1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ

103 1,6K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 590 KB

Nội dung

Liên doanh là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Khách sạn Grand Imperial Saigon

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7

Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh 10 1.1 Khái quát về hợp đồng 10

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hợp đồng dân sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam 10

1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc giao kết của hợp đồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam 10

1.1.2.2 Phân loại hợp đồng dân sự 12

1.1.2.Giao kết hợp đồng dân sự và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 14

1.1.2.1.Giao kết hợp đồng dân sự 14

1.1.2.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 17

1.2 Khái quát về hợp đồng liên doanh 19

1.2.1 Khái quát về liên doanh và doanh nghiệp liên doanh 20

1.2.1.1 Khái niệm chung 20

1.2.1.2 Đặc điểm và phân loại các hình thức doanh nghiệp liên doanh 23

1.2.2 Khái quát về hợp đồng liên doanh 28

1.2.2.1 Khái niệm chung về hợp đồng liên doanh 28

1.2.2.2 Đặc điểm của hợp đồng liên doanh theo quy định của Pháp luật Việt Nam 29

1.2.2.3 Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng liên doanh 31

Chương II: Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành 37

Trang 3

2.1 Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam 37

2.1.1 Nội dung hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam 37

2.1.1.1 Nội dung về chủ thể 39 2.1.1.2 Nội dung về loại hình doanh nghiệp 39 2.1.2.3 Nội dung về lĩnh vực và ngành nghề và phạm vi kinh doanh 41 2.1.1.4 Nội dung về vốn điều lệ, phần góp vốn của mỗi bên, phương thức góp vốn điều lệ 43 2.1.1.5 Tiến độ thực hiện dự án 48 2.1.1.6 Nội dung liên quan tới thời hạn hoạt động của doanh nghiệp, địa điểm thực hiện dự án 49 2.1.1.8 Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh 49 2.1.1.8 Các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử

lý lỗ trong kinh doanh 51 2.1.1.9 Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp 53 2.1.1.10 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp 53 2.1.1.11 Các nội dung khác 55

2.2 Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh 55

2.2.1 Những bất cập trong quy định nội dung của hợp đồng liên doanh 61

2.2.1.1 Bất cập trong quy định về khái niệm doanh nghiệp liên doanh 61 2.2.1.2 Bất cập trong quy định về lựa chọn đối tác liên doanh 62

Trang 4

2.2.1.3 Bất cập trong quy định về phương thức góp vốn và tiến trình góp vốn của các bên tham gia 63 2.2.1.4 Bất cập trong quy định về các nguyên tắc tài chính, phân

chia lợi nhuận và xử lý thua lỗ Error! Bookmark not defined.

2.2.1.5 Bất cập trong việc quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh 65 2.2.1.6 Bất cập trong các quy định khác 66

2.3 Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về hợp đồng liên doanh 68

2.3.1 Số liệu doanh nghiệp liên doanh qua các năm 68 2.3.2 Một số vụ việc thực tế 70

2.3.2.1 Vụ tranh chấp giữa các thành viên tại Công ty Khách sạn Grand Imperial Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn 70 2.3.2.2 Vụ tranh chấp trong việc phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp giải thể tại Công ty liên doanh bao bì giấy Triển Hưng 75 2.3.2.3 Tranh chấp trong vấn đề cơ quan giải quyết tranh chấp tại liên doanh Nhã Quán 77

2.4 Đánh giá thực trạng thực hiện các quy định về hợp đồng liên doanh tại Việt Nam 79

2.4.1 Đánh giá chung 79 2.4.2 Những khó khăn trong việc áp dụng các quy định về hợp đồng liên doanh tại Việt Nam 80

Chương III: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh 823.1 Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh 82

3.1.1 Dự báo sự phát triển của doanh nghiệp liên doanh trong thời gian tới 82

Trang 5

Bookmark not defined.

3.2.1.1 Định hướng thu hút đầu vốn đầu tư trong một số ngành

Error! Bookmark not defined 3.2.1.2 Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng Error! Bookmark

not defined.

3.2.1.3 Định hướng thu hút vốn theo đối tác Error! Bookmark not

defined.

3.2.2.Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam

về hợp đồng liên doanh Error! Bookmark not defined.

3.3.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao thực thi hiệu quả hợp đồng liên doanh 93

3.3.2.1 Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án liên doanh 93 3.3.2.2 Phát triển cơ sở hạ tầng 94 3.3.2.3 Lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia liên doanh 96

Trang 6

3.3.3 Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên doanh 95

3.3.3.1 Trước khi quyết định liên doanh, các doanh nghiệp Việt nam cần phải xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn của đơn vị mình 95 3.3.3.2 Bố trí cán bộ có năng lực phẩm chất vào các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp liên doanh 97 3.3.3.3 Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thanh đối tác tin cậy trong doanh nghiệp liên doanh 97

KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Liên doanh là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp có vai tròquan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Trong những năm vừa qua, cùngvới sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới – đặcbiệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũngnhư việc thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ViệtNam thì số lượng các doanh nghiệp liên doanh ngày càng tăng đáng kể ỞViệt Nam hiện có khoảng 943 doanh nghiệp liên doanh trên tổng số hơn

4000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 23,6% theo sốliệu thống kê đến năm 2007 Tuy nhiên con số trên đồng thời cho thấy liêndoanh chưa phải là hình thức được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn khi đầu

tư vào Việt Nam Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng mộttrong số đó xuất phát từ cách quy định trong việc thành lập, quản lý và điềuhành các doanh nghiệp liên doanh của Pháp luật Việt Nam

Việc thành lập và quản lý các doanh nghiệp liên doanh hiện nay chịu

sự điều chỉnh của Luật Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005, Luật dân sự

2005 và hệ thống văn bản dưới luật liên quan, được thể hiện chủ yếu bằngcác điều khoản quy định trong hợp đồng liên doanh Thông qua việc nghiêncứu các quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thựctrạng thi hành các hợp đồng đó, người nghiên cứu có thể có được cái nhìntổng quan về tình hình thực thi các hợp đồng liên doanh tại Việt Nam:những điểm hoàn chỉnh cũng như những bất cập còn tồn tại Qua đó, có thểđưa ra những đề xuất giải pháp hợp lý để hoàn thiện hơn nữa pháp luật điềuchỉnh hoạt động liên doanh nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung, nhằmthu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam quahình thức liên doanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Trang 8

Vì những lý do trên em xin chọn đề tài: ”Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là dựa trên cơ sở tìm hiểu những

quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung và hợp đồng liêndoanh nói riêng; đồng thời dựa trên việc đánh giá thực trạng thực hiện hợpđồng liên doanh tại Việt Nam để phân tích những bất cập còn tồn tại cũngnhư đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả trong việc thực hiệnloại hình hợp đồng này

Nhiệm vụ của khóa luận:

- Làm rõ được những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp liên doanh, hợpđồng liên doanh và các quy định về hợp đồng liên doanh theo quy định củapháp luật Việt Nam

- Đánh giá được những bất cập tồn tại trong quy định cũng như trongthực tiễn thực thi hợp đồng liên doanh

- Đề xuất một số các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăntrong việc thực hiện hợp đồng liên doanh đồng thời tăng cường thu hútnguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức doanhnghiệp liên doanh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật

Việt Nam về hợp đồng liên doanh

Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những quy định của pháp

luật Việt Nam trong giai đoạn từ những năm 1988 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình làm bài em đã sử dụng những kiến thức được học kếthợp với phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu, phân tích, thống kê, sosánh, suy luận

Trang 9

5 Bố cục của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung khóa luận được trình bày trong 3 chương:

Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh

Chương II: Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồngliên doanh và thực trạng thi hành

Chương III: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật ViệtNam về hợp đồng liên doanh

Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu em còn nhận được sự hướng dẫnnhiệt tình của cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Minh Hằng – giảng viên bộmôn Luật khoa Quản trị kinh doanh, cô đã giúp đỡ em từ quá trình xâydựng đề cương cũng như chỉ ra những điểm cần khắc phục giúp em hoànthiện khóa luận tốt nghiệp của mình Tuy nhiên do lượng kiến thức có hạn,kinh nghiệm nghiên cứu chưa có nhiều nên bài làm của em vẫn còn nhiềuhạn chế Em kính mong nhận được lời nhận xét góp ý của các thầy cô giáo

để em có thể hoàn thiện hơn nữa bài làm cũng như lượng kiến thức củamình

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Bùi Thị Thùy Dương

Trang 10

Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh

Trên lý thuyết, mỗi hệ thống pháp luật lại có quan niệm khác nhau

về hợp đồng; trong mỗi hệ thống ấy, từng ngành luật lại có các quy địnhriêng khác nhau Vì vậy khi nghiên cứu về hợp đồng, cần xác định rõ giác

độ nghiên cứu trong từng hệ thống pháp luật, từng ngành luật cụ thể để cóđược cái nhìn chính xác về vấn đề này

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều 388 Bộ luật Dân sự

2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên

đương sự làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực với các bên giao kết và không làmphát sinh nghĩa vụ với bất kỳ một bên thứ ba nào khác Hợp đồng theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý dân sự, cónghĩa là các nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhànước, không phải các nghĩa vụ tự nhiên hay của đạo đức xã hội Quyền vànghĩa vụ dân sự phát sinh trong hợp đồng dân sự phải có tính chất tài sản,nghĩa là phải định giá được bằng tiền

Từ khái niệm đó, hợp đồng mang những đặc điểm chính như:

Thứ nhất, hợp đồng là một hành vi hợp pháp Điều đó có nghĩa là sựthỏa thuận của các bên đương sự phải phù hợp với quy định của pháp luật.Nếu sự thỏa thuận đó lại trái với quy định của pháp luật thì bị coi là vô hiệu

và trong trường hợp đó hợp đồng chưa được thành lập

Trang 11

Thứ hai, hợp đồng là sự thỏa thuận có ý chí Trong hợp đồng thểhiện ý chí thống nhất của các bên đương sự Trong ý chí thống nhất đó có

cả ý chí tự nguyện của mỗi bên

Thứ ba, hợp đồng là một hành vi hợp pháp nhằm đạt được hậu quảpháp lý đã định trước.1

Hợp đồng khác các hành vi hợp pháp khác ở chỗ là các hành vi hợppháp này cũng làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ quan hệ dân luật nhưnghậu quả pháp lý không được đề ra từ trước Ví dụ như khi tàu bị tai nạn vàđược cứu Ở đây đã phát sinh quan hệ dân sự về việc trả chi phí cứu tàugiữa bên tàu gặp nạn và bên cứu tàu Tuy nhiên, hậu quả pháp lý này khôngđược hai bên thỏa thuận từ trước

Hợp đồng là phương tiện chủ yếu trong lưu thông dân sự Hợp đồng

có thể được kí kết giữa công dân với công dân, giữa pháp nhân với phápnhân hoặc giữa pháp nhân với công dân Tuy nhiên, khi kí kết hợp đồng,các chủ thể phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng do phápluật đề ra

Nguyên tắc đầu tiên là tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được tráivới pháp luật, đạo đức xã hội Các chủ thể dân sự khi có đủ các điều kiện tưcách chủ thể có quyền tự do lựa chọn bên đương sự, tự do giao dịch, đàmphán, tự do kí kết hợp đồng để thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thầncủa mình Tuy nhiên, ý chí tự do đó phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật

và phù hợp với đạo đức xã hội, phù hợp với ý chí của nhà nước Bởi nếu đểcác bên tự do vô hạn trong việc ký kết hợp đồng thì hợp đồng dân sự sẽ dễdàng trở thành phương tiện bóc lột của các tầng lớp người khác nhau trong xãhội và trở thành nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội Nguyên tắc nàyđược đưa ra hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Dân luật là nguyên

1Nguồn: GS.TS Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình Pháp lý đại cương, NXB Giáo Dục, trang

Trang 12

tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích của công cộng, lợi ích hợp pháp củangười khác.2

Nguyên tắc thứ hai các chủ thể phải tuân theo khi tham gia giao kếthợp đồng là nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực

và ngay thẳng Nguyên tắc này yêu cầu không được ép buộc ký kết hợpđồng, không được lừa dối, gian lận trong ký kết và thực hiện hợp đồng dân

sự, đồng thời có thiện chí tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để thực hiệnđúng hợp đồng Nguyên tắc này được quy định nhằm đảm bảo trong việcgiao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chícủa mình; đồng thời thể hiện những tư tưởng pháp lý chủ đạo của pháp luậtdân sự ở Việt Nam Theo quy định của pháp luật thì những hợp đồng đượcgiao kết do nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe dọa đều không đáp ứng đượcnguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu

Việc đề ra hai nguyên tắc trên trong việc giao hết hợp đồng thể hiệnphương châm, tư tưởng của pháp luật dân sự Việt Nam trong việc điềuchỉnh các quan hệ dân sự dựa trên cơ sở tôn trọng lợi ích của Nhà nước,của công cộng cũng như tôn trọng quyền được bình đẳng, tự nguyện camkết trong các giao dịch dân sự

1.1.2.2 Phân loại hợp đồng dân sự

Hợp đồng được phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau

- Dựa vào sự phân chia quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự,hợp đồng được phân ra thành hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ

Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng trong đó chỉ có bên ký kết có quyền,còn bên ký kết còn lại phải gánh vác nghĩa vụ Ví dụ như trong hợp đồngbảo lãnh, chỉ bên bảo lãnh có nghĩa vụ

2 Nguồn: Bộ luật Dân sự 2005, Điều 10

Trang 13

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà tất cả các bên tham gia giao kếtđều có quyền lợi và phải gánh vác nghĩa vụ Ví dụ như hợp đồng mua bánhàng hóa, hợp đồng chuyên chở hàng hóa.

- Dựa vào tính chất đền bù của hợp đồng, người ta chia thành hợpđồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù

Hợp đồng có đền bù là hợp đồng theo đó một bên ký kết được hưởngmột quyền lợi nào đó phải đền bù cho bên kia một giá trị tương ứng, ví dụnhư trong hợp đồng hàng đổi hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng không đền bù là hợp đồng một bên được hưởng quyền lợi

mà không phải bù lại gì cho bên kia, ví dụ hợp đồng tặng biếu

- Dựa vào thời điểm phát sinh hậu quả pháp lý, hợp đồng được chiathành hợp đồng ước hẹn và hợp đồng thực tế

Hợp đồng ước hẹn trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên ký kếtphát sinh ngang nhau ngay sau khi kí kết khi các bên chủ thể thỏa thuậnxong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng

Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bênkhông phát sinh vào lúc ký hợp đồng mà phát sinh vào thời điểm khi mộttrong các bên tiến hành một hành vi cụ thể nào đó Ví dụ, trong hợp đồngvay nợ, người cho vay giao tiền mới phát sinh quan hệ vay nợ

- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, hợpđồng được chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ

Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vàohợp đồng khác, ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợpđồng chính Chẳng hạn hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực phụ thuộc vàohợp đồng vay tiền

Trang 14

Ngoài ra, tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 406, khoản 5 và 6 cònquy định thêm hình thức hợp đồng vì lợi ích người thứ ba, hợp đồng cóđiều kiện.

Hợp đồng vì lợi ích người thứ ba là hợp đồng mà các bên ký kết hợpđồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi từ việcthực hiện nghĩa vụ đó Ví dụ như hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của cha mẹ

ký cho con cái

Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện hợp đồng phụthuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định Sựkiện đó được coi là điều kiện để thực hiện hoặc chấm dứt khi đáp ứng các yêucầu

Tóm lại, hợp đồng được phân loại theo các tiêu chí khác nhau nhưdựa vào quy định của Bộ luật Dân sự, dựa trên phương diện khoa học pháplý… Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc phân loại hợp đồng có ýnghĩa khá quan trọng, bởi qua việc phân loại hợp đồng sẽ xác định đượcnhững điểm chung và riêng của từng nhóm hợp đồng, từ đó góp phần nângcao hiệu quả trong quản lý và điều chỉnh các quan hệ hợp đồng Đồng thờiviệc phân loại đó cũng sẽ giúp các chủ thể khi tham gia hợp đồng nắm bắtđược rõ hơn tính chất của hợp đồng và dễ dàng hơn trong việc thực hiệnhợp đồng

1.1.2.Giao kết hợp đồng dân sự và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

1.1.2.1.Giao kết hợp đồng dân sự

Để xây dựng được hợp đồng dân sự, các bên phải tham gia đàm phán,

ký kết Việc đàm phán ký kết hợp đồng có thể diễn ra trực tiếp khi các bêngặp gỡ nhau hoặc thông qua các hình thức khác như thư từ, công văn, fax

… Một bên sẽ đưa ra đề nghị ký kết và bên được đề nghị sẽ trả lời chấpnhận đề nghị đó

Trang 15

Đề nghị ký kết hợp đồng dân sự là sự thể hiện ý chí của một bên muốn

tiến hành giao dịch hợp đồng với bên khác Khi một bên đề nghị bên kia kýkết hợp đồng mà trong đó có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thờihạn trả lời thì bên đó phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình trong thờihạn đã đề ra đó

Đề nghị được coi là đã chấm dứt khi:

Hết thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị mà bên được đề nghị không trảlời

Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận đề nghị hoặc trả lời chậm.Bên được đề nghị đã trả lời chấp nhận đề nghị nhưng lại sửa đổi bổsung nội dung đề nghị

Chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng là sự đồng ý ký kết hợp đồng.Nhưng chấp nhận đề nghị chỉ có hiệu lực và hợp đồng được coi như là đã

ký kết khi chấp nhận được thực hiện trong thời hạn trả lời và chấp nhận vôđiều kiện

Hình thức của hợp đồng, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp

đồng có thể được ký kết dưới nhiều hình thức khác nhau mà vẫn có giá trịpháp lý:

Hình thức hợp đồng bằng lời nói: hai bên có thể giao kết hợp đồngbằng miệng mà không phải sử dụng đến các loại văn bản Hình thức nàythường áp dụng cho các hợp đồng dân sự thông thường, được ký kết vàthực hiện ngay cùng một lúc Ví dụ như trong quan hệ mua bán hàng ngày,khi người bán đồng ý bán người mua thường trả tiền ngay

Hình thức hợp đồng bằng văn bản: hợp đồng được lập thành văn bản

và có xác nhận của cả hai bên ký kết Hình thức này thường được áp dụngcho những hợp đồng có giá trị lớn, những hợp đồng mà nghĩa vụ sẽ đượcthực hiện sau khi ký kết một thời gian Ví dụ như trong hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế

Trang 16

Hình thức hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận của công chứng nhànước, chứng thực hoặc đăng ký áp dụng cho những hợp đồng mà pháp luậtyêu cầu Ví dụ như trong hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất, hợp đồngmua bán nhà ở…

Như vậy, các bên tham gia ký kết có thể tự do lựa chọn hình thức hợpđồng phù hợp Tuy nhiên đối với những loại hợp đồng mà luật pháp quyđịnh hình thức cụ thể thì các bên phải tuân theo hình thức đó

Nội dung của hợp đồng dân sự: Nội dung của hợp đồng là tổng hợp

các điều khoản cấu thành hợp đồng, trong đó bao gồm cả các điều khoảnchủ yếu Điều khoản chủ yếu là các điều khoản mà bắt buộc phải có tronghợp đồng, nếu thiếu nó hợp đồng không được coi là đã ký kết Theo quyđịnh của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, các bên có thể thỏa thuận về cácđiều khoản chủ yếu dưới đây tùy thuộc vào từng loại hợp đồng:

- Đối tượng của hợp đồng

- Số lượng, chất lượng

- Giá cả, phương thức thanh toán

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

- Quyền và nghĩa vụ của các bên

Mỗi hệ thống luật pháp, với mỗi loại hợp đồng lại có quy định khácnhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng Vì vậy để đảm bảo tínhhiệu lực của hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng cần nghiên cứu kỹ các

3 Nguồn: Bộ Luật Dân Sự 2005, Điều 402

Trang 17

quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng theo quy định của pháp luật ápdụng.

1.1.2.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Điều kiện hiệu lực của hợp đồng là những yêu cầu mà mọi hợp đồngđều phải tuân theo để nó có hiệu lực thi hành đối với các bên sau khi kí kết.Điều kiện về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng phải là những người cónăng lực hành vi Đối với những cá nhân, pháp nhân không đủ năng lựchành vi khi tham gia kí kết hợp đồng hoàn toàn có khả năng bị rơi trườnghợp giao kết do ép buộc hoặc không nhận thức được đúng đắn nội dung kýkết Do vậy, dễ dẫn đến bị lợi dụng để ký kết những điều khoản bất hợp lý.Điều kiện về nội dung hợp đồng phải hợp pháp Để hợp đồng thực sự

có hiệu lực pháp lý, cũng như các bên tham gia ký kết có thể thực hiệnđược quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì nội dung của hợp đồng phải phùhợp với quy định của pháp luật Có nghĩa là nó phải bao gồm các điềukhoản chủ yếu, đối tượng phải là những vật được phép lưu thông hoặcnhững hành vi được thực hiện phải hợp pháp, quyền lợi và nghĩa vụ cácbên phải cân xứng

Điều kiện về ý chí các bên và sự thể hiện ý chí đó trong hợp đồngphải thống nhất Mỗi bên đương sự, trong khi đàm phán ký kết hợp đồng,

có quyền bày tỏ ý chí của mình Khi hai bên đã thỏa thuận thống nhất vềhợp đồng thì ý chí đó phải được thể hiện tránh trường hợp lúc thỏa thuậnthì khác mà khi ghi trong hợp đồng lại khác, đồng thời cũng tránh trườnghợp một bên đơn phương áp đặt ý chí cho bên kia Trong các hợp đồng bị

ký kết do nhầm lẫn, lừa gạt, ý chí của các bên đương sự khi đàm phán và sựthể hiện ý chí đó không giống nhau Trong trường hợp đó, tòa án có thểtuyên bố hợp đồng vô hiệu theo đơn kiện của bên đương sự

Điều kiện về hình thức hợp đồng: Hình thức của hợp đồng phải tuânthủ những hình thức mà pháp luật đã quy định như: bằng lời nói, bằng văn

Trang 18

bản, bằng văn bản có chứng thực… Nếu hình thức hợp đồng trái với cácquy định của pháp luật thì hợp đồng đó không có hiệu lực.

Hợp đồng được ký kết không đáp ứng một trong các điều kiện trênthì bị coi là vô hiệu và sẽ không làm phát sinh những hậu quả pháp lý màcác bên đương sự mong muốn

1.1.3 Thực hiện hợp đồng dân sự

1.1.3.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự

Hợp đồng sau khi được giao kết và có hiệu lực thì các bên bước vàothực hiện hợp đồng Việc thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắcđược quy định tại Điều 412 Bộ luật Dân sự 2005:

1 Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng,chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác

2 Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhấtcho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau

3 Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,lợi ích hợp pháp của người khác

1.1.3.2 Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự

Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự bao gồm việc thực hiện đúng, đầy

đủ các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng Bên cạnh đó, các bên thamgia giao kết còn phải thực hiện theo cách thức pháp luật đã quy định.Những nội dung liên quan đến thực hiện hợp đồng dân sự được quy địnhbằng hệ thống 10 điều khoản từ Điều 412 đến Điều 422 Bộ luật dân sự

2005 trong đó nêu rõ cách thức thực hiện hợp đồng đơn vụ, hợp đồng song

vụ, hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba cũng như trong các trường hợp nghĩa

vụ không được thực hiện

- Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụđúng theo đã thỏa thuận, không được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếukhông có sự đồng ý của bên có quyền

Trang 19

- Đối với hợp đồng song vụ, các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mìnhtrong thời hạn, kể cả trong trường hợp bên còn lại chưa thực hiện nghĩa vụcủa mình trừ khi có lỗi của bên đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợpđồng của mình Nếu không có thỏa thuận về bên thực hiện nghĩa vụ trướcthì hai bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ của mình.

Trong trường hợp tài sản của một bên bị giảm sút nghiêm trọng đếnmức không thể thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết thì bên còn lại cóquyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi khôi phục được khảnăng thực hiện nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh

Trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng theo cam kết thì bên có quyền có thể cầm giữ tài sản là đốitượng của hợp đồng Việc cầm giữ chấm dứt khi hai bên có thỏa thuận hoặcbên cầm giữ vi phạm việc giữ gìn bảo vệ tài sản đó hoặc bên có nghĩa vụ đãhoàn thành nghĩa vụ của mình

Trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện do lỗi của một bên thì bêncòn lại có quyền yêu cầu bên có lỗi thực hiện phần nghĩa vụ của mình hoặcchấm dứt hợp đồng và đền bù thiệt hại Nếu lỗi không thuộc về bên nào thìkhông bên nào được phép yêu cầu bên còn lại thực hiện phần nghĩa vụ củamình Nếu một bên đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầubên còn lại thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình

- Đối với hợp đồng vì lợi ích người thứ ba thì người thứ ba có quyền từchối quyền lợi của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ củamình Khi đó bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ của mình nữanhưng phải thông báo cho bên có quyền và trong trường hợp đó hợp đồngcoi như được hủy bỏ Nếu việc từ chối diễn ra sau khi bên có nghĩa vụ đãthực hiện nghĩa vụ của mình thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành và bên

có quyền vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình

1.2 Khái quát về hợp đồng liên doanh

Trang 20

1.2.1 Khái quát về liên doanh và doanh nghiệp liên doanh

1.2.1.1 Khái niệm chung

Liên doanh là một hình thức hợp tác giữa hai hay nhiều bên doanhnghiệp để cùng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Theo từ điểnTiếng Việt, liên doanh được hiểu là cùng nhau hợp tác trong kinh doanh,giữa hai bên hay nhiều bên Trong tiếng Anh, thuật ngữ liên doanh – jointventure được hiểu là một thỏa thuận mang tính hợp đồng, liên kết giữa haihay nhiều bên để cùng thực hiện những công việc kinh doanh chung.4 Cácbên tham gia sẽ đồng ý chia sẻ với nhau các khoản lợi nhuận cũng như thua

lỗ của doanh nghiệp

Gắn liền với khái niệm liên doanh là khái niệm về doanh nghiệp liêndoanh Liên doanh là một hình thức của sự phân công lao động quốc tế và

là kết quả của sự phát triển theo chiều sâu của quan hệ kinh tế quốc tế.Doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của FDIkhi mới thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và cóhiệu quả thông qua hoạt động hợp tác

Khái niệm liên doanh được xem xét dựa trên nhiều góc độ nghiêncứu Về bản chất, doanh nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh tế đượchình thành trên cơ sở góp vốn của các tổ chức kinh tế thuộc các quốc giakhác nhau hoạt động trên các lĩnh vực nhất định

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành lần đầu tiên vàonăm 1987 đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi và được ban hành mới, cáchhiểu về liên doanh cũng có nhiều thay đổi và được quy định ngày càng phùhợp với thực tiễn phát triển cũng như phù hợp với cách hiểu của quốc tế

Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, Điều 2 khoản 10 quy định khái

niệm về xí nghiệp liên doanh: là xí nghiệp do bên nước ngoài và bên Việt

4 A contractual agreement joining together two or more parties for the purpose of executing a particular business undertaking All parties agree to share in the profits and losses of the enterprise

(www.investorword.com)

Trang 21

Nam hợp tác thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài

Năm 1986, sau Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ VI, ViệtNam mới chính thức xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiềuthành phần, mở cửa thị trường Do vậy đầu tư nước ngoài vào Việt Namtrong giai đoạn này còn hết sức đơn giản và chủ yếu ở lĩnh vực sản xuấtchế tạo, hoạt động dưới loại hình xí nghiệp, chưa có khái niệm doanhnghiệp Tuy nhiên quy định khái niệm xí nghiệp liên doanh theo cách hiểucủa Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đề cập đến khía cạnh pháp lý của

xí nghiệp liên doanh, nhấn mạnh hợp đồng liên doanh hoặc các hiệp định

ký kết giữa các chính phủ là cơ sở để hình thành xí nghiệp liên doanh Tuynhiên khái niệm trên vẫn chỉ bó hẹp liên doanh trong phạm vi hai bên: bênViệt Nam và bên nước ngoài trong khi trên thực tế, việc hợp tác liên doanh

có thể diễn ra giữa hai hoặc nhiều bên

Năm 1990, Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi lần thứ nhất trong

đó có quy định lại về khái niệm xí nghiệp liên doanh: là xí nghiệp do hai

bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc là xí nghiệp mới do xí nghiệp liên doanh hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Quy định này đã khắc phục được hạn chế của quy định trước đó vềviệc số thành viên trong liên doanh, khuyến khích nhiều nhà đầu tư tiếnhành đầu tư thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh

Khi Luật đầu tư nước ngoài 1987 được thay thế bằng Luật đầu tưnước ngoài năm 1996, khái niệm về doanh nghiệp liên doanh cũng đã thay

đổi Điều 2 khoản 7 Luật đầu tư nước ngoài 1996 quy định: “Doanh

Trang 22

nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh”.

Định nghĩa trên mở rộng hơn cách hiểu về liên doanh trước đây, thaythế khái niệm “xí nghiệp” bằng “doanh nghiệp” thể hiện việc đầu tư nướcngoài hiện nay mở rộng trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực chứ không chỉ giớihạn trong hoạt động sản xuất chế tạo Doanh nghiệp liên doanh cũng có thểtồn tại dưới nhiều hình thức như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn chứ không chỉ đơn thuần là xí nghiệp như trước đây Ngoài ra kháiniệm này còn nhấn mạnh về khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp liêndoanh, quy định rõ hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp và pháp luậtnước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là những căn cứ quan trọngnhất để điều chỉnh các hoạt động của liên doanh

Khi Luật đầu tư 2005 được ban hành thì không còn định nghĩa vềdoanh nghiệp liên doanh nữa mà chỉ quy định rằng việc thành lập tổ chứcliên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là mộthình thức đầu tư trực tiếp.5

Như vậy, doanh nghiệp liên doanh theo cách hiểu của Pháp luật đầu tưViệt Nam là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế Các bên tham gia cóthể là hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau (cụ thể là bên Việt Nam vàbên nước ngoài), cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợinhuận và cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.Điểm khác biệt cơ bản giữa cách hiểu của Pháp luật Việt Nam với cách hiểucủa các hệ thống luật pháp khác là thông thường liên doanh cũng được hình

5 Nguồn: Luật đầu tư 2005, Điều 21 khoản 2

Trang 23

thành khi hai doanh nghiệp cùng quốc tịch hợp tác với nhau Ngoài ra, cơ sởhình thành doanh nghiệp liên doanh là hợp đồng liên doanh và liên doanhhoạt động dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp.

1.2.1.2 Đặc điểm và phân loại các hình thức doanh nghiệp liên doanh

Hình 1: Sơ đồ đặc điểm Doanh nghiệp liên doanh

Các đặc điểm về kinh doanh:

Cùng sở hữu về vốn: Các bên tham gia liên doanh có thể góp vốn

bằng bất cứ loại tài sản nào có giá trị mà mình sở hữu như: tiền mặt và cácloại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu … Các loại tài sản cố định hữuhình như: phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ.Ngoài ra, tài sản vốn góp cũng có thể là những tài sản vô hình như cácquyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu bất động sản

và các khả năng kinh nghiệm, uy tín công ty hoặc nhãn hiệu hàng hóa Cácđối tác cùng nhau sử dụng, sở hữu nguồn vốn kinh doanh này Do tính chất

Doanh nghiệp liên doanh

Đặc điểm

về kinh doanh

Cùng phân chia lợi nhuận

Cùng chia

sẻ rủi ro

HĐ theo quy định PL của nước sở tại

DNLD là một pháp nhân

Trang 24

đa dạng của các loại tài sản góp vốn vào liên doanh cho nên có loại tài sản

có thể định giá được, có loại tài sản khó có thể định giá được như uy tín,kiến thức, kinh nghiệm, nhãn hiệu, hàng hóa, tài nguyên … phần vốn gópcủa các bên trong kinh doanh vì vậy khó có thể xác định được trong một sốtrường hợp

Cùng tham gia quản lý: Số lượng thành viên tham gia hội đồng

quản trị, cũng như mức độ quyết định của các bên đối với quyết định sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốnpháp định của các bên trong liên doanh Tùy điều kiện từng nước, số lượngthành viên tham gia cơ quan quản lý cao nhất của doanh nghiệp liên doanh

có thể giới hạn ở một mức nhất định Bộ máy quản lý doanh nghiệp liêndoanh có vai trò điều hành hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, đào tạođội ngũ cán bộ quản lý và công nhân cũng như tạo nên bầu không khí hoạtđộng cáo hiệu quả trong liên doanh thích hợp với điều kiện nước sở tại

Cùng phân chia lợi nhuận: Các bên tham gia vào liên doanh cùng

tham gia phân chia các khoản lợi nhuận thu được của doanh nghiệp liêndoanh sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính với các nước sởtại Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa các bên dựa theo tỷ lệ vốn góp trong vốnpháp định của doanh nghiệp liên doanh

Cùng chia sẻ rủi ro, mạo hiểm: Các bên cùng chia sẻ các loại rủi ro

có thể xảy ra đối với doanh nghiệp liên doanh Các loại rủi ro đa dạng cóthể là rủi ro về chính trị (sự thay đổi của các thể chế chính trị hay sự thayđổi của chính phủ hay nhà nước), rủi ro pháp lý (sự thay đổi của hệ thốngpháp luật, sự thay đổi của các loại chính sách và quy định áp dụng đối vớiliên doanh), rủi ro về kinh tế (sự thay đổi về giá cả, quan hệ cung cầu mặthàng liên quan đến liên doanh hoặc do tình trạng của đất nước đang tronggiai đoạn suy thoái), rủi ro trong kinh doanh (sự thay đổi của khối kháchhàng, tình trạng cạnh tranh trên thị trường, hoặc rủi ro do thiếu hiểu biết về

Trang 25

môi trường văn hóa, phong tục, tập quán của người tiêu dùng nước sở tại.Những loại rủi ro này sẽ càng lớn nếu thị trường hoạt động của liên doanhhoàn toàn xa lạ với công ty có chiến lược đầu tư ra nước ngoài trong dàihạn Rủi ro, mạo hiểm càng cao thì khả năng thu lợi nhuận càng lớn nhưngđồng thời xác suất đổ vỡ của doanh nghiệp liên doanh càng cao Đối vớicác công ty đầu tư một khối lượng vốn lớn vào một lĩnh vực kinh doanhnhất định thì hình thức liên doanh sẽ tạo điều kiện giảm bớt tổn thất xảy ratrong kinh doanh đối với công ty này do chia sẻ rủi ro, mạo hiểm với cácbên cùng tham gia liên doanh.

Đặc điểm về mặt pháp lý:

Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân: Doanh nghiệp liên

doanh là một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo pháp luật của nước sởtại Doanh nghiệp liên doanh có đủ tư cách pháp nhân, có nghĩa là hìnhthức doanh nghiệp này được công nhận thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổchức chặt chẽ Ngoài ra, doanh nghiệp còn được phép có tài sản độc lập với

cá nhân và tổ chức khác cũng như nhân danh mình tham gia vào các quan

hệ pháp luật một cách độc lập Như vậy, có thể nói pháp luật Việt Nam coidoanh nghiệp liên doanh bình đẳng như những loại hình doanh nghiệp kháctrên lãnh thổ, hơn thế nữa còn có rất nhiều các khuyến khích, ưu đãi đểthúc đẩy nguồn vốn từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu

tư này

Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa đầu tư theo hình thứcthành lập doanh nghiệp và đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh Vớihình thức đầu tư theo các hợp đồng hợp tác kinh doanh như BTO, BOT …các bên chỉ tham gia hợp tác với nhau trong phạm vi hợp đồng hợp tác quyđịnh chứ không thành lập pháp nhân Sau khi kết thúc dự án,

Doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Doanh nghiệp liên doanh

Trang 26

được thành lập dưới các hình thức như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công

ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 vàpháp luật có liên quan

Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh được quyđịnh trong hợp đồng liên doanh Hợp đồng liên doanh là văn bản thỏa thuậngiữa các bên tham gia liên doanh Mỗi bên tham gia liên doanh vừa có tưcách pháp lý riêng – chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia và tư cách pháp

lý chung – chịu trách nhiệm pháp lý với toàn thể liên doanh

Nếu hợp đồng liên doanh là điều kiện cần để hình thành doanhnghiệp liên doanh thì điều lệ hoạt động của doanh nghiệp liên doanh là điềukiện đủ để bảo đảm tính chỉnh thể, tính độc lập của thực thể pháp lý này, nócũng là cơ sở để phân biệt thực thể kinh doanh này với thực thể kinh doanhkhác

Như vậy hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên doanh làhai văn bản pháp lý cơ bản quy định những đặc trưng về mặt pháp lý củadoanh nghiệp liên doanh, mỗi loại văn bản đóng một vai trò nhất định trongviệc hình thành tính pháp lý của doanh nghiệp liên doanh

Giữa đặc điểm kinh doanh và đặc điểm pháp lý có mối liên hệ qua lạilẫn nhau Đặc điểm kinh doanh phản ảnh thực chất và quy định bản chấtnội tại của doanh nghiệp liên doanh trong việc tạo ra lợi ích cho các bên.Đặc điểm pháp lý quy định tính độc lập của doanh nghiệp liên doanh vàphản ảnh tính hợp pháp của doanh nghiệp liên doanh theo điều kiện củanước sở tại Do đó, có thể gọi doanh nghiệp liên doanh là một thực thể kinhdoanh – pháp lý quốc tế độc lập

b Phân loại các hình thức liên doanh

Chúng ta có thể phân loại các hình thức liên doanh căn cứ theo nhiềutiêu chí như:

Trang 27

Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp: Theo quy định

của Luật Đầu tư 2005, các nhà đầu tư được phép đầu tư để thành lập cácdoanh nghiệp có tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 Nhưvậy, doanh nghiệp liên doanh được tồn tại dưới bốn hình thức như: công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh Cách quy địnhnhư vậy vừa tạo sự công bằng đối với các nhà đầu tư – được đầu tư thànhlập tất cả các hình thức tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật ViệtNam Điều này cho thấy chủ trương của Việt Nam trong việc mở cửa,khuyến khích đầu tư, vừa đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà nướcđối với khối doanh nghiệp nói chung

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, có thể phân loại các liên doanh theo

các hình thức liên doanh như liên doanh sản xuất – kinh doanh sản phẩmhàng hóa, liên doanh trong chế tạo – lắp ráp, liên doanh trong các hoạtđộng dịch vụ, liên doanh nghiên cứu và phát triển, …

Liên doanh chế tạo – lắp ráp: loại hình này thường được áp dụngtrong ngành chế tạo máy hoặc chế tạo sản phẩm cơ khí chính xác như sảnxuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử, ôtô …

Liên doanh sản xuất – kinh doanh: liên doanh trong các hoạt độngsản xuất, chế biến các sản phẩm dân dụng phục vụ đời sống hàng ngày

Liên doanh trong hoạt động dịch vụ: loại hình này thường áp dụngtrong lĩnh vực du lịch như liên doanh nhà hàng, khách sạn, liên doanh tronglĩnh vực vận tải, sửa chữa; liên doanh trong các lĩnh vực đầu tư, bảo hiểm,chuyển giao công nghệ …

Hình thức phân chia này có thể giúp đánh giá được tiềm lực thu hútđầu tư của từng lĩnh vực cụ thể để qua đó nhà nước và chính phủ có thể đưa

ra những biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả, khuyến khích đầu tư vàongành nghề đó

Trang 28

Căn cứ vào mức độ tham gia của các bên 6 vào liên doanh thì có thểchia liên doanh thành: liên doanh từng phần và liên doanh toàn bộ.

Liên doanh từng phần là hình thức công ty gốc sử dụng một bộ phậncủa công ty hoặc một chi nhánh để tham gia vào liên doanh

Liên doanh toàn bộ: công ty gốc tham gia hoàn toàn vào liên doanh Việc phân loại các hình thức liên doanh có thể giúp nhà quản lýđánh giá được chi tiết tình hình nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

để từ đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy tăng lượng nguồn vốn này hơnnữa

1.2.2 Khái quát về hợp đồng liên doanh

1.2.2.1 Khái niệm chung về hợp đồng liên doanh

Khái niệm hợp đồng liên doanh xuất hiện và gắn liền với khái niệm

về doanh nghiệp liên doanh Hợp đồng liên doanh được hiểu là hợp đồngđược ký kết giữa các bên đối tác để thành lập cơ sở liên doanh

Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 quy định hợp đồng liên doanh làvăn bản ký kết giữa bên nước ngoài và bên Việt Nam về việc thành lậpdoanh nghiệp liên doanh.7

Khái niệm này cũng được sửa đổi vào năm 1990, Điều 2 khoản 6

Luật Đầu tư nước ngoài 1987, sửa đổi năm 1990: "Hợp đồng liên doanh là

văn bản ký giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc thành lập xí nghiệp liên doanh, hoặc là văn bản ký giữa xí nghiệp liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thành lập xí nghiệp liên doanh mới tại Việt Nam."

So với khái niệm trước, khái niệm sau khi được sửa đổi đã mở rộngchủ thể hợp đồng liên doanh Hợp đồng liên doanh có thể được ký kết bởihai hoặc nhiều bên Việt Nam và bên nước ngoài để hình thành doanhnghiệp liên doanh

6 Nguồn: Nguyễn Đình Phan, Thành lập và quản lý công ty, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài: Lý luận thực tiễn và văn bản hướng dẫn, Nhà xuất bản Giáo Dục, 1994, trang 30

7 Nguồn: Luật Đầu tư nước ngoài 1987, Điều 2 khoản 6

Trang 29

Khái niệm hợp đồng liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài năm

1996 được quy định gắn liền với quy định về khái niệm doanh nghiệp liêndoanh Theo đó, những bên tham gia liên doanh sẽ đồng thời là chủ thểgiao kết của hợp đồng liên doanh

Luật Đầu tư 2005 không nêu khái niệm về hợp đồng liên doanh Tuynhiên cách hiểu về hợp đồng liên doanh thống nhất với quan điểm của LuậtĐầu tư 1996 Hợp đồng liên doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiềubên đầu tư Việt Nam và nước ngoài để thành lập tổ chức kinh tế có tư cáchpháp nhân Chủ thể của hợp đồng liên doanh chính là các bên đầu tư thamgia trong liên doanh và mục đích của hợp đồng là thành lập doanh nghiệpliên doanh Như vậy, hợp đồng liên doanh là văn bản pháp lý xác nhận việchợp tác giữa các nhà đầu tư và là cơ sở pháp lý để xác nhận việc hình thànhpháp nhân mới là doanh nghiệp liên doanh

1.2.2.2 Đặc điểm của hợp đồng liên doanh theo quy định của Pháp luật Việt Nam

a Đặc điểm chung

Như đã nói ở trên, hợp đồng liên doanh là một căn cứ pháp lý để xácnhận việc hình thành một tổ chức kinh tế nên có thể nói hợp đồng liêndoanh đồng thời là một hợp đồng thương mại Như vậy, ngoài các đặc điểmchung của một hợp đồng dân sự như:

- Là một hành vi hợp pháp

- Là một thỏa thuận có ý chí của các bên tham gia

- Là một thỏa thuận giữa các bên tham gia để thực hiện một hậu quảpháp lý đã được đề ra từ trước Hợp đồng liên doanh còn mang các đặcđiểm riêng của một hợp đồng thương mại như:

- Chủ thể hợp đồng là các cá nhân hoặc pháp nhân tham gia vào cáchoạt động thương mại ở Việt Nam cũng như trên phạm vi quốc tế

Trang 30

- Mục đích của hợp đồng liên doanh không nhằm thỏa mãn các nhucầu tiêu dùng của chủ thể mà nhằm vào mục đích thành lập doanh nghiệp

và thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để sinhlợi Mục đích sinh lợi bao gồm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và có đượccác lợi ích kinh tế khác.8

- Hợp đồng liên doanh do Luật Thương mại 2005 điều chỉnh Tuynhiên đây là một hợp đồng mang tính chuyên ngành thuộc lĩnh vực đầu tưnên đồng thời do Luật đầu tư 2005 điều chỉnh

- Hợp đồng liên doanh phải bao gồm các nội dung chủ yếu theo quyđịnh của pháp luật đầu tư (Điều 54 Nghị định 108/NĐ-CP do Chính phủban hành tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Đầu

tư 2005)

b Đặc điểm về chủ thể

Chủ thể của hợp đồng liên doanh theo cách hiểu của pháp luật ViệtNam là những nhà đầu tư tham gia góp vốn vào liên doanh Những cánhân, tổ chức này tham gia vào các hoạt động thương mại và phải mangquốc tịch khác nhau, cụ thể là giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài Nóicách khác, chủ thể tham gia vào hợp đồng liên doanh là những thương nhânđến từ các quốc gia khác nhau và có đầy đủ năng lực theo quy định củapháp luật

Số lượng chủ thể tham gia vào một hợp đồng liên doanh phải lớnhơn 2 và không có giới hạn tối đa Cách quy định mở như vậy góp phầnkhuyến khích ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư trực tiếp vàoViệt Nam thông qua hình thức góp vốn vào doanh nghiệp liên doanh

c Đặc điểm về nội dung

Mặc dù trong Luật đầu tư 2005 không quy định nội dung cụ thể củahợp đồng liên doanh, nhưng căn cứ vào Nghị định 108/NĐ - CP hướng dẫn

8 Nguồn: GS.TS Nguyễn Thị Mơ, Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản Thông tin

và Truyền thông, 2009, trang 99.

Trang 31

thi hành một số điều trong Luật đầu tư 2005 ban hành ngày 22 tháng 8 năm

2006 thì ta có thể hiểu theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, hợpđồng liên doanh phải bao gồm 11 nội dung chính

Với những quy định tương đối chi tiết và đầy đủ về nội dung, hợpđồng liên doanh còn có ý nghĩa trong việc xác lập địa vị pháp lý của doanhnghiệp cụ thể trong liên doanh Bên cạnh các quy định “cứng” như trên, cácbên tham gia ký kết còn được tự do thỏa thuận các điều khoản phù hợp với

ý chí của từng bên, với điều kiện các điều khoản này đảm bảo không tráivới các quy định của pháp luật Điều này đảm bảo hợp đồng thể hiện đúng

tự do ý chí của các bên tham gia ký kết và đảm bảo tính hợp pháp của hợpđồng

1.2.2.3 Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng liên doanh

a.Vấn đề pháp luật điều chỉnh hợp đồng liên doanh:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam các quy định về hợp đồngđược thể hiện trong cả luật chung và luật chuyên ngành Luật chung chỉđưa ra các quy định mang tính nguyên tắc chung của hợp đồng mà khôngphụ thuộc vào hợp đồng đó thuộc lĩnh vực mua bán, vận chuyển hàng hóa,xây dựng hay lĩnh vực bảo hiểm Trong khi đó, trong luật chuyên ngànhquy định cụ thể về hình thức, nội dung chủ yếu cũng như các vấn đề khácliên quan đến hợp đồng phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực pháp luật đó

Hợp đồng liên doanh chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Đầu tư

2005 Cụ thể hơn, các vấn đề liên quan đến chủ thể, nội dung, hình thức vàphạm vi của hợp đồng liên doanh được quy định tại Luật Đầu tư 2005 vàcác văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 108/NĐ – CP ban hành năm

2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005, Quyết định238/QĐ – TTg ban hành tháng 8 năm 2009 về việc góp vốn, mua cổ phầncủa các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 32

Ngoài ra đối với những vấn đề Luật Đầu tư 2005 hoặc các văn bảnhướng dẫn không quy định, người áp dụng luật cần dẫn chiếu đến các quyđịnh của Luật Thương mại 2005 Trong trường hợp Luật Thương mại đồngthời không quy định vấn đề đó thì tiếp tục dẫn chiếu đến các quy định của

Bộ luật Dân sự 2005

Trong trường hợp luật chung và luật chuyên ngành cùng quy định vềvấn đề đó thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước Cụ thể trong trườnghợp của hợp đồng liên doanh sẽ ưu tiên áp dụng các quy định tại Luật đầu

tư và Luật Thương mại trước

b Vấn đề luật áp dụng trong hợp đồng liên doanh:

Mặc dù hợp đồng liên doanh là cơ sở để hình thành pháp nhân hoạtđộng tại lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng

do yếu tố “khác nhau về quốc tịch” của các bên ký kết, hợp đồng liêndoanh mang những đặc điểm của một hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Áp dụng Điều 759 Bộ luật dân sự 2005 khi đàm phán ký kết hợpđồng liên doanh các bên tham gia được phép quy định áp dụng luật phápnước ngoài trong trường hợp có tranh chấp xảy ra Chính vì vậy, mặc dùdoanh nghiệp liên doanh được thành lập và hoạt động theo quy định củapháp luật Việt Nam nhưng hợp đồng liên doanh vẫn là một cơ sở pháp lýquan trọng bởi trong đó có quy định chi tiết về điều khoản luật áp dụngtrong trường hợp có tranh chấp xảy ra Cách quy định này phù hợp với cácquy định của quốc tế hiện nay đối với các hợp đồng mang yếu tố nướcngoài bởi nó đảm bảo cho bên nước ngoài được tự do lựa chọn luật áp dụngphù hợp với ý chí của mình, đảm bảo quyền lợi của họ khi có tranh chấpxảy ra

Nguồn luật áp dụng có thể bao gồm: luật quốc gia, các văn bản luậtquốc tế như các Công ước quốc tế, Điều ước quốc tế, Hiệp ước quốc tế kýkết giữa các bên Ví dụ như Công ước Viên 1980 – Công ước Liên hiệp

Trang 33

quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc vềhợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đườngbiển năm 2009, … Ngoài ra, các tập quán quốc tế cũng là một nguồn luậtđiều chỉnh các hợp đồng Tuy nhiên, các tập quán quốc tế thường chỉ điềuchỉnh một số vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và mua bán quốc tế

và giá trị của các tập quán quốc tế thường chỉ mang tính chất tùy ý, áp dụngtrên một khu vực nhất định Vì vậy khả năng áp dụng luật của các tập quánquốc tế thường không rộng như các nguồn luật còn lại Một số tập quánquốc tế như Incoterms, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thươngmại quốc tế

Theo quy định tại Điều 759 Bộ luật Dân sự 2005, trong trường hợpcác điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác với Bộ luậtDân sự 2005 về vấn đề áp dụng luật đối với hợp đồng liên doanh thì sẽ ápdụng quy định của điều ước đó Đồng thời, nếu trong hợp đồng liên doanh

có quy định luật áp dụng và quy định đó không trái với pháp luật Việt Namthì những thỏa thuận đó cũng được áp dụng

c Về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng liên doanh

Hợp đồng liên doanh mang đặc điểm của một hợp đồng có yếu tốnước ngoài Do vậy, trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên thamgia hợp đồng liên doanh, không chỉ Tòa án hay Trọng tài Việt Nam cóthẩm quyền tham gia giải quyết mà cả Tòa án và Trọng tài nước ngoài cũng

có thẩm quyền này trong trường hợp hợp đồng có quy định Chính vì vậy,điều khoản về giải quyết tranh chấp được coi là một điều khoản bắt buộckhi giao kết loại hình hợp đồng này Điều khoản này đảm bảo cho vụ việc

có thể được giải quyết hợp pháp bởi một đơn vị có thẩm quyền nhất định,tránh trường hợp không được giải quyết do thiếu quy định về cơ quan giảiquyết tranh chấp

d Phân biệt hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh

Trang 34

Hình thức đầu tư trực tiếp thông qua thành lập hợp đồng hợp táckinh doanh (còn được gọi tắt là hợp đồng BCC) là một hình thức đầu tưnước ngoài cũng khá phổ biến ở Việt Nam Hình thức đầu tư này được quyđịnh lần đầu tiên tại Luật đầu tư nước ngoài 1987, cùng với các thành lậpdoanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là kênh thuhút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá hiệu quả hiện nay Giốngnhư hình thức đầu tư thông qua thành lập doanh nghiệp liên doanh, hợpđồng hợp tác kinh doanh cũng có sự hợp tác giữa hai bên hoặc nhiều bên cóquốc tịch khác nhau trên cơ sở cung góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùngphân phối lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro.

Do vậy, hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh giốngnhau ở một số điểm cơ bản sau đây:

Về đặc điểm pháp lý: cả hai loại hợp đồng này đều chịu sự điều

chỉnh của Luật Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự

2005 Cả hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác liên doanh đều mangđặc điểm của một hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài đồng thời mangđặc điểm của hợp đồng thương mại

Về đặc điểm nội dung: cả hai loại hợp đồng này đều được ký kết giữa

các bên là các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau, cụ thể là giữa bênViệt Nam và các bên nước ngoài, quy định về những vấn đề liên quan đếnviệc cùng hợp tác trong một hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể Khi giaokết cả hai loại hợp đồng này, các chủ thể hợp đồng đều phải quy định cácnội dung chủ yếu được quy định tại Nghị định 108/NĐ-CP năm 2006 vềhướng dẫn thi hành một số điều trong Luật Đầu tư 2005

Về đặc điểm hình thức: cả hai loại hợp đồng này đều phải được lập

dưới hình thức là văn bản có đóng dấu và xác nhận của các bên tham gia

Tuy nhiên, hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác liên doanh lạikhác nhau ở một số điểm cơ bản sau đây:

Trang 35

Về đặc điểm pháp lý: hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu

tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợinhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.9 Như vậy cónghĩa hợp đồng hợp tác liên doanh chỉ là hợp đồng hợp tác thông thường,trong một hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể, không hình thành nên tổchức kinh tế mới Sau khi hoạt động kinh doanh kết thúc thì việc hợp táccũng hoàn thành và hợp đồng hợp tác sẽ hết hiệu lực

Hợp đồng hợp tác liên doanh có hiệu lực ngay sau khi các bên ký kếthợp đồng trong khi hợp đồng liên doanh chỉ có hiệu lực sau khi pháp nhânmới được thành lập

Về mức độ cam kết, các bên tham gia trong hợp đồng liên doanh sẽ

có sự cam kết với nhau chặt chẽ hơn cả về mặt kinh doanh lẫn mặt pháp lý

vì nó sẽ hình thành một thực thể kinh doanh pháp lý độc lập Đối với hợpđồng hợp tác kinh doanh, các bên thỏa thuận với nhau mềm dẻo hơn do cácbên tham gia vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của mình

Về thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp liên doanh là một mối liên kết

lâu dài giữa các bên cùng thực hiện các hoạt động kinh doanh đa dạng kéodài hàng chục năm còn hợp đồng hợp tác kinh doanh là một mối quan hệbạn hàng ngắn hạn từ vài tháng đến vài năm thực hiện các hoạt động cótính chất đơn lẻ, đặc thù

1.2.2.4 Nhận xét chung

Tóm lại, có thể nói hợp đồng liên doanh là một hình thức hợp đồngkhá đặc biệt Hợp đồng liên doanh xác nhận việc hợp tác giữa các bên thamgia đầu tư mang các quốc tịch khác nhau, đồng thời lại là cơ sở pháp lý choviệc thành lập một tổ chức kinh tế mới có tư cách pháp nhân là doanhnghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh được hình thành và hoạt độngtheo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng hợp đồng liên doanh (với tính

Trang 36

chất có sự tham gia của các yếu tố nước ngoài) vẫn có thể được điều chỉnhbởi luật nước ngoài nếu các bên có thỏa thuận Như vậy trong trường hợp

có tranh chấp xảy ra liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnhđiều lệ doanh nghiệp, hợp đồng liên doanh vẫn là một căn cứ pháp lý quantrọng quyết định các hình thức giải quyết tranh chấp và liên quan đến vấn

đề luật áp dụng

Hợp đồng liên doanh chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư 2005 và Luật Thương mại 2005 Mặc dù trong cả hai văn bản luật nói trên không quy định những nội dung chủ yếu của hợp đồng liên doanh nhưng theo quy định Điều 54 Nghị định 108/NĐ – CP ban hành năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư lại quy định 11 điều khoản nội dung bắt buộc trong hợp đồng liên doanh Như vậy có thể thấy mặc dù quy định luật

về hợp đồng liên doanh là khá thông thoáng, pháp luật đầu tư vẫn cần phải quy định chặt chẽ trong vấn đề nội dung để hợp đồng liên doanh bên cạnh việc phát huy hiệu quả trong việc quản lý đầu tư còn phải phù hợp với ý chícủa nhà nước trong việc quản lý kinh tế nói chung

Những đổi mới trong việc quy định hợp đồng liên doanh hiện naycho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc khuyến khích các nhà đầu tư nướcngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhiều hơn nữa thông qua hình thứcđầu tư này Điều này cũng thể hiện quyết tâm xây dựng một nền kinh tế mởcửa, hội nhập và phát triển dựa trên quan hệ hợp tác giữa các thành phầnkinh tế nói chung

Trang 37

Chương II: Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành

2.1 Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam

2.1.1 Giao kết hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thời điểm phát sinh hậu quả: Hợp đồng liên doanh là một dạng hợp

đồng thực tế Quyền và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư tham gia ký kết hợpđồng liên doanh không phát sinh ngay sau khi hợp đồng được ký kết mànhững quyền và nghĩa vụ này chỉ phát sinh sau khi doanh nghiệp liêndoanh được cấp phép kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động Đối vớinhững dự án đầu tư thuộc diện phải xin giấy phép đầu tư (những dự án tổngvốn đầu tư trên 15 tỷ đồng) thì hợp đồng liên doanh phát sinh hiệu lực kể từkhi được cấp giấy phép đầu tư

Giao kết hợp đồng liên doanh: Pháp luật đầu tư hiện hành không quy

định hình thức đàm phán, ký kết giữa các bên tham gia Tuy nhiên, do tínhchất pháp lý phức tạp của loại hình hợp đồng này nên thông thường việcgặp gỡ, đàm phán giữa các bên thường diễn ra một cách trực tiếp

Hình thức hợp đồng liên doanh: Căn cứ theo quy định tại Điều 54

Nghị định 108/NĐ-CP ban hành năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điềutrong Luật Đầu tư 2005 thì hợp đồng liên doanh buộc phải được thực hiệndưới dạng văn bản và có đại diện của các bên ký tắt vào từng trang

Quy định chặt chẽ về hình thức hợp đồng trong trường hợp hợp đồng

liên doanh là hoàn toàn hợp lý bởi hợp đồng liên doanh không chỉ đơnthuần là một hợp đồng song vụ giữa các bên để thực hiện một hợp tác kinhdoanh, nó còn là cơ sở hình thành một pháp nhân mới với những hoạt độngkinh tế phức tạp Do vậy, hình thức văn bản với xác nhận của tất cả các bên

Trang 38

tham gia là hình thức hợp lý, đảm bảo hợp đồng được ký kết trên ý chí tựnguyện của các bên tham gia

2.1.2 Nội dung hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam

Mặc dù Luật đầu tư 2005 không quy định những nội dung chủ yếucủa hợp đồng liên doanh, tuy nhiên căn cứ theo Điều 54 Nghị định108/NĐ-CP năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật Đầu tưthì hợp đồng liên doanh tại Việt Nam có 11 nội dung bắt buộc như sau:

1 Tên và thông tin liên quan của các bên ký kết hợp đồng

2 Loại hình doanh nghiệp liên doanh sẽ thành lập

3 Lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi kinh doanh

4 Vốn điều lệ, phần góp vốn của mỗi bên, phương thức, tiến độ gópvốn điều lệ

5 Tiến độ thực hiện dự án

6 Thời hạn hoạt động của dự án

7 Địa điểm thực hiện dự án

8 Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh

9 Các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử lý lỗtrong kinh doanh

10 Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyểnnhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp

11 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranhchấp 10

Ngoài ra, các bên ký kết có quyền được tự do thỏa thuận thêm nhữngđiều khoản phù hợp với ý chí của mình không trái với những quy định củapháp luật

2.1.2.1 Nội dung về chủ thể

10 Nguồn: Nghị định 108/2006 NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Điều 54

Trang 39

Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng liên doanh phải là các cá nhân,pháp nhân có đầy đủ năng lực hành vi, theo cách hiểu của Bộ luật Dân sự

2005 họ có quyền, nghĩa vụ hợp pháp và phù hợp với hoạt động của mình.11

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, nếu hai bên đối tác là doanhnghiệp thì phải có tên riêng, có tài sản, có trụ sở và có giấy đăng ký kinhdoanh Trường hợp chủ đầu tư là cá nhân người nước ngoài thì phải có đầy

đủ năng lực hành vi theo quy định của Luật dân sự Việt Nam.12 Ngoài ra,theo quy định của Luật đầu tư, các bên tham gia ký kết phải mang quốc tịchkhác nhau, có nghĩa là các bên được thành lập và hoạt động tại các quốcgia khác nhau Như vậy các bên tham gia ký kết hợp đồng liên doanh tạiViệt Nam có thể theo những hình thức sau đây:

Một (hoặc nhiều) chủ đầu tư Việt Nam với một (hoặc nhiều) chủ đầu

tư nước ngoài

Một (hoặc nhiều) chủ đầu tư Việt Nam với một (hoặc nhiều) bên liêndoanh Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài

Đại diện ký kết hợp đồng liên doanh giữa các bên nếu có phải làngười có năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thờiphải là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ luậtdân sự 2005 hoặc theo Điều lệ doanh nghiệp

2.1.2.2 Nội dung về loại hình doanh nghiệp

Trong hợp đồng liên doanh phải quy định rõ loại hình tổ chức màdoanh nghiệp liên doanh mới thành lập hoạt động theo Pháp luật về đầu tưcủa Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với nhà đầu tưtrong nước để thành lập các doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp Cụ thể doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập theo

11 Nguồn: Bộ luật Dân sự 2005, Điều 86

Trang 40

các hình thức sau tùy thuộc vào từng dự án đầu tư và ý chí của các bêntham gia đầu tư.

Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên: đối với loại

hình liên doanh này, các công ty tham gia góp vốn và mỗi bên sẽ chịu tráchnhiệm trong phần vốn góp của mình.Tỷ lệ phân chia lợi nhuận và quyềntham gia quản lý cũng tỷ lệ với phần vốn góp liên doanh và tuân theo quyđịnh của điều lệ doanh nghiệp Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạnthường phù hợp với các công ty liên doanh ở quy mô nhỏ và đang tronggiai đoạn đầu thành lập và phát triển

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên đang hoạt động hoặc thành viên sở hữu của công tybán một phần vốn góp của mình cho nhà đầu tư nước ngoài thì phải tiếnhành thủ tục chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên hoặc công ty cổ phần Trường hợp công ty hữu hạn thuộc sởhữu của nhà nước thì phải lập đề án để nhà nước duyệt trước khi tiến hànhchuyển đổi Thủ tục chuyển đổi phải tuân theo quy định của Luật doanhnghiệp Việt Nam

Công ty cổ phần: Công ty liên doanh cổ phần là loại hình doanh

nghiệp mà việc huy động vốn góp được thực hiện thông qua việc phát hành

cổ phiếu Các cổ đông chịu trách nhiệm và hưởng quyền lợi trong số cổphần của mình Ngoài ra trong quá trình hoạt động, thông qua các đợt pháthành chứng khoán, các công ty có thể huy động thêm vốn để mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trườngchứng khoán Việt Nam hiện nay, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu

tư góp vốn thông qua hình thức mua cổ phần, cổ phiếu ngày càng nhiều.Quy mô của các công ty cổ phần cũng thường lớn hơn các công ty tráchnhiệm hữu hạn và công ty liên doanh cổ phần có thể tham gia vào thịtrường chứng khoán

Ngày đăng: 07/04/2013, 14:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.1.2. Đặc điểm và phân loại các hình thức doanh nghiệp liên doanh a. Đặc điểm - Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ
1.2.1.2. Đặc điểm và phân loại các hình thức doanh nghiệp liên doanh a. Đặc điểm (Trang 32)
Hình 1: Sơ đồ đặc điểm Doanh nghiệp liên doanh Các đặc điểm về kinh doanh: - Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ
Hình 1 Sơ đồ đặc điểm Doanh nghiệp liên doanh Các đặc điểm về kinh doanh: (Trang 32)
Bảng số 1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh giai đoạn 2000 - 200720 - Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ
Bảng s ố 1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh giai đoạn 2000 - 200720 (Trang 77)
Số lượng các dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức liên doanh trong những năm qua có xu hướng tăng và tăng ngày càng  - Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ
l ượng các dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức liên doanh trong những năm qua có xu hướng tăng và tăng ngày càng (Trang 77)
Bảng số 1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình  thức doanh nghiệp liên doanh giai đoạn 2000 - 2007 20 - Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ
Bảng s ố 1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh giai đoạn 2000 - 2007 20 (Trang 77)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w