ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC --- ĐẶNG ĐÌNH GIANG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH GÓP PHẦN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-
ĐẶNG ĐÌNH GIANG
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH GÓP PHẦN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-
ĐẶNG ĐÌNH GIANG
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH GÓP PHẦN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS Chu Ngọc Kiên
HÀ NỘI - 2016
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
2.1 Mục đích nghiên cứu 3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Kết cấu luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 7
1.1 Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam 7
1.1.1 Khái niệm “Khí nhà kính” 7
1.1.2 Các nguồn phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp 8
1.1.3 Các yếu tố tác động đến phát thải KNK trong lĩnh vực lĩnh vực nông nghiệp và sử dụng đất Error! Bookmark not defined 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiError! Bookmark not defined 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về việc giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp Error! Bookmark not defined 1.3.1 Công nghệ canh tác nhà kính của Israel Error! Bookmark not defined 1.3.2 Sử dụng mô hình hệ thống Trái Đất của NASA ở phương Tây 20
Trang 41.3.3 Thay đổi khẩu vị giúp bò thải ít khí methan hơn ở New Zealand Error! Bookmark not defined
1.3.4 Bài học rút ra cho Việt Nam Error! Bookmark not defined Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ QUẢN LÝ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Error! Bookmark not defined 2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phát thải KNK ở nước ta Error! Bookmark not defined
2.1.1 Sản lượng lương thực,số lượng vật nuôi, phụ phẩm nông nghiệp Error! Bookmark not defined
2.1.2 Thực trạng phát thải KNK trong nông nghiệpError! Bookmark not defined
2.2 Thực trạng quản lý phát thải KNK trong nông nghiệpError! Bookmark not defined
2.2.1 Đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quản lý nông nghiệp và sử dụng đất trong nông nghiệp hướng đến giảm phát thải KNK
Error! Bookmark not defined
2.2.2 Các quyết định, đề án, dự án và mô hình giảm phát thải KNK trong nông nghiệp ở nước ta 40 2.3 Đánh giá thực trạng giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp nghiệp,
sử dụng đất Error! Bookmark not defined 2.3.1 Những kết quả đạt được Error! Bookmark not defined 2.3.2 Những tồn tại, bất cập Error! Bookmark not defined
2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại, bất cập 51 2.4 Dự báo sản lượng nông nghiệp, lượng phát thải KNK đến năm 2020, 2030
Error! Bookmark not defined
2.4.1 Sản lượng lương thực, số lượng vật nuôi và phụ phẩm nông nghiệp
Trang 5Error! Bookmark not defined
2.4.2 Dự báo lượng phát thải KNK đến năm 2020, 2030 60
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM 61
3.1 Định hướng, quan điểm và mục tiêu của Việt Nam về giảm phát thải KNK 61 3.1.1 Định hướng 61 3.1.2 Quan điểm 63
3.1.3 Mục tiêu Error! Bookmark not defined 3.2 Một số giải pháp giảm phát thải KNK trong nông nghiệpError! Bookmark not defined
3.2.1 Nhóm giải pháp trong công tác quản lý Error! Bookmark not defined 3.2.2 Nhóm giải pháp chuyên môn nghiệp vụ Error! Bookmark not defined
3.2.3 Nhóm giải pháp điều kiện 91
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm 1980, bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa lượng khí nhà kính (KNK) phát thải vào khí quyển do các hoạt động của con người với nguy cơ biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đã dẫn đến sự quan tâm chung của toàn thế giới Cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ trên toàn thế giới, thông qua những hoạt động như đốt các nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, cháy rừng và khai thác rừng, chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất lương thực và chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, chất thải, con người đã và đang làm tăng nồng độ các KNK trong khí quyển Điều đó dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ bề mặt Trái đất và khí quyển tăng nhanh với tốc độ chưa từng có trong quá khứ Người ta gọi đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu, gây BĐKH trên Trái đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên và mọi sự sống trên Trái đất mà hậu quả tiêu biểu nhất là làm mực nước biển dâng cao
BĐKH đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, tác động nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, đời sống, hệ sinh thái, môi trường trên phạm vi toàn thế giới Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp; gây rủi
ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai Vấn
đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và
an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại
Trang 72
Nhiều nghiên cứu, đánh giá cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm các nước sẽ
bị tác động nghiêm trọng do BĐKH, đặc biệt là mực nước biển dâng Thực tế, trong những năm gần đây, những hiện tượng thiên tai bất thường đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, môi sinh cũng như nhiều hoạt động khác của người dân Trước những thách thức do BĐKH gây ra, Chính phủ và các bên hữu quan của Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp nhằm giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất, mà trọng tâm trong đó là các hành động hướng tới mục tiêu giảm phát thải KNK
Nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động của BĐKH mà còn là ngành gây phát thải KNK lớn làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu Canh tác lúa, lên men
dạ cỏ gia súc nhai lại, sử dụng đất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp là những nguồn phát thải KNK lớn Do vậy, tính toán phát thải KNK từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xác định cơ cấu phát thải và đề xuất các biện pháp giảm phát thải KNK Theo Thông báo số 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoạt động sản xuất nông nghiệp là nguồn gây phát thải lượng khí nhà kính lớn nhất và được dự báo tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo Đối với các hoạt động sản xuất của ngành, phát thải canh tác lúa ngập nước gây phát thải trên 57% lượng KNK của cả ngành do phát thải lớn khí mêtan (CH4) và ôxítnitơ (N2O), tiếp theo là các hoạt động chăn nuôi do cơ cấu chăn nuôi ngày càng tăng mạnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều hoạt động nhằm giảm lượng phát thải KNK thông qua các chính sách xây dựng nông thôn mới Quyết
Trang 83
định số 3119/QĐ-BNN-PTNT ngày 16/12/2011 phê duyệt đề án giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 Theo đó, mục tiêu đến năm
2020 giảm 20% lượng phát thải KNK, tăng trưởng ngành 20%, xóa đói giảm nghèo 20% Chiến lược phát triển xanh quốc gia cũng đã xác định hoạt động nông nghiệp tiếp tục là ngành có tiềm năng giảm phát thải KNK thông qua các hoạt động tăng lượng tích trữ cácbon, bảo đảm an ninh và an toàn lương thực, các dịch vụ hệ sinh thái
Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu xác định tiềm năng giảm phát thải KNK, hiện trạng hệ thống chính sách và pháp luật thúc đẩy giảm phát thải KNK trong nông nghiệp Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu BĐKH, góp phần xây dựng chiến lược phát triển xanh của ngành và Chính phủ là vô cùng cần thiết
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và
đề xuất các giải pháp chính sách góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn này hướng đến cung cấp thực trạng và tiềm năng về giảm phát thải KNK, hiện trạng hệ thống chính sách và pháp luật thúc đẩy giảm phát thải KNK, kinh nghiệm quốc tế về việc giảm phát thải KNK, từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy các hành động giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
Trang 94
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Đánh giá tổng quan tình hình phát thải KNK, tiềm năng, cơ hội và các thách thức giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
- Phân tích, đánh giá cơ sở lý luận việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các hành động giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và các chính sách hiện hành nhằm đề xuất phương hướng, giải pháp góp phần giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp giúp giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam Theo đó, đề tài sẽ có những nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp trên
Trang 105
phạm vi cả nước; tổng hợp và đánh giá về cơ cấu phát thải KNK của lĩnh vực nông nghiệp; phân tích và đánh giá kinh nghiệm của quốc tế trong việc thực hiện các giải pháp giảm phát thải KNK nói chung và đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống, thể hiện ở việc nghiên cứu nguồn gốc của phát thải các loại KNK từ các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các yếu tố tác động đến phát thải KNK; nghiên cứu vấn đề phát thải KNK từ lý luận đến thực tiễn, từ quá khứ đến hiện tại và dự báo cho tương lai, bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong việc lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên, từ đó đề ra các giải pháp giảm phát thải KNK
Khi triển khai đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp kế thừa: được tiến hành ngay từ khi thiết kế chương trình đề tài khoa học này Đó là việc khái quát hoá, tổng hợp hoá các công trình nghiên cứu đã được các tác giả tổng kết trên thế giới về phát thải và giảm phát thải KNK, các mô hình định lượng mà các quốc gia đã áp dụng để dự báo mức độ phát thải và phương án giảm phát thải KNK trong các ngành/lĩnh vực
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Nghiên cứu, điều tra, thu thập các tài liệu trong và ngoài nước về phát thải KNK, các lĩnh vực phát thải KNK tác động đến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, và các nguồn thông tin khác phục vụ việc nghiên cứu đề tài
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các nguồn thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp thành những bảng biểu, biểu
đồ, dữ liệu, phục vụ cho việc nghiên cứu các nội dung của đề tài
Trang 116
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tình hình nghiên cứu về giảm phát
thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng phát thải khí nhà kính và quản lý phát thải khí nhà
kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
Chương 3: Định hướng, quan điểm, mục tiêu và giải pháp giảm phát thải khí
nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
Trang 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam (2012), Thông tin tóm tắt về cơ
chế phát triển sạch và thị trường cácbon quốc tế, Hà Nội
2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh,
Hà Nội
3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Quy hoạch tổng thể phát
triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030,
Hà Nội
4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Đề án giảm phát thải khí
nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, Hà Nội
5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiên (2016), Đóng góp dự
kiến do quốc gia tự quyết định của Việt Nam, Hà Nội
6 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội
7 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông báo quốc gia lần thứ 2, Hà Nội
8 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2010 -
Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội
9 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi
trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội
10 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí
hậu, Hà Nội
Trang 138
11 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ cácbon ra thị trường thế giới, Hà Nội
12 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án Quản lý chất thải vật nuôi Đông Á,
Báo cáo Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách phát triển năng lượng khí sinh học và phát triển thị trường kí sinh học ở Việt Nam, Hà Nội
13 Chính phủ (2007), Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm
nhìn đến 2025, Hà Nội
14 Chính phủ (2009), Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động
bảo vệ môi trường, Hà Nội
15 Chính phủ (2012), Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020, Hà Nội
16 Chính phủ (2012), Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020,
Hà Nội
17 Chính phủ (2013), Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, Hà Nội
18 Dự án Tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt nam, Bộ
Tài nguyên và Môi trường (2014), Kiểm kê khí nhà kính năm 2010, Hà
Nội
19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày
03/6/201,3 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Hà Nội
20 Mai Khánh Linh (2016), Giảm ô nhiễm không khí từ nông nghiệp bằng
cách nào?, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam