương quan chặt chẽ với phát triển cơ sở hạ tầng Như Ngân hàngThế giới đã nhận định, đối với mọi quốc gia mức tăng tổng sản phẩm quốc giathường tương ứng với sự gia tăng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng Vì vậy, muốnphát triển kinh tế, nền kinh tế nhất thiết phải có vốn để tập trung đầu tư vào cơ
sở hạ tầng Khi nền kinh tế phát triển cao thì cơ sở hạ tầng cần phải phù hợpvới sự tiến triển của nhu cầu
Mặt khác, để đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏinền kinh tế phải tạo ra bộ khung kinh tế cân đối hài hòa cả về cơ cấu ngànhlẫn cơ cấu vùng và lãnh thổ Vốn chính là nhân tố đặc biệt quan trọng để khaithác hiệu quả các nguồn lực tiềm năng, tạo ra động lực đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu Vì vậy tùy theo điều kiện phát triển trong từng thời kỳ, mỗi nền kinh
tế xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng và phát triển
1.2 Các hình thức đầu tư và nhu cầu vốn đầu tư:
1.2.1 Các hình thức đầu tư
Hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn để phục hồi và tạo ra năng lựcsản xuất kinh doanh mới Đó là quá trình chuyển hóa vốn thành các yếu tốphục vụ cho quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ để làm tăng tài sảnquốc gia
Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới hai hình thức:
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trựctiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tưcũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra Hoạt độngđầu tư này có thể được thực hiện dưới các dạng: hợp đồng, liên doanh, công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…
Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đemlại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, nhưng người có
Trang 14vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Đầu tư gián tiếpthường được thực hiện dưới dạng: cổ phiếu, trái phiếu
1.2.2 Nhu cầu vốn đầu tư
Các quốc gia đang phát triển, trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội nhu cầu vốn đầu tư rất lớn
- Nhu cầu xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng:
Hạ tầng là cơ sở nền móng đầu tiên Ở các nước đang phát triển dotrình độ phát triển thấp nên các cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệthống cấp nước, cảng, sân bay, bưu chính viễn thông… còn rất kém Sự yếukém về kết cấu hạ tầng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Nhu cầuvốn đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng rất lớn, trong khi các nước đangphát triển lại trong tình trạng nghèo, thiếu vốn
- Nhu cầu đầu tư cho giáo dục, đào tạo:
Qua kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước phát triển cho thấy,những nước thành công nổi bật trong phát triển kinh tế là những nước chútrọng đầu tư cho giáo dục, đào tạo Có thể nói giáo dục, đào tạo là một dạngquan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người Sự phát triển tiềmnăng con người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Các nước hầu hết thường dành một phần rất lớn từ NSNN để chi chogiáo dục, đào tạo Cùng với sự đầu tư của Chính phủ, các nước còn cho phéphuy động thêm các nguồn đầu tư khác của tư nhân, viện trợ của các tổ chứcphi chính phủ … để phát triển giáo dục – đào tạo
- Nhu cầu đầu tư cho tiến bộ kỹ thuật, khoa học – công nghệ:
Khoa học – công nghệ đóng vai trò nền tảng, động lực trong quá trìnhCNH - HĐH Việc đầu tư vốn cho khoa học – công nghệ sẽ tạo ra cơ sở vậtchất kỹ thuật cho sự phát triển nhanh và bền vững
Trang 15Phát triển khoa học – công nghệ là một hoạt động đòi hỏi phải đầu tưlớn, lâu dài, phải có đủ vốn và phải chấp nhận rủi ro trong quá trình nghiêncứu, áp dụng.
- Nhu cầu đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:
Đầu tư của các doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc cungcấp hàng hóa và dịch vụ cho xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách, tạo công ănviệc làm Trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường xuyên đầu tưxây dựng thêm nhà xưởng và trang thiết bị, máy móc công nghệ mới để nắmlấy những cơ hội có lợi, mở rộng sản xuất Để đạt được các mục tiêu pháttriển kinh tế, các nước rất coi trọng việc thu hút vốn đầu tư cho các doanhnghiệp
1.3 Các hình thức huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội
Trong tổng thu nhập của mỗi nước, sau khi trừ đi phần tiêu dùng, cònlại là phần để bù đắp và tích lũy Quỹ bù đắp và quỹ tích lũy chính là nguồngốc hình thành vốn đầu tư, trong đó quỹ tích lũy là bộ phận quan trọng nhất
Quỹ tích lũy được hình thành từ các khoản tiết kiệm Nền kinh tếcàng phát triển thì tỷ lệ tích lũy càng cao Đối với các nước đang phát triển,đặc biệt là những nước có thu nhập thấp thì quy mô và tỷ lệ tiết kiệm đều thấptrong khi yêu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng, đòi hỏi nguồn vốn đầu tưlớn Điều đó cần thiết phải huy động được nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài.Mặt khác, trong xu hướng chu chuyển quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, ngay
cả các nước phát triển vẫn cần có sự kết hợp trong việc huy động vốn đầu tưtrong và ngoài nước phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Nhưvậy, vốn đầu tư có được của mỗi quốc gia được hình thành từ tiết kiệm trongnước và tiết kiệm ngoài nước
- Huy động vốn đầu tư trong nước: Thể hiện sức mạnh nội lực của
một quốc gia, có ưu điểm là ổn định, bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được
Trang 16rủi ro và hậu quả xấu đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài.Nguồn vốn đầu tư trong nước được huy động từ tiết kiệm của NSNN, tiếtkiệm của các doanh nghiệp và tiết kiệm của khu vực dân cư.
+ Tiết kiệm của NSNN: là chênh lệch dương giữa tổng các khoản thumang tính không hoàn lại (chủ yếu là thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngânsách Tiết kiệm ở khâu tài chính này sẽ hình thành nên nguồn vốn đầu tư củanhà nước Nghĩa là, số thu nhập tài chính mà ngân sách tập trung được khôngthể xem ngay đó là nguồn vốn đầu tư của nhà nước, điều này còn tùy thuộcvào chính sách chi tiêu dùng của ngân sách Nếu quy mô chi tiêu dùng vượtquá số thu nhập tập trung thì nhà nước không có nguồn để tạo vốn cho đầu tư
Đối với các nước đang phát triển, do tiết kiệm của nền kinh tế bị hạnchế bởi yếu tố về thu nhập bình quân đầu người Cho nên, để duy trì sự tăngtrưởng kinh tế và mở rộng đầu tư đòi hỏi nhà nước phải gia tăng tiết kiệmNSNN trên cơ sở kết hợp chính sách thuế và chi tiêu
+ Tiết kiệm của doanh nghiệp: là số lãi ròng có được từ kết quả kinhdoanh Đây là nguồn tiết kiệm cơ bản để các doanh nghiệp tạo vốn cho đầu tưphát triển theo chiều rộng và chiều sâu Quy mô tiết kiệm của doanh nghiệpphụ thuộc vào các yếu tố trực tiếp như: hiệu quả kinh doanh, chính sách thuế,
sự ổn định kinh tế vĩ mô …
+ Tiết kiệm của các hộ gia đình và tổ chức đoàn thể xã hội (khu vựcdân cư): là khoản tiền còn lại của thu nhập sau khi phân phối và sử dụng chomục đích tiêu dùng Quy mô tiết kiệm khu vực dân cư chịu ảnh hưởng bởi cácnhân tố trực tiếp như: trình độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầungười, chính sách lãi suất, chính sách thuế và sự ổn định kinh tế vĩ mô …
Trong nền kinh tế thị trường, số tiền tiết kiệm của khu vực dân cư cóthể chuyển hóa thành nguồn vốn cho đầu tư thông qua các hình thức như: gởitiết kiệm vào các TCTD, mua chứng khoán trên thị trường tài chính, trực tiếpđầu tư kinh doanh … Có thể nói, tiết kiệm khu vực dân cư giữ vị trí rất quan
Trang 17trọng trong hệ thống tài chính Chẳng hạn, nếu tiết kiệm NSNN không đápứng đủ nhu cầu chi đầu tư thì buộc nhà nước phải tìm đến nguồn vốn tiếtkiệm ở khu vực này để thỏa mãn bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ.Tương tự, đối với khu vực tài chính doanh nghiệp cũng vậy, khi phát sinh nhucầu vốn để mở rộng đầu tư kinh doanh, thông qua thị trường tài chính cácdoanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn tiết kiệm khu vực dân cư bằngnhiều hình thức phong phú như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn từ cácTCTD … Như vậy, trong một nền kinh tế, nếu môi trường kinh tế vĩ môkhông ổn định, thị trường tài chính và các công cụ tài chính yếu kém, thì khó
mà phối hợp và chuyển tải nhanh chóng nguồn vốn tiết kiệm của khu vực dân
cư cho NSNN và doanh nghiệp
Tóm lại, tiết kiệm là quá trình nền kinh tế dành ra một phần thu nhập
ở hiện tại để tạo ra nguồn vốn cung ứng cho đầu tư phát triển, qua đó nângcao hơn nữa nhu cầu tiêu dùng trong tương lai Tuy vậy, đối với những nềnkinh tế đang chuyển đổi, bước đầu thực hiện chính sách công nghiệp hóa donguồn tiết kiệm trong nước thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn nên cần phảihuy động nguồn vốn nước ngoài để tạo ra cú hích cho phát triển kinh tế - xãhội
- Huy động vốn nước ngoài: Nguồn vốn nước ngoài có ưu thế mang
lại ngoại tệ cho nền kinh tế Tuy vậy, trong nó luôn chứa ẩn những nhân tốtiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc, nguy cơ khủng hoảng
nợ, sự tháo chạy đầu tư, sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước …Như vậy, vấn đề huy động vốn nước ngoài đặt ra những thử thách không nhỏtrong chính sách huy động vốn của các nền kinh tế đang chuyển đổi, đó là:một mặt, phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốncho công nghiệp hóa; mặt khác, phải kiểm soát chặt chẽ sự động vốn nướcngoài để ngăn chặn khủng hoảng
Trang 18Nguồn vốn nước ngoài cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủthể kinh tế nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau:
+ Viện trợ phát triển chính thức (ODA):
Đây là nguồn vốn thuộc chương trình hỗ trợ phát triển do chính phủcác nước ngoài hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp thông qua các tổ chức liên chínhphủ và các tổ chức phi chính phủ cho các nước tiếp nhận Nguồn vốn ODAbao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay với những điều kiện ưuđãi về lãi suất, khối lượng vay vốn và thời gian thanh toán nhằm vào hỗ trợcán cân thanh toán, hỗ trợ các chương trình, dự án …
Nguồn vốn ODA tuy có ưu điểm về chi phí sử dụng, nhưng các nướctiếp nhận viện trợ thường xuyên phải đối mặt với những thử thách rất lớn, đólà: gánh nặng quốc gia trong tương lai; chấp nhận những điều kiện và ràngbuộc khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn; đôi khi còn gắn cả những điều kiệnchính trị Mỗi tổ chức, mỗi chính phủ đều có những phương cách và thông lệriêng trong việc cung cấp ODA nhằm để đạt được những mục tiêu chính sáchriêng của họ Với những ràng buộc về chính trị không phải nước nào cũng cóthể nhận được viện trợ hoặc sử dụng có hiệu quả cao trong hoàn cảnh riêngcủa mình Còn đối với điều kiện về kinh tế, điển hình nhất là IMF và WB đềuđưa ra cung cách áp đặt nước nhận tài trợ phải tiến hành những chương trìnhđiều chỉnh cơ cấu kinh tế theo những khuôn khổ rất cứng nhắc Thực tế, cungcách đó đã mang lại những hệ quả tốt lẫn xấu trong việc tiếp nhận và sử dụngnguồn vốn này
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Đây là nguồn vốn do các nhà ĐTNN đem vốn vào một nước để đầu tưtrực tiếp bằng việc tạo ra những doanh nghiệp FDI đã và đang trở thành hìnhthức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển khi
mà các luồng dịch chuyển vốn từ các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ởnước ngoài để gia tăng khai thác về lợi thế so sánh
Trang 19Khác với nguồn vốn ODA, FDI không chỉ đơn thuần đưa vốn ngoại tệvào các nước sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản
lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới … Tiếp nhận FDI là lợithế hiển nhiên, mà thời đại tạo ra cho các nước đang phát triển Song, điềuquan trọng đặt ra cho các nước tiếp nhận là phải biết khai thác triệt để các lợithế có được của nguồn vốn này nhằm đạt được tổng thể cao về kinh tế Tuynhiên FDI cũng có mặt trái của nó, vì nguồn vốn FDI thực chất cũng là nhữngkhoản nợ, trước sau nó vẫn không thuộc quyền sở hữu và chi phối của cácnước sở tại, chủ đầu tư bao giờ cũng mưu cầu lợi nhuận tối đa Ngày hôm naynhà ĐTNN đưa vốn vào đầu tư và khi hết hạn họ lại rút vốn ra giống như cáckhoản nợ - có vay có trả Hơn nữa, trong các khoản vay nợ, thông thườngmức lãi suất do hai bên thỏa thuận trước, còn trong đầu tư trực tiếp, chủ đầu
tư bao giờ cũng mưu cầu lợi nhuận tối đa Mặt khác, các nước tiếp nhận còn
có thể phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp dụng một số ưu đãi cho cácnhà đầu tư hay bị các nhà ĐTNN tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho cácnhân tố đầu vào, cũng như có thể bị chuyển giao công nghệ và kỹ thuật lạchậu
+ Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO):
Đây là nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ, chủ yếu dựa vàonguồn quyên góp hoặc sự tài trợ của các Chính phủ Viện trợ NGO có nhữngđặc điểm:
(1) Phương thức viện trợ đa dạng, có thể là vật tư, thiết bị hoặc lươngthực, thực phẩm, thuốc men, tiền mặt, quần áo …
(2) Quy mô viện trợ nhỏ, từ vài ngàn đến vài trăm ngàn USD, nhưngthủ tục đơn giản, thực hiện nhanh, đáp ứng kịp thời những yêu cầu khẩn cấp
(3) Khả năng cung cấp viện trợ và thực hiện viện trợ thất thường vànhất thời
Trang 20Viện trợ NGO thường là viện trợ không hoàn lại Trước đây, chủ yếu
là viện trợ đáp ứng những nhu cầu nhân đạo như thuốc men, lương thực chonhững vùng bị thiên tai Hiện nay, loại viện trợ này còn bao gồm cả cácchương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia thường trúnhư: huấn luyện những người làm công tác bảo vệ sức khỏe, thiết lập các dự
án tín dụng, cung cấp nước sạch nông thôn, …
- Huy động thông qua thị trường vốn:
+ Phát hành chứng khoán trên TTCK trong nước Với sự chuyên mônhóa về mua bán các loại chứng khoán, TTCK được xem như một cơ sở hạtầng tài chính để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của công chúng trong vàngoài nước, tạo nên nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho nền kinh tế TTCK
có những ưu điểm là huy động vốn với phạm vi rộng rãi và linh hoạt, có thểđáp ứng nhanh chóng những nhu cầu khác nhau của người cần vốn, đảm bảohiệu quả và thời gian lựa chọn Còn đối với các nhà đầu tư, trên TTCK, cáchình thức bỏ vốn của họ trở nên linh hoạt, vì vậy có thể hạn chế tối đa nhữngrủi ro trong đầu tư… Ngày nay, TTCK đã trở thành một kênh huy động vốnnước ngoài rất hiệu quả; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tếtrong nước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới
+ Phát hành chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế: Ưu điểmcủa phương thức này là huy động vốn trực tiếp, không phải thông qua các tổchức tài chính trung gian nên chi phí sử dụng vốn thấp hơn các khoản vay tíndụng Người đi vay có thể là doanh nghiệp và chính phủ Tuy vậy, việc tìmkiếm vốn trên thị trường tài chính quốc tế vẫn còn nhiều khó khăn thử thách,đặc biệt là các tiêu chuẩn tín nhiệm của chứng khoán để được chấp nhận giaodịch tại các thị trường tài chính quốc tế, phổ biến là trái phiếu chính phủ Việcphát hành trái phiếu quốc tế cũng có hạn chế nhất định
+ Ngoài ra, việc huy động vốn nước ngoài còn được thực hiện thôngqua các hoạt động thuê tài chính, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng
Trang 21Tóm lại, vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế được huy động từnguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài Trên cơ sở đó, đòi hỏi cầnphải biết thực hiện huy động và sử dụng các nguồn vốn một cách thích hợp,đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định và bền vững.
1.4 Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế
Đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế cả hai mặt: tổng cung và tổngcầu Trong hàm tổng cầu thì đầu tư là một thành phần của tổng cầu Hàm tổngcầu có dạng như sau:
Y = C + I + G + X – M (1)Trong đó: Y là sản lượng hay thu nhập quốc dân
C là tiêu dùng dân cư
Theo lý thuyết Kenyes: khi đầu tư tăng lên một đơn vị thì làm cho Y
tăng hơn một đơn vị Thật vậy, khi thay thế C = a+bY và M = u + vY làmhàm tiêu dùng và hàm nhập khẩu biểu diễn theo Y thì đẳng thức (1) có dạng:
Y = (a + I + G + X - u)/(1- b + v) (2)
Vì b là hệ số biến thiên hướng tiêu dùng biên (marginal presensity toconsume), bao gồm tiêu dùng trong nước và tiêu dùng nhập khẩu (marginalpresensity to import) Do đó, (b - v) sẽ lớn hơn 0 và (1- b + v) sẽ nhỏ hơn 1,tức là 1/(1- b + v) sẽ lớn hơn 1
Từ đẳng thức (2) cho thấy: với các điều kiện khác không đổi thì khiđầu tư I gia tăng 1 đơn vị thì thu nhập Y sẽ gia tăng hơn 1 đơn vị Ảnh hưởngtrên gọi là ảnh hưởng hệ số nhân (Multiplier effect)
Trang 22Trong thực tế thì mức độ của ảnh hưởng trên còn tùy thuộc vào nănglực cung của nền kinh tế Nếu năng lực cung mà hạn chế thì việc gia tăng tổngcầu, dù với bất cứ lý do nào, chủ yếu chỉ làm tăng giá cả mà thôi, còn sảnlượng thực tế thì không tăng lên bao nhiêu.
Ngược lại, nếu năng lực cung mà dồi dào thì việc gia tăng tổng cầuthật sự làm tăng sản lượng như lý thuyết Keynes đã đưa ra ở trên Năng lựccung của nền kinh tế biểu hiện ở độ dốc của đường cung
Ảnh hưởng khác của đầu tư lên tăng trưởng kinh tế thông qua tổngcung thể hiện ở chỗ: vốn là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất; vốnđược kết hợp với lao động và tài nguyên, thông qua quá trình sản xuất, sẽ tạo
ra của cải vật chất trong xã hội Nhiều nghiên cứu đi đến kết luận, vốn là nhân
tố quan trọng nhất tạo ra tăng trưởng kinh tế Vốn không chỉ đóng góp trựctiếp vào tăng trưởng kinh tế với tư cách là đầu vào của sản xuất (đóng góp vềmặt lượng) mà còn đóng góp một cách gián tiếp thông qua việc thúc đẩy tiến
bộ kỹ thuật do các đầu tư mới mang lại, do lợi ích kinh tế nhờ quy mô lớn(tức là với một ngành, việc đầu tư mở rộng quy mô sẽ làm giảm chi phí sảnxuất – do chuyên môn hóa …) Đây là những đóng góp về “chất” của đầu tư,tức là hiệu quả của nền kinh tế đã được nâng cao
Mô hình tăng trưởng của Harrod – Domar: Dựa vào tư tưởng của
Keynes vào những năm 40 hai ông Harrod và Domar đã đưa ra phạm trù hệ sốICOR (Incremental Capital – Output Ratio) để giải thích tương quan giữa vốnvới đầu ra, được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển nhằm xem xétquan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn đầu tư
Hệ số ICOR là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của một quốc gia haymột ngành, cho thấy cần thêm bao nhiêu đồng cho đầu tư để tăng thêm mộtđơn vị sản lượng Theo phương trình Harrod – Domar:
Trang 23∆ Vốn đầu tư ICOR =
∆ GDP
Suy ra:
∆ Vốn đầu tư Mức tăng GDP =
ICOR
Công thức trên cho thấy mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa hệ sốICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế Với tỷ lệ đầu tư/GDP giống nhau, nướcnào có hệ số ICOR thấp hơn thì sẽ tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế caohơn Thực tế từ các nước cho thấy sự khác biệt trong hệ số ICOR giữa cácnước đóng vai trò lớn trong việc giải thích sự khác biệt về tốc độ tăng trưởnggiữa các nước
Như vậy hệ số ICOR càng thấp thì chứng tỏ là đầu tư càng hiệu quả
Hệ số ICOR thấp hơn có nghĩa là cần một tỷ lệ đầu tư GDP thấp hơn để duytrì cùng một tốc độ tăng trưởng Tuy nhiên, theo quy luật về lợi tức biên giảmdần (diminishing marginal return of capital) nên khi nền kinh tế càng pháttriển (GDP/đầu người tăng lên) thì hệ số ICOR sẽ gia tăng, lúc này tiền lương
sẽ tăng cao Nền kinh tế cần một tỷ lệ đầu tư/GDP cao hơn để duy trì cùngmột tốc độ tăng trưởng Trong nội bộ nền kinh tế, việc so sánh hệ số ICORgiữa các ngành sẽ thấy được ngành nào có hiệu quả đầu tư cao hơn
Mô hình Harrod – Domar cho thấy sự tăng trưởng là kết quả tươngtác giữa tiết kiệm và đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế Đầu
tư sinh ra lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế
Đối với các nước đang phát triển khi ứng dụng mô hình này gặp trởngại đầu tư là vấn đề vốn, vấn đề tiết kiệm và đầu tư Để có vốn đầu tư cácnước đang phát triển phải hy sinh việc tiêu dùng, phải tăng thuế Song do hầuhết các nước đang phát triển là những quốc gia nghèo nên giải pháp nàykhông mang lại kết quả cao Cho nên phải huy động tổng lực mọi nguồn vốntrong và ngoài nước để đầu tư phát triển
Trang 241.5 Kinh nghiệm của các nước trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
1.5.1 Các quốc gia Đông Nam Á:
Kinh nghiệm của các quốc gia Đông Nam Á cho thấy một trongnhững nguyên nhân quan trọng để tạo ra sự thành công trong phát triển côngnghiệp ở các nước này là họ đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốntrong lĩnh vực phát triển công nghiệp nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tếnói chung Đầu tư (một phần GDP) ở Đông Á đã tăng mạnh trong khoảng mộtphần tư cuối thế kỷ trước, mức đầu tư vốn đã cao hơn các khu vực đang pháttriển khác, nay lại còn cao hơn khoảng 50% Phần đầu tư tư nhân ở Đông Átrong tổng GDP là nhiều hơn 2/3 so với các khu vực đang phát triển khác.Đầu tư tư nhân được khuyến khích bởi một môi trường kinh tế vĩ mô, nhìnchung là tích cực và do nhà nước có đầu tư vào cơ sở hạ tầng Tư liệu sảnxuất nhập khẩu không bị đánh thuế cao cũng góp phần làm tăng nguồn đầu tưtrong nước
Hầu hết các nước Đông Nam Á đều coi trọng tiết kiệm theo nghĩarộng chứ không chỉ tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày Các nước đó đề caotiết kiệm trước hết là trong thu chi ngân sách Hầu hết các nước này đều thựchiện một chính sách tài chính nghiêm ngặt, đề cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt làcoi trọng chính sách khu vực và cơ cấu thể chế, họ thường xuyên sửa đổichính sách vĩ mô khi những chính sách đó không còn tác dụng Các Chínhphủ của các nước đó sẵn sàng cắt giảm các chi phí tài chính để kiềm chế lạmphát tới mức cho phép nhằm tạo ra sự ổn định trong đầu tư
Điều đặc biệt là lãi suất trả cho các dự án đầu tư của ngân hàng thếgiới và các nước Đông Nam Á muốn khích lệ các dự án đầu tư vào nướcmình, chẳng hạn trong năm 1974 – 1992 lãi suất trung bình là 18% ở cácnước Đông Nam Á, còn ở các nước đang phát triển khác chỉ khoảng 16%
Trang 25Nói chung, các nước Đông Nam Á đều luôn giảm tối đa mức chi tiêungân sách bằng các biện pháp đồng bộ như: khích lệ truyền thống tiết kiệmcủa người dân Á Đông, thường xuyên tuyên truyền giáo dục về tinh thần tiếtkiệm, cảnh tỉnh với sự nghèo nàn của đất nước để người dân không sa đà ănchơi, xây dựng các chính sách thiết thực và khích lệ sự tiết kiệm trong dân cư.Đặc biệt, họ đã đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục, họ cho rằng với lực lượng laođộng chất lượng cao không những sẽ có ý thức tốt trong việc tiết kiệm mà còntạo cho ngành công nghiệp được linh hoạt, gia tăng hiệu quả kinh tế và tạonên sự bình đẳng hơn trong cộng đồng Trong thực tế, hoạt động tích tụ và tậptrung vốn của các nước Đông Nam Á được trợ giúp bởi một lượng tiền gửitiết kiệm tăng nhanh và một phần khác là do các luồng đầu tư từ nước ngoàivào Việc tăng nguồn tiết kiệm của tư nhân cũng như sự thận trọng trong côngtác tài chính cũng góp phần làm tăng nguồn tiết kiệm của khu vực này.
1.5.2 Các nền kinh tế công nghiệp mới (NICS) Châu Á
Để hỗ trợ cho chiến lược công nghiệp hóa, chính sách tạo vốn mà(NICS) Châu Á đã thực hiện có những đặc điểm sau:
- Nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, gia tăng nguồn vốn cho đầu tư: Ở Đài
Loan, trong thập niên 1950 mức tiết kiệm (so sánh với mức sản xuất của toàndân) còn chưa tới 10%, mức đầu tư là 40% phải nhờ viện trợ Mỹ tiếp vốn.Muốn đột phá cái vòng luẩn quẩn của các quốc gia lạc hậu thu nhập thấp, tiếtkiệm ít, trưởng thành chậm Để đạt mục tiêu tự lực trưởng thành, Chính phủĐài loan quyết định thực hiện chính sách lãi suất thực dương, giải thích kêugọi dân trong nước giảm mức sinh sản, bớt tiêu sài, tăng tiết kiệm Một mặt
áp dụng chính sách đánh thuế cao trên sản phẩm cao cấp hạn chế tiêu phí; mặtkhác khai thác hiệu quả viện trợ Mỹ để tăng trưởng kinh tế, đồng thời lợidụng chính sách tiền tệ, sáng lập quỹ tiết kiệm, nâng cao lãi suất để khuyếnkhích tiết kiệm và ưu tiên miễn thuế lợi tức cho số tiết kiệm Vì vậy, quỹ tiếtkiệm gia tăng mạnh khắp trong nước Đến năm 1972, lãi suất tiết kiệm đã
Trang 26vượt mức 30% vốn đầu tư dư thừa, bắt đầu xuất hiện sự vận động ngược lại,Đài loan bắt đầu xuất vốn ra nước ngoài Đến nay, chính sách lãi suất thựcdương vẫn được Chính phủ Đài Loan đeo đuổi để huy động tối đa nguồn vốntrong nước cho đầu tư phát triển Lãi suất thực dương trong chừng mực nào
đó đã góp phần điều chỉnh các hoạt động kinh tế, hạn chế sự bành trướng quy
mô các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả Điều này cũng giải thích tạisao Đài Loan là quốc gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một nét độc đáotrong quá trình công nghiệp hóa ở Đài Loan
Tại Hàn Quốc, để năng cao tỷ lệ tiết kiệm, gia tăng nguồn vốn đầu tư,Chính phủ đã thực hiện chính sách lãi suất được xây dựng chủ yếu dựa vàomối quan hệ giữa lạm phát với tài trợ phát triển, nên có tác dụng tích cựctrong việc kích thích công chúng gửi tiền tiết kiệm Tương tự, Singapore suốttrong thời kỳ tăng trưởng cao (1980 - 1990) vẫn kiên trì giữ lãi suất dươngbên cạnh việc thực hiện chính sách tiết kiệm bắt buộc Vì vậy, nền kinh tế đãgia tăng nguồn vốn tiết kiệm đáng kể để đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần thiếtphục vụ hoạt động thương mại, dịch vụ quốc tế và đầu tư ra nước ngoài
- Thực hiện chính sách khuyến khích thúc đẩy đầu tư của khu vực tư
nhân: Năm 1973, Hàn Quốc thành lập quỹ đầu tư quốc gia với nguồn vốn
được đóng góp từ các tổ chức tài chính tư nhân lẫn Chính phủ để hỗ trợ đầu tư
ưu đãi dài hạn cho các ngành then chốt Mặc dù, sự phát triển của Hàn Quốcchủ yếu do sự mở rộng của các tập đoàn, nhưng Chính phủ vẫn quan tâm đến
sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏđược ưu tiên vay vốn ngân hàng cả ngắn hạn lẫn dài hạn Các chi nhánh ngânhàng nước ngoài, các tổ chức tài chính trung gian được Chính phủ bắt buộcphải cho các công ty vừa và nhỏ vay nợ Cũng tương tự, Đài Loan thành lậpquỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển
- Phát triển thị trường tài chính thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn:
Để phát triển thị trường này NICS tập trung vào hai vấn đề chính Thứ nhất,
Trang 27Nhà nước dần dần chú trọng việc thành lập và nâng cấp các thị trường tráiphiếu và cổ phiếu Thứ hai, tập trung các ngân hàng phát triển để giảm bớtcăng thẳng tình hình vốn dài hạn và các thể chế chuyên cung cấp vốn cho khuvực nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.5.3 Trung Quốc
Do Trung Quốc là quốc gia giàu tài nguyên, nhân lực và quy mô nềnkinh tế rất lớn, nên có thể cùng một lúc nhiều chiến lược phát triển ở nhiềulĩnh vực không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài Do vậy từ năm
1978, khi Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế pháttriển với tốc độ cao, bình quân hàng năm là 10% Tích lũy trong nước bìnhquân 40% GDP Đạt được điều đó, là do Chính phủ chú trọng các biện pháp
cụ thể sau:
- Đẩy mạnh cải cách thuế: Từ năm 1994 đến nay, Chính phủ Trung
Quốc đã thực hiện triệt để cải cách chính sách thuế nhằm thiết lập hệ thốngthuế thật đơn giản (về cơ cấu, thuế suất và chế độ miễn giảm) phù hợp với cơchế thị trường và xu hướng hội nhập của nền kinh tế dựa trên nền tảng nhữngloại thuế cơ bản như: thuế giá trị gia tăng, thuế hàng hóa, thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu …
- Tăng cường đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng để tạo môitrường cho thu hút vốn đầu tư: Giai đoạn đầu của quá trình cải cách vàonhững năm 80, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước chiếm tới 80%tổng số đầu tư của xã hội, đến nay giảm còn dưới 5% Về phạm vi đầu tư,giảm dần đầu tư của ngân sách vào các công trình sản xuất kinh doanh,chuyển dần sang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng then chốt để điều tiết và kiểmsoát nền kinh tế quốc dân
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trên thị trường tài chính: Ngoài các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô thông qua chính sách
thuế, chính sách hỗ trợ đầu tư, kiểm soát lạm pháp … Để gia tăng khả năng
Trang 28thu hút vốn đầu tư của nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc thực hiện đa dạnghóa các hình thức huy động vốn trên thị trường tài chính, như mở rộng cáchình thức phát hành tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu với nhiều chủng loại chocác mục đích khác nhau và đồng thời phát triển mạnh mẽ các tổ chức tàichính trung gian Với sự gia tăng số lượng các định chế tài chính của nướcngoài và các công cụ giao dịch đã trở thành một động lực mạnh mẽ thức đẩy
sự phát triển thị trường tài chính của Trung Quốc
Từ quá trình thực hiện huy động vốn của các nước Đông Nam Á,NICSvà Trung Quốc, có thể rút ra được những bài học bổ ích cho quá trìnhhuy động vốn ở Việt Nam trong thời gian tới như sau:
- Các nước này đều khích lệ tối đa truyền thống tiết kiệm của người ÁĐông để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm trong cộng đồng dân cư Chính phủ các nướcđều cố gắng tiết kiệm các khoản chi không cần thiết để ưu tiên tích tụ và tậptrung vốn cho phát triển kinh tế; đã tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tếđược những ưu đãi về vay vốn để thực hiện các chiến lược phát triển côngnghiệp Đặc biệt là việc hình thành các khu chế xuất ở một số nước và cácvùng ven biển Trung Quốc đã có tác dụng như những đầu tàu kéo các vùngkhác phát triển
- Các nước này đều ưu tiên phát triển giáo dục để từ đó nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, đều coi việc khai thác hiệu quả nguồn nhân lực là chìakhóa để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Điều đặc biệt
là các nước coi tài nguyên trí tuệ của con người là vô hạn, nhằm khắc phục sựhữu hạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Đề cao vai trò của Chính phủ trong việc tạo ra môi trường pháp lý
và những công cụ cần thiết để điều chỉnh, dẫn dắt các doanh nghiệp đầu tưtheo chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước Khích lệ các doanhnghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư, và coi sự phát triển của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ như là động lực thôi thúc nền kinh tế tăng trưởng;
Trang 29ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp trong những lĩnh vực công nghệ mới, vàtìm mọi cách khích lệ các doanh nghiệp giành lấy đỉnh cao trong lĩnh vực mới
mẻ đó
- Cân đối một cách hữu hiệu giữa luồng vốn đầu tư trong nước vớiluồng vốn ĐTNN Hoạt động của hệ thống ngân hàng và các trung gian tàichính khá nhanh nhạy và hữu hiệu trong quá trình huy động vốn cho đầu tưphát triển
Từ phân tích trên cho thấy các giải pháp huy động vốn đầu tư là cókhác nhau ở mỗi nền kinh tế Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội mà các nước
sử dụng linh hoạt các giải pháp để tạo lập chính sách huy động vốn có hiệuquả Từ đó, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Việt Namnói chung và Đồng Nai nói riêng trong quá trình huy động vốn đầu tư pháttriển kinh tế - xã hội
Kết luận chương 1
Lý thuyết về vốn và phát triển kinh tế - xã hội cho thấy vốn đầu tư lànhân tố đặc biệt quan trọng, chính là chìa khóa của sự thành công về tăngtrưởng và phát triển kinh tế - xã hội Trong chương 1 luận văn đã giải quyếtđược những vấn đề cơ bản sau:
- Khái niệm, vai trò của vốn và những hình thức huy động vốn để pháttriển kinh tế - xã hội
- Nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn của các quốc gia Đông nam
Á, các nền kinh tế công nghiệp mới (NICS) Châu Á và Trung Quốc, rút ranhững bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Tỉnh Đồng Nai nóiriêng
Trang 30Những vấn đề lý luận chương này sẽ là cơ sở phân tích thực trạng huyđộng vốn để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai trong chương 2 và lànền tảng đề xuất các giải pháp huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xãhội trong tiến trình CNH – HĐH của tỉnh Đồng Nai.
Trang 31Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2001 - 2008
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG NAI 2.1.1 Vị trí địa lý – kinh tế:
Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km2 (bằng 1,76% diện tích
tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ), nằm ở tọa
độ 10o30’03” đến 11o34’57” vĩ Bắc và 106o45’30” đến 107o35’00” kinhĐông, nằm ở khu vực cửa ngõ của vùng KTTĐPN, kết nối ba vùng ĐôngNam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên
Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng những địa phương có nhiều tiềm năng kinh tế, đặc biệt là tiềm năng kinh tế dulịch
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước – những tỉnh
có nền kinh tế chuyển động nhanh và mạnh mẽ theo hướng hình thành cácKCN lớn
- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – một trung tâm công nghiệp,
du lịch, đặc biệt KCN dịch vụ dầu khí của vùng KTTĐPN, tạo điều kiện choĐồng Nai có thể phối hợp thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp,dịch vụ, nhất là công nghiệp lấy nguyên liệu từ dầu mỏ và khí thiên nhiên, và
mở rộng không gian kinh tế về phía Đông hội nhập và phát triển kinh tế venbiển
- Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, văn hóa,khoa học – kỹ thuật lớn nhất cả nước, có khả năng cung cấp nguồn nhân lực,các dịch vụ khoa học – kỹ thuật, tài chính – ngân hàng, các loại sản phẩmcông nghệ cao,… đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn
Trang 32Với vị trí nằm ở trung tâm vùng KTTĐPN – khu vực kinh tế năng độngnhất cả nước và ngay ở cửa ngõ phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh; có
hệ thống giao thông khá thuận lợi, bao gồm đường thủy, đường bộ, đường sắtnối liền với các địa phương khác trong khu vực và cả nước như quốc lộ 1A,quốc lộ 20, quốc lộ 51, quốc lộ 1K, đường sắt Bắc Nam,… ; gần sân bay TânSơn Nhất, có sân bay quân sự Biên Hòa Đồng Nai như một khu vực “bản lềchiến lược” về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng – an ninh gắn kết NamTrung Bộ, Tây nguyên với toàn vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành phốkhác ở phía Nam
Có thể nói Đồng Nai có vị trí đặc biệt thuận lợi trong mối quan hệ kinh
tế vùng
2.1.2 Địa giới hành chính
+ Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm:
- Thành phố Biên Hòa (đô thị loại II) là trung tâm kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội của tỉnh, nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km vềphía Đông Bắc theo quốc lộ 1K
Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân hai mùa rõ rệt, mùa mưa
và mùa khô Chế độ mưa, lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 1600
-2700 mm, nhưng chênh lệch lớn theo mùa Mùa mưa chiếm 84 - 88% tổnglượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là tháng 8 vàtháng 9
Trang 33Nền nhiệt có nhiệt độ trung bình hàng năm 26o- 27oC, biên độ nhiệttheo mùa trung bình 8o– 10oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm
có nơi có thể xuống đến 16o- 17oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất có nơi
có thể lên đến 39oC Bức xạ tổng cộng 350 – 550 calo/cm2/ngày Số ngàynắng dồi dào, tổng số giờ nắng trong năm trung bình có 2.200 – 2.600 giờ
Điều kiện khí hậu và thời tiết ở Tỉnh có nhiều thuận lợi cho sản xuất vàsinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp Với nền nhiệt ẩm tương đối cao cótác động mạnh đến thúc đẩy tăng trưởng sinh khối, tăng năng suất các loại câytrồng Thời tiết không mưa bão như các vùng khác cũng là một thuận lợi đểsinh hoạt và phát triển sản xuất Hạn chế lớn nhất về mùa khô lượng mưa ít,thường gây hạn và thiếu nước cho sản xuất
2.1.3.2 Tài nguyên đất
Đồng Nai nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh vàđồng bằng châu thổ sông Cửu Long Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Namgồm 3 dạng chủ yếu: địa hình đồi núi thấp độ cao 200 – 800 m, chiếm 8%diện tích tự nhiên; địa hình đồng bằng lượn sóng có độ cao 20 – 200 m chiếm80% diện tích tự nhiên; địa hình bãi bồi ven sông có độ cao dưới 20 m, chiếm12% diện tích tự nhiên
Theo phân loại, đất ở Đồng nai chủ yếu là đất phù sa (chiếm 4,76%diện tích đất tự nhiên), đất đen (22,43%), đất xám (40,04%), đất đỏ(16,26%)
Điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá rộng rãi với cácloại đất thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới cógiá trị kinh tế cao Nền đất cứng thuận lợi cho xây dựng nhiều loại công trìnhtạo cho Đồng Nai có thế mạnh về đất đai để phát triển nông nghiệp hàng hóa
và nhiều ngành kinh tế khác
2.1.3.3 Tài nguyên nước
Trang 34Đồng Nai có nguồn nước mặt khá dồi dào để cấp nước sinh hoạt vàphát triển sản xuất do mạng lưới dòng chảy sông, suối tương đối dày, trungbình 0,5 – 1,2 km/km2và có sông Đồng Nai, sông La Ngà chảy qua dài 220
km và 70 km Sông Đồng Nai ngoài cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt còn làtuyến đường thủy quan trọng của Tỉnh
Nguồn nước ngầm có thể phục vụ cho khai thác nước công nghiệp cókhông nhiều Khu vực có khả năng khai thác lớn nhất tập trung ở Nam LongThành và Bắc Biên Hòa, khả năng khai thác có thể đạt trên 10.000 m3/ngàyđêm
2.1.3.4 Tài nguyên rừng
Nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất rừng hiện có 178.216
ha chiếm 30,36% diện tích đất tự nhiên của Tỉnh, trong đó diện tích đất córừng là 154.874 ha gồm rừng tự nhiên 110.117 ha, rừng trồng 44.757 ha.Rừng tự nhiên khá đa dạng và phong phú, đặc biệt là rừng Nam Cát Tiên vớinhiều loại gỗ quý và động vật quý hiếm như tê giác một sừng, Bò Benteng,Nai Catoong, hổ báo, sóc bay,… Đây là điều kiện thuận lợi để tăng cườngmôi trường sinh thái, phát triển du lịch và khai thác kinh tế rừng
2.1.3.5 Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra tài nguyên khoáng sản ở Đồng Nai có thể khaithác công nghiệp gồm:
+ Nhóm khoáng kim loại: có 19 mỏ và điểm quặng gồm: 2 mỏ lateritbôxit, 17 mỏ và điểm quặng vàng, một số điểm có dấu hiệu khoáng hóa chì -kẽm, vàng - bạc, caxiterit Khoáng hóa vàng tập trung chủ yếu ở phía Bắc củaTỉnh (Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu) nhìn chung hàm lượng thấp, riêng mỏVĩnh An và điểm quặng Suối Ty dự báo có trữ lượng triển vọng
+ Nhóm khoáng phi kim: có kaolin, bột màu tự nhiên, đá vôi, thạch anh
và nguyên liệu xây dựng như đá, cát, sét,… có giá trị thương mại và côngnghiệp cao đang được đẩy mạnh khai thác trong những năm gần đây
Trang 352.1.3.6 Nguồn nhân lực
Dân số
Đến năm 2008 dân số Đồng nai 2.321.487 người, trong đó đô thị có729.411 người chiếm 31,42% dân số Mật độ dân cư bình quân 393người/km2, tại các khu vực Thành phố Biên Hòa, Thị xã Long Khánh, và cáchuyện Trảng Bom, Thống Nhất có dân cư tập trung đông mật độ từ 619 ngườiđến 3.674 người/km2, ngược lại tại các khu vực thuộc các huyện như TânPhú, Định Quán, Xuân Lộc, Nhơn Trạch mật độ dân cư từ 219 người đến 411người/km2, cá biệt như huyện Vĩnh Cửu do chủ yếu là đất rừng và đất lòng
hồ thủy điện Trị An nên mật độ dân cư thưa chưa đến 102 người/km2
Tháp tuổi dân số khá trẻ cộng với quá trình phát triển nhanh chóng củacác KCN trên địa bàn tạo sức hút mạnh di dân cơ học đến tỉnh, từ năm 2001đến 2008 dân số tăng nhanh; quy mô dân số năm 2008 gấp 1,12 lần năm 2001(tăng 241.419 người)
Lao động
Tỉnh có nguồn lao động trong độ tuổi khá lớn so với quy mô dân số, dotrong thời gian vừa qua di dân đến Tỉnh phần lớn là trong độ tuổi lao động.Tính đến hết năm 2008 số dân trong độ tuổi lao động ở tỉnh có 1,49 triệungười chiếm 64,18% dân số
Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế có1.195,3 ngàn người, trong đó lao động nông nghiệp 370,5 người chiếm 31%;lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng 430,3 ngàn người chiếm36%; lao động trong các ngành khác 394,5 ngàn người chiếm 33%
Lao động phần lớn là lao động phổ thông, nhưng đa phần chưa qua đàotạo nghề, đào tạo kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 32% Chấtlượng lao động còn thấp, nhất là trong nông nghiệp và một số ngành côngnghiệp như dệt may, da giầy, chế biến nông lâm sản Song do lao động phầnlớn ở độ tuổi trẻ, sung sức, nếu được đào tạo tốt sẽ nhanh chóng nâng cao chất
Trang 36lượng và trở thành nguồn lao động có đủ sức đáp ứng được yêu cầu phát triểnsản xuất theo hướng CNH - HĐH trong thời kỳ mới.
- HĐH và đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh có chiều dài 87,5 km gồm 8
ga, là tuyến lưu thông hàng hóa, hành khách quan trọng giữa Tỉnh và các khuvực duyên hải miền Trung và khu vực phía Bắc, ga Biên Hòa là ga chính hiện
đã trang bị hệ thống thông tin tín hiệu chạy tàu bán tự động trên toàn tuyếnđường sắt Bắc – Nam
Đường thủy
Tổng chiều dài các tuyến đường sông do các cấp quản lý có 532 km,trong đó tổng chiều dài sông hiện đang khai thác vận tải chiếm 31% gồm 8tuyến chính trên các sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Đồng Tranh, sôngCái, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Gò Gia và sông La Ngà Quan trọngnhất là sông Đồng Nai và các sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai là tuyếnvận tải đường thủy huyết mạch trong Tỉnh và từ nội địa đi các tỉnh BìnhDương, Bà Rịa -Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh
Hệ thống cấp điện
Trang 37Nguồn cấp điện cho Tỉnh được lấy chủ yếu từ nhà máy điện Trị Ancông suất 4x100MW, nhà máy điện FORMOSA công suất 150 MW, nhà máyđiện Hàm Thuận công suất 2x150 MW, nhà máy điện Phú Mỹ và một số nhàmáy điện nhỏ khác trong các KCN trong Tỉnh Phần lớn các nhà máy này cócông suất dự trữ lớn nên hiện tại đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải điện và cho phép
có thể nâng thêm công suất cực đại cho toàn lưới điện của Tỉnh
Hệ thống lưới điện gồm các cấp điện áp 110, 35, 22 và 15 KV với tổngchiều dài mạng lưới đường dây truyền tải điện gần 6.000 km, 5.252 trạm biến
áp trong đó có 3 trạm 220 KV, 20 trạm 110 KV còn lại chủ yếu là các trạmbiến áp phân phối có tổng dung lượng 1.350.000 KVA
Hệ thống lưới điện đến nay đã được kéo phủ khắp toàn Tỉnh, đến 100%
số xã, hiện đảm bảo cung cấp điện năng ổn định phục vụ các KCN, đô thị vàhầu hết các khu vực nông thôn Riêng một số khu vực thuộc vùng sâu vùng
xa, địa hình phức tạp đường dây dễ bị sự cố, cần thiết kế lại mạng điện đểgiảm tổn thất điện năng và vận hành linh hoạt mạng lưới cấp điện cho các khuvực này
Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước hiện có 5 nhà máy, trong đó lớn nhất là nhà máynước Thiện Tân công suất 100.000 m3/ngày, ngoài ra có thêm một số nhàmáy, trạm cấp nước tại chỗ ở thị trấn và thị xã Tổng công suất của hệ thốngcấp nước hiện nay đạt gần 350.000 m3/ngày, cơ bản đáp ứng được yêu cầucấp nước cho các KCN và đô thị trong Tỉnh
Hiện nay các nhà máy nước lớn trong Tỉnh đều lấy nước từ sông ĐồngNai, cần tăng cường kiểm soát môi trường trong sông Đồng Nai để đảm bảonguồn nước đủ tiêu chuẩn cho các nhà máy
Hệ thống thủy lợi
Hệ thống công trình thủy lợi, ngoài hồ chứa thủy điện Trị An, toànTỉnh hiện có 14 công trình hồ chứa, 45 công trình đập dâng, 25 trạm bơm
Trang 38điện, 2 hệ thống công trình đê cống ngăn mặn, 4 hệ thống công trình tiêu vàthoát lũ, 11 tuyến kênh tạo nguồn với tổng chiều dài 405,9 km.
Từ 1995 đến nay, diện tích thủy lợi phục vụ tăng từ 39.000 ha lên71.640 ha (tăng 83,7%) trong đó tưới cho lúa đông xuân tăng 3.200 ha, lúa hèthu tăng 4.500 ha, rau màu tăng 14.500 ha và ngăn mặn tăng 6.440 ha gópphần quan trọng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng năng suất cây trồng và pháttriển sản xuất nông sản hàng hóa Hạn chế chủ yếu của hệ thống công trìnhthủy lợi hiện nay là tỷ lệ bê tông hóa kênh mương còn thấp nên mức độ thấtthoát nước còn lớn
2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1 Khái quát tình hình huy động vốn đầu tư giai đoạn 2001 – 2008
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn đầu tư giai đoạn 2001 - 2008
Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai
Nhìn vào biểu đồ 2.1, cho thấy đường đồ thị tổng vốn đầu tư toàn xãhội có xu hướng tăng lên Điều này chứng tỏ tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăngkhá qua các năm, khoảng cách giữa đồ thị GDP và đường đồ thị tổng vốn đầu
tư xã hội từ năm 2001 đến 2003 gần sát nhau do ảnh hưởng tiêu cực của cuộckhủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực và thế giới những năm trước Từnăm 2004 trở đi có xu hướng doãng ra, cho thấy mặc dù tổng vốn đầu tư xã
Trang 39hội tăng khá nhưng còn thấp so với tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội(GDP).
Trong 8 năm 2001 – 2008, Đồng Nai luôn giữ mức tăng trưởng cao,thời kỳ 2001-2005 là 12,8%, thời kỳ 2006-2008 là 15%, bình quân cả giaiđoạn là 13,7%, với tổng vốn đầu tư được huy động đạt 109.648 tỷ đồng tínhtheo giá hiện hành, trong đó huy động vốn trong nước 53.349 tỷ đồng chiếm48,57%, huy động vốn ĐTNN 56.299 tỷ đồng chiếm 51,34% tổng vốn đầu tưtoàn xã hội Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm so với GDP ở mức cao vàtăng khá, năm 2001 tỷ lệ nói trên là 37,16% đến năm 2008 tăng lên 49,64%bình quân cả giai đoạn 2001-2008 là 44,12%
2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2001 - 2008
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2001-2008
Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai
Nhìn vào biểu đồ 2.2, cho thấy cơ cấu nguồn vốn đầu tư có sự chuyểnbiến quan trọng theo hướng huy động ngày càng sâu rộng các nguồn vốntrong xã hội Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn ĐTNN luôn ở mức cao.Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội được huy động trên địa bàn tỉnh ĐồngNai giai đoạn 2001 – 2008, vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chiếm 29,49%,vốn đầu tư khu vực dân doanh chiếm 19,17% và vốn nước ngoài chiếm51,34%
Nhìn chung, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, qua các năm hầu hết cácchỉ tiêu cơ bản đều đạt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng
Trang 40hướng Chính sách thu hút đầu tư ngày càng được cải thiện và đa dạng, đãtừng bước huy động được các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, cho xây dựngkết cấu hạ tầng tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai trongnhững năm tiếp theo.
2.2.2.1 Huy động vốn từ ngân sách nhà nước
Biểu đồ 2.3: Thu NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2008
Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai
Nhìn vào biểu đồ 2.3, cho thấy đường đồ thị thu ngân sách nhà nướcluôn có xu hướng tăng khá, điều này chứng tỏ thu ngân sách nhà nước trên địabàn tỉnh Đồng Nai tăng khá qua các năm Khoảng cách giữa 2 đồ thị có xuhướng doãng ra, cho thấy thu ngân sách nhà nước mặc dù tăng khá nhưng tốc
độ tăng còn tương đối thấp so với tốc độ tăng GDP
Tuy nhiên, tỷ lệ động viên vào ngân sách hàng năm so với GDP luônđạt ở mức cao, nếu không tính năm 2001 (19,46%), năm 2002 (24,14%), năm
2003 (26,37% ), còn lại giai đoạn 2004 - 2008 luôn đạt ở mức 27,28 –28,80%, bình quân giai đoạn 2001 – 2008 là 26,37%
Trong những năm qua, Đồng Nai đã có nhiều tiến bộ trong công tác thuNSNN, quy mô ngày càng lớn Năm 2008 tổng thu NSNN đạt 14.689 tỷ đồngtăng gấp 4,95 lần so với năm 2001 và gấp 1,65 lần so với tổng thu NSNN năm2005