1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành một số vấn đề về lý luận và thực tiễn

24 630 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,65 MB

Nội dung

Trang 1

Lời mở đầu:

Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thuộc loại sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia tức là phần sở hữu của riêng vợ và chồng đối với tài sản chung là không xác định được nhưng có thê phân chia do nhiều sự kiện khác nhau Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích các căn cứ phát sinh và chấm dứt sở hữu chung của vợ chồng, quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung, việc vợ chồng định đoạt tài sản chung theo di chúc và thừa kế di sản của nhau Bài viết nêu ra những quy định của luật pháp về các vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, đồng thời có những đánh giá về các quy định đó trên thực tiễn

khi áp dụng

Trang 2

* Mục lục Trang

I Khái niệm sớ hữu chung và sở hữu chung của vợ chồng

1.1 Khái niệm sở hữu chung -< << << <<x+ 3

1.2 Sở hữu chung của vợ chồng ¿ c1 11t vs 3

II Căn cứ để xác lập quyền sớ hữu chung cúa vợ chồng I1 Kết hôn

II.1.1 Khái niệm kết hôn 2 22 2222222E22E22222222222e 4

II.1.2 Kết hôn là căn cứ phát sinh quyền sở hữu chung

hợp nhất của vợ chồng 222222522 4-6

TI2 Thông qua sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ccccc< s52 6

IL.3 Vợ chong được thừa kê chung, tặng cho chung

II3.1 Cùng được thừa kế chung - - cccssssssssxses :

II.3.2 Cùng được tặng, cho chung -.- 8-9

II Căn cứ để chấm dứt sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng II.1: Vợ hoặc chồng chết hoặc được xác định là đã chết

theo 1 bản án tuyên bố người này đã chết có hiệu lực pháp luật 9-11

IIL2 Ly hon

TH.2.1 Khai niệm ly hôn S2 22222111 2222221211122 II IIL.2.2 Chia tài sản vợ chồng khi ly hôn - - << << <<¿ 2 II.3 Hôn nhân tôn tại nhưng vo chong chia tai san chung 12-14

IV Vo chồng thực hiện quyền sở hữu chung hợp nhất

IV.1 Thực hiện quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng

IV.1.2 Tài sản chung là tài sản bảo đảm thực hiện

H300 0v::ì:8`)/0IaẼ4Í(GyĐdảaẳii‹4ẢẢ 15

IV.2 Vợ chồng định đoạt tài sản chung hợp nhất

Trang 3

VỊ Vợ chồng có quyền thừa kế di sản của nhau

VI.1 Thừa kế theo đi chúc bee 18

VI.2 Thừa kế theo phap ludt cccceeeeeeesesesseeeeeeeeeeeees

Bai lam:

I Khái niệm sớ hữu chung và sở hữu chung vợ chồng L1 Khái niệm sở hữu chung:

Điều 214 Bộ luật dân sự quy định:

“ Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”

Như vậy, có thể hiểu sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản hay tập hợp các tài sản mang giá trị kinh tế nhất định

Sở hữu chung gồm 3 loại:

- Sở hữu chung hợp nhất: là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia (điều 217 BLDS 2005)

- Sở hữu chung theo phần: là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung (điều 216 BLDS)

- Sở hữu chung hỗn hợp: là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận (điều 218 BLDS)

L2 Sở hữu chung của vợ chồng:

Sở hữu chung của vợ chồng thuộc loại sở hữu chung hợp nhất có thê phân chia Căn cứ để xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng do kết hôn, do vợ chồng cùng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân hoặc do cùng được thừa kế chung (theo di chúc), cùng được tặng, cho chung trong thời kỳ hôn nhân

Trang 4

II Căn cứ để xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất cúa vợ chồng:

II.1 Do kết hôn:

HI.1.1 Khái niệm kết hôn:

Định nghĩa: Kết hôn là một hiện tượng xã hội được hình thành do sự liên kết

đặc biệt giữa người nam và người nữ trên cơ sở tự nguyện, bình đăng và tuân

thủ các điều kiện về kết hôn theo luật định

Điều 9 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định:

“Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân thủ theo các điều kiện sau đây:

1 Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

2 Việc kết hôn do nam và nữ tự quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép và cản trở;

3 Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cắm kết hôn được quy

định tại điều 10 của Luật này”

Như vậy, nam nữ muốn kết hôn với nhau phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định, đồng thời không thuộc các trường hợp cắm kết hôn quy định tại điều

10 luật HNGĐ năm 2000 thì được phép kết hơn Ngồi ra việc kết hôn phải

tuân thủ theo những quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn thì mới được coi là hợp pháp

IL1.2 Kết hôn là căn cứ phát sinh quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chẳng:

Khoản 1 điều 27 luật HNGĐ năm 2000 quy định:

“1 Tai san chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chéng tao ra, thu

nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp

khác của vợ chông trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế

Trang 5

tài sản chung

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sẳn chung của vợ chồng Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chông có thỏa thuận

Tài sản chung của vợ chông thuộc sở hữu chung hợp nhất.”

Như vậy có thé thấy, sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng Tài sản của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được thừa kế chung hoặc được tặng choc hung, hay những tài sản khác mà vợ chồng thỏa

thuận là tài sản chung đều được coi là tài sản chung của vợ chồng Vì vậy, sự

kiện kết hôn là căn cứ cơ bản và trực tiếp làm phát sinh sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng

Tuy nhiên, sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng chỉ tồn tại ở chế độ dân chủ nhân dân Dưới chế độ phong kiến trước đây, người phụ nữ khi xuất giá không

được giữ lại bất cứ thứ gì là của riêng mình, mọi tài sản đều thuộc sở hữu của

người chồng Gia đình trong chế độ phong kiến là gia đình gia trưởng phụ hệ, ở đó quyền định đoạt tài sản đều thuộc về người gia trưởng (cha, mẹ, chồng) còn các thành viên khác (vợ, con cái) không có quyền này Quy định này dễ dàng được tìm thấy trong các bộ luật trước đây (bộ Quốc Triều Hình Luật hay bộ

Hoàng Việt Luật Lệ)

Trang 6

cần thiết phải có các quy định nhằm nâng cao địa vị của người vợ, mặt khác cũng là hình thức xóa bỏ những tàn dư của chế độ cũ

Về tài sản chung của vợ chồng, pháp luật hiện hành quy định tài sản chung của

VỢ chồng là tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất và các

thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được thừa kế chung hoặc tặng choc hung hay những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản

chung (điều 27 Luật HNGĐ 2000) Như vậy những tài sản trước thời kỳ hôn

nhân, tài sản được cho riêng, thừa kế riêng hoặc những tư trang cá nhân đều

được coi là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận

khác (điều 32 Luật HNGĐ 2000) Như vậy, pháp luật hiện hành quy định vợ,

chồng được phép có tài sản riêng Quy định này được kế thừa từ luật HNGĐ năm 86 Trước đây, luật HNGĐ năm 59 quy định tat cả tài sản của vợ chồng, dù là trước hay trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung (điều 15

luật HNGĐ năm 59) Sở dĩ quy định như vậy là vì bối cảnh lịch sử khi đó,

muốn xóa bỏ hết tàn dư phong kiến nên các nhà làm luật đã quy định tắt cả tài

sản có trước và trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung và vợ chồng đều được quyền định đoạt ngang nhau với tài sản đó

I2 Do cợ chồng cùng tạo lập khối tài sản chung thông qua sắn xuất, kinh doanh, dịch vụ

Tài sản chung thông qua sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là những hoa lợi, lợi tức hay nhưng thành quả lao động khác của vợ chồng dé có tài sản thông

qua lao động, kinh doanh hay làm dịch vụ của vợ, chồng

Kế từ thời điểm kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì mọi thu nhập của hai vợ chồng hoặc thu nhập của vợ hoặc chồng đều được coi là thu nhập

chung, mà không có sự phân biệt nào cả Nói cách khác, không có sự phân biệt xem aI là người tạo ra nhiều hơn, ai tạo ra ít hơn Có thể cả hai cùng tạo ra khối

Trang 7

vẫn được coi là tài sản chung Đặc điểm này được thể hiện trong điều 27 Luật

HNGD nam 2000

Như vậy, căn cứ để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng là do thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác từ các thành phần kinh tế

I.3 Do vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung

Đây cũng được coi là căn cứ đề xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng, tuy

nhiên không phổ biến bằng hai căn cứ nêu trên

II.3.1 Vợ chồng cùng được thừa kế chung:

Được thừa kế chung ở đây chỉ có thé hiểu là thừa kế theo di chúc Nghĩa là cả vợ và chồng đều được chỉ định trong di chúc là người thừa kế phần di san để lại Đây là căn cứ để phân biệt việc vợ chồng được thừa kế với tư cách là những

người thừa kế riêng

Ví dụ: Ông A qua đời, để lại di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của mình là 100 triệu đồng cho vợ chồng anh chị B, C Trong di chúc ghi rõ người thừa kế là anh B và chị C và số tiền ông A để lại là trao cho cả hai người, không nói gì

thêm Như vậy, số tiền 100 triệu đó sẽ thuộc sở hữu chung của vợ chồng anh chị B, C do được thừa kế chung

Trường hợp cả vợ và chồng đều được định đoạt là người thừa kế nhưng trong di chúc lại định đoạt phần di sản từng người được hưởng thì không thể coi đó là tài sản chung mà phải hiểu đó là tài sản được thừa kế riêng, nếu người đó không định đoạt ý chỉ sát nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng

Ví dụ: Cũng với tình huống trên, giả sử trong di chúc ông A ghi rõ anh B được

hưởng 60 triệu, chị C được hưởng 40 triệu thì 60 triệu và 40 triệu đó thuộc về

tài sản riêng của anh B và chị C Trường hợp anh B và chị C thống nhất nhập khoản tiền đó vào tài sản chung thì đó lại được coi là tài sản chung của vợ

Trang 8

Như vậy, có thé thay, chỉ phát sinh sở hữu chung của vợ chồng nếu cả vợ và

chồng cùng định đoạt trong di chúc và cùng được thừa kế chung

11.3.2 Vo chồng cùng được tặng, cho chung

Tài sản mà bố mẹ vợ, bố mẹ chồng hoặc bạn bè, người thân thích tặng cho vợ và chồng thì tài sản đó được xác định là tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng

Nghe thì có vẻ đơn gian, tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại những tranh chấp xung quanh sự kiện này Một cặp vợ chồng mới kết hôn, thành lập 1 hộ riêng, không cùng chung sống với bố mẹ thì được bố mẹ một trong hai bên hay cả hai tặng cho vợ, chồng một căn nhà và I mảnh đất hay một khoản tiền nào đó để ổn

định cuộc sống Nếu như vợ chồng sống hòa thuận, yêu thương nhau thì không

có gì đáng nói, nhưng nếu cuộc sống không hạnh phúc như mong muốn, tình

cảm nhạt phai dần, không còn được mặn nồng như lúc đầu bởi nạn bạo hành

gia đình, ngoại tình thì vấn đề lại trở nên phức tạp hơn Có trường hợp vợ

chồng ly hôn, ngôi nhà hoặc diện tích đất được bố mẹ tặng cho không có văn

bản hay hợp đồng tặng cho hay bất kỳ giấy tờ nào Do vậy, người vợ và người chồng đã không có được tài sản được chia từ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân do tặng choc hung khi ly hôn Sở dĩ có những tình trạng như vậy là do những nguyên nhân sau đây:

- Do cách sống trọng tình nghĩa của người Việt Nam, khi tình cảm đang mặn nồng, người ta thường ngại khi nói đến vấn đề tài sản vì vậy khi tặng cho đã không có bất kỳ một văn bản hay giấy tờ nào Đến khi có vẫn đề gì xảy ra lại không có căn cứ để Toag án giải quyết vụ việc, ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng

Trang 9

Về giải pháp cho vấn đề này, thiết nghĩ vợ, chồng khi nhận được tài sản tặng,

cho cần tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở (điều 93 Luật nhà ở năm 2005) Việc tặng cho nhà ở phải được lập thành hợp đồng và có những nội dung được quy định tại khoản 2 điều

93 Luật nhà ở năm 2005:

a) Tên và địa chỉ của các bên; b) Mô tả đặc điểm của nhà ở;

c) Giá và phương thức thanh toán nếu trong hợp đồng có thoả thuận về giá;

d) Thời gian giao nhận nha ở; thời gian bảo hành (nếu có); thời hạn cho thuê;

cho mượn, cho ở nhờ; uỷ quyền quản lý: đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên; e) Cam kết của các bên;

ø) Các thỏa thuận khác;

h) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng hoặc ký văn bản;

i) Chit ky cia cdc bên (nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ của

người ký)

Sự việc trở nên phức tạp không phải do bản chất của nó mà là do các chủ thể không tuân thủ các hình thức, thủ tục bắt buộc khi chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sán mà theo quy định của pháp luật thì hợp đồng phải có công chứng, chứng thực

Vì vậy, cần phải tuân thủ các quy định đó nhằm tránh trường hợp hôn nhân

không đạt được mục đích, quyền và lợi ích của người chồng hoặc người vợ bị xâm hại mà không được bảo vệ

III- Căn cứ để chấm dứt sớ hữu chung hợp nhất của vo", chồng

Trang 10

Khi một bên vợ hoặc chồng chết trước hoặc được xác định là đã chết theo 1 bản án tuyên bố người này đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ sở hữu chung hợp nhất chấm dứt Tòa án chỉ ra quyết định tuyên bố một người đã chết khi người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu và phải thỏa mãn một trong các

trường hợp được quy định tại điều 81 Bộ luật dân sự năm 2005

Điều 81 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“1 Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên

bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:

a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực

pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

€) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích năm năm liên trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống;thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này ”

Do đặc điểm của sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là có thể phân chia

được Do vậy, khi chia tài sản chung hợp nhất thì có thể chia theo thỏa thuận

hoặc do Tòa án quy định Khoản 4 điều 219 BLDS quy định: “ Tài sản chung của vợ chồng có thể được phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án” Phần di sản của người chết sẽ được đem chia theo di chúc hoặc theo pháp luật Khi vợ hoặc chồng chết trước thì phần tài sản của họ trong khối tài sản chung hợp nhất đó là 1⁄2 tổng giá trị tài sản và tài sản riêng ( tài sản được

Trang 11

Tuy nhiên, trên thực tế, việc một người có vợ mà lại chung sống như vợ chồng

đối với người khác thì sẽ giải quyết tài sản của họ để lại như thế nào khi họ chết? Về vấn đề này, Nghị định 77/2001/NĐ-CP quy định chỉ tiết về đăng ký

kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc Hội về việc thi hành Luật hôn nhân gia đình Đối với những trường hợp sống với nhau như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn, điều 2 Nghị định 77/2001/NĐ-CP quy định:

“1 Những trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, mà chưa đăng ký kết hôn, thì được Nhà nước khuyến khích và tạo

điêu kiện thuận tiện cho đăng ký kết hôn Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về thời gian

2 Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chông từ ngày 03 tháng 01 năm

1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định

của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì pháp luật

không công nhận họ là vợ chồng.”

Những quy định tại Nghị định 77/2001/NĐ-CP là phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội ở nước ta, một đất nước mà ý thức pháp luật ngày càng được đề cao, dân trí ngày càng phát triển thì không thể chấp nhận việc quan hệ vợ chồng

không hợp pháp, góp phần loại bỏ hôn nhân bất hợp pháp Và đương nhiên, tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng chỉ được xem xét đối với hôn nhân hợp

pháp, những trường hợp kết hôn trái với quy định pháp luật và nghị định trên đều không được xem xét đến tài sản chung

HI.2 Ly hôn

17.2.1: Ly hon:

Trang 12

không đạt được, vợ chồng thường xuyên không nhìn mặt nhau, không mảy may quan tâm đến nhau thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn Tòa nhận đơn ly hôn sẽ tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành hoặc cảm thấy hai bên không thẻ tiếp tục sống chung thì Tòa án sẽ quyết định cho ly hôn ( điều 89 luật HNGĐ 2000) Khi ly hôn, tài sản của vợ chồng sẽ được chia theo thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm được quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án sẽ quyết định (điều 90 Luật HNGD năm 2000)

LHI.2.2: Chúa tài sản khi ly hôn:

Về nguyên tắc, việc chia tài sản khi ly hôn phải tuân thủ theo các quy định tại khoản 2 điều 95 Luật HNGĐ 2000 Khoản 2 điều 95 Luật HNGĐ quy định:

“a) Tài sản chung của vợ chông về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có

xem xét hồn cảnh của mơi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi

bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vì dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự ni mình;

€©) Bảo vệ lợi ích chính đáng của môi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điêu kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

đ) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phân tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phân mình được

hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.”

Như vậy, về nguyên tắc thì tài sản chung hợp nhất sẽ được chia hai, nhưng cần

Trang 13

HI.3 Hôn nhân tồn tại nhưng vợ chồng chia tài sản chung

Điều 29 Luật HNGĐ năm 2000 quy định về việc chia tai sản chung trong thời

kỳ hôn nhân:

*1 Khi hôn nhân tôn tại, trong trường hợp vợ chông đầu tư kinh doanh

riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ

chồng có thể thỏa thuận chia tài sẳn chung; việc chia tài sẳn chung phải lập

thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu câu Tòa án giải

quyết

2 Việc chia tài sản chung của vợ chông nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.”

Như vậy, việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm giải quyết quyền tự do kinh doanh, và phát huy khả năng sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ của mỗi người Việc phân chia đó chỉ làm chấm dứt quyền sở hữu

chung hợp nhất với tài sản được chia, tài sản còn lại vẫn được coi là tài sản

chung (điều 30 Luật HNGĐ năm 2000)

Việc chia tài sản chung phải tuân thủ những quy định về hình thức và thủ

tục theo pháp luật vì thực chất đó là một giao dịch dân sự (bất động sản hoặc

động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì việc phân chia tài sản phải có công chứng hoặc chứng thực)

Vậy đối với người mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự thì liệu họ có được quyền chia tài sản chung khi đang trong thời kỳ hôn nhân hay không?

- Đối với những người hạn chế năng lực dân sự theo bản án có hiệu lực thì thực chất họ là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng do phá tán tài sản, mà không mắc bệnh thì vẫn có quyền được chia tài sản chung

Trang 14

lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó” Như vậy, nếu người đó bị mat

năng lực hành vi dân sự thì người đó phải có sự đồng ý của người đại diện (là vợ hoặc chồng) thì mới được chia tài sản chung

Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi đang trong thời kỳ hôn nhân có thể là chia toàn bộ tài sản chung hoặc chỉ chia một phần tài sản chung Việc này có thê dẫn đến nhiều hậu quả

- Trường hợp vợ chồng chia toàn bộ tài sản chung: Khi đó, vợ chồng chỉ còn ràng buộc nhau về quan hệ nhân thân, mỗi người chỉ mải mê kinh doanh riền nhằm phục vụ lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến bồn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình, trách nhiệm đối với người vợ, người chồng trong gia đình Điều đó sẽ gây mất ý nghĩa văn hóa, xã hội; nét đẹp truyền thống trong gia đình không còn, yếu tố tình cảm bị lu mờ vì lợi ích vật chất - Trường hợp cả hai vợ chồng vừa có vốn riêng, vừa là chủ thẻ trong tài sản chung không chia của vợ chồng thì vốn riêng của ai sẽ do người đó định đoạt, có thể việc định đoạt đó là tiêu cực, thậm chí trái pháp luật Do đó sẽ là nguyên

nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ vợ chong

Vi vay, co thé thay điều luật quy định như vậy là lợi bất cập hại, hiệu quả điều

chỉnh chưa cao

IV Vợ chồng thực hiện quyền sớ hữu chung hợp nhất 1W.I Thực hiện quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng

Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung Điều 219 BLDS 2005 quy định: “2 Vợ, chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyỀn ngang

nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung” Như vậy vợ, chồng có quyền quản lý tài sản chung, cùng khai thác công dụng của tài sản

Trang 15

nhất ý chí của vợ, chồng: đầu tư, kinh doanh tài sản chung thì vợ chồng đều có

quyền quy định Vợ chồng đều có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người thứ ba, vê việc thực hiện quyên sở hữu chung tài sản của vợ chông

TE.I.I Tài sản của vợ chồng là các đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng:

Trong cuộc sống, vợ chồng có quyền chuyển giao quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác thông qua các giao dịch dân sự Ví dụ: hợp đồng cho thuê, cho mượn

- Về nguyên tắc, phải có sự đồng ý của hai vợ chồng (cùng đứng tên trong hợp đồng cho thuê, cho mượn hay ủy quyền cho nhau trong giao kết hợp đồng bằng

văn bản cụ thể) Với những tài sản mà pháp luật yêu cầu phải chứng thực hay

công chứng thì cũng phải tuân theo quy định của pháp luật Khi đó, những lợi ích thu được từ hợp đồng đó sẽ là sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng Tuy nhiên, đối với những tài sản có giá trị nhỏ, ảnh hưởng không lớn và không phải đăng ký quyền sở hữu, đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày thì không buộc có

sự đồng ý của hai vợ chồng VÌ VIỆC lấy tài sản đó từ người mượn không may

khó khăn, không cần thông qua bat kỳ một thủ tục nào

IV.1.2 Tai san chung là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:

Trong quan hệ dân sự, mà vợ chồng là bên có nghĩa vụ dân sự và nghĩa vụ đó bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng (bảo lãnh, ký quỹ, cầm có, thế chấp, đặt cọc ) thì phải có sự đồng ý của hai vợ chồng Sự đồng ý của hai vợ chồng thê hiện qua việc vợ, chồng cùng có tên trong hợp đồng cầm có, thế chấp và phải cùng ký tên vào hợp đồng phụ với tư cách là bên thực hiện nghĩa vụ có tài sản bảo đảm xác định được trong hợp đồng đó

IV.2 Vợ chồng định đoạt tài sản chung hợp nhất

Trang 16

Điều 223 BLDS năm 2005 và khoản I điều 28 Luật HNGĐ năm 2000 đều quy

định vợ chồng bình dang trong viéc dinh doat tai san chung Viéc dinh doat tai sản chung phải có sự thỏa thuận của vợ chồng (bán, cho vay, tặng, thừa kế theo

di chúc chung)

Về nguyên tắc, việc định đoạt tài sản chung phải được sự đồng thuận của

vợ chồng Như vậy, trong các hợp đồng chuyển giao tài sản thì vợ và chồng cùng đứng tên trong hợp đồng là bên chuyển giao quyền sở hữu hay chuyển

nhượng quyền sử dụng đắt

Nhưng trên thực tế, tranh chấp do chỉ một người đứng tên trong hợp đồng

dẫn đến tranh chấp giữa bên mua và bên bán, tranh chấp giữa vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản chung do chủ thể trong quan hệ pháp luật đó không am hiểu pháp luật hay có tình không tuân theo Vì vậy, pháp luật quy định bảo

vệ lợi ích của bên tham gia giao dịch chỉ với vợ và chồng bằng trách nhiệm liên

đới Điều 25 Luật HNGD 2000 quy định:

“Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự

hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt

thiết yếu của gia đình.”

1.2.2 Vựụ chồng từ bó quyền sở hữu chung:

Điều 197 BLDS quy định: “Chú sở hữu có quyên bán, trao đổi, tặng cho, cho

vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với

quy định của pháp luật đối với tài sản” Như vậy vợ chồng có quyền từ bỏ tài

sản chung của hai vợ chồng Việc từ bỏ thể hiện thông qua các giao dịch hợp

pháp để chuyền giao tài sản như mua bán, trao đổi và cùng định đoạt tài sản theo cách là từ bỏ quyền sở hữu chung

V Vợ chồng định đoạt tài sắn chung theo di chúc

Vợ chồng có quyền được lập di chúc chung đề định đoạt tài sản chung của mình (điều 663 BLDS) Về hiệu lực của di chúc, di chúc chung của vợ, chồng

Trang 17

chết (điều 668 BLDS) Quy định trên về hiệu lực của di chúc chung trên thực tế

bộc lộ nhiều mặt hạn chế:

- Có thê vợ hoặc chồng chết trẻ, khi đó người còn sống có thê sống thêm hai, ba

chục năm nữa thì lúc đó di chúc mới có hiệu lực Như vậy có nghĩa là những

người thừa kế khác phải đợi từng ấy thời gian để được hưởng di sản thừa kế

khiến cho thời gian chờ đợi là quá lâu, khó kiên trì đợi được Hơn nữa, di sản

chưa chia do một người nắm giữ có thể dẫn đến hậu quả gây lãng phí và giảm sút vì nhiều lý do Vậy là vô hình chung pháp luật đã ngăn chặn ý chí của người chết, tạo ra nhiều bất ôn trong quan hệ gia đình hay giữa những người thừa kế - Người vợ hoặc người chồng còn sống có quyền quán lý và sử dụng tài sản chung Họ vừa là chủ thể sở hữu phần tài sản của mình trong tài sản chung, vừa là người thừa kế theo di chúc phần tài sản chưa được chia (do chưa phát sinh hiệu lực di chúc) Vậy nếu người vợ, người chồng còn sống sử dụng di sản

chưa chia vào kinh doanh, sản xuất thu lợi nhuận thì lợi nhuận đó là tài sản

chung hay riêng?

- Trường hợp người vợ người chồng còn sống muốn chia di sản từ di chúc của

người chết trẻ thì lại không thể được do vướng mắc quy định của pháp luật - Nếu người chết mà có nghĩa vụ thanh toán thì ai sẽ thanh toán? Nếu vợ thì sẽ lấy tư cách gì? Người thừa kế hay người được ủy nhiệm thanh toán?

Bên cạnh việc quy định vợ chồng được phép lập di chúc chung, pháp luật còn quy định việc vợ hoặc chồng có quyền sửa đổi, bé sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc chung Điều 664 BLDS quy định:

“1 Vợ, chồng có thể sửa đối, bồ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc chung bắt cứ lúc nào

2 Khi vợ, chỗng muốn sửa đổi, bồ sung, thay thế, hủúy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có

Trang 18

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, quy định trên là không phù hợp, còn nhiều vướng mắc bởi các nguyên nhân sau:

- Khoản 2 điều 664 quy định phải được sự đồng ý của người kia thì mới được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ Vậy sự đồng ý này phải được thể hiện như thế nào??? Đồng ý ở đây là đồng ý cho thay đổi nội dung di chúc còn thay đổi như thế nào (người thừa kế, nghĩa vụ thực hiện, di tặng di sản, truất quyền thừa kế ) thì liệu người thay đổi có quyền hay không thì không được quy định

- Khoản 2 điều 664 quy định: Nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình Vậy “phần tài sản của mình” ở đây được hiểu thế nào? Là phần tài sản riêng hay tài sản theo suy đoán bằng 1⁄2 tài sản chung của vợ chồng khi còn sống???

Về việc giải quyết những bất cập này, xét thấy chúng ta nên quay lại quy định như điều 671 BLDS năm 1995 là hợp lý hơn Điều 671 BLDS năm 1995 quy

định:

“Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phân di sản của người chết trong tài sản

chung có hiệu lực pháp luật; néu vo, chong có thoả thuận trong đi chúc về thời

điểm có hiệu lực của di chúc là thời điển người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chông theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó ”

VỊ Vợ chồng có quyền thừa kế di sản của nhau

VI.1 Thừa kế theo di chúc

Vợ, chồng được quyền thừa kế tài sản của nhau theo di chúc Trong trường hợp

trong di chúc, di sản bị định đoạt toàn bộ cho người khác, hay vợ hoặc chồng

chỉ được nhân phần di sản nhỏ hơn 2/3 của một suất ( trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản) thì họ vẫn được hưởng 2/3 của một suất di sản theo điều 669 BLDS Điều 669 BLDS năm 2005 quy định:

Trang 19

của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ

cho hưởng phân di sản ít hơn hai phân ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1 Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2 Con đã thành niên mà không có khả năng lao động ”

Mục đích của việc quy định như vậy là nhằm hạn chế quyền định đoạt của người lập di chúc và bảo vệ quyền của người thừa kế không thuộc vào nội dung của di chúc

Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị kết án về hành vi có ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc có hành vi ngược đãi đối với người để lại di sản, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (điểm a đến d khoản 1 điều 643 BLDS năm 2005) thì họ sẽ không được hưởng dù đã được xóa án tích

Điều 669 quy định, vợ hoặc chồng bị truất có quyền hưởng 2/3 giá tri 1 suất di sản dé lai Vay 1 suất di sản để lại được tính như thế nào ? Chúng ta có công thức :

KPBB = 2/3 (DS : STK)

Trong đó :

KPBB là kỷ phần bắt buộc, tức là phần di sản mà người thừa kế được

hưởng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc ;

DS: Tổng di sản sau khi trừ đi di sản dùng vào việc thờ cúng, các nghĩa vụ về tài sản và các chi phí khác theo điều 683 BLDS;

Trang 20

sau khi đã loại trừ người thừa kế từ chối quyền hưởng di sản, người thừa kế

không có quyền hưởng di sản theo điều 643 BLDS

Ví dụ: Ông A và bà B kết hôn năm 1984 đến năm 1985 sinh được anh C Năm

2010, ông A qua đời, để lại đi chúc trao toàn bộ đi sản cho anh C là 150 triệu

đồng Đến tháng 4 năm 2011, bà B kiện ra Tòa đòi chia di sản của ông A Vì bà B là vợ hợp pháp của ông A nên bà B được nhận 2/3 của 1 suất di sản theo điều 669 BLDS 1 suất di sản của ông A để lại được tính bằng công thức : (150 triệu) : 2 ( 2 ở đây là 2 người bà B và anh C thuộc hàng thừa kế thứ nhất

theo pháp luật) = 7Š triệu

Bà B sẽ nhận được = 2/3 (75 triệu) = 50 triệu

Còn lại C nhận được: 150 triệu — 50 triệu = 100 triệu VI.2 Thừa kế theo pháp luật:

Việc thừa kế theo pháp luật chỉ được đặt ra nếu người có tài sản chết đi không

để lại di chúc hoặc thỏa mãn một trong các điểm được quy định tại điều 675

BLDS 2005 Điều 675 BLDS 2005 quy định:

*1 Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có đi chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

©) Những người thừa kế theo di chúc đêu chết trước hoặc chết cùng thời

điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế,

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có

quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyên nhận di sản

2 Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau

đây:

Trang 21

luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng ho không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết

cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được

hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế””

Di chúc không hợp pháp là di chúc vi phạm các quy định trong điều 652 BLDS 2005 về di chúc hợp pháp

Vợ và chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất di sản của nhau

Điều 676 BLDS 2005 quy định:

%1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gôm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ

nuôi, con để, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gôm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hang thita kế thứ ba gôm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,

chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, đì ruột, chắt ruột của người

chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

2 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

3 Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản ”

Trang 22

phải thỏa mãn các điều kiện kết hôn theo luật HNGĐ thì mới được quyền hưởng di sản

Trường hợp, vợ hoặc chồng chết cùng thời điểm thì xử lý theo điều 641 BLDS năm 2005:

“Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đêu chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định

được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của môi người do người thừa kế của

người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của

Bộ luật này ”

Như vậy, nếu vợ và chồng chết cùng thời điểm, thì vợ hoặc chồng không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người sẽ do người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của họ hưởng

Ví dụ: Ông A và bà B chết cùng thời điểm do tai nạn ô tô Khi còn sống ông bà đã có với nhau 2 người con trai là anh C (30 tuổi), anh D (25 tuổi) Khi chết ông A để lại 100 triệu và không lập di chúc Số tiền 100 triệu của ông A sẽ đem chia theo pháp luật theo hàng thừa kế thứ nhất gồm anh C và anh D Bà B chết

cùng thời điểm nên không được nhận di sản Vậy anh C và anh D được nhận

Trang 23

Kết luận:

Tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thuộc loại tài sản chung hợp nhất có thể phân chia Các căn cứ để hình thành tài sản chung của vợ chồng gồm các sự kiện như kết hôn; vợ chồng cùng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; được thừa kế chung hoặc tặng choc hung Tài sản chung của vợ chồng có thể bị chấm dứt bởi các căn cứ như chia tai sản sau khi ly hôn; hai vợ chồng chết cùng thời điểm hoặc có bản án của Tòa án tuyên một người đã chết có hiệu lực hoặc vợ chồng chia tài sản chung ngay trong thời kỳ hôn nhân vì mục đích buôn bán, kinh

doanh của mỗi người Việc chia tài sản vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, nếu

Trang 24

Danh mục tài liệu tham khảo:

1 TS Phùng Trung Tập, Quyền sở hữu và sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

2 TS Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập một),

Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010

3 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 4 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995

5 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt

Nam, Nxb Công an nhân dân, 2009

6 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt

Nam, Nxb Công an nhân dân, 2010

Ngày đăng: 18/12/2014, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w