MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn chuyên đề thực tập 1 2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập 2 3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề 2 CHƯƠNG 1 4 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 4 1.1 Các thông tin chung 4 1.2 Giới thiệu về cơ sở 4 1.2.1 Vị trí và chức năng 4 1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 4 1.2.3 Cơ cấu tổ chức 7 CHƯƠNG 2 8 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 8 2.1 Lý luận chung về quản lý và bảo vệ môi trường 8 2.1.1 Quản lý và bảo vệ môi trường phù hợp với trình độ phát triển 8 2.1.2 Quản lý và bảo vệ môi trường trong nền kinh tế thị trường 9 2.2 Thực tiễn quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam 12 2.2.1 Chủ trương, định hướng về quản lý và bảo vệ môi trường 12 2.2.2 Đầu tư cho quản lý và bảo vệ môi trường 14 2.2.3 Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường 15 2.3 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về quản lý và bảo vệ môi trường 18 2.3.1 Kinh nghiệm về thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường 18 2.3.2 Nhận xét chung và bài học rút ra cho Việt Nam 21 2.4 Định hướng xây dựng bộ luật cơ bản về môi trường 22 2.4.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 22 2.4.2 Những vấn đề đặt ra và hướng tiếp cận đổi mới công tác quản lý và bảo vệ môi trường 23 2.4.3 Đề xuất nội dung chính của dự án Bộ luật về môi trường 24 CHƯƠNG 3 29 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 29 3.1 Kết luận 29 3.2 Kiến nghị 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC 32
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤTKHUNG BỘ LUẬT MÔI TRƯỜNG THEO HƯỚNG XÁC LẬP
CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BỘVỚI THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤTKHUNG BỘ LUẬT MÔI TRƯỜNG THEO HƯỚNG XÁC LẬP
CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BỘVỚI THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và 3 tháng thực tập tốt nghiệp em đã nhận được rấtnhiều sự giúp đỡ cũng như sự quan tâm chu đáo của các thầy cô giáo, cơ quan thựctập, gia đình và bạn bè Thời gian thực tập đối với mỗi sinh viên trong quá trình họctập là khoảng thời gian rất quan trọng Đây là giai đoạn tổng hợp và vận dụng các kiếnthức, lý luận đã được trau dồi trên ghế nhà trường vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinhviên làm quen với phương pháp làm việc và kĩ năng công tác.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn đến:
Các thầy cô giáo trong khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môitrường Hà Nội đã dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tạitrường để làm hành trang trên con đường sắp tới một cách vững chắc, tự tin.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Lê Đắc Trường, giảng viênkhoa Môi trường – Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giảng dạy truyền đạtnhững kinh nghiệm hay và quý báu, cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thànhbài báo cáo thực tập này
Cùng với lòng biết ơn ấy em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên củaVụ Chính sách và Pháp chế đã nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp thông tin, số liệu và kiếnthức cần thiết, cũng như giải đáp những thắc mắc của em, tạo mọi điều kiện thuận lợinhất cho em trong thời gian em thực tập tại quý cơ quan.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm, năng lực, kiếnthức còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên bài báo cáo chuyên đề thực tập sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ýcủa các thầy cô giáo và tất cả các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thứccủa mình trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phạm Trần Trang Dung
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lí do chọn chuyên đề thực tập 1
2.Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập 2
3.Mục tiêu và nội dung của chuyên đề 2
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 4
1.1 Các thông tin chung 4
1.2 Giới thiệu về cơ sở 4
1.2.1 Vị trí và chức năng 4
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 4
1.2.3 Cơ cấu tổ chức 7
CHƯƠNG 2 8
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 8
2.1 Lý luận chung về quản lý và bảo vệ môi trường 8
2.1.1 Quản lý và bảo vệ môi trường phù hợp với trình độ phát triển 8
2.1.2 Quản lý và bảo vệ môi trường trong nền kinh tế thị trường 9
2.2 Thực tiễn quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam 12
2.2.1 Chủ trương, định hướng về quản lý và bảo vệ môi trường 12
2.2.2 Đầu tư cho quản lý và bảo vệ môi trường 14
2.2.3 Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường 15
2.3 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về quản lý và bảo vệ môi trường 18
2.3.1 Kinh nghiệm về thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường 18
2.3.2 Nhận xét chung và bài học rút ra cho Việt Nam 21
2.4Định hướng xây dựng bộ luật cơ bản về môi trường 22
2.4.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 22
2.4.2 Những vấn đề đặt ra và hướng tiếp cận đổi mới công tác quản lý và bảo vệ môitrường 23
2.4.3 Đề xuất nội dung chính của dự án Bộ luật về môi trường 24
CHƯƠNG 3 29
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 29
3.1 Kết luận
Trang 53.2 Kiến nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31PHỤ LỤC 32
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Biến đổi khí hậu
Người hưởng lợi từ môi trường phải chi trảBảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vậtCông cụ kinh tếCông nghiệp hóaChất thải nguy hạiChất thải rắnĐa dạng sinh học
Đánh giá môi trường chiến lượcĐánh giá tác động môi trườngTổng sản phẩm quốc nộiHiện đại hóa
Khu bảo tồnKhu công nghiệpKhoa học công nghệKhí nhà kính
Kiểm soát ô nhiễmKinh tế thị trườngNgân sách nhà nước
Hỗ trợ phát triển chính thứcÔ nhiễm môi trường
Người gây ô nhiễm phải trả tiềnPhát triển bền vững
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn chuyên đề thực tập
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu hết sức quan trọng, làm thay đổi cơ bản, toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế -xã hội của đất nước Định hướng phát triển chuyển đổi theo hướng tiếp cận kinh tế thịtrường (KTTT), hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững (PTBV) Kinh tếđạt được tăng trưởng tương đối cao trong nhiều năm, hội nhập ngày càng sâu vào nềnkinh tế thế giới Từ năm 2010, Việt Nam gia nhập nhóm các nước có mức thu nhậptrung bình An sinh xã hội được quan tâm, đời sống của người dân không ngừng đượccải thiện; thế, lực và tầm ảnh hưởng quốc tế của đất nước ngày càng lớn.
Cùng với những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, công tácquản lý và bảo vệ môi trường (QL&BVMT) cũng đã được Đảng và Nhà nước quantâm và đạt được những kết quả quan trọng trong bước đầu Thể chế và pháp luật vềQL&BVMT đã được hình thành, từng bước hoàn thiện Ngân sách nhà nước (NSNN)đã bố trí một phần kinh phí và đầu tư cho QL&BVMT Các hoạt động QL&BVMTđược triển khai, thực hiện cả ở Trung ương và địa phương Kiểm soát, kiềm chế đượcphần nào mức độ gia tăng các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường từ cáchoạt động phát triển kinh tế - xã hội Bảo tồn, bảo vệ được nhiều giá trị của thiên nhiênvà đa dạng sinh học (ĐDSH) của đất nước Đã quan tâm đến các giải pháp nhằm chủđộng ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Tuy nhiên, trước những thách thức và yêu cầu của cấp độ phát triển mới, côngtác QL&BVMT bộc lộ những bất cập lớn, nhất là về khuôn khổ thể chế pháp luật, cònnặng về cơ chế hành chính – kỹ thuật, chưa tiếp cận các công cụ, biện pháp dựa trêncác nguyên tắc, quy luật của KTTT, còn nhiều xung đột, chồng chéo với các công tácquản lý tài nguyên Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả củacông tác QL&BVMT, hạn chế việc mở ra cơ hội để đổi mới, cải cách, nâng tầm tươngxứng với trình độ phát triển trong giai đoạn mới.
Xuất phát từ tính đa dạng của các đối tượng mà công tác QL&BVMT hướngtới; từ mối quan hệ phức tạp giữa các luật có liên quan đến môi trường (đất đai, nước,khoáng sản, rừng, thủy sản, biển, đảo, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học…); từ nhucầu điều chỉnh các quy định pháp luật có liên quan đến môi trường theo hướng tổnghợp và thống nhất; từ tư duy, quan điểm mới về QL&BVMT; từ thực tiễn QL&BVMTở Việt Nam và kinh nghiệm của các nước trên thế giới; việc nghiên cứu xây dựng Bộluật khung về môi trường nhằm hình thành khung pháp lý cho một giai đoạn phát triển
Trang 8mới, đồng bộ với chủ trương hoàn thiện thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa,tính đến tác động của BĐKH Bộ luật hướng tới cung cấp các nguyên tắc cơ bản phùhợp với xu thế chung của thời đại, có tầm nhìn dài hạn để quản lý và bảo vệ các thànhphần của môi trường.
Từ những lí do thực tế trên, cùng với việc tích góp lượng kiến thức đào tạo củanhà trường và qua thời gian thực tập, được tiếp xúc với vấn đề, tài liệu sâu hơn, dướisự hướng dẫn tận tình của Vụ chính sách và Pháp chế, em quyết định chọn đề tài
“Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất khung Bộ luật môi trường theohướng xác lập cơ chế quản lý và bảo vệ môi trường đồng bộ với thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa”
2 Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
- Đối tượng thực hiện: Khung Bộ luật Môi trường theo hướng xác lập cơ chế
quản lý và bảo vệ môi trường đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa.
+Phương pháp điều tra xã hội học
+Phương pháp thống kê, thu thập số liệu+Phương pháp dự báo, kế thừa
+Phương pháp phân tích logic+Phương pháp tiếp cận liên ngành
3 Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
- Mục tiêu:
Xác lập cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất khung Bộ Luật môi trường (phạm vi,đối tượng, nguyên tắc, cấu trúc và các nội dung chính) phù hợp với thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nội dung:
Trang 9+Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý và bảo vệ môi trường trong nền kinh tếthị trường và việc vận dụng vào thực tiễn nước ta;
+Điều tra, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình quản lý và bảo vệ môitrường ở Việt Nam để nhận dạng các bất cập và nội dung cần thay đổi, hoàn thiện;
+Nghiên cứu, phân tích bối cảnh trong nước, quốc tế; xu hướng phát triển kinhtế - xã hội, ngành, lĩnh vực, vùng; nhận dạng các vấn đề môi trường lớn, thách thức vàcơ hội đối với công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta;
+Nghiên cứu, phân tích mối quan hệ, phát hiện những chồng chéo, mâu thuẫngiữa pháp luật về môi trường và pháp luật trên các lĩnh vực có liên quan;
+Nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý và bảo vệ môi trường và pháp luật về môitrường của một số nước trên thế giới.
+Đề xuất hướng tiếp cận quản lý và bảo vệ môi trường phù hợp với thể chếkinh tế thị trường định hướng XHCN;phạm vi điều chỉnh,các nguyên tắc, cấu trúc,nộidung chính và kế hoạch xây dựng Bộ luật Môi trường ở nước ta.
Trang 101.2 Giới thiệu về cơ sở
Ban hành kèm theo Quyết định số 1508/QĐ-TCMT ngày 25 tháng 11 năm 2014của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.
1.2.1 Vị trí và chức năng
Vụ Chính sách và Pháp chế là tổ chức trực thuộc Tổng cục Môi trường (sauđây gọi tắt là Tổng cục), có chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng Tổng cụcMôi trường (sau đây gọi tắt là Tổng Cục trưởng) thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước về công tác xây dựng chính sách và pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm phápluật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường củaTổng cục.
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
1 Công tác xây dựng chính sách và triển khai thực hiện:
a Chủ trì, phối hợp đề xuất và trình Tổng Cục trưởng phê duyệt chương trìnhdài hạn, năm năm và hàng năm về xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, đề án về bảo vệ môi trường;
b Nghiên cứu, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án vềmôi trường theo sự phân công của Tổng Cục trưởng;
c Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách về môi trường sau khiđược ban hành, phê duyệt theo sự phân công của Tổng Cục trưởng;
d Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách về môi trường,đề xuất quy phạm hóa các nội dung cần thiết trong phạm vi nhiệm vụ quản lý củaTổng cục.
Trang 112 Công tác xây dựng pháp luật:
a Chủ trì lập, trình Tổng Cục trưởng đề xuất Chương trình xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật dài hạn, hàng năm và các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ của Tổng cục; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, tiến độthực hiện các chương trình sau khi được phê duyệt;
b Chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của TổngCục trưởng;
c Chủ trì thẩm định pháp lý và cùng với đơn vị chủ trì soạn thảo ký đồng trìnhTổng Cục trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
d Chủ trì thẩm định pháp lý và cùng với đơn vị chủ trì soạn thảo ký đồng trìnhTổng Cục trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
e Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Tổng cục tham mưu giúp TổngCục trưởng trong việc tham gia đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước, thoảthuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo phân công của TổngCục trưởng.
3 Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệthống quy phạm pháp luật:
a Xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộcphạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa vănbản quy phạm pháp luật và phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn,chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;
c Xây dựng báo cáo kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạmpháp luật trình Tổng Cục trưởng;
d Tổ chức thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về môi trường;e Đề xuất hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật về môi trường.
4 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
a Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập, trình Tổng Cục trưởngchương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm; tổ chức thựchiện sau khi được phê duyệt;
b Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn đối với đội ngũ báo cáo viên,tuyên truyền viên pháp luật về môi trường;
Trang 12c Đầu mối trả lời, giải đáp ý kiến của tổ chức và cá nhân về pháp luật môitrường.
5 Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiệnpháp luật:
a Xây dựng trình Tổng Cục trưởng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành phápluật về môi trường; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về môitrường;
6 Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính:
a Trình Tổng Cục trưởng kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chínhcủa Tổng cục; hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp thực hiện công tác kiểm soát thủ tụchành chính tại các đơn vị trực thuộc Tổng cục;
b Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hồ sơ trình ban hànhquyết định công bố, công khai các thủ tục hành chính về môi trường;
c Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc rà soát, đánh giá vàđề xuất phương án xử lý kết quả rà soát, đánh giá về thủ tục hành chính trong lĩnh vựcmôi trường;
d Đầu mối giải đáp thắc mắc về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môitrường;
e Tổ chức thẩm định, đánh giá tác động của thủ tục hành chính: các dự thảovăn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục xây dựng trước khi trình Bộ; các quyết địnhhành chính nằm trong Danh mục thủ tục hành chính của Tổng cục do các đơn vị trựcthuộc Tổng cục soạn thảo trước khi trình Tổng Cục trưởng ký ban hành.
7 Công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng:
a Tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậuquả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Tổng Cục trưởng;
b Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Tổng cụctrưởng về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của Tổngcục theo quy định của pháp luật.
8 Vụ Chính sách và Pháp chế là đơn vị đầu mối thực hiện các hoạt động củaVăn phòng Nhãn xanh Việt Nam.
9 Tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tácbồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trang 1310 Thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệmcủa Tổng cục theo quy định của pháp luật.
11 Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện các chương trình, dự án về chínhsách, pháp luật theo phân công của Tổng Cục trưởng.
12 Phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học côngnghệ thẩm định các dự án, đề án, đề tài phục vụ xây dựng chính sách, pháp luật môitrường.
13 Phối hợp tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chếtrong lĩnh vực môi trường cho công chức làm công tác pháp chế thuộc Tổng cục
14 Phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình phát triển sản phẩm, dịch vụ,cơ sở thân thiện với môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, xác nhận hệ thống quảnlý môi trường
15 Đề xuất khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trongcông tác chính sách, pháp chế
16 Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu chính sách, pháp luật về môi trường.17 Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cáchhành chính của Tổng cục và phân công của Tổng Cục trưởng.
18 Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vựccông tác được giao.
19 Quản lý công chức, tài sản thuộc phạm vi quản lý của Vụ theo quy định củapháp luật.
20 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Cục trưởng.
Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng vềnhiệm vụ công tác được phân công.
Trang 14Ngoài ra, vụ còn có 04 cán bộ chuyên viên, 02 cán bộ công chức có nhiệm vụhỗtrợ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng trong công tác làm việc.
CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1 Lý luận chung về quản lý và bảo vệ môi trường
2.1.1 Quản lý và bảo vệ môi trường phù hợp với trình độ phát triển
Khái niệm môi trường đã được nhắc đến kể từ khi ô nhiễm và suy thoái môitrường trở thành vấn nạn toàn cầu vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước Trước hết,đó là nhận thức ở quy mô toàn cầu rằng, hệ sinh thái của trái đất rất nhạy cảm, có giớihạn và đang dần bị suy thoái do các hoạt động của con người; các nước có điều kiện tựnhiên, kinh tế, xã hội khác nhau có những vấn đề môi trường riêng; từng nước trongtừng giai đoạn phát triển đối mặt với các vấn đề môi trường khác nhau.
Tăng dân số và phát triển kinh tế là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhữngthay đổi của môi trường Nhận thức được điều này, quá trình hình thành QL&BVMTđược diễn ra song song với quá trình phát triển Ban đầu các biện pháp tập trung vàogiải quyết những vấn đề trước mắt, mang tính hiện tượng Sau này, các biện phápQL&BVMT có xu hướng đi vào giải quyết nguyên nhân gốc rễ, mang tính bền vững
Trang 15và dài hạn hơn cùng với việc phát triển những công cụ quản lý tổng hợp có hiệu quảcao hơn
Các chính sách, cơ chế QL&BVMT phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiệnkinh tế - xã hội, các vấn đề môi trường và chính sách phát triển của mỗi quốc gia vàkhu vực Các quốc gia càng giàu có thì sự quan tâm đến môi trường càng cao và chấtlượng môi trường càng được cải thiện Trình độ phát triển kinh tế - xã hội liên quantrực tiếp đến mức sống cũng như nhận thức của người dân và tạo điều kiện cho các cơchế và sáng kiến về QL&BVMT được thực thi một cách hiệu quả Có thể nhận thấy xuhướng chung là QL&BVMT được tiếp cận tương ứng với trình độ phát triển ở tất cảcác nước trên thế giới.
Để xem xét mối tương quan giữa xu thế quản lý môi trường với trình độ pháttriển kinh tế - xã hội, ta có thể chia thế giới thành các khu vực với tính chất, trình độphát triển khác nhau và xem xét cách thức quản lý môi trường của từng khu vực đểlàm rõ hơn những nhìn nhận trên đây.
Khu vực Châu Âu, với hơn 40 năm kinh nghiệm, hầu hết các nước Châu Âu có
những cơ chế và hệ thống quản lý môi trường khá bền vững Châu Âu là nơi bắt đầucuộc cách mạng công nghiệp, mở đầu cho quá trình suy thoái chất lượng môi trường,nhưng đây cũng chính là khu vực có những nỗ lực sớm nhất, đáng kể nhất trongQL&BVMT Thường xuyên thực hiện đánh giá, báo cáo và quan trắc môi trường theoyêu cầu pháp luật, góp phần cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách vàxác định những vấn đề phát sinh Các nước khu vực Châu Âu tập trung vào một số vấnđề môi trường chính như: BĐKH; chất lượng không khí; nước sạch; quản lý tổng hợplưu vực sông đa quốc gia; hóa chất và chất thải; và ĐDSH Chính những điều đó đãgiúp các nước Châu Âu trở thành người đi đầu trong quá trình ra quyết định giải quyếtnhững vấn đề môi trường toàn cầu.
Khu vực Bắc Mỹ, đã sử dụng nhiều chính sách QL&BVMT, bắt đầu là những
quy định hành chính - kỹ thuật, sau đó dần phát triển thành các cơ chế thị trường vàđược bổ sung bởi các biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm và tính minh bạch Đây làkhu vực tiên phong trong quản lý môi trường liên quốc gia/liên vùng và trong pháttriển luật môi trường quốc tế Trong đó, Mỹ và Canada là những nước tiên phongtrong việc sử dụng các công cụ kinh tế (CCKT) dựa trên thị trường, các công cụ nàyngày càng được sử dụng thường xuyên hơn Tuy nhiên, cơ chế hành chính - kỹ thuậtvẫn đóng vai trò chính trong chính sách môi trường Hiếm có trường hợp nào chỉ sửdụng một trong hai công cụ trên để giải quyết một vấn đề môi trường cụ thể.
Khu vực Nam Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào Tăng dân số cũng như mô hình sản xuất và tiêu
Trang 16dùng không bền vững trong khu vực và trên thế giới đã làm tăng nhu cầu khai thácnguồn nguyên liệu thô cũng như nguồn vốn tự nhiên ở đây Các quốc gia Nam Mỹ cónhiều bộ luật liên quan đến môi trường nhưng lại thiếu sự quản lý cũng như năng lựcthực hiện và thi hành khiến cho tính hiệu quả của luật pháp bị hạn chế Cơ chếQL&BVMT ở Nam Mỹ khá rắc rối và rời rạc Điều này xuất phát từ số lượng lớn vàcấp độ phát triển pháp lý, cách tiếp cận các vấn đề môi trường khác nhau.
Khu vực Châu Á, cải thiện hệ thống QL&BVMT là bước cơ bản để nâng cao
trách nhiệm nhằm đạt được sự PTBV Ngoài ra, việc phân công trách nhiệmQL&BVMT, hoàn thiện hệ thống quan trắc và thu thập dữ liệu sẽ giải quyết những vấnđề môi trường và điều chỉnh sự phát triển không bền vững Có thể thấy, các quốc giaChâu Á có tính đa dạng cao về các cơ chế và hệ thống QL&BVMT Tuy nhiên, nhiềucơ chế vẫn chưa linh hoạt, tập trung ở trung ương, thiếu sự liên kết mang tính hệthống
Nói tóm lại, từng khu vực, từng quốc gia với mô hình kinh tế và trình độ pháttriển khác nhau, có hướng tiếp cận QL&BVMT khác nhau, nhưng tương ứng với trìnhđộ phát triển.
2.1.2 Quản lý và bảo vệ môi trường trong nền kinh tế thị trường
2.1.2.1 Phát huy vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Trong nền KTTT, nhà nước có vai trò quyết định về QL&BVMT thông quaviệc định hướng, thiết lập và bảo đảm thực hiện hệ thống quy phạm pháp luật, tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về QL&BVMT, đóng vai trò “bà đỡ” và cung cấp các dịchvụ công cộng về môi trường… Việc phát huy, tăng cường vai trò của nhà nước vềQL&BVMT trong nền KTTT thể hiện trên các mặt sau:
- Quan trắc và cung cấp thông tin về các yếu tố cơ bản, chức năng, chất lượng
của các thành phần môi trường Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhànước với vai trò là bên tham gia “khắc phục” các thất bại của thị trường trong côngviệc nắm bắt và cung cấp thông tin về chất lượng các thành phần môi trường.
- Định giá, hạch toán, xác lập chủ sở hữu, quyền sử dụng các giá trị tài nguyên
và dịch vụ của các thành phần môi trường cho các bên liên quan
- Phân vùng, phân nhóm, phân loại theo chức năng, giá trị làm căn cứ để đề ra
chính sách bảo vệ, bảo tồn và khai thác, sử dụng phù hợp.
- Ban hành các văn bản định hướng (xác lập mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
QL&BVMT) Nhiệm vụ này thể hiện vai trò định hướng của nhà nước trong nền
Trang 17KTTT nhằm điều tiết thị trường hướng tới ‘khắc phục” những “thất bại”, sự chưa“hoàn thiện” của thị trường để kiến tạo PTBV.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn để QL&BVMT.
- Thiết lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và bố trí đội ngũ cán bộ thực
hiện nhiệm vụ QL&BVMT.
- Cung cấp các hàng hóa, dịch vụ “công cộng” về môi trường.
2.1.2.2 Vận dụng các quy luật khách quan của thị trường trong quản lý và bảo vệmôi trường
Các quy luật khách quan của thị trường như: “quy luật cung cầu”; “quy luật giátrị”; “quy luật cạnh tranh” cần được nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả của công tác QL&BVMT.
Vận dụng quy luật cung cầu trong QL&BVMT Các giá trị tài nguyên của các
thành phần môi trường là hàng hóa có giá trị nên được mua bán trao đổi trên thịtrường Mặc dù thị trường có thể tự vận hành qua cơ chế cung cầu để xác lập giá cả vàsự phân bố nguồn lực tối ưu, nhưng Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường bằng cáccông cụ và chính sách quản lý để điều tiết thị trường theo hướng mang lại lợi ích lớnnhất cho xã hội.
Vận dụng quy luật giá trị trong QL&BVMT Hệ thống môi trường cung cấp
cho con người và nền kinh tế rất nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau Trong đó có badịch vụ cơ bản là cung cấp tài nguyên đầu vào cho hệ thống kinh tế (đất, nước, khoángsản, rừng, biển), hấp thụ và tiếp nhận các chất thải đầu ra (CTR, nước thải, khí thải) vàlà không gian để các hoạt động kinh tế diễn ra Như vậy, rõ ràng hệ thống môi trườngcó vai trò quyết định đối với con người và nền kinh tế của mỗi quốc gia và toàn cầu.Kinh nghiệm thế giới cho thấy chỉ có cách đưa môi trường vào hệ thống hạch toánkinh tế thì mới biết được tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh tới môi trườngvà đánh giá được tính bền vững của nền kinh tế.
Vận dụng quy luật cạnh tranh trong QL&BVMT Cạnh tranh là cơ chế điều
chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội và nhờ có cạnh tranh mà sự phân bổ các nguồn lựctrong nền kinh tế được thực hiện một cách tối ưu Nói cách khác, cạnh tranh làm chonguồn lực môi trường được chuyển tới những nơi chúng được sử dụng một cách tối ưunhất Các quốc gia trên thế giới đã vận dụng quy luật này trong xây dựng các chínhsách QL&BVMT
Trang 182.1.2.3 Vận dụng các nguyên tắc cơ bản về quản lý và bảo vệ môi trường phù hợpvới thể chế kinh tế thị trường
Các nguyên tắc cơ bản về QL&BVMT như: “khai thác trong giới hạn phục hồicủa môi trường”; “xả thải trong giới hạn chịu tải của môi trường”; “người gây ô nhiễmphải trả tiền” (PPP) và “người hưởng lợi từ môi trường phải chi trả” (BPP) cần phảiđược vận dụng phù hợp với thể chế KTTT để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tácQL&BVMT.
Nguyên tắc “khai thác trong giới hạn phục hồi của môi trường” nhằm duy trì
sự phát triển liên tục của môi trường Đất, nước, các hệ sinh thái, các loài sinh vật đềucó khả năng phục hồi, tái tạo nếu con người thông qua các hoạt động khai thác các giátrị tài nguyên phục vụ hoạt động kinh tế - xã hội, chỉ lấy đi phần giá trị nhỏ hơn giá trịcó thể tái tạo, phục hồi của môi trường thì các giá trị này của môi trường luôn tồn tạivà phát triển Nguyên tắc này được vận dụng trong QL&BVMT để thiết lập các khuônkhổ luật pháp, quy chuẩn, tiêu chuẩn, giới hạn cho phép nhằm kiểm soát hoạt độngkhai thác các giá trị tài nguyên của môi trường Việc chưa vận dụng đúng nguyên tắcnày trong QL&BVMT là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái, cạn kiệt tài nguyên,các giá trị có thể khai thác của môi trường để phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên,việc áp dụng nguyên tắc này cần phải bảo đảm phù hợp với thể chế KTTT, tuân theocác nguyên tắc cơ bản của thị trường với sự điều tiết hợp lý của Nhà nước.
Nguyên tắc “xả thải trong giới hạn chịu tải của môi trường” bảo đảm môi
trường không bị ô nhiễm, suy thoái Đây là nguyên tắc được áp dụng nhằm bảo đảmviệc tác động lên môi trường, gây ONMT từ các hoạt động của con người không vượtquá giới hạn chịu đựng của môi trường tiếp nhận, tức là trong giới hạn khả năng hấpthụ, tự làm sạch của môi trường Nguyên tắc được sử dụng làm cơ sở để thiết lập chếđộ đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), quyphạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đối với các nguồn thải (đề án, dự ánphát triển, khu đô thị, khu công nghiệp (KCN), cơ sở sản xuất, phương tiện giao thông,…) Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này cũng phải đảm bảo phù hợp, đồng bộ vớithể chế KTTT.
Nguyên tắc ”người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP – Polluter Pays Principle),
những người gây ô nhiễm phải chịu các chi phí thực hiện các biện pháp kiểm soát vàngăn ngừa ô nhiễm được quyết định bởi cơ quan có chức trách của chính quyền nhằmđảm bảo môi trường trong trạng thái chấp nhận được Trong phạm vi hẹp, PPP đòi hỏingười gây ra ô nhiễm phải chịu trách nhiệm về tài chính đối với việc tuân thủ bất kỳyêu cầu xử lý ô nhiễm nào được quy định bởi luật pháp Nguyên tắc PPP trước hếtnhằm mục đích đảm bảo sự công bằng trong QL&BVMT, ngoài ra còn tác động vào
Trang 19lợi ích kinh tế của chủ thể, thông qua đó tác động đến hành vi xử sự của các chủ thểvới môi trường theo hướng có lợi cho môi trường.
Nguyên tắc “người hưởng lợi từ môi trường phải chi trả” (BPP – Benefit Pays
Principle), những người sử dụng hay hưởng lợi từ hàng hóa, dịch vụ do môi trường
mang lại phải trả chi phí cho việc tạo ra và bảo vệ chúng Cụ thể là, tất cả những aihưởng lợi do có được môi trường trong lành, không bị ô nhiễm; được hưởng lợi từ cácgiá trị, dịch vụ của hệ thống môi trường đều phải trả phí Nguyên tắc BPP là cơ sở đểNhà nước thực hiện các chính sách thu tài chính từ người dân, doanh nghiệp và cộngđồng để đầu tư cải thiện chất lượng môi trường sống cho xã hội.
2.2 Thực tiễn quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
2.2.1 Chủ trương, định hướng về quản lý và bảo vệ môi trường
2.2.1.1 Chủ trương, quan điểm của Đảng về quản lý và bảo vệ môi trường
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn quan tâm chỉ đạocông tác QL&BVMT Bên cạnh các quan điểm, chủ trương về phát triển kinh tế - xãhội, Cương lĩnh xây dựng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qua các thờikỳ, các Văn kiện Đại hội Đảng luôn có những quan điểm, chủ trương về QL&BVMT.Các quan điểm, chủ trương đó được cụ thể hóa trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước; Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về BVMTtrong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/BBT ngày 21 tháng 01năm 2009 của Ban Bí Thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW; trong Nghịquyết số 24/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ngày 03 tháng 06năm 2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT.
Tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác QL&BVMT quacác thời kỳ có thể thấy nổi lên một đường hướng chỉ đạo lớn sau đây:
Thứ nhất, BVMT phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ
xã hội để PTBV đất nước, BVMT quốc gia phải gắn với BVMT khu vực và toàn cầu.
Thứ hai, BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ
quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Thứ ba, BVMT phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc
phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên vàĐDSH.
2.2.1.2 Định hướng chiến lược của Chính phủ về quản lý và bảo vệ môi trường
Trang 20Trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiềuvăn bản Chiến lược, kế hoạch hành động quan trọng về QL&BVMT Các văn bảnChiến lược, Kế hoạch hành động về môi trường và trên các lĩnh vực liên quan đã cụthể hóa các quan điểm, chủ trương đuợc nêu trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng.Các văn bản định hướng của Chính phủ đã làm rõ các mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụưu tiên, các giải pháp thực hiện vềQL&BVMT cho từng giai đoạn phát triển Tổnghợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong các văn bản chiến lược, kế hoạch,có thể thấy nổi lên một số nhìn nhận, hướng tiếp cận và nội dung lớn sau đây:
Thứ nhất, đây là giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng mạnh các áp lực
lên môi trường; suy giảm chất lượng môi trường sống, suy thoái các hệ sinh thái diễnbiến ngày càng phức tạp Vì vậy, mục tiêu chính được đặt ra là hạn chế, làm chậm lạisự suy giảm này với tầm nhìn bình ổn vào giai đoạn 2020 - 2030, sau đó từng bước cảithiện và nâng cao chất lượng môi trường sống và sức khỏe của các hệ sinh thái tựnhiên;
Thứ hai, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là công tác phòng ngừa và kiểm soát các
nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường kết hợp tăng cường quản lý chất thải,khắc phục và cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thúc đẩy côngtác bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH; chú ý đến cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trườngcho người dân;
Thứ ba, đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, củng cố và
phát triển tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường huy động các nguồnlực cho công tác QL&BVMT;
Thứ tư, trong giai đoạn này, nhiều công cụ, biện pháp, cơ chế được nghiên cứu
đưa vào thử nghiệm áp dụng, từng bước hoàn thiện và nhân rộng trong QL&BVMT cảvề tài chính, hình sự, các công cụ, cơ chế dựa trên các nguyên tắc cơ bản của KTTT;
Thứ năm, đây cũng là giai đoạn được nhìn nhận việc tổ chức thực hiện chưa
hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao, các biện pháp áp dụng chưa đủ mạnh,nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu tương xứng với vấn đề môi trường phát sinh từ quátrình CNH, đô thị hóa rất nhanh và mạnh của Việt Nam.
2.2.1.3 Xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước về quản lý và bảo vệ môi trườngtừ trung ương đến địa phương
Ở cấp tỉnh, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập SởTNMT Trong tổ chức bộ máy của tất cả các Sở TNMT đã có Chi cục BVMT với biênchế từ 10 đến 15 người, có nơi đến 20 đến 25 người; đa số Sở TNMT đã có Trung tâmQuan trắc môi trường; một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Quỹ
Trang 21BVMT Số cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở cấp tỉnh trên cả nước hiện cókhoảng 750 người với độ tuổi trung bình trẻ hơn ở cơ quan Trung ương.
Ở cấp huyện, đã có 672 Phòng TNMT được thành lập trên tổng số 675 dơn vịhành chính cấp huyện (trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa và Trường Sa) PhòngTNMT cấp huyện biên chế trung bình trừ 04 đến 08 người, trong đó thông thường mỗihuyện chỉ có khoảng 01 đến 02 người làm công tác quản lý về BVMT Nhiều quận,huyện đã tăng cường cán bộ có chuyên môn môi trường cho phòng TNMT Số cán bộlàm công tác quản lý môi trường ở cấp huyện trên cả nước hiện có khoảng 2007 người.Ở cấp xã, có cán bộ chuyên môn về địa chính - xây dựng, có nhiệm vụ giúpUBND quản lý Nhà nước về BVMT song chưa thật rõ nội dung nhiệm vụ và hầu nhưchưa được qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ QL&BVMT Số cán bộ làmcông tác quản lý môi trường, địa chính - xây dựng khoảng 11.773 người với độ tuổitrung bình còn khá trẻ.
Nhìn chung, bộ máy quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta đã có nhữngbước phát triển và hoàn thiện ở hầu hết các cấp quản lý, đáp ứng yêu cầu ngày càngcao của công tác QL&BVMT.
2.2.2 Đầu tư cho quản lý và bảo vệ môi trường
2.2.2.1 Chi từ ngân sách cho quản lý và bảo vệ môi trường
Trước khi có Luật BVMT năm 2005, chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường(SNMT) ở cả Trung ương và địa phương ở mức rất thấp, được trích một phần từ nguồnNSNN chi cho hoạt động KHCN.
Chi NSNN cho hoạt động SNMT đã có những bước phát triển đột biến cả về cơchế và tổng chi ngân sách hàng năm Kinh phí từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản vànguồn vốn ODA đã được bố trí để xây dựng các công trình xử lý môi trường (xâydựng các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, nước thảisinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải bệnh viện…), hỗ trợ xử lý triệt để để các cơ sởONMT nghiêm trọng, đầu tư trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, xâydựng quy hoạch môi trường,
Tuy nhiên, so với yêu cầu về đầu tư và chi thường xuyên cho công tácQL&BVMT thì mức đầu tư này còn rất khiêm tốn Đây là một trong những nguyênnhân chính lý giải công tác BVMT không đạt được mục tiêu BVMT mà Chiến lượcbảo vệ môi trường quốc gia đã đặt ra.
2.2.2.2 Huy động nguồn đầu tư từ xã hội cho quản lý và bảo vệ môi trường
Trang 22Luật BVMT năm 2005đã quy định nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ưuđãi, hỗ trợ các doanh nghiệp và mọi cá nhân, tổ chức đầu tư kinh phí cho công tácQL&BVMT Luật BVMT quy định các hoạt động: xây dựng hệ thống xử lý nước thảisinh hoạt tập trung; cơ sở tái chế, xử lý CTR thông thường, CTNH, khu chôn lấp chấtthải; trạm quan trắc môi trường; di dời cơ sở gây ONMT nghiêm trọng; xây dựng cơsở công nghiệp môi trường và công trình BVMT khác phục vụ lợi ích công về BVMTđược hỗ trợ ưu đãi về đất đai Hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải; sản xuấtnăng lượng sạch, năng lượng tái tạo được nhiễm hoặc giảm thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường, phí BVMT Máy móc, thiết bị, phươngtiện, dụng cụ nhập khẩu được sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vậnchuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất nănglượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn thuế nhập khẩu Các sản phẩm tái chế từchất thải, năng lượng thu được từ việc tiêu hủy chất thải, các sản phẩm thay thếnguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường được Nhà nước trợ giá
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đầu tư BVMT được ưu tiên vay vốn từ các QuỹBVMT; trường hợp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác để đầu tư BVMT thì đượcxem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của QuỹBVMT.Chương trình, dự án BVMT trọng điểm của Nhà nước cần sử dụng vốn lớnđược ưu tiên xem xét cho sử dụng vốn hỗ trợ phát triên chính thức (ODA).
Như vậy, về cơ chế ưu đãi và hỗ trợ hoạt động BVMT đã tạo điều kiện thuậnlợi thu hút các thành phần kinh tế tham gia BVMT và đã đạt được nhiều kết quả tíchcực Nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế đã có phần giải quyết được nhiều vấnđề môi trường của chính các doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu các nguồn gây ônhiễm, tác động xấu lên môi trường.
2.2.3 Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường
2.2.3.1 Quan trắc và cung cấp thông tin về môi trường
Thực hiện quy định của Luật BVMT, mạng lưới quan trắc môi trường được quyhoạch và từng bước được xây dựng hoàn thiện Hiện nay các trạm quan trắc thuộcmạng lưới quan trắc môi trường quốc gia hàng năm vẫn định kỳ lấy mẫu phân tích(theo đợt trong năm) để dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí Các thànhphần môi trường được quan trắc thường xuyên bao gồm: môi trường nước (nước mặtlục địa, nước dưới đất, nước biển ven bờ, nước biển xa bờ); môi trường không khí(không khí xung quanh, tiếng ồn, độ rung; môi trường đất; môi trường hóa học, phóngxạ; CTR; nước mưa axit; môi trường lao động; ĐDSH.