Hiệu lực hợp đồng, còn được gọi là hiệu lực pháp luật của hợp đồng, là để chỉtính cưỡng chế của pháp luật đối với các bên đương sự tham gia hợp đồng và thậmchí cả bên thứ 3, theo quy địn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hợp đồng mà một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổchức trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu nhân sinh Hợp đồng cũng đóng vaitrò quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý
cơ bản của sự trao đồi hàng hóa trong xã hội Chừng nào pháp luật nói chung vànhững quy định của hợp đồng dân sự nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản đểđiều chỉnh quan hệ xã hội thì chừng đó Việt Nam vẫn đứng ngoài sự phát triểnchung của thế giới Các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng vàngày càng phức tạp Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đếnhợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợpđồng Vì vậy, những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng có vai tròquan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị
trường Chính vì vậy đề hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.
NỘI DUNG
I Lý luận chung về hiệu lực hợp đồng dân sự
1 Khái niệm hợp đồng dân sự
Điều 388 BLDS 2005 định nghĩa hợp đồng như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Xét về bản chất, hợp đồng được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là
kết quả của quá trình thương thảo và thống nhất ý chí của các bên để làm phát sinhthay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trừ những quyền và nghĩa
vụ pháp luật có quy định là không thể thay đổi hoặc chấm dứt bằng sự thỏa thuận
Trang 2của các bên Xét về vị trí, vai trò của hợp đồng, theo nghĩa hẹp, thì hợp đồng là mộtloại giao dịch dân sự, là một căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan
hệ pháp luật dân sự Như vậy, hợp đồng là phương tiện pháp lý để các bên tạo lậpquan hệ nghĩa vụ
2 Lý luận chung về hiệu lực hợp đồng
Hiệu lực của hợp đồng đối với sự tồn tại của hợp đồng có thể được ví giốngnhư là “hơi thở” hay “linh hồn” đối với sự sống của con người Một hợp đồngkhông có hiệu lực cũng có nghĩa là các bên không tồn tại quan hệ hợp đồng Tuynhận thức được tính chất quan trọng của hiệu lực hợp đồng là vậy, nhưng để đưa ramột định nghĩa chính xác về hiệu lực hợp đồng, quả là điều không dễ
Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các quyền vànghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợpđồng phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó Vềphương diện lý luận, việc nhận thức đúng khái niệm hiệu lực hợp đồng là cơ sở đểtiếp cận các vấn đề khác có liên quan đến việc nghiên cứu quá trình tạo lập, xácnhận giá trị pháp lý và thực thi hợp đồng Khái niệm này cũng thể hiện rõ các yếu
tố quan trọng mang tính chất bản chất của hiệu lực hợp đồng, đó là sáng tạo, làmthay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên; đồng thời tạo ra sự ràngbuộc pháp lý nhằm bắt buộc các bên tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ đó
Hiệu lực hợp đồng, còn được gọi là hiệu lực pháp luật của hợp đồng, là để chỉtính cưỡng chế của pháp luật đối với các bên đương sự tham gia hợp đồng và thậmchí cả bên thứ 3, theo quy định của pháp luật Về vấn đề này, cần phải nắm vữngmột số điểm lưu ý sau:
a) Hiệu lực hợp đồng, nhìn từ góc độ nguồn luật, là do pháp luật về hợp đồng traocho hợp đồng, đồng thời cũng là sự bảo đảm khả năng cưỡng chế của nhà nước
Trang 3Khi người vay nợ vi phạm hợp đồng, pháp luật căn cứ theo yêu cầu của bên không
vi phạm hợp đồng, cưỡng chế bên vi phạm hợp đồng thực hiện hợp đồng hoặc phảichịu những hậu quả bất lợi khác Như vậy có thể thấy rằng, hiệu lực hợp đồngkhông giống như sự ràng buộc của tình hữu nghị hay ràng buộc của đạo đức
b) Hiệu lực hợp đồng, nhìn từ góc độ thể hiện của ý chí, đó là biểu hiện của sự thừanhận của pháp luật đối với sự thống nhất về ý chí của các bên đương sự Đồng thờicũng là căn cứ và ủng hộ các bên đương sự nhằm thỏa mãn yêu cầu muốn “tìmkiếm” pháp luật Nó cũng là kết quả của việc đưa ý chí bản thân phù hợp với ý chícủa Nhà nước Khi ý chí của các bên đương sự thống nhất hữu cơ với ý chí của Nhànước, thì sự thể hiện cao nhất đó chính là thể hiện yêu cầu của đương sự Ví dụ,cho phép đương sự căn cứ theo ý muốn của bản thân hạn chế phạm vi hiệu lực củahợp đồng, cho phép đương sự lựa chọn cách giao hàng, cho phép đương sự sửa đồihợp đồng hoặc chuyển nhượng nghĩa vụ quyền lợi, cho phép đương sự xử phạt theoquy định của pháp luật…tất cả những điều này thể hiện rõ hiệu lực hợp đồng chỉ là
sự cụ thể hóa của hiệu lực pháp luật, chứ không phải bản thân hiệu lực pháp luật.Đây là sự khác biệt căn bản của hai khái niệm trên
c) Hiệu lực hợp đồng, với tư cách là biểu hiện của pháp luật đánh giá sự nhất trí củacác bên đương sự, là một vấn đề hết sức phức tạp: khi pháp luật khẳng định sựđánh giá vừa ý đối với các bên tham gia đương sự thì sẽ phát sinh hiệu quả phápluật như đương sự mong muốn, các bên đương sự sẽ được hưởng quyền lợi nghĩa
vụ mà điều khoản hợp đồng ràng buộc; còn khi pháp luật phủ định sự vừa ý đối vớicác bên đương sự thì sẽ nảy sinh hậu quả không có hiệu lực của hợp đồng
d) Hiệu lực hợp đồng, tức là khả năng cưỡng chế của pháp luật đối với các đương
sự có ràng buộc, thậm chí là bên thứ ba trong hợp đồng, có thể chia rằng sự ràngbuộc đối với các bên đương sự và sự ràng buộc đối với bên thứ ba
Sự ràng buộc của hợp đồng đối với các bên đương sự bao gồm:
Trang 4- Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của đương sự
- Bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm vi phạm theo pháp luật
- Các bên đương sự không được tự ý thay đổi hoặc hủy hợp đồng, không thể
tự ý chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của hợp đồng
- Đương sự có quyền lợi yêu cầu trao đổi, quyền xử lý nợ
Hợp đồng có hiệu lực với bên thứ ba, trong những trường hợp thông thường
nó được thể hiện là bất cứ một bên thứ ba nào cũng không được xâm hại quyềntrong hợp đồng Khi người có quyền trong hợp đồng tự hủy bỏ quyền hoặc ủyquyền cho bên thứ ba, khi đó mới xác lập hiệu lực thực hiện hợp đồng cho bên thứ
ba hoặc do bên thứ ba thực hiện
“1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của gia dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
Trang 52 Hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”
1 Chủ thể tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự
Chủ thể của hợp đồng là những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng,
có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về quyền vànghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó Chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là cá nhân(con người cụ thể), có thể là pháp nhân (một tổ chức tồn tại theo một hình thức nhấtđịnh), có thể là tổ hợp tác hoặc hộ gia đình Chính vì vậy, năng lực hành vi dân sự
để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng của các chủ thể khác nhau là không giốngnhau
a Chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân
Tư cách chủ thể của cá nhân được xác định thông qua năng lực pháp luật vànăng lực hành vi của cá nhân đó, trong khi năng lực pháp luật dân sự của mọi cánhân đều như nhau nên để xác định một cá nhân có đủ tư cách chủ thể tham gia hợpđồng dân sự hay không, chỉ cần xem xét mức độ năng lực hành vi dân sự của cánhân đó Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành
vi của mình để xác lập và thực hiện các quyền, các nghĩa vụ dân sự
Điều kiện trên đòi hỏi cá nhân tham gia hợp đồng dân sự phải “có năng lựchành vi dân sự” có thể hiểu rằng mọi cá nhân, (trừ người không có năng lực hành vidân sự) đều có thể được coi là có năng lực hành vi dân sự để tham gia hợp đồng.Tuy vậy, khi cá nhân tham gia một hợp đồng dân sự, cần phải theo từng trường hợp
cụ thể để xác định xem cá nhân đó có đủ năng lực hành vi để giao kết hợp đồng đóhay không? Chỉ được coi là là đủ năng lực hành vi để giao kết hợp đồng nếu nhậnthức của cá nhân đó phù hợp với tính chất của hợp đồng
Trang 6Năng lực hành vi dân sự của người thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) là năng lựchành vi đầy đủ, trừ trường hợp pháp luật quy định người mất năng lực hành vi dân
sự hoặc năng lực hành vi dân sự bị hạn chế Đây là nhóm người được pháp luật chophép tự do giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật
Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi dân
sự bị hạn chế Những cá nhân đó khi xác lập hợp đồng dân sự đòi hỏi phải có sựđồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ, nếu không thì hợp đồng vô hiệu Đối với cá nhân từ tròn 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà tham gia các hợp đồngdân sự không mang tính chất phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì chỉ được coi
là có năng lực hành vi dân sự để tham gia hợp đồng đó nếu cá nhân đó có đủ tài sảnriêng để thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó
Người dưới 6 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực thiếtlập hợp đồng Trong trường hợp cần thông qua hợp đồng để đáp ứng nhu cầu chonhững người này thì người đại diện theo pháp luật của họ sẽ thay họ thiết lập vàthực hiện hợp đồng dân sự
b Chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
- Đối với pháp nhân: việc tham gia và thực hiện hợp đồng của pháp nhân đượcthực hiện thông qua hành vi của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủyquyền của pháp nhân đó Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể làngười đứng đầu pháp nhân đó (nếu pháp nhân đó là cơ quan nhà nước, đơn vị hànhchính sự nghiệp), đối với pháp nhân là doanh nghiệp thì người đại diện theo phápluật là chủ tịch hồi đồng quản trị/chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc/tổnggiám đốc tùy theo điều lệ và trong giấy phép đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp
đó Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia giao kết các hợp đồngtrong phạm vi thẩm quyền đại diện được xác định trong quyết định thành lập phápnhân hoặc trong điều lệ, nội quy hoạt động của pháp nhân đó Người đại diện theo
Trang 7ủy quyền của pháp nhân là người được đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủyquyền, người này đại diện cho pháp nhân để tham gia các hợp đồng dân sự trongphạm vi được ủy quyền.
- Đối với tổ hợp tác: Tổ hợp tác tham gia hợp đồng dân sự thông qua hành vicủa người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền Người đại diện theo phápluật của tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hơp tác đó, người này đại diện cho tổ hợp táctham gia các hợp đồng dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của tổhợp tác Người đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác là thành viên của tổ hợp tácđược tổ trưởng tổ hợp tác ủy quyền, người này đại diện cho tổ hợp tác để tham giacác hợp đồng dân sự trong phạm vi đã được tổ trưởng tổ hợp tác ủy quyền
- Đối với hộ gia đình: hộ gia đình tham gia các hợp đồng dân sự, kinh tế thôngqua các hành vi của người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền Người đạidiện theo pháp luật của hộ gia đình là chủ hộ gia đình Người này địa diện cho hộgia đình đề tham gia các hợp đồng dân sự Người địa diện theo ủy quyền của hộ giađình là thành viên đã thành niên của hộ gia đình đó được chủ hộ ủy quyền
2 Mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
Mục đích của hợp đồng là mong muốn của các bên khi thiết lập hợp đồngnhưng để đạt được mong muốn đó, các bên phải thỏa thuận về một nội dung tươngứng Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thểtham gia hợp đồng được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng Mục đích vànội dung của hợp đồng dân sự là hai yếu tố luôn có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ vớinhau Con người xác lập, thực hiện giao dịch dân sự luôn nhằm đạt được mục đíchpháp luật nhất định Muốn đạt được mục đích đó, họ phải cam kết, thỏa thuận vềnội dung và ngược lại những cam kết, thỏa thuận về nội dụng của họ là để đạt đượcmục đích giao dịch.Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không
Trang 8cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định Và đạo đức xã hội là nhữngchuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộngđồng thừa nhận và tôn trọng.
Để hợp đồng có hiệu lực thì mục đích của hợp đồng cũng phải không vi phạmđiều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội Hợp đồng có mục đích viphạm điều cấm của pháp luật thì vô hiệu Ví dụ: hợp đồng chuyển quyền sở hữunhà ở có mục đích là bán nhà, nhưng thực tế hợp đồng lại ghi là trao đổi nhà ở(nhằm mục đích trốn thuế thu nhập chẳng hạn) thì bị pháp luật cấm, nên không cóhiệu lực từ thời điểm giao kết
Hợp đồng cũng không được trái đạo đức xã hội Mỗi xã hội có quan niệm củamình về đạo đức, nên không có đạo đức chung mà chỉ có đạo đức xã hội Mặc dùkhái niệm “đạo đức xã hội” đã được định nghĩa cụ thể, rõ ràng trong BLDS 2005,nhưng phạm trù “đạo đức” thì khá trừu tượng và không phải là bất biến, đôi khi phụthuộc rất lớn vào nhận thức chủ quan của mỗi con người Cả trên phương diện lýluận và thực tiễn, vấn đề như thế nào là hợp đồng trái với “đạo đức xã hội”, hiệnvẫn còn nhiều tranh cãi Có quan điểm cho rằng, quy phạm đạo đức là loại quyphạm vừa mang tính chủ quan của mỗi con người, vừa mang tính xã hội và tínhgiai cấp sâu sắc Bên cạnh đó đạo đức còn mang tính dân tộc và tính hiện đại
Vì vậy, một hợp đồng muốn được coi là hiệu lực pháp luật thì hợp đồng đó chỉlưu thông trao đồi các tài sản được phép giao dịch hoặc thực hiện các công việckhông bị pháp luật cấm và không phạm vào sự ứng xử chung được cộng đồng thừanhận và tôn trọng
3 Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là cá nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ gia đìnhnhưng người trực tiếp tham gia hợp đồng bao giờ cũng là con người cụ thể Dù với
tư cách cá nhân hay với tư cách đại diện cho pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình thì
Trang 9người tham gia hợp đồng cũng phải hoàn toàn tự nguyện, chỉ có hoàn toàn tựnguyện trong việc thỏa thuận xác định nội dung của hợp đồng thì các chủ thể mớiđạt được mục đích từ hợp đồng đó.
Tự nguyện được hiểu là sự phù hợp, thống nhất giữa mong muốn bên trongvới sự bày tỏ mong muốn đó ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định Vì vậy, tựnguyện trong tham gia hợp đồng được hiểu là sự phù hợp giữa mong muốn của mộtngười với việc họ tham gia một hợp đồng nhất định Bản chất của giao dịch dân sự
là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên tự nguyện bao gồm các yếu tốcấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí Không có tự do ý chí và bày tỏ ý chí thìkhông thể có tự nguyện Nếu một trong hai yếu tố này không có hoặc không thốngnhất cũng không thể có tự nguyện Sự tự nguyện của một bên (hành vi pháp lý đơnphương) hoặc sự tự nguyện của các bên trong một quan hệ dân sự (hợp đồng) làmột trong các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 BLDS: tự do, tự nguyện, camkết thỏa thuận Vì vậy, giao dịch không có sự tự nguyện sẽ không làm phát sinhhậu quả pháp lý BLDS 2005 quy định một số giao dịch xác lập không có sự tựnguyện là những giao dịch dân sự vô hiệu
- Hợp đồng giao kết một cách giả tạo
Hợp đồng giả tạo là hợp đồng được các bên giao kết một cách hình thức,không nhằm làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên mà chỉ nhằmche giấu một hợp đồng có thực khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba Có hai dạng hợp đồng giả tạo, đó là “hợp đồng giả cách” và “hợp đồng tưởngtưởng”
Hợp đồng giả cách là hợp đồng giả tạo do các bên lập ra để che đậy một hợpđồng khác nhằm “lẩn tránh” pháp luật Đặc trưng cơ bản của hợp đồng giả cáchthường là do có sự thông đồng giữa các bên để lập cùng lúc hai hợp đồng (giaodịch) khác nhau: một hợp đồng (giao dịch) “thật” và một hợp đồng (giao dịch)
Trang 10“giả” Hợp đồng giả cách chỉ là hình thức bên ngoài chứ không có giá trị đối vớicác bên Hợp đồng thật bị che dấu đi, nhưng đó mới là hợp đồng mà các bên muốnxác lập, thực hiện Hợp đồng giả cách thì đương nhiên vô hiệu Hợp đồng thật cóthể được công nhận, nếu tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định.
Hợp đồng tưởng tưởng là hợp đồng không có thật, do các bên thông đồng lập
ra nhằm để hợp thức hóa các thủ tục pháp lý còn thiếu sót, hoặc để che đậy một sựthật khác trái với pháp luật, hoặc trái đạo đức xã hội Nói cách khác, hợp đồngtưởng tưởng là hợp đồng mang tính hính thức, chứ các bên hoàn toàn không có ýđịnh tạo lập nên sự ràng buộc pháp lý với nhau dựa trên nội dung của hợp đồng đó
- Hợp đồng giao kết do nhầm lẫn
Nhầm lẫn theo nghĩa chung là việc hiểu sai lệch về một vấn đề nào đó Nhầmlẫn trong hợp đồng dân sự là việc hiểu sai lệch về nội dung của hợp đồng Nguyênnhân của sự nhầm lẫn trong hợp đồng có thể là do sơ suất của chính người nhầmlẫn, có thể là do hành vi của bên kia hợp đồng Nếu nhầm lẫn là do sơ xuất củamình thì bên nhầm lẫn phải tự gánh chịu thiệt hại nếu có, nếu nhầm lẫn do hành vicủa bên kia thì bên nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia phải thay đổi nội dung củahợp đồng đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đòng vô hiệu Nếu việcnhầm lẫn do hành vi của một bên thì hợp đồng dân sự đó chỉ được coi là hợp đồnggiao kết do nhầm lẫn nếu lỗi của bên có hành vi làm cho bên kia nhầm lẫn là lỗi vô
ý Trong trường hợp lỗi của bên có hành vi đó là lỗi cố ý thì hợp đồng sẽ bị coi làgiao kết do có sự lừa dối
- Hợp đồng giao kết do bị lừa dối
Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên trong hợp đồng hoặc củangười thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượnghoặc nội dung của hợp đồng dân sự nên đã xác lập và thực hiện hợp đồng đó Hành
vi lừa dối có thể được thực hiện theo một trong hai dạng là hành động hoặc không
Trang 11hành động Ở dạng hành động thì hành vi lừa dối là là việc cung cấp các thông tinsai sự thật về chủ thể, về tính chất đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng Ở dạngkhông hành động thì thì hành vi lừa dối là việc không cung cấp các thông tin cầnthiết về chủ thể, về tính chất của đói tượng hoặc nội dung của hợp đồng Cả haidạng nói trên chỉ bị coi là lừa dối trong giao kết hợp đồng nếu người thực hiện hành
vi đó có mục đích là nhằm để cho phía bên kia của hợp đồng hiểu sai về lệch vềchủ thể, về tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng mà giao kết hợpđồng đó
- Hợp đồng giao kết do bị đe dọa
Đe dọa trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên tham gia hợp đồng hoặccủa người thứ ba nhằm làm cho bên kia buộc phải giao kết hợp đồng hoặc buộcphải thực hiện hợp đồng để tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín,nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của những người thân thích như vợ, chồng, cha,
mẹ, con Muốn cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định sự vô hiệu của hợp đồng
do thiếu tính tự nguyện của người tham gia hợp đồng vì bị đe dọa, người yêu cầuphải chứng minh được hành vi đe dọa là có thực, do bên kia của hợp đồng hoặc dongười thứ ba thực hiện và hành vi đe dọa phải ở mức làm cho người khác bị đe dọakhông còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc phải giao kết và thực hiện hợp đồngđó
* Tóm lại, các yếu tố chủ thể, nội dung và mục đích, sự tự nguyện của các bên
là những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình hình thành và tồn tại của hợpđồng Năng lực hành vi của chủ thể là yếu tố nhằm đảm bảo cho chủ thể có tư cáchđộc lập để tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng; nội dung và mục đích là nhữngđiều khoản, căn cứ để thực hiện hợp đồng; tự nguyện là yếu tố đảm bảo cho hợpđồng được tạo ra đúng ý chí đích thực của các bên Bởi vậy, đây là ba yếu tố pháp
lý quan trọng được pháp luật quy định là điều kiện bắt buộc của mọi hợp đồng