1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các điều kiệncó hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành– Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

23 900 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

Các chủ thểkhi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng cácđiều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự ví dụ:nếu chủ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Từ xa xưa, hợp đồng dân sự vốn đã là một phương thức cơ bản để xác định cácchủ thể thực hiện việc lưu thông và trao đổi hàng hóa và dịch vụ Trong nền kinh tếhàng hóa và sự giao lưu kinh tế trên phạm vi toàn thế giới thì hợp đồng dân sự càng

có một vai trò quan trọng Một hợp đồng dân sự chỉ có giá trị bắt buộc thi hành đốivới các bên khi có hiệu lực pháp luật Hợp đồng dân sự để có hiệu lực cần có nhữngđiều kiện nhất định, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là tổng hợp những yêu cầupháp lí nhằm đảm bảo cho hợp đồng được lập đúng bản chất đích thực của nó Cácđiều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp phần nâng cao ý thức cuả các chủ thể thamgia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quátrình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể thamgia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân sự Tuy nhiêntrên thực tế các vấn đề về điều kiện vẫn chưa được tuân thủ chặt chẽ nên có nhiềutranh chấp giữa các bên trong giao kết hợp đồng mà có liên quan đến điều kiện của

hợp đồng Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề em xin chọn đề tài: “Các điều kiện

có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

NỘI DUNG

1 Khái quát về hợp đồng dân sự

1.1 Khái niệm và đặc điểm hợp đồng dân sự.

a Khái niệm

Ở nước ta, hợp đồng dân sự được định nghĩa tại Điều 388 bộ luật Dân sự năm

2005 như sau : “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,

thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Xét về bản chất, hợp đồng được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là kết quả,của quá trình thương thảo và thống nhất ý chí giữa các bên để phát sinh, thay đổi,chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trừ những quyền và nghĩa vụ mà phápluật có quy định là không thể thay đổi hoặc chấm dứt bằng thỏa thuận của các bên.Xét về vị trí vai trò của hợp đồng, theo nghĩa hẹp, thì hợp đồng là một loại giao dịch

Trang 2

dân sự, là một căn cứ pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân

sự Như vậy, hợp đồng là phương tiện pháp lí để các bên tạo lập quan hệ nghĩa vụ Cóthể nói định nghĩa hàm chứa tất cả các dấu hiệu mang tính bản chất của hợp đồng vàthể hiện rõ chức năng, vai trò của hợp đồng trong việc làm phát sinh, thay đổi, chấmdứt quan hệ pháp luật

Định nghĩa trên đây của BLDS 2005 được xem là hợp lí và thuyết phục nhất ởViệt Nam từ trước đến nay vì có nội dung ngắn gọn, chuẩn xác; vừa mang tính kháiquát cao, phản ánh đúng bản chất của hợp đồng, vừa thể hiện rõ vai trò của hợp đồngnhư là một căn cứ pháp lí ( phổ biến) làm phát sinh, thay đổi , chấm dứt quyền vànghĩa vụ (dân sự) của các bên

Hay cụ thể hơn có thể khái niệm về hợp đồng dân sự là : hợp đồng dân sự là sựthỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, các nghĩa

vụ dân sự giữa các bên trong quan hệ mua bán, trao đổi, vay, mượn, tặng cho, chothuê tài sản làm một việc hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác

mà trong đó, một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng

b Đặc điểm của hợp đồng dân sự.

Theo khái niệm tại Điều 388 và các quy định về hợp đồng dân sự trong Bộ luậtDân sự năm 2005 thì ta thấy hợp đồng dân sự có các đặc điểm sau:

Thứ nhất hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở bình đẳng tự nguyện

Hợp đồng là một giao dịch có nhiều bên tham gia để tạo lập sự ràng buộc pháp lívới nhau dựa trên sự cam kết, thỏa thuận Đặc điểm này cho thấy rằng việc trao đổicác lợi ích vật chất hoặc dịch vụ chỉ hình thành giữa các bên nếu các bên đã có sựthỏa thuận thống nhất về điều đó Nếu chỉ một bên thể hiện ý chí của mình mà khôngđược bên kia chấp nhận cũng không thể hình thành một quan hệ để qua đó thực hiệnviệc chuyển giao tài sản hoặc thực hiện các công việc đối với nhau được Nói mộtcách khác cơ sở đầu tiên và không thể thiếu để hình thành một hợp đồng dân sự là sựthỏa thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên Cũng chính đặc điểm này cho chúng tanhận biết rằng nếu các hợp đồng được thiết lập mà thiếu tính tự nguyện của các bênhoặc của một trong các bên thì hợp đồng có thể bị coi là vô hiệu và không làm phátsinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng

Trang 3

Thứ hai hợp đồng dân sự là căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền

và nghĩa vụ dân sự

Các bên chủ thể khi thiết lập hợp đồng bao giờ cũng hướng tới một hậu quả pháp

lí nhất định Hậu quả ấy có thể nhằm phát sinh , hay cũng có thể thay đổi, chấm dứtmột quan hệ pháp luật về nghĩa vụ, ( nghĩa vụ theo hợp đồng) để qua đó các bên thựchiện, thực hiện khác như đã thỏa thuận ban đầu hoặc không thực hiện những nghĩa vụ

đã cam kết với nhau về việc đem lại cho nhau những lợi ích nhất định

Tuy nhiên hợp đồng dân sự chỉ có hiệu lực pháp luật khi mà ý chí của các bênphai phù hợp với ý chí của nhà nước Theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sựthì các chủ thể được “ tự do, tự nguyện, cam kết thỏa thuận” nhưng sự tự do đó phảiđược đặt trong giới hạn bởi lợi ích của nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích chính đángcủa người khác

Thứ ba hợp đồng dân sự phải có ít nhất 2 bên chủ thể.

Chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vìhợp đồng dân sự là một giao dịch pháp lý song phương hay đa phương Các chủ thểkhi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng cácđiều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự (ví dụ:nếu chủ thể là cá nhân thì phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực pháp luật, nănglực hành vi dân sự…

Như vậy một hợp đồng dân sự luôn luôn có các đặc điểm trên và để nhận biết vàphân biệt với các hợp đồng khác như hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế

1.2 Khái niệm, ý nghĩa pháp lí của điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.

a) Khái niệm của điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Tuy không có khái niệm cụ thể về khái niệm có hiệu lực của hợp đồng dân sựnhưng từ điển luật học có đưa ra khái niệm về điều kiện có hiệu lực của của giao dịchdân sự: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là các yếu tố cần và đủ được phápluật quy định cho giao dịch dân sự để giao dịch được pháp luật công nhận và bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của các bên

Theo quy định tại điều 121 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự là một loạigiao dịch dân sự nên ta có thể hiểu rằng điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là

Trang 4

những yếu tố cần và đủ được pháp luật quy định cho hợp đồng để hợp đồng đó đượcpháp luật công nhận và bảo vệ Theo đó pháp luật đặt ra những điều kiện nhất định

mà buộc các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng phải tuân thủ để đảm bảo cho hợpđồng có hiệu lực pháp lí và được nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình Như vậy qua đó ta có thể đưa ra khái niệm về điều kiện có hiệu lực của hợpđồng dân sự là: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là những điều kiện dopháp luật quy định mà một hợp đồng muốn phát sinh hiệu lực pháp lí phải thỏa mãncác điều kiện đó

Hiện nay việc quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng của mỗi nước là khácnhau tuy nhiên pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 122 và điều 410 Bộ luật Dân sựnăm 2005 và gồm bốn điều kiện sau:

- Thứ nhất về mặt chủ thể: người tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vidân sự

- Thứ hai mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của phápluật và không trái đạo đức của xã hội

- Thứ ba người tham gia hợp đồng dân sự phải hoàn toàn tự nguyện

- Thứ tư tuân thủ điều kiện về hình thức của hợp đồng trong trường hợp phápluật quy định

b) Ý nghĩa pháp lí của điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.

Hợp đồng là kết quả của sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên đồng thời làcăn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự Tuy nhiên không phải cứ có sự thỏa thuậnthống nhất ý chí của các bên là có hợp đồng và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân

sự mà nó còn phải là những thỏa thuận hợp pháp Tức là những thỏa thuận đó cònphải tuân theo những quy định của pháp luật thì mới có thể có giá trị pháp lí và trởthành căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự Vì vậy các điều kiện có hiệu lực của hợpđồng dân sự có ý nghĩa pháp lí

- Tạo hành lang pháp lí an toàn cho các chủ thể khi tham gia giao kết

Pháp luật quy định về các điều kiện để các chủ thể tham gia hợp đồng phải tuântheo đồng thời quy định biện pháp chế tài nếu các bên tham gia không tuân thủ cácđiều kiện để hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng dân sự có thể bị vô hiệu, các bên phảichịu hậu quả pháp luật bất lợi Quy định này tạo hành lang pháp lí an toàn cho các

Trang 5

chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự Vì thế chế định pháp lí về hợp đồng dân sự,trong đó có các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đóng vai trò là công

cụ pháp lí quan trọng bảo đảm an toàn cho các chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu trongsinh hoạt tiêu dùng của họ Bên cạnh đó còn góp phần nâng cao ý thức của các chủthể khi tham gia vào các quan hệ hợp đồng, bởi lẽ họ ý thức được hậu quả pháp lí bấtlợi của việc không tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định để bảo vệ cho chínhmình và cho người khác

- Là cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp xảy ra

Ngày nay việc tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng xảy ra rất nhiều, vì thếkhi quy định về điều kiện của hợp đồng là một căn cứ pháp lí phát sinh không thểthiếu trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh Bởi lẽ bên cạnh nhữngchứng cứ trực tiếp là những thỏa thuận của các bên pháp luật cũng có những quyđịnh cần thiết để bảo vệ lợi ích của các bên tham gia

- Góp phần ổn định quan hệ dân sự nói riêng và quan hệ xã hội nói chung

Các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa quan trọng đểcho các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng nghiêm túc thực hiện, tránh không

vi phạm các quy định của nhà nước Nếu một trong các bên tham gia mà vi phạmcác quy định đó thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu và phải chịu hậu quả pháp lí bất lợi chochính họ, bên có lỗi sẽ phải bồi thường Điều này có ý nghĩa khắc phục những thiệthại do bên vi phạm gây ra cho những bên bị vi phạm, đồng thời còn tạo lên sự côngbằng cho xã hội và cũng là lời cảnh cáo cho các bên chủ thể khi tham gia giao dịchdân sự tạo thái độ nghiêm túc cho các chủ thể trong việc thực hiện các quy định củapháp luật nhằm tạo ra sự ổn định trong giao lưu dân sự, góp phần ổn định quan hệ

sở hữu

2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo pháp luật Việt Nam.

Xuất phát từ bản chất của hợp đồng, pháp luật Việt Nam đã quy định về các điềukiện có hiệu lực của hợp đồng Cụ thể hơn là quy đinh trong bộ luật dân sự năm 2005tại điều 122 và điều 410 thì các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự bao gồm:điều kiện về chủ thể, ý chí của người tham gia, nội dung mục đích và hình thức đượcquy định trong từng trường hợp của hợp đồng

2.1 Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự.

Trang 6

Chủ thể của hợp đồng ( hay chủ thể của quan hệ hợp đồng) là những người thamgia xác lập, thực hiện hợp đồng, có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và phảichịu trách nhiệm về thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó.

Để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, các hệ thống pháp luật đều quy địnhchủ thể phải có năng lực chủ thể nhất định Theo đó, yêu cầu về chủ thể tham gia hợpđồng có “ năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện tiên quyết để hợpđồng có hiệu lực Pháp luật Việt Nam qui định chủ thể tham gia giao dịch dân sự(hợp đồng ) phải có năng lực hành vi dân sự ( điểm a khoản 1 điều 122 BLDS 2005).Chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là cá nhân (con người cụ thể), có thể là phápnhân ( một tổ chức tồn tại theo một hình thức nhất định), có thể là tổ hợp tác hoặc hộgia đình và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – một chủ thể đặc biệt Vìvậy xem xét điều kiện về năng lực hành vi dân sự của người tham gia hợp đồng dân

sự cần xem xét tư cách chủ thể của các loại chủ thể nói trên khi họ tham gia hợp đồngdân sự

a) Đối với chủ thể là cá nhân

Cá nhân là chủ thể chủ yếu và thường xuyên của các giao dịch dân sự mà đặcbiệt là hợp đồng dân sự Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005, đểhợp đồng có hiệu lực thì người tham gia hợp đồng dân sự phải có năng lực hành vidân sự Như vậy điều kiện đặt ra với một cá nhân khi tham gia vào quan hệ hợp đồngphải có năng lực hành vi dân sự Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định : “ Nănglực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập,thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự” Dựa vào sự phù hợp giữa khả năng nhận thức,kiểm soát, làm chủ hành vi với các hành vi mà cá nhân thực hiện thì năng lực hành vidân sự của cá nhân được xác định theo nhiều mức độ khác nhau như: người có nănglực hành vi dân sự đầy đủ, người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, ngườikhông có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi và người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự

Đối với người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 18 và 19

Bộ luật Dân sự năm 2005 là người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên và có nănglực dân sự đầy đủ trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân sựhoặc bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự Người có năng lực hành vi dân sự

Trang 7

đầy đủ có toàn quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự để xác định cho mình hoặccho người đại diện các quyền và nghĩa vụ dân sự cũng đồng thời phải gánh chịu mọitrách nhiệm và nghĩa vụ phát sinh từ hành vi pháp lí mà họ thực hiện Tuy nhiênkhông phải cứ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có thể tham gia mọi hợp đồngdân sự mà pháp luật có quy định hạn chế quyền tự định đoạt của những người cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ khi tham gia vào một số quan hệ hợp đồng nhằm bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện như: bán trao đổi, cho thuê,cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản cógiá trị lớn của người được giám hộ mà không được sự đồng ý của người giám sát việcgiám hộ Những giao dịch không nằm trong phạm vi thẩm quyền đại diện của ngườiđại diện Bên cạnh đó người có năng lực hành vi dân sự có thể ủy quyền cho ngườiđại diện cho mình tham gia quan hệ hợp đồng trừ trường hợp pháp luật quy định họphải tự mình xác lập thực hiện hợp đồng đó

Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người đã có một phần năng lựchành vi dân sự những chưa đủ họ mới chỉ nhận thức được phần nào đó hành vi củamình Do đó người chưa thành niên khi xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự phải đòihỏi có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những hợp đồng được xác lậpnhằm phục vụ những nhu cầu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quyđịnh khác ( Điều 20 BLDS) Tuy nhiên pháp luật cũng quy định trường hợp riêngcho những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà tham gia các hợp đồng dân sựkhông mang tính chất phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì chỉ được coi là cónăng lực hành vi dân sự để tham gia hợp đồng đó nếu cá nhân đó có đủ tài sản riêng

để thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó

Đối với người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch liên quan đếntài sản của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật và trừ các giaodịch phục vụ nhu cầu hàng ngày ( Điều 23 BLDS) Như vậy cá nhân là người bị hạnchế năng lực hành vi dân sự cũng có thể là chủ thể tham gia hợp đồng dân sự nhưngnhững hợp đồng ấy chỉ nhằm phục vụ nhu cầu hàng ngày của họ còn những hợp đồngđược xác lập mà liên quan đến tài sản có giá trị lớn của họ thì phải có sự đồng ý củangười đại diện

Trang 8

Đối với người dưới 6 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự không có khảnăng thiết lập hợp đồng Trong trường hợp cần thông qua hợp đồng để đáp ứng nhucầu cho những người này thì người đại diện theo pháp luật của họ sẽ thay họ thiết lập

và thực hiện hợp đồng dân sự

Như vậy đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế nănglực hành vi dân sự, người chưa thành niên, người không có năng lực hành vi dân sựkhi tham gia, xác lập thực hiện hợp đồng dân sự phải có người đại diện theo phápluật Tuy nhiên đối với người hạn chế năng lực hành vi dân sự và những người chưathành niên thì người đại diện của họ chỉ có quyền “đồng ý” hay không “ đồng ý” cho

họ tham gia vào các giao dịch chứ không phải quyền trực tiếp xác lập thực hiện hợpđồng dân sự như là người không có hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Đó là những quy định của pháp luật với các cá nhân là người Việt Nam, tuynhiên nhà nước ta cũng quy định các cá nhân là người nước ngoài ( cả người không

có quốc tịch và người có quốc tịch nước ngoài) cũng là chủ thể của hợp đồng dân sự.Theo quy định tại Điều 762 BLDS năm 2005 trong trường hợp người nước ngoài xáclập thực hiện các giao dịch tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người đóđược xác định theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam

Trong thực tiễn pháp luật Việt Nam các tranh chấp về hợp đồng về mặt chủ thể

là không nhiều, ví dụ như bản án số 01/2006/DSST ngày 21 tháng 2 năm 2006 củaTòa án nhân dân huyện VC tỉnh Yên Bái, Tòa đã tuyên hợp đồng chuyển quyền sửdụng đất giữa anh Th và ông C là vô hiệu do ông C là người mất năng lực tráchnhiệm và năng lực hành vi dân sự Hợp đồng chuyển nhượng này đã kí kết với mộtchủ thể không đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự mà không có sự tham gia củangười đại diện (Bản án số 08 – luật hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án)

Vì vậy với các hợp đồng mà được kí kết do chủ thể không đáp ứng được các quy định

về điều kiện chủ thể thì sẽ bị tuyên bố vô hiệu và sẽ được áp dụng xử lí khi hợp đồng

vô hiệu

b) Đối với chủ thể là pháp nhân

Pháp nhân là chủ thể của hợp đồng dân sự Điều 84 BLDS quy định một tổ chứcđược thừa nhận là pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tư cách

Trang 9

là một chủ thể độc lập thì phải có các điều kiện: được thành lập hợp pháp, có cơ cấu

tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệmbằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.Các pháp nhân là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luạt dân sự, có năng lực chủ thểmang tính chuyên biệt, được tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch phù hợp vớimục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân Mục đích và phạm vi hoạt động củapháp nhân được thể hiện trong điều lệ, hoặc quyết định thành lập của pháp nhân(Điều 88 BLDS )

Pháp nhân khi tham gia vào giao kết hợp đồng dân sự phải thông qua hành vicủa người đại diện Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật có thểđại diện theo ủy quyền ( khoản 1 Điều 91 BLDS) Đại diện theo pháp luật của phápnhân là người được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thànhlập pháp nhân đó Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi thực hiện hành viđại diện cho pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia kí kếthợp đồng dân sự

Theo pháp luật thực định, để hợp đồng có có giá trị pháp lí người đại diện phảigiao kết hợp đồng đúng thẩm quyền Khi một hợp đồng được giao kết bởi một ngườiđại diện hợp pháp và trong phạm vi đại diện thì hợp đồng đó có giá trị Ví dụ ngày 6-4-2005 công ty TNHH HQ và công ty Hai Th có kí 2 hợp đồng Theo tòa án TP cáchợp đồng trên đã được đại diện có thẩm quyền của hai bên kí kết phù hợp với giấyđăng kí kinh doanh của các bên nên có giá trị pháp lí ràng buộc các bên thực hiện hợpđồng ( Theo Bản án số 315/2005/KDTM-ST ngày 26-10-2005 của Tòa án nhân dânTP) Tuy nhiên trường hợp vượt quá ủy quyền thể hiện trong vụ án tại Quyết định số03/2004/ HĐTP-KT ngày 26-2-2004 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tốicao, Tòa án nhận định ông C đã vượt quá giới hạn ủy quyền Thực tế là theo tòa ánviệc ông C mang tài sản là căn nhà số A8 đường SVH quận X, Thành phố Hồ ChíMinh không phụ thuộc sở hữu đi bảo lãnh cho công ty TNHH LG vay tiền của ngânhàng CL là vượt quá giới hạn ủy quyền và vi phạm pháp luật nên tòa án tuyên Hợpđồng vay vô hiệu

c) Đối với tổ hợp tác, Hộ gia đình

Trang 10

Tổ hợp tác, và hộ gia đình cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là mộtchủ thể có thể được tham gia hợp đồng dân sự Hộ gia đình là chủ thể hạn chế củaLuật Dân sự Hai loại chủ thể này tham gia các giao dịch phù hợp với phạm vi hoạtđộng của nó Phạm vi hoạt động của tổ hợp tác được thể hiện trong hợp đồng hợp tác(Điều 111 BLDS), phạm vi hoạt động của hộ gia đình do pháp luật quy định ( Điều

đã xác định trong hợp đồng hợp tác Người đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác làthành viên của tổ hợp tác được tổ trưởng tổ hợp tác ủy quyền, người này đại diện cho

tổ hợp tác để tham gia các hợp đồng dân sự trong phạm vi đã được tổ trưởng tổ hợptác ủy quyền

Đối với hộ gia đình tham gia các hợp đồng dân sự thông qua hành vi của ngườiđại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền Người đại diện theo pháp luật của hộ giađình là chủ hộ gia đình đó Người đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình là thànhviên đã thành niên của hộ gia đình đó được chủ hộ ủy quyền

Như vậy, để có thể xác lập, thực hiện các hợp đồng, chủ thể là cá nhân phải cónăng lực hành vi dân sự thích ứng với loại giao dịch hoặc loại hợp đồng mà chủ thể

đó tham gia Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện hợp đồng thông

qua người đại diện hợp pháp, nhưng phải đúng “ phạm vi đại diện” và phải phù hợp với giới hạn về “lĩnh vực hoạt động” của các chủ thể

2.2 Nội dung mục đích của hợp đồng không bị vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

BLDS năm 2005 thừa nhận nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận ( Điều 4).Nhưng để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của công cộng, quyền và lợi ích hợppháp của người khác BLDS năm 2005 cũng quy đinh một số trường hợp hạn chếquyền tự do của các bên trong việc thiết lập hợp đồng Theo đó, nội dung và mụcđích của hợp đồng ( giao dịch dân sự) “ không được vi phạm điều cấm của pháp luật

Trang 11

và không trái đạo đức xã hội ( điểm b khoản 1 điều 122), hợp đồng ( giao dịch dânsự) “ có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì

vô hiệu ( Điều 128)

Nội dung của hợp đồng là tổng hợp quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể thamgia hợp đồng được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng Mục đích của giaodịch dân sự ( hay hợp đồng) là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khixác lập giao dịch đó ( Điều 123)

Điều cấm của pháp luật “ là những quy định của pháp luật không cho phép chủthể thực hiện những hành vi nhất định Và đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng

xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận vàtôn trọng ( Điều 128)

Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản như: đối tượng của hợp đồng làtài sản hay công việc; số lượng, chất lượng của đối tượng đó; giá và phương thứcthanh toán; thời hạn thực hiện hợp đồng …( theo Điều 402 BLDS) và cũng có thể làquyền và nghĩa vụ của các bên Bất kì điều khoản nào trong số đó vi phạm điều cấmcủa pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì hợp đồng cũng bị coi là vô hiệu Ví dụ:trong Quyết định Giám đốc thẩm số 18/2005/DS-GĐT ngày 22/6/2005 của HĐTP–TANDTC , hợp đồng mua bán nhà được xác lập giữa người chuyển nhượng (ViệtNam) với người nhận chuyển nhượng (người Việt Nam định cư ở nước ngoài, khôngthuộc diện được phép có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam), thì bị xem là vô hiệu vì

“có nội dung trái pháp luật”.

Để hợp đồng có hiệu lực thì mục đích của hợp đồng cũng phải không vi phạmđiều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thểthực hiện những hành vi nhất định Đạo đức xã hội là những chuẩn mực xã hội, đượccộng đồng thừa nhận và tôn trọng Vì vậy, một hợp đồng muốn được coi là có hiệulực pháp luật thì hợp đồng đó chỉ lưu thông trao đổi các tài sản được phép giao dịchhoặc thực hiện các công việc không bị pháp luật cấm và không phạm vào sự ứng xửchung được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng

2.3 Người tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện

Ngày đăng: 29/01/2016, 17:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội,Giáo trình luật Dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb.CAND, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb.CAND
2.ThS.TS Lê Kim Giang, Hợp đồng dân sự và các tranh chấp thường gặp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội- 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng dân sự và các tranh chấp thường gặp
Nhà XB: Nxb. Tư pháp
3. Thạc sĩ luật học Đặng Văn Được, Luật gia Tạ Thị Hồng Vân, Hướng dẫn pháp luật hợp đồng dân sự và cơ chế giải quyết tranh chấp trong bộ luật tố tụng dân sự. Nxb. Lao động – Xã hội. Hà Nội -20084. Bộ luật Dân sự năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn pháp luật hợp đồng dân sự và cơ chế giải quyết tranh chấp trong bộ luật tố tụng dân sự
Nhà XB: Nxb. Lao động – Xã hội. Hà Nội -20084. Bộ luật Dân sự năm 2005
6. Luận án Tiến sĩ luật học - Lê Minh Hùng , “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh -2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu lực của hợp đồng theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam”
7. Khóa luận tốt nghiệp – Trần Thị Nhường “ Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành” Hà Nội – 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
8. Tạp chí khoa học. Đại học quốc gia Hà Nội, Chế định hợp đồng dân sự vô hiệu trước yêu cầu sửa đổi, Bổ sung bộ luật dân sự năm 2005,ThS, Bùi Thị Thanh Hằng – Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định hợp đồng dân sự vô hiệu trước yêu cầu sửa đổi, Bổ sung bộ luật dân sự năm 2005
5. Tòa án nhân dân tối cao, Các quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao năm 2005, Hà Nội – 2008 Khác
9. Tưởng Duy Lượng, Xử lý các tranh chấp trong một số án dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2008 Khác
10. TS. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam Bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2008 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w