Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hìnhthức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thứchữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp l
Trang 1MỤC LỤC.
A ĐẶT VẤN ĐỀ………2
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……….3
I Khái niệm, bản chất của hợp đồng dân sự……… 3
1 Khái niệm hợp đồng dân sự……… 3
2 Bản chất của hợp đồng dân sự……… 4
2.1 Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên……….4
2.2 Hợp đồng dân sự là nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự……… 5
II Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự……… 6
1 Khái niệm hiệu lực của hợp đồng dân sự………6
2 Các điều kiện bắt buộc để hợp đồng dân sự có hiệu lực……… 6
2.1 Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự………6
2.2 Nội dung, mục đích của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội………8
2.3 Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng dân sự……… ….9
3 Hình thức của hợp đồng – một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật quy định……….……… 11
3.1 Khái niệm hình thức của hợp đồng dân sự……… 11
3.2 Các hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam……… 13
III Thực tiễn khi áp dụng các qui định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự……… 14
IV Một số hạn chế và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự……….19
C KẾT THÚC VẤN ĐỀ………21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ….22
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, làmột trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nộidung luật dân sự Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hìnhthức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thứchữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình
Các tranh chấp về hợp đồng dân sự ngày một gia tăng và mức độ phứctạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn đểgiải quyết một cách triệt để Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liênquan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệulực của hợp đồng Để giải quyết được các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra:
“Liệu có tồn tại hợp đồng hay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?”
để từ đó xác định các bên có quyền và nghĩa vụ gì Vì vậy, những quy định vềđiều kiện có hiệu lực của hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnhnhững quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường Các quy định nàykhông tồn tại độc lập mà có sự liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong Bộluật dân sự 2005 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp phần nâng cao ýthức cuả các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn,tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo
vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình
đẳng trong giao lưu dân sự Vì những lí do trên mà em đã lựa chọn đề bài: “ Các điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực theo pháp luật hiện hành Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Trang 3B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I Khái niệm, bản chất của hợp đồng dân sự.
1 Khái niệm hợp đồng dân sự.
Để có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể trong xã hội phải tham giavào các giao dịch nhất định thông qua việc trao đổi, dịch chuyển các lợi ích domình tạo ra và nhận lại những lợi ích vật chất cần thiết từ các chủ thể khácnhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của mình Tuy nhiên, việc chuyển giaolợi ích vật chất đó không phải tự nhiên hình thành bởi tài sản không thể tự tìmđến với nhau để thiết lập các quan hệ Các quan hệ tài sản chỉ được hình thành
từ những hành vi có ý chí của chủ thể Mặt khác, nếu chỉ có một bên thể hiện ýchí của mình mà không được bên kia chấp nhận cũng không thể hình thành mộtquan hệ để qua đó thực hiện việc chuyển giao tài sản hoặc một công việc đốivới nhau được Do đó, chỉ khi nào có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa cácbên thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành Quan hệ đó đượcgọi là “Hợp đồng dân sự”
Khái niệm về hợp đồng dân sự cần phải được xem xét ở nhiều phươngdiện khác nhau Theo phương diện khách quan, thì hợp đồng dân sự là các quyphạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong quá trình chuyển dịch các lợi ích vật chất giữa các chủ thể vớinhau Theo phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự màtrong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùngnhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định Theo phương diệnnày, hợp đồng dân sự vừa được xem xét ở dạng cụ thể vừa được xem xét ở dạng
khái quát Nếu định nghĩa dưới dạng cụ thể, thì “hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng” (Điều 1 Pháp lệnh
Trang 4hợp đồng dân sự) Sự liệt kê này rơi vào tình trạng không đầy đủ do đó BLDS
đã định nghĩa hợp đồng dân sự dưới dạng khái quát hơn: “Hợp đồng dân sự là
sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”
2 Bản chất của hợp đồng dân sự.
2.1 Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên.
Hợp đồng là một giao dịch có nhiều bên tham gia để tạo lập sự ràng buộcpháp lý với nhau dựa trên sự cam kết, thỏa thuận Bởi vậy, mặc dù trong luậtthực định và trong lý luận có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp đồng, nhưngchung qui lại, tất cả các định nghĩa đó đều thể hiện một quan điểm nhất quán làluôn xem sự thỏa thuận giữa các bên là một trong các yếu tố thể hiện bản chấtcủa hợp đồng Yếu tố thỏa thuận vừa là nguồn gốc, vừa là cơ sở nền tảng tạonên hợp đồng Không có hợp đồng nào mà không do thỏa thuận và không cóhợp đồng nào được tạo ra mà thiếu yếu tố thỏa thuận
Theo nghĩa thông thường, thỏa thuận là “nhất trí, đồng ý với nhau sau khibàn bạc” Trên phương diện pháp lý, để có thể hình thành nên hợp đồng, phápluật qui định các bên tham gia cùng thương lượng, trao đổi, bàn bạc để đi đến
sự nhất trí chung, dựa trên sự đề nghị của một bên và sự chấp nhận hoàn toàncủa bên kia Nhưng sự thỏa thuận với tư cách là một yếu tố thể hiện bản chấtcủa hợp đồng còn có ý nghĩa tích cực hơn, so với các khái niệm thương lượng,bàn bạc, đồng ý Nếu khái niệm “thương lượng” hay “bàn bạc” dùng để chỉ quátrình thương thuyết, giao dịch giữa các bên và khái niệm “đồng ý” dùng để chỉkết quả của quá trình đó, thì khái niệm “thỏa thuận” ở đây được hiểu là toàn bộquá trình, từ sự thương lượng đến sự “thống nhất ý chí” Đó là quá trình “dunghòa” giữa ý chí các bên, đi từ sự đồng ý của từng bên, đến sự hiệp ý hay gặp gỡ
ý chí của hai hay nhiều bên khác nhau, nhằm đạt được “sự nhất trí chung”, hay
“sự đồng thuận” giữa hai hay nhiều bên đó
Trang 5Bản chất của sự thỏa thuận của là kết quả của sự thống nhất giữa “ý chí”với “sự bày tỏ ý chí” của mỗi bên, đặt trong mối liên hệ thống nhất với sự “ưngthuận” tương ứng của một hoặc các bên khác, tạo thành sự “đồng thuận” củacác bên, nhằm đạt một mục đích xác định Bởi thế, có ý kiến cho rằng, “thỏathuận là sự trùng hợp ý muốn của các bên về một điều gì đó mà các bên mongmuốn đạt được”.
Như vậy, thông qua sự thỏa thuận các bên đã làm nên hợp đồng, tức làmphát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng
Vì vậy, thỏa thuận vừa là tiền đề làm nên hợp đồng, vừa là yếu tố cơ bản cho sựtồn hợp đồng
2.2 Hợp đồng dân sự là nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự.
Một sự thỏa thuận không phải là hợp đồng, nếu không tạo nên hiệu lựcràng buộc giữa các bên Bởi vậy, dấu hiệu thứ hai thể hiện bản chất của hợpđồng là sự thỏa thuận giữa các bên phải nhằm tạo ra một sự ràng buộc pháp lý,tức là sáng tạo ra các quyền và nghĩa vụ mới, ngoài những quyền và nghĩa vụluật định, hoặc làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ ấy
Một sự thỏa thuận mang tính chất xã giao hoặc một lời hứa danh dự, nhưlời hứa sẽ tặng quà nhân ngày sinh nhật, hoặc thỏa thuận sẽ đến dự tiệc ở nhàbạn, hay cùng đi ăn tối với người khác cũng không phải là hợp đồng, vì cácthỏa thuận này không tạo ra sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cácbên Sự vi phạm lời hứa danh dự hoặc các cam kết mang tính chất xã giao nhưtrên có thể làm cho người thất hứa bị mất uy tín, bị dư luận chê trách, nhưngkhông làm phát sinh trách nhiệm pháp lý và không thể bị áp dụng chế tài dân sựnhư trường hợp vi phạm hợp đồng
Như vậy, mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng khôngphải sự thỏa thuận nào của các bên cũng là hợp đồng Chỉ những thỏa thuận tạo
ra một sự ràng buộc pháp lý mới được coi là hợp đồng Bởi vậy, “sự thỏathuận” và “sự tạo ra một ràng buộc pháp lý” là hai dấu hiệu cơ bản tạo nên bản
Trang 6chất của hợp đồng Nghiên cứu bản chất hợp đồng là tiền đề lý luận để xác địnhcác điều kiện có hiệu lực (hay tính hợp pháp) của hợp đồng, nguyên tắc tự dohợp đồng, giá trị pháp lý của hợp đồng, trình tự giao kết hợp đồng, thời điểm cóhiệu lực của hợp đồng và các vấn đề pháp lý quan trọng khác của chế định hợpđồng, đặc biệt là hiệu lực hợp đồng.
II Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
1 Khái niệm hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó.
2 Các điều kiện bắt buộc để hợp đồng dân sự có hiệu lực.
2.1 Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự.
Chủ thể của hợp đồng (hay chủ thể của quan hệ hợp đồng) là nhữngngười tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng hợp đồng, có quyền, nghĩa vụ phátsinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụphát sinh từ hợp đồng đó
Để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, các hệ thống pháp luật đều quiđịnh chủ thể phải có năng lực chủ thể nhất định Theo đó, yêu cầu về chủ thểtham gia hợp đồng “có năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiệntiên quyết để hợp đồng có hiệu lực Pháp luật Việt Nam qui định chủ thể thamgia giao dịch dân sự (hợp đồng) phải “có năng lực hành vi dân sự” (điểm a,khoản 1 Điều 122-BLDS 2005) Cũng theo các qui định của BLDS 2005, chủthể tham gia quan hệ hợp đồng bao gồm các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình,
tổ hợp tác
Đối với cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào hợp
đồng phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của họ Theo qui định của
Trang 7BLDS 2005, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xáclập, thực hiện các hợp đồng dân sự (Điều 19); người chưa thành niên từ đủ 6tuổi đến dưới 18 tuổi là người có một phần năng lực hành vi dân sự thì việc xáclập, thực hiện các hợp đồng của họ phải được người đại diện theo pháp luậtđồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp vớilứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thựchiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 20-BLDS 2005); người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự vàmọi giao dịch liên quan tới người này đều phải được xác lập, thực hiện thôngqua người đại diện hợp pháp (Điều 21-BLDS 2005); người bị tòa án tuyên bốmất năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ và mọi giao dịch liênquan đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người giám hộ (Điều 22-BLDS2005); người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cácgiao dịch liên quan tới tài sản của họ phải được sự đồng ý của người đại diệntheo pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày (Điều 23-BLDS2005).
Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: Pháp nhân là những tổ
chức có đủ các điều kiện được qui định tại Điều 84 BLDS 2005 Các pháp nhân
là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật dân sự, có năng lực chủ thể mang tínhchuyên biệt, được tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch phù hợp với mụcđích và phạm vi hoạt động của pháp nhân Mục đích và phạm vi hoạt động củapháp nhân được thể hiện trong điều lệ, hoặc quyết định thành lập pháp nhân(Điều 88-BLDS 2005) Hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thể hạn chế của LuậtDân sự Hai loại chủ thể này tham gia các giao dịch phù hợp với phạm vi hoạtđộng của nó Phạm vi hoạt động của tổ hợp tác được thể hiện trong hợp đồnghợp tác (Điều 111-BLDS 2005) Phạm vi hoạt động của hộ gia đình do phápluật qui định (Điều 106-BLDS 2005) Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác lànhững tổ chức xã hội chứ không phải là một con người, nên năng lực hành vi
Trang 8dân sự của các chủ thể này không biểu hiện trực tiếp bằng hành vi và ý chí củamột con người cụ thể nào đó, mà được thể hiện bởi ý chung của các thành viên
và được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện, nếu hành vi đó đượcthực hiện nhân danh chủ thể, trong phạm vi đại diện, và tương ứng với phạm vihoạt động của chủ thể đó
Nhìn chung, để có thể xác lập, thực hiện các hợp đồng, chủ thể là cá nhânphải có năng lực hành vi dân sự thích ứng với loại giao dịch hoặc loại hợp đồng
mà chủ thể đó tham gia Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiệnhợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp, nhưng phải đúng ‘phạm vi đạidiện’ và phải phù hợp với giới hạn về lĩnh vực hoạt động của các chủ thể
2.2 Nội dung, mục đích của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
BLDS 2005 thừa nhận nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận (Điều 4).Nhưng để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của công cộng, quyền và lợi íchhợp pháp của người khác, BLDS 2005 cũng qui định một số trường hợp hạn chếquyền tự do của các bên trong việc thiết lập hợp đồng Theo đó, nội dung vàmục đích của hợp đồng (giao dịch dân sự) “không được vi phạm điều cấm củapháp luật và không trái đạo đức xã hội” (Điểm b, khoản 1 Điều 122) Hợp đồng(giao dịch dân sự) “có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật,trái đạo đức xã hội thì vô hiệu” (Điều 128)
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bênchủ thể tham gia hợp đồng được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng.Mục đích của của giao dịch dân sự (hay hợp đồng) là “lợi ích hợp pháp mà cácbên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó” (Điều 123)
Điều cấm của pháp luật “là những quy định của pháp luật không chophép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định” Và, “đạo đức xã hội là nhữngchuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, đượccộng đồng thừa nhận và tôn trọng”
Trang 9Để hợp đồng có hiệu lực thì mục đích của hợp đồng cũng phải không viphạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội Hợp đồng có mụcđích vi phạm điều cấm của pháp luật thì vô hiệu Ví dụ: hợp đồng chuyển quyền
sở hữu nhà ở có mục đích là bán nhà, nhưng thực tế hợp đồng lại ghi là trao đổinhà ở (nhằm mục đích trốn thuế thu nhập chẳng hạn) thì bị pháp luật cấm(khoản 2, Điều 59), nên không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết
Hợp đồng cũng không được trái đạo đức xã hội Mỗi xã hội có quan niệmcủa mình về đạo đức, nên không có đạo đức chung mà chỉ có đạo đức xã hội.Mặc dù khái niệm “đạo đức xã hội” đã được định nghĩa cụ thể, rõ ràng trongBLDS 2005, nhưng phạm trù “đạo đức” thì khá trừu tượng và không phải là bấtbiến, đôi khi phụ thuộc rất lớn vào nhận thức chủ quan của mỗi người Cả trênphương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề như thế nào là hợp đồng trái đạo đức
xã hội hiện vẫn còn nhiều tranh cãi Có quan điểm cho rằng, qui phạm đạo đức
là loại qui phạm vừa mang tính chủ quan của mỗi người, vừa mang tính xã hội
và tính giai chấp sâu sắc Bên cạnh đó, đạo đức còn mang tính dân tộc và tínhhiện đại Trong xã hội hiện đại, quan niệm xã hội về đạo đức đã được nâng lênmột tầm cao mới
2.3 Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng dân sự.
Tự nguyện xác lập, thực hiện hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyếtđịnh là có tham gia hay không tham gia vào hợp đồng theo nguyện vọng của cánhân mình, mà không chịu sự chi phối hay sự tác động, can thiệp chủ quan nào
từ những người khác Pháp luật đòi hỏi những người tham gia xác lập, thực hiệnhợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện Ý chí tự nguyện của chủ thể là một dấuhiệu thuộc yếu tố chủ quan, nếu không được biểu hiện ra bên ngoài, thì ngườikhác không thể biết được Theo quan điểm của TANDTC, thì “người tham giagiao dịch (hợp đồng) hoàn toàn tự nguyện được hiểu là: các bên tham gia giaodịch hoàn toàn tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự nguyện thoả thuậnvới nhau về các nội dung của giao dịch mà không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
từ phía bên kia hoặc của người khác; các bên tự nguyện thoả thuận các vấn đề
Trang 10nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.Quan điểm này thể hiện đúng tinh thần của BLDS 2005.
2.3.1 Hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn.
Nhầm lẫn là “sự không trùng hợp ý chí được thể hiện với mong muốnthật sự của người thể hiện ý chí” Hay nói cụ thể hơn, đó là việc một hoặc cácbên hình dung sai về sự việc, chủ thể, đối tượng hoặc các nội dung của hợpđồng nên đã xác lập hợp đồng trái với ý nguyện đích thực của mình Pháp luậtViệt Nam chỉ chấp nhận hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn về nội dung của hợpđồng Hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung có thể bị vô hiệu theo qui định tại
Điều 131 BLDS 2005 Cụ thể như sau: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo Điều 132 Luật này”.
Ví dụ như người mua bảo hiểm tưởng là khi mua bảo hiểm thì đượchưởng tiền bảo hiểm trong mọi trường hợp có rủi ro, nhưng thực tế là điềukhoản bảo hiểm đã có những loại trừ nên một số loại rủi ro sẽ không được bảohiểm
2.3.2 Hợp đồng giao kết trên cơ sở của sự lừa dối, đe dọa.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ
ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó (Điều 132-BLDS).
Biểu hiện của sự lừa dối là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sựthật khiến chobên kia tin vào các thông tin đó mà xác lập hợp đồng bất lợi cho họ hoặc tráivới nguyện vọng đích thực của họ Hợp đồng giao kết do bị lừa dối có thể bịtòa án tuyên bố vô hiệu khi sự lừa dối đó “do hành vi cố ý” của một bên hoặc
Trang 11của người thứ ba gây ra và đó là nguyên nhân “làm cho bên kia hiểu sai lệch vềchủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung” của hợp đồng mà giao kết hợpđồng trái với nguyện vọng đích thực của họ
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha,
mẹ, vợ, chồng, con của mình (Điều 132-BLDS 2005) Sự đe dọa thường được
hiểu là việc một bên cố ý gây ra sự sợ hãi cho bên kia bằng hành vi bạo lực vậtchất hoặc sự khủng bố tinh thần, làm bên kia tê liệt ý chí hoặc làm mất khảnăng kháng cựnên đã xác lập hợp đồng trái với nguyện vọng đích thực của họ
2.3.3 Hợp đồng giao kết khi một bên không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu (Điều 133-BLDS) Một
người bình thường, vào thời điểm giao kết hợp đồng, đã ở trong tình trạng bịbệnh tâm thần, bệnh thần kinh tới mức không nhận thức, điều khiển được hành
vi của mình hoặc đang sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫnđến việc mất khả năng nhận thức tạm thời… thì được xem là không tự nguyệnxác lập, giao kết hợp đồng.Vấn đề pháp lý đặt ra là người này phải chứngminh được là vào lúc xác lập hợp đồng, họ đang ở trong tình trạng không cókhả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình
3 Hình thức của hợp đồng – một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật quy định.
3.1 Khái niệm hình thức của hợp đồng dân sự.
Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, mà bản chất của nó là sự thỏathuận giữa các bên, và hợp đồng chỉ có thể được tạo lập khi có sự gặp gỡ ý chígiữa các bên Các yếu tố pháp lý cơ bản tạo nên hợp đồng chính là ý chí của