1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn

22 652 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 153,31 KB

Nội dung

Trong đó, đặc biệt phải kể đến Điều 34BLDS 2005 quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể BPCT sau khi chết; Luậthiến, lấy, ghép mô, BPCT 2006 cũng quy định về các điều kiện của cá nhân

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

A – ĐẶT VẤN ĐỀ……… 2

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:……… 2

I – CƠ SỞ CỦA VIỆC HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT 2 1 Cơ sở lý luận……… 2

2 Cơ sở thực tiễn……… 3

II – NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYỀN HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT……… 4

1 Yếu tố kinh tế và xã hội……… 4

2 Yếu tố tôn giáo và tâm lý……… 4

3 Yếu tố văn hóa truyền thống……… 4

4 Yếu tố trình độ dân trí……… 5

III – QUYỀN HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH……… 5

1 Khái niệm, đặc điểm của quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết…… 5

a Khái niệm……… 5

b Đặc điểm……… 5

2 Các nguyên tắc trong vấn đề hiến xác của cá nhân sau khi chết……… 7

3 Điều kiện hiến xác của cá nhân sau khi chết……… 12

a Điều kiện về chủ thể……… 12

b Điều kiện về sức khỏe……… 12

c Điều kiện về trình tự và thủ tục……… 13

d Được pháp luật bảo đảm đúng mục đích của người hiến……… 14

IV – THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG QUYỀN HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ……… 14

1 Thực trạng……… 14

2 Một số kiến nghị……… 16

C – KẾT THÚC VẤN ĐỀ 21

Trang 2

A - ĐẶT VẤN ĐỀ

Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngàycàng được phát triển, mở rộng Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhânthân là một phần rất quan trọng Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơbản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ

Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trongpháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS) Việc Nhà nước ban hành vàquy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS là sự khẳng định của Nhànước đối với các giá trị của quyền nhân thân Trong đó, đặc biệt phải kể đến Điều 34BLDS 2005 quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể (BPCT) sau khi chết; Luậthiến, lấy, ghép mô, BPCT 2006 cũng quy định về các điều kiện của cá nhân hiếnxác, hiến mô, BPCT của mình sau khi chết Đây được xem là những quy định rấtmới trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam, là một bước đột phá và được coi là cuộccách mạng trong quan niệm về sự sống, cái chết của con người

Trong phạm vi bài tiểu luận này, em không đi sâu vào tất cả các khía cạnh của

ý nghĩa xã hội xung quanh vấn đề hiến BPCT, hiến xác sau khi chết của cá nhân mà

chỉ tập trung về Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề về

lý luận và thực tiễn.

B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I - CƠ SỞ CỦA VIỆC HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT

1 Cơ sở lý luận:

Con người luôn là trung tâm, là tâm điểm hướng tới của mọi cuộc cách mạng

xã hội Việc ghi nhận các quyền của con người là một trong những yếu tố đánh giá

sự tiến bộ của từng giai đoạn lịch sử, của từng nhà nước khác nhau Nhà nước ViệtNam luôn coi trọng các quyền của con người – trong đó có quyền nhân thân

Con người có quyền quyết định đối với những gì thuộc về mình như quyềnnhân thân, con người có quyền được bảo vệ tên tuổi, danh dự…có quyền cho haykhông cho người khác sử dụng bộ phận của quyền nhân thân Khi hiến xác thì những

bộ phận trên cơ thể con người sẽ được dùng vào các mục đích y tế, nghiên cứu khoahọc…

Trang 3

Về mặt sinh học, con người là một cơ thể thống nhất bao gồm nhiều bộ phận

hợp lại để hoạt động Tuy nhiên không phải ai sinh ra các BPCT cũng hoàn thiện mà

có những người họ bị khuyết thiếu một bộ phận nào đó hay có những người sinh ra

họ phát triển bình thường nhưng vì một lý do nào đó họ bị mất đi Mặt khác, trênthực tế có những người do tai nạn hay vì tình thương, vì sự nhân đạo, họ tự nguyệnhiến xác mình cho người khác để cứu chữa bệnh hay nhằm mục đích phục vụ chonhu cầu nghiên cứu khoa học

Về mặt pháp lý, quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người đã được quy định

trong Hiến pháp 1992 và BLDS 1995, và lần đầu tiên quyền hiến xác sau khi chếtđược thừa nhận và quy định tại Điều 34 BLDS 2005

Ở nước ta những người chết vì rủi ro, bão lũ, tai nạn giao thông hàng năm là rấtlớn Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2006 đã có 6000 người chết do tai nạngiao thông, cứ bình quân mỗi tháng là 1000 người chết (Báo Tuổi trẻ ngày10/8/2006) Đó là một việc không may nhưng một người chết có thể cứu được ítnhất bảy người: 2 quả thận – 2 người, 2 lá phổi – 2 người, tim – 1 người, gan có thểcho 2 hoặc 3 người, chưa kể giác mạc và ruột cũng có thể cứu chữa người bệnh Nhưvậy việc hiến xác của cá nhân có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa vô cùng tolớn

Sự nghiệp đổi mới mở cửa phát triển kinh tế, nhiều nhà máy, xí nghiệp ra đời

và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nhưng bên cạnh đó là mặt trái củaquá trình phát triển kinh tế đã dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, môi trường ô nhiễm, ngàycàng nhiều loại bệnh phát sinh: viêm gan A, B, teo thận… Thực tế cho thấy một sốnước trên thế giới như Pháp, Mỹ…đã cho phép hiến xác sau khi chết và đã đem lạinhững kết quả ấn tượng, mỗi người bệnh sau khi được ghép thận, gan có khả năngsống cao hơn, lâu dài hơn và chi phí ít tốn kém hơn so với chạy thận nhân tạo…

Trang 4

Việc pháp luật thừa nhận quy định quyền hiến xác sau khi chết sẽ tạo hành langpháp lý để ngành giải phẫu học nước ta có những bước đột phá trong những năm tới.

II – NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYỀN HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT

1 Yếu tố kinh tế - xã hội

Pháp luật nước ta có sự điều chỉnh quy định nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiềuquy định mới được ban hành để điều chỉnh quan hệ xã hội mới Kinh tế phát triển,đời sống nhân dân nâng cao, quyền lợi của con người ngày càng được bảo đảm, bảo

vệ Kinh tế phát triển sẽ có điều kiện đầu tư khoa học trong đó có giải phẫu nhằmphục vụ tốt hơn cho nhu cầu chữa trị bệnh cho con người để nâng cao chất lượng đờisống Kinh tế phát triển, phúc lợi xã hội ngày càng cao, việc hiến xác được Nhànước đài thọ hay Nhà nước lập qũy để hỗ trợ người bệnh, thu hút nhiều loại hình bảohiểm hơn nữa để có thể hỗ trợ người bệnh trong qúa trình hiến, cấy ghép bộ phận cơthể người khi hiến xác

2 Yếu tố tôn giáo và tâm lý

Yếu tố này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với việc hiến xác kể cả khi người đócòn sống hay đã chết Ngày nay tuy khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, chiếmlĩnh nhiều đỉnh cao trí tuệ nhưng tôn giáo vẫn không mất đi mà vẫn còn tồn tại donhiều vấn đề con người vẫn chưa tìm ra lời giải đáp Mặt khác, do yếu tố tâm lý conngười vẫn chưa thoát khỏi ý thức hệ tư tưởng tôn giáo Việc thừa nhận, quy định vàthực hiện quyền hiến xác sau khi chết ở mỗi quốc gia có sự khác nhau do ảnh hưởngbởi những tôn giáo khác nhau, những tôn giáo khác nhau có những triết lý khácnhau, do đó có tác động khác nhau đến vấn đề này

3 Y ếu tố văn hoá truyền thống

Yếu tố văn hóa là cơ sở nền tư tưởng của đời sống xã hội của một quốc gia, nó

có tác động không nhỏ đến xây dựng, tạo lập nội dung của văn bản pháp luật củamỗi nước Đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm trong đó có quyền hiến xác sau khichết Đại bộ phận người dân Việt Nam có quan niệm “sống thác, gửi về”, “sống vì

mồ vì mả, không ai sống vì cả bát cơm” hay “thế giới bên kia của người chết” dovậy những thủ tục mai táng, giữ gìn phần mộ, phần tro của hài cốt do được hóa thâncủa người chết được coi là những việc quan trọng trong cuộc sống của cá nhân, mỗi

Trang 5

cộng động dòng họ, nó thể hiện bản chất hiếu, nghĩa và lễ đã ăn sâu trong tiềm thứccủa mỗi con người Việt Nam Vì thế việc hiến xác là những quy định hiện hànhtrong chừng mực nào đó được thực hiện trong xã hội Việt Nam đương thời khônghẳn là không có những cản trở nhất định.

4 Yếu tố trình độ dân trí

Đây là yếu tố tác động sau và xâu chuỗi hầu hết các vấn đề bảo đảm quyềnhiến xác người được quy định và đáp ứng được thực tế cuộc sống phù hợp với quyluật cuộc sống Việc phát triển đội ngũ tri thức sẽ giúp xây dựng hệ thống pháp luậthoàn chỉnh về quyền hiến xác sau khi chết và có thể đảm bảo cho việc thực thiquyền này có hiệu quả hơn

III - QUYỀN HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1 Khái ni ệm và đặc điểm về quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết

a Khái niệm

Quyền hiến xác là quyền nhân thân của cá nhân quy định ở Điều 34 BLDS

2005: “Cá nhân có quyền hiến xác, BPCT của mình sau khi chết vì mục đích chữa

bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học Việc hiến và sử dụng xác, BPCT của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật” Cũng như các quyền

nhân thân khác, quyền hiến xác sau khi chết luôn gắn liền với một chủ thể nhất định,không thể dịch chuyển cho chủ thể khác, không xác định được bằng tiền

b) Đặc điểm của quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết:

Với tư cách là một quyền nhân thân, quyền hiến xác của cá nhân mang nhữngđặc điểm chung của quyền nhân thân, đó là:

- Tính chất cá nhân tuyệt đối.

Quyền nhân thân luôn gắn với một cá nhân xác định, không được phép chuyểngiao cho người khác Quyền nhân thân thuộc về cá nhân cụ thể từ khi người đó đượcsinh ra hoặc theo những căn cứ khác do pháp luật quy định Là các yếu tố cấu thànhkhông thể tách rời khỏi cá nhân chủ thể, những giá trị nhân thân được cá thể hoá,làm cho bản thân người mang các giá trị đó là hoàn toàn không thể lặp lại

- Tính không được xác định bằng tiền.

Trang 6

Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần màkhông được hưởng lợi ích vật chất Bên cạnh đó, có những trường hợp đặc biệt,quyền nhân thân mang lại lợi ích vật chất cho chủ thể quyền Những lợi ích vật chất

mà chủ thể quyền được hưởng ở đây có được là do giá trị tinh thần mang lại Nhưvậy, một trong những tiêu chí phân loại quyền nhân thân là dựa vào yếu tố tài sản,theo đó, có thể chia quyền nhân thân làm 2 loại: quyền nhân thân gắn với tài sản vàquyền nhân thân không gắn với tài sản Theo cách phân loại này, quyền hiến xácthuộc nhóm quyền nhân thân không gắn với tài sản

- Quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật.

- Quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối Người có quyền này đối kháng

với một phạm vi không xác định các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhân thânđược bảo vệ

Bên cạnh các đặc điểm chung của quyền nhân thân, quyền hiến xác còn cóđặc điểm riêng biệt, đó là: mục đích chủ yếu của việc thực hiện quyền này khôngphải đem lại lợi ích cho chủ thể quyền như đại đa số các quyền nhân thân khác, mànhằm đem lại lợi ích cho người khác, lợi ích cho toàn xã hội Lợi ích mà chủ thểquyền đạt được chủ yếu là lợi ích tinh thần, là niềm vui khi cứu sống được ngườikhác đang mắc bệnh hiểm nghèo, đặc biệt khi người bệnh lại là người thân thích,ruột thịt của mình; hoặc niềm vui khi thấy mình cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứukhoa học Lợi ích của chủ thể quyền thực sự rất khiêm tốn so với lợi ích to lớn mà xãhội nhận được từ việc người đó thực hiện quyền của mình Rõ ràng, mỗi cá nhân cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự quyết định đối với thân thể của mình,không ai có quyền can thiệp hay ngăn cản Khi một cá nhân đã có nguyện vọng hiếnxác mình để chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học, thì những người khác, kể cảnhững người thân thích, ruột thịt cũng không được cản trở Thông thường, việc hiếnxác không chỉ là một quyết định khó khăn đối với người hiến mà còn có thể tác độnglớn về mặt tinh thần đối với gia đình, với những người thân thích của người đó, bởikhông ai muốn bản thân mình và những người thân yêu của mình khi chết đi có một

cơ thể không toàn vẹn Vì vậy, việc ghi nhận “quyền” hiến xác chính là một bảo đảmcho sự tự do ý chí lựa chọn hành động của các cá nhân trong lĩnh vực đặc thù và hết

Trang 7

sức nhạy cảm này Tuy nhiên, dù cho mỗi cá nhân có quyền tự quyết định, tự địnhđoạt đối với thân thể của mình, nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật

2 Các nguyên t ắc trong vấn đề hiến xác của cá nhân sau khi chết

Với mục tiêu cao nhất là bảo vệ con người, tạo cơ sở pháp lý vững chắc đểngành y tế Việt Nam triển khai các hoạt động cấy, ghép, thay thế, trị liệu của mình,đảm bảo nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên cơ sở tôn trọng những giá trị tốtđẹp và nhân bản vốn có của y học, pháp luật các nước trên thế giới đã cho ra đời bộnguyên tắc về hiến xác sau khi chết

Pháp luật mỗi nước khác nhau thì bộ nguyên tắc này có những cách thể hiện rấtkhác nhau nhưng nội dung mấu chốt vẫn xoay quanh các nguyên tắc cơ bản được

thừa nhận trên toàn thế giới Ở Việt Nam, chúng được ghi nhận tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác 2006, cụ thể :

rõ ràng bằng văn bản, chứ không chỉ bằng lời nói như một số giao dịch dân sự thôngthường

Tự nguyện luôn là nguyên tắc được đặt ở vị trí đầu tiên trong pháp luật của tất

cả các nước, được đòi hỏi như là điều kiện cần cho hoạt động hiến xác Trong hoạtđộng này nhất thiết phải có sự đồng ý của chủ thể hiến, không thể đề cập đến nguyêntắc nào khác nếu không nhắc đến sự tự nguyên Tự nguyện ở đây không phải là tựnguyện hoàn toàn, có nghĩa quyết định hiến của cá nhân phải được đưa ra trongtrạng thái bình thường, minh mẫn, sáng suốt trên cơ sở họ được thông tin

Nguyên tắc tự nguyện cho phép chủ thể có quyền thay đổi, hủy bỏ việc hiếnbất cứ thời điểm nào họ muốn mà không cần đưa ra lý do hay sự giải thích.Ngoài ra, việc sử dụng xác hiến khác với mục đích đã xác định ban đầu của ngườihiến thì phải có sự đồng ý của người đó Ở đây, mọi lựa chọn của người hiến đều

Trang 8

được tôn trọng; không một cá nhân, tổ chức nào có thể can thiệp vào sự định đoạt ấycủa họ.

b) M ục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hay nghiên cứu khoa học

Bởi CON NGƯỜI là giá trị cao quý nhất, là trung tâm của mọi chính sách,pháp luật, tất cả là vì con người và cho con người, trong đó, quyền sống là một trongnhững quyền cơ bản nhất của con người, là cơ sở để thực hiện các quyền con ngườikhác Một trong số các biện pháp bảo đảm quyền sống cho con người chính là tạođiều kiện cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt pháp lý để y học có thể cứu sống được ngàycàng nhiều bệnh nhân hiểm nghèo Vì vậy, mục đích chữa bệnh của việc hiến bộphận cơ thể người cần được đặt lên hàng đầu

Trên cơ sở bảo vệ nhân phẩm con người chống lại mọi hình thức sử dụng thânthể như một phương tiện nhằm thỏa mãn bất kỳ một mục đích nào, pháp luật luônđặt con người ở vị trí chủ thể, phân biệt rõ ràng con người với những vật thể khác

Vì thế, bằng cách này hay cách khác “thủ thuật y học chỉ hợp pháp nếu thủ thuật đótôn trọng một số điều kiện có bản chất là giữ gìn và bảo vệ con người”, theo cách đó

cơ thể con người không thể bị xâm hại

Pháp luật yêu cầu phải có sự đồng ý của chủ thể để có thể tiến hành một sựxâm hại đến cơ thể người đó nhưng chỉ là điều kiện cần, có tính tiên quyết nhưngchưa đủ Người ta không thể xâm hại đến cơ thể một người chỉ với sự cho phép củachính họ, chữa bệnh, giảng dạy hay nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng và toàn

bộ hoạt động này đều phải tiến hành trên tinh thần phi lợi nhuận.Nguyên tắc hiến vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hay nghiên cứu khoahọc đòi hỏi hoạt động hiến xác mục đích hiến luôn phải xác định trước và rõ ràng,không thể khác mục đích đó Mọi hoạt động hiến xác ngoài mục đích trên đều bị coi

là vi phạm pháp luật Đây là sự cụ thể hóa Điều 34 BLDS 2005, một biểu hiện caođẹp của lòng nhân ái, tinh thần giác ngộ khoa học, khẳng định tính nhân bản vì conngười của cộng đồng Trong đó, mục đích chữa bệnh, giảng dạy hay nghiên cứukhoa học rất rõ nét nhưng mục đích nhân đạo mà luật đề cập tương đối không rõràng vì khả năng này quá rộng, hiểu chung nhất là vì lợi ích cộng động nên khó hìnhdung và có thể gây tranh cãi

c) Không nhằm mục đích thương mại( phi thương mại)

Trang 9

Nguyên tắc này được áp dụng với tư cách là điều kiện đủ trong hoạt động hiếnxác sau khi chết Và vì thế nó trở thành nguyên tắc quan trọng, bao trùm lên toàn bộ

hệ thống các quy định của pháp luật về vấn đề hiến xác sau khi chết

Ta đã biết nguy cơ xác người trở thành hàng hoá giao dịch trên thị trường đanghiện hữu ngày càng rõ nét Pháp luật một số nước thừa nhận việc mua bán BPCTngười, nhưng quan điểm của Việt Nam là không chấp nhận thương mại hoá cácBPCT người Nguyên tắc không nhằm mục đích thương mại xuất phát từ đối tượngđặc biệt của quyền hiến xác là xác, BPCT người, đây là những bộ phận tạo nên mộtcon người hoàn chỉnh, gắn liền với sự tồn tại và phát triển bình thường của conngười, không thể là vật đem ra mua bán, trao đổi Hơn nữa, hiến tặng xác người lànghĩa cử vô cùng cao đẹp – ban tặng niềm hy vọng vào sự hồi sinh, vào cuộc sốngmới cho người khác Điều quan trọng hơn, một khi hoạt động “bán” xác cùng vớiBPCT được thừa nhận sẽ dẫn đến tình trạng hết sức nguy hiểm – những khoản lợinhuận từ hoạt động mua bán này có thể làm cho những kẻ chuyên kinh doanh BPCTngười sẵn sàng ép buộc, làm tổn thương người khác, thậm chí giết người để lấy xáchọ

Vì những lý do nêu trên, pháp luật khi ghi nhận quyền hiến xác phải định ramột giới hạn, đó chính là giới hạn về mục đích của việc hiến xác Nguyên tắc nàybao gồm hai nội dung chính:

- Không trả tiền cho việc hiến xác Theo nội dung này, không có việc đền bù

tài chính trực tiếp cho người hiến; họ không có quyền đòi hỏi bất kỳ hình thức nào

từ hành vi hiến của mình Người nhận cấy, ghép, sử dụng giảng dạy, nghiên cứucũng không phải trả bất cứ khoản nào do việc được xác người Đối với bác sỹ thựchiện kỹ thuật lấy cũng không được trả thêm tiền vì tiến hành phẫu thuật Đây phảiđược coi là một nhiệm vụ của bác sĩ hưởng lương tại cơ sở y tế

- Cấm quảng cáo cho một người hay cho một tổ chức cụ thể Nội dung này

đòi hỏi hoạt động cung cấp thông tin, giới thiệu, môi giới về nhu cầu hiến, nhận xácngười cho một người, một tổ chức cụ thể mang tính thương mại đều bị cấm.Tuy nhiên, trong hoạt động này do tính nhạy cảm đặc biệt nên thông tin tuyên truyền

là hết sức quan trọng, chính nó quyết định sự thành công hoặc thất bại của chúng ta

Sẽ không thể xây dựng được chương trình hiến xác thành công nếu không thực hiện

Trang 10

các hoạt động thông tin, tuyên truyền rộng rãi đối với nhân dân Như vậy nếuviệc thông tin, tuyên truyền không được kiểm soát chặt chẽ rất dễ dẫn đến hiệntượng lách luật, biến tướng thành quảng cáo, môi giới thương mại Để có thể làm tốtcông tác vận động, tuyên truyền, ngăn chặn được những biến tướng quảng cáothương mại xác người ta cần phải có một chương trình, một kế hoạch thông tin,tuyên truyền, nằm trong chính sách chung của ngành y tế Các biến tướng thươngmại rất tinh vi nên mọi hoạt động cũng như nội dung của các chiến dịch tuyên truyềnnội dung phải được Bộ Y tế cho phép.

d) Gi ữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác

Đây là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo trật tự các quan hệ xã hội,ngăn chặn hiện tượng thương mại hóa xác người đồng thời bảo vệ người hiến, nhận

về mặt riêng tư cá nhân Nguyên tắc này rất quan trọng, nó cho phép tránh mọi áplực không cần thiết về tinh thần cũng như vật chất từ phía người hiến, nhận và giađình họ với nhau Qua đó ngăn chặn khả năng thương mại hóa do quan hệ trực tiếpgiữa các đối tượng này

Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu: mọi thông tin về người hiến, nhận đều phảiđược mã hóa và bảo mật, người hiến không được biết căn cước người nhận và ngượclại, cấm tiết lộ bất cứ thông tin nào cho phép xác định người hiến, nhận Bảo mậtthông tin là những nhiệm vụ bắt buộc của các nhân viên hoạt động trong mạng lưới

hiến tặng Ngoài bốn nguyên tắc cơ bản trên đây, tuy không được luật Việt Nam trực tiếp quy định nhưng trên tinh thần của Luật, khi tiếp cận vấn đề hiến xác người sau khi chết cần phải tuyệt đối tôn trọng:

e) Tôn tr ọng cơ thể con người:

- Tôn trọng cơ thể con người (hay không công cụ hóa cơ thể người) là nhữngnguyên tắc cội rễ của cả bốn nguyên tắc trên Tuy nhiên không phải vì thế mà takhông đề cập đến nguyên tắc này nữa Bởi nguyên tắc tôn trọng cơ thể con người vôcùng quan trọng, có sức bao quát tất cả các trường hợp có thể phát sinh trong đờisống dân sự liên quan đến công nghệ y sinh học vốn rất đa dạng và vô cùng nhạycảm, phức tạp Chính vì thế mà nó có tác động định hướng tương lai, tìm kiếm sự

Trang 11

đồng thuận giữa các quan điểm khác nhau và có giá trị tuyên truyền trong cộngđồng.

- Con người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội Yếu tố con người luônđược nhấn mạnh, tô đậm, đặt lên hàng đầu Quyền đầu tiên, cơ bản nhất của con

người là quyền sống, tức là cơ thể của họ phải được tôn trọng, “pháp luật bảo đảm

vị trí tối cao của con người, nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm đến nhân phẩm và

bảo đảm cho con người được tôn trọng ngay từ khi mới bắt đầu sự sống” (Điều 16

Luật dân sự Pháp) Sự tôn trọng cơ thể con người tạo nên tính bất khả xâm phạm

của nó: mỗi cá nhân có quyền được toàn vẹn về thân thể, được bảo vệ, chống lại mọi

sự xâm phạm của người khác, ngay cả khi đã chết Điều này đòi hỏi trách nhiệm củacác cơ sở y tế phải khôi phục về mặt thẩm mĩ thi thể sau khi lấy xác người đó haykhi không còn nhu cầu sử dụng cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy thì xác củangười được tiến hành hủy, thi thể được mai táng, tất cả đều phải được thực hiện với

sự trang trọng, kính cẩn

g) Quyền được thông tin của người hiến

Được thông tin là quyền cơ bản và quan trọng của cả người hiến, nhận Nó xuấtphát từ quyền được tôn trọng của người bệnh đã được áp dụng từ lâu trong ngành y

tế Đây là nội dung quyền không thể thiếu cũng là quyền đầu tiên của họ Bởi như đãphân tích, sự đồng ý của người hiến phải trên cơ sở được thông tin đầy đủ, rõ ràng,không thể có sự che giấu nào của bác sĩ hay sự nhầm lẫn nào của người hiến, chophép họ có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định Vì vậy các văn bản khuyếnnghị quốc tế đều đề quyền này thành nguyên tắc

Việt Nam không quy định đây là nguyên tắc hay một quyền cụ thể trong cácvăn bản pháp luật mà chỉ thể hiện nội dung quyền này trong rải rác các quy định vềthủ tục hiến với tư cách trách nhiệm tư vấn các thông tin một cách chung chung của

cơ sở y tế trong hệ thống hiến xác người Thông tin được cung cấp ở đây phải đápứng hai thuộc tính đúng và đủ

Nội dung thông tin thuộc quyền của người hiến không phải là những thông tincho phép xác định danh tính người nhận nên không trái với nguyên tắc bảo mậtthông tin Nguyên tắc quyền được thông tin chính là thể hiện sự thận trọng, minh

Ngày đăng: 29/10/2016, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w