PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dân số thế giới và một số quốc gia Phụ lục 2: Sản lượng lương thực có hạt trên thế giới Phụ lục 3: Sản lượng lúa trên thế giới Phụ lục 4: Năng suất lúa trên thế g
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC CẦN PHẢI BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT
NĂM 2009 - 2010
Chủ nhiệm đề tài: Ths Phạm Thị Minh Thủy
8878
HÀ NỘI - 2010
Trang 2BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC CẦN PHẢI BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT
Trang 3DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
1 Nguyễn Hữu Thắng quản lý đất đai Kỹ sư Tổng cục Quản lý đất đai
2 Nguyễn Thị Minh Hiền Tiến sỹ
kinh tế nông nghiệp
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
3 Lê Thị Thanh Xuân Thạc sỹ
quản lý đất đai Tổng cục Quản lý đất đai
4 Phùng Đình Trung lâm nghiệp Thạc sỹ
Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên
và môi trường
kinh tế nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
6 Nguyễn Ngọc Tuân khoa học đất Thạc sỹ
Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên
và môi trường
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Diện tích gieo trồng lúa trên thế giới 23
Bảng 2: Diện tích gieo trồng lúa một số quốc gia Châu Á 25
Bảng 3: Năng suất lúa trên thế giới qua các năm 27
Bảng 4: Sản lượng lúa thế giới qua các năm 28
Bảng 5: Bảy nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2007 30
Bảng 6: Mười quốc gia tiêu thụ gạo hàng đầu thế giới năm 2007 31
Bảng 7: Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam thời kỳ 1927-2000 46
Bảng 8: Tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các thời kỳ 52
Bảng 9: Tình hình sản xuất lúa gạo của nước ta giai đoạn 1980-2009 66
Bảng 10: Năng suất lúa của cả nước và các vùng giai đoạn 1995-2009 69
Bảng 11: Sản lượng lúa của cả nước và các vùng giai đoạn 1980-2009 71
Bảng 12: Dự kiến nhu cầu tiêu thụ gạo của người Việt Nam đến năm 2030 81
Bảng 13: Dự báo nhu cầu lúa gạo của nước ta đến năm 2020, 2030 82
Bảng 14: Dự báo năng suất, sản lượng lúa đến năm 2030 83
Bảng 15: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của cả nước và các vùng 84
Bảng 16: Hiện trạng và biến động diện tích đất trồng lúa của cả nước và các vùng giai đoạn 1990 - 2010 86
Bảng 17: Dự báo nhu cầu chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác đến năm 2020 90
Bảng 18: Quy hoạch sử dụng đất lúa toàn quốc theo vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 91
Bảng 19: Quy hoạch sử dụng đất chuyên trồng lúa nước toàn quốc theo vùng đến năm 2020 92
Bảng 20: Phản ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau 98
Bảng 21: Mức độ ưu tiên về các tiêu chí của 7 vùng lãnh thổ 139
Trang 5DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Diện tích đất canh tác toàn thế giới qua các năm 22 Biểu đồ 2: Diện tích gieo trồng lúa so với diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt trên thế giới năm 2008 24 Biểu đồ 3: Tỷ trọng diện tích gieo trồng lúa so với diện tích gieo trồng cây lương thực một số quốc gia Châu Á năm 2008 26 Biểu đồ 4: Năng suất lúa của các quốc gia Châu Á năm 2008 28 Biểu đồ 5: Tỷ lệ đóng góp sản lượng lúa của các quốc gia Châu Á năm 2008 29 Biểu đồ 6: Tình hình xuất - nhập khẩu gạo trên thế giới 29 Biểu đồ 7: Dự báo sản lượng gạo xuất khẩu các nước đến năm 2020 32 Biểu đồ 8: Dự báo nhu cầu lúa gạo thế giới đến năm 2020 33 Biểu đồ 9: Sản lượng lương thực có hạt của Việt Nam qua các năm 64 Biểu đồ 10: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người qua các năm 65 Biểu đồ 11: Diện tích gieo trồng lúa cả nước và các vùng giai đoạn
1980 - 2009 67 Biểu đồ 12: Diện tích gieo cấy các vụ lúa của cả nước giai đoạn 1980
- 2009 67 Biểu đồ 13: Năng suất các vụ lúa của cả nước qua các năm 69 Biểu đồ 14: Sản lượng lúa của cả nước giai đoạn 1980 - 2009 70 Biểu đồ 15: Sản lượng lúa bình quân đầu người các vùng giai đoạn
1990 - 2009 72 Biểu đồ 16: Sản lượng gạo sản xuất và tiêu thụ trong nước qua các năm 73 Biểu đồ 17: Cơ cấu các hình thức tiêu dùng lúa gạo trong nước 74 Biểu đồ 18: Xuất, nhập khẩu gạo của nước ta giai đoạn 1980-2009 75 Biểu đồ 19: Tỷ lệ diện tích đất chuyên trồng lúa nước của các vùng năm 2010 84 Biểu đồ 20: Biến động diện tích đất trồng lúa của cả nước qua các năm 85
Trang 6PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dân số thế giới và một số quốc gia
Phụ lục 2: Sản lượng lương thực có hạt trên thế giới
Phụ lục 3: Sản lượng lúa trên thế giới
Phụ lục 4: Năng suất lúa trên thế giới
Phụ lục 5: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người trên thế giới
Phụ lục 6: Sản lượng lúa bình quân đầu người trên thế giới
Phụ lục 7: Diện tích gieo trồng cây lương thực trên thế giới
Phụ lục 8: Diện tích gieo trồng lúa trên thế giới
Phụ lục 9: Sản lượng lương thực có hạt của cả nước và các vùng qua các năm Phụ lục 10: Diện tích gieo trồng cây lương thực của cả nước và các vùng qua các năm
Phụ lục 11: Dân số của cả nước và các vùng qua các năm
Phụ lục 12: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của cả nước và các vùng qua các năm
Phụ lục 13: Sản lượng lúa của cả nước và các vùng qua các năm
Phụ lục 14: Năng suất lúa của cả nước và các vùng qua các năm
Phụ lục 15: Diện tích gieo trồng lúa của cả nước và các vùng qua các năm
Phụ lục 16: Sản lượng lúa bình quân đầu người của cả nước và các vùng qua các năm Phụ lục 17: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Trung du miền núi Bắc bộ
Phụ lục 18: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Đồng bằng Bắc bộ Phụ lục 19: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Bắc trung bộ
Phụ lục 20: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Duyên hải Nam trung bộ
Phụ lục 21: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Tây Nguyên
Phụ lục 22: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Đông Nam bộ
Phụ lục 23: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
3 Nguyễn Văn Luật (2009), Cây lúa Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
6 Nguyễn Điền - Nguyễn Đăng Thân (1984), Đặc điểm địa hình và tính chất
cơ lý của đất nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội;
7 Nguyễn Văn Ngưu (2007), Ngành sản xuất lúa Việt Nam nhìn qua lịch sử,
văn hoá và kỹ thuật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh;
8 Lê Huy Ngọ, Nguyễn Thiện Luân, Vũ Tuyên Hoàng…(1997), Nông nghiệp
- tài nguyên đất và sử dụng phân bón tại Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, Tp Hồ
11 Trần Văn Đạt (2004), Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam:
Từ thời nguyên thuỷ đến hiện đại, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội;
12 Kết quả kiểm kê đất dai các năm 1990, 1995, 2000, 2005 - Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
13 Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 1980, 1985, 1990, 1995,
2000, 2005, 2008, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;
Trang 814 Nguyễn Đức Minh (2004), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo
an ninh lương thực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm giảm diện tích đất ruộng lúa”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trung tâm Điều tra
quy hoạch đất đai, Hà Nội;
15 Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, 2009, Hà Nội;
16 Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội;
17 http://www.fao.org/corp/statistics/en/;
18 http://db.vista.gov.vn/login.aspx;
19 http://afsis.oae.go.th/;
20 http://www.ers.usda.gov/Data/InternationalBaseline/
Trang 9MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Nội dung nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO VÀ CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH KHU VỰC ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC 5
I.1 Một số quan điểm, quy định của pháp luật liên quan đến nội dung nghiên cứu 5
I.1.1 Những quan điểm chung về an ninh lương thực 5
I.1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh lương thực và đất trồng lúa nước 13
I.1.3 Ý nghĩa của việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia 18
I.2 Tổng quan về đất trồng lúa nước trên thế giới 19
I.2.1 Lịch sử trồng lúa nước trên thế giới 19
I.2.2 Diện tích đất trồng lúa nước trên thế giới 22
I.2.3 Cung - cầu lúa gạo của thế giới 26
I.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc bảo vệ diện tích đất canh tác nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng 34
I.3.1 Những vấn đề đặt ra đối với việc bảo đảm an ninh lương thực của các quốc gia trên thế giới 34
I.3.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc bảo vệ diện tích đất canh tác nói chung và đất trồng lúa nói riêng nhằm bảo đảm an ninh lương thực 37
I.3.3 Bài học rút ra đối với nước ta trong việc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nước 41
I.4 Cơ sở khoa học để xây dựng các tiêu chí xác định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt 43
I.4.1 Lịch sử hình thành nền nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam 43
Trang 10I.4.2 Đánh giá điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) của Việt Nam với
việc trồng lúa nước 47
I.4.3 Vai trò của sản xuất lúa gạo đối với an ninh lương thực 51
I.4.4 Sức ép của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ảnh hưởng tới diện tích đất trồng lúa, đe dọa an ninh lương thực quốc gia 53
I.4.5 Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến tình hình sản xuất lúa gạo thông qua việc suy giảm diện tích đất trồng lúa 56
I.4.6 Khả năng áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm tăng sản lượng lúa gạo 58
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA GẠO VÀ VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC Ở VIỆT NAM 64
II.1 Tình hình sản xuất lúa gạo và khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lúa gạo ở nước ta 64
II.1.1 Cung, cầu lúa gạo ở nước ta 64
II.1.2 Những kết quả đạt được và khó khăn, thách thức trong sản xuất lúa gạo ở nước ta 77
II.1.3 Dự báo cung, cầu lúa gạo ở nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 81
II.2 Hiện trạng và quy hoạch diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 83
II.2.1 Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa ở nước ta 83
II.2.2 Quy hoạch diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 89
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC CẦN BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT 93
III.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt 93
III.1.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên 93
III.1.2 Nhóm yếu tố về hạ tầng kỹ thuật 101
III.1.3 Nhóm yếu tố về kinh tế, thị trường 105
III.1.4 Nhóm yếu tố về văn hóa, xã hội, chính trị 106
III.1.5 Nhóm yếu tố về mức độ ảnh hưởng của môi trường 108
III.2 Đề xuất bộ tiêu chí chung để xác định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt 110
III.2.1 Nhóm tiêu chí về điều kiện tự nhiên 110
Trang 11III.2.2 Nhóm tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật 111
III.2.3 Nhóm tiêu chí về kinh tế, thị trường 111
III.2.4 Nhóm tiêu chí liên quan đến văn hóa, xã hội 112
III.2.5 Nhóm tiêu chí liên quan đến môi trường 112
III.3 Đề xuất các tiêu chí xác định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt áp dụng cho từng vùng lãnh thổ 112
III.3.1 Vùng Trung du miền núi Bắc bộ 113
III.3.2 Vùng Đồng bằng Bắc bộ 117
III.3.3 Vùng Bắc Trung bộ 121
III.3.4 Vùng Duyên hải Nam trung bộ 124
III.3.5 Vùng Tây Nguyên 128
III.3.6 Vùng Đông Nam bộ 131
III.3.7 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 134
KẾT LUẬN 141
I Kết luận 141
II Kiến nghị 144
Trang 12MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để tồn tại và phát triển, con người cần phải có lương thực, thực phẩm để tiêu dùng, trong đó nhu cầu tiêu thụ lương thực là cơ bản nhất Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng là ngành sản xuất vật chất hình thành sớm nhất để đáp ứng nhu cầu này của con người Dù xã hội có phát triển đến đâu, con người có thể giảm số lượng tiêu dùng lương thực để chuyển sang tiêu dùng nhiều loại thực phẩm khác thì vẫn luôn cần một lượng lương thực nhất định.
Với dân số ngày càng tăng trên thế giới (đặc biệt ở các quốc gia Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh,…) thì nhu cầu về lương thực không ngừng tăng lên, trong khi diện tích canh tác lương thực trên thế giới đang có xu hướng bị thu hẹp Đây là một thách thức lớn đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu
An ninh lương thực hiện nay không chỉ là vấn đề thời sự trong nước mà còn là vấn đề thời sự của cả thế giới Nguy cơ mất an ninh lương thực trên thế giới luôn thường trực do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như biến đổi khí hậu, nhu cầu về năng lượng sinh học, nhu cầu về đất đai cho công nghiệp hóa, đô thị hóa,… Một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 là do xu hướng phát triển ồ ạt nhiên liệu sinh học nhằm giảm áp lực chi phối bởi dầu mỏ và hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - tác nhân làm nhiệt độ toàn cầu nóng lên Khi đó, diện tích trồng cây lương thực buộc phải thu hẹp để dành chỗ cho các loại cây phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học, hậu quả là sản lượng lương thực giảm sút, giá cả leo thang Thực tiễn tình hình khủng hoảng thiếu lương thực dẫn đến bất ổn xã hội tại nhiều nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi càng thấy vai trò, vị trí của nông nghiệp trong việc đảm bảo an ninh lương thực
- nền tảng đảm bảo an ninh, ổn định chính trị Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc hiện có trên 30 quốc gia thiếu lương thực nghiêm trọng, cận kề với cái đói cần được cứu trợ khẩn cấp Việc làm thế nào để bảo đảm an ninh lương thực thế giới đã trở thành đề tài được cộng đồng quốc tế quan tâm nhất hiện nay
Đối với Việt Nam, là quốc gia nhiều năm qua luôn nằm trong “tốp ba” nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới Năng suất lúa bình quân cả nước
Trang 13khoảng 9 - 10 tấn, hiện nay còn có thể nâng lên 11 - 12 tấn/ha/năm thông qua
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, với quy mô diện tích như hiện nay để đạt được 40 triệu tấn/năm là khả thi Tuy nhiên, mức sản lượng này chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho khoảng 100 triệu dân Nếu dân số tiếp tục gia tăng (nhiều nghiên cứu cho thấy dân số Việt Nam sẽ lên tới 120 triệu mới cơ bản ổn định) đi kèm với diện tích đất trồng lúa giảm thì sẽ có nguy cơ mất cân đối an ninh lương thực
Để đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị phải chấp nhận chuyển đổi một diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhất định Tuy nhiên trên thực tế diện tích đất trồng lúa, đặc biệt là đất lúa nước ở nước ta đã và đang bị giảm mạnh do nhiều nơi có tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tràn lan Giai đoạn 2000 - 2007, trung bình mỗi năm nước ta mất đi khoảng 55.000 ha đất canh tác lúa, tương đương với giảm khoảng 400.000 - 500.000 tấn lúa/năm Diện tích đất canh tác bình quân/người của Việt Nam hiện rất thấp so với các nước khác trên thế giới, chỉ khoảng 0,07 ha/người trong khi của Thái Lan là 0,23 ha/người Không phải loại đất nào cũng trồng được lúa mà phải mất hàng trăm năm mới hình thành sinh thái đất lúa và một khi bị bê tông hóa, đất gần như sẽ không thể quay lại sản xuất nông nghiệp Do đó để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia thì ngoài việc xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp thì việc bảo đảm quỹ đất trồng lúa nhất định là vấn đề tiên quyết
Điều 74 - Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước có chính sách bảo
vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang
sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp…” và “Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép” Có nhiều đề xuất cho rằng cần phải cắm mốc giới xác định diện tích đất lúa cần phải bảo vệ nghiêm ngặt Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có cơ sở rõ ràng nào cho việc xác định diện tích đất trồng lúa không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng Để bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu an ninh lương thực với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước thì việc xác định các tiêu chí mang tính khoa học để làm căn cứ đề xuất việc bảo
Trang 14vệ quỹ đất chuyên trồng lúa nước phù hợp với điều kiện của từng vùng miền là hết sức cần thiết Xuất phát từ yêu cầu trên cho thấy việc thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các tiêu chí xác định các khu
vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt” là cần thiết
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn trong việc xác định các tiêu chí xác định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt;
- Đề xuất bộ tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt nhằm phục vụ mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu những quan điểm, quy định của pháp luật liên quan đến an ninh lương thực, đất trồng lúa nước, tiêu chí xác định đất chuyên trồng lúa nước;
- Phân tích, đánh giá tổng quan về đất trồng lúa nước trên thế giới;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng các tiêu chí xác định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt;
- Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới trong việc bảo
vệ diện tích đất trồng lúa;
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa gạo ở nước ta;
- Đánh giá tình hình sử dụng đất trồng lúa nước, dự báo biến động diện tích đất trồng lúa nước ở nước ta đến năm 2020;
- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt;
- Đề xuất bộ tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an ninh lương thực
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp thống kê (mô tả, phân tích);
Trang 15- Phương pháp dự báo;
- Phương pháp tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, các nhóm yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến việc xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt
Về không gian: Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn cả nước (7 vùng lãnh thổ)
6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được bố cục thành 3 chương: Chương I: Nghiên cứu tổng quan về tình hình sản xuất lúa gạo và các tiêu chí xác định khu vực đất chuyên trồng lúa nước;
Chương II: Thực trạng sản xuất lúa gạo và vấn đề an ninh lương thực ở Việt Nam;
Chương III: Đề xuất bộ tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt
Trang 16CHƯƠNG I NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
LÚA GẠO VÀ CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH KHU VỰC
ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC
I.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.1.1 Những quan điểm chung về an ninh lương thực
An ninh lương thực đã và đang trở thành chủ đề thời sự nóng bỏng có tính toàn cầu, là một trong những vấn đề được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển tiến vào thế kỷ 21 Nhiều nước trên thế giới đặc biệt là khu vực châu Phi, châu Á vì những lý do khác nhau đang phải đối mặt với nạn đói, thiếu lương thực và suy dinh dưỡng Vậy cụm từ “an ninh lương thực” xuất hiện từ khi nào?
An ninh lương thực là quan niệm xuất hiện vào giữa những năm 70 trong các thảo luận về tình hình lương thực thế giới và là phản ứng trước cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vào thời điểm đó Quan tâm ban đầu chủ yếu tập trung vào các vấn đề cung lương thực - đảm bảo nguồn cung cấp và ở một mức
độ nào đó là ổn định giá cả của nguồn thực phẩm chủ yếu ở cấp độ quốc gia và quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới năm 1974, khái niệm an ninh lương thực được hiểu theo nghĩa hẹp là: “sự sẵn có của nguồn cung lương thực thế giới ở mọi lúc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong điều kiện biến đổi về sản xuất và giá cả lúa gạo”
Nếu như vào những năm 70 người ta tập trung nhiều vào vấn đề an ninh lương thực ở cấp toàn cầu và quốc gia thì bắt đầu từ những năm 80, nhiều người cho rằng cần phải quan tâm ở cấp hộ gia đình và cá nhân, bởi thực tế có những quốc gia xuất khẩu nhiều sản phẩm lương thực, song vẫn còn không ít người dân trong nước bị đói Một quốc gia có thể có đủ lương thực để cung cấp cho tất cả các hộ gia đình nhưng nếu việc phân phối không đều, sẽ dẫn đến tình trạng người thừa, người thiếu
Năm 1983, FAO mở rộng quan niệm an ninh lương thực để tính thêm cả việc đảm bảo cho những người dễ bị tổn thương tiếp cận được với các nguồn cung
Trang 17cấp sẵn có, hàm ý rằng cần phải quan tâm đến sự cân bằng giữa cầu và cung trong phương trình an ninh lương thực: “đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần”
Sau đó, Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) năm 1986 với tiêu đề
“Đói nghèo” đã tập trung vào tính linh hoạt theo thời gian của mất an ninh lương thực Báo cáo này đã đưa ra sự phân biệt giữa mất an ninh lương thực kinh niên, gắn liền với các vấn đề về nghèo khổ lâu năm hoặc nghèo khổ cơ cấu
và thu nhập thấp và mất an ninh lương thực đang chuyển đổi liên quan đến các giai đoạn khi thảm họa thiên nhiên, kinh tế sụp đổ hoặc xung đột gây ra các sức
ép lớn Quan niệm về an ninh lương thực được cụ thể hóa hơn theo nghĩa: “tất
cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được với đủ lương thực, thực phẩm để đảm bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động”
Đến giữa những năm 1990, an ninh lương thực được xem là mối quan ngại nghiêm trọng, trải nhiều cấp độ từ cấp cá nhân lên đến cấp toàn cầu Tuy nhiên, vấn đề “tiếp cận” trong an ninh lương thực hiện nay còn bao gồm cả vấn
đề có đủ lương thực và điều này cho thấy người ta vẫn lo ngại về suy dinh dưỡng protein Việc mở rộng quan niệm bao gồm các khía cạnh an toàn lương thực, cân bằng dinh dưỡng cũng cho thấy quan ngại về thành phần lương thực, thực phẩm gồm các điều kiện về dinh dưỡng vi mô và vĩ mô cần thiết cho một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh Người ta cũng quan tâm nhiều hơn đến sở thích đối với lương thực, thực phẩm theo truyền thống văn hóa hoặc xã hội Mức độ phức tạp và cụ thể theo từng hoàn cảnh của an ninh lương thực cho thấy rằng quan niệm này không còn đơn giản và tự nó không phải là mục đích
mà nó là một loạt các hành động trung gian nhằm đạt được một đời sống năng động và khoẻ mạnh
Theo báo cáo của UNDP về phát triển con người phát hành năm 1994, thì an ninh con người được xem xét theo bảy loại hình: An ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng và an ninh chính trị Trong đó an ninh lương thực có thể coi là vấn
đề cốt yếu đối với mọi quốc gia ở mọi thời đại
Tại Hội nghị các nước không liên kết tháng 10 năm 1994 ở Bali, Indonesia đã xác định khái niệm an ninh lương thực là: “Sự cung cấp đầy đủ lương thực cả về số lượng lẫn chất lượng cho toàn bộ dân số, mọi lúc, mọi nơi”
Trang 18Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới tổ chức ở Rôma (Italia) vào năm 1996 đã mở rộng khái niệm an ninh lương thực theo chuỗi từ cấp độ cá nhân đến cấp độ toàn cầu và chuyển hóa từ lượng sang chất: “An ninh lương thực đạt được ở mỗi cá nhân, mỗi hộ, mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, và cấp độ toàn cầu cầu khi tất cả mọi người, ở mọi lúc, mọi nơi đều có đủ chất dinh dưỡng cho cuộc sống” và “Quyền có lương thực và không bị đói, là một trong những quyền cơ bản của con người” Tại hội nghị quan trọng này, các nước cam kết theo đuổi chính sách kinh tế - xã hội để chống lại sự đói nghèo và suy dinh dưỡng hướng tới an ninh lương thực đối với mỗi quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới
Có thể nói an ninh lương thực được hiểu là số lượng lương thực, thực phẩm có sẵn đủ để cung cấp và đủ khả năng điều phối đáp ứng mọi nhu cầu ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, theo điều kiện và khả năng của người được cung cấp lương thực An ninh lương thực còn được thể hiện ở việc đảm bảo chất lượng của lương thực, thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng không chỉ trong điều kiện lao động bình thường mà còn cho cả duy trì và phát triển giống nòi An ninh lương thực còn bao hàm việc đảm bảo thu nhập cho người sản xuất lương thực để họ không bị nghèo đi, dù
là nghèo đi một cách tương đối so với mặt bằng xã hội
Trong các định nghĩa về an ninh lương thực có ba yếu tố riêng biệt ảnh hưởng đến an ninh lương thực, đó là: tính sẵn có, tính ổn định và khả năng tiếp cận
- Tính sẵn có (sản xuất lương thực): Là số lương thực sẵn có để cung
cấp cho người dân, bao gồm tự sản xuất lương thực thực phẩm, hoặc sản xuất sản phẩm khác để trao đổi (hoặc xuất khẩu) lấy lương thực thực phẩm, bảo đảm
có đủ số lượng và chất lượng cần thiết đáp ứng yêu cầu của người dân Đây là yêu cầu quan trọng nhất cần có để thực hiện yêu cầu an ninh lương thực của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền Do đó cần đánh giá nhu cầu tiêu dùng lương thực của nhân dân, cần xem xét về cân đối cung cầu lương thực, mức lương thực trung bình theo đầu người trong mối tương quan với các nhu cầu về năng lượng
và đạm, sản xuất lương thực để xuất khẩu, trong thương mại, không phải theo quan điểm tự cấp, tự túc mà theo quan điểm mới tự giải quyết được lương thực
Để đảm bảo vững chắc cho an ninh lương thực một cách thường xuyên, cần phải theo dõi có hệ thống các chính sách sản xuất Phân tích các tác động
Trang 19đến an ninh lương thực không chỉ dựa vào tình trạng cung cầu kịp thời mà còn xem xét chiều hướng phát triển và những chính sách chung có tầm cỡ quốc gia
và thế giới Những chính sách lương thực được thực hiện trước đây và làn sóng
kỹ thuật được thâm nhập với những người sản xuất lương thực, dẫn đến một sự
hạ giá lương thực ở thị trường thế giới Tuy nhiên với nhu cầu tiêu dùng lương thực đang phát triển mạnh hơn tốc độ phát triển sản xuất nên dự kiến có thể thời gian tới việc nhập khẩu lương thực theo mức dự báo sẽ chịu giá đắt hơn trước Trong những hoàn cảnh như vậy, những tác động thực tế đối với an ninh lương thực thế giới còn lớn và sự phân chia gánh nặng này ở tầm thế giới còn khó khăn nhiều hơn so với trước
Việc tăng cường tiềm lực sản xuất ngũ cốc đối với các nước có thu nhập thấp và thiếu lương thực đòi hỏi cần có một sự quan tâm đặc biệt Không phải
do những lý do kỹ thuật mà phần lớn các nước này không thể tự giải quyết được nhu cầu phát triển của cuộc sống Những vấn đề không thể giải quyết được dễ dàng hay nhanh chóng đã xuất hiện càng ngày càng rõ ràng như: làm sao nâng cao mức sống của các hộ nông dân nhỏ và của những người có đất đai, khí hậu không thuận lợi hoặc ở những vị trí cách biệt? Làm sao mà bảo đảm được giá khuyến khích nông dân sản xuất mà không ảnh hưởng đến đời sống dân nghèo thành thị? Làm sao nuôi được số dân thành thị ngày càng tăng nhanh chóng mà nguồn lương thực thường chủ yếu giải quyết bằng nhập khẩu lúa mỳ? Làm sao mà phát triển vốn cho nông dân khi ngân sách đã hết ?
Việc tự túc, tự cấp hoàn toàn lương thực không phải là mục tiêu để theo đuổi đối với các nước không có điều kiện khí hậu nông nghiệp thích hợp Tính chất của khí hậu và đất đai cũng như những điều kiện chính trị và kinh tế là những yếu tố giúp xác định mức độ tự giải quyết được lương thực thực phẩm bằng nhiều loại cây trồng và gia súc Mặc dầu sự phát triển nông nghiệp ở các nước đang phải vượt qua những thách thức ngày càng lớn Nhiều nước thấy cần phải tiếp tục nhập một phần lương thực cần thiết hơn là cố gắng tự giải quyết lương thực cho nước mình, với điều kiện có khả năng tài chính để nhập
- Tính ổn định (cung cấp lưu thông lương thực): Là mức độ ổn định của
cung, cầu, chất lượng, giá cả và hệ thống cung cấp lương thực Do điều kiện kinh tế - xã hội và địa bàn sản xuất tiêu dùng khác nhau; hơn nữa trong điều kiện sản xuất hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường, do đó để lương thực thực phẩm đến được với người tiêu dùng đòi hỏi phải giải quyết tốt các khâu
Trang 20lưu thông, vận chuyển, chế biến, bảo quản Nói cách khác là bảo đảm cho các dòng lương thực, thực phẩm được lưu thông thông suốt từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thường xuyên và ổn định
Ổn định việc cung cấp lương thực là khả năng giải quyết các dao động về cung cấp lương thực trong năm, và khi có yêu cầu khẩn cấp để bảo đảm cung cấp lương thực cho những vùng thường thiếu Với hoàn cảnh của nước ta cứ khoảng trong 4 năm thì có 1 năm nông nghiệp Việt Nam phải chịu các điều kiện khí hậu không thuận lợi, thêm vào khả năng sản xuất lương thực không đồng đều ở các vùng, nguồn dự trữ lương thực bị thiếu khả năng cung cấp không đủ làm cho giá lương thực dao động và đe doạ an ninh lương thực của nhóm người có thu nhập thấp, trong suốt thời kỳ thiếu lương thực
Nhìn chung việc ổn định cung cấp lương thực còn phải nhằm cho cả những năm tiếp theo Vì sự không ổn định lương thực của năm trước sẽ đè nặng lên những năm sau do: Sự biến động, không ổn định về diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng lương thực; Biến động của cung và cầu về sản phẩm lương thực trên thị trường; Những chính sách phát triển nông nghiệp; Những khó khăn trong dự trữ lương thực
Một số ý kiến đang được nêu ra và bàn cãi ở các vòng đàm phán của các nước G7 trong đó có việc xoá bỏ hàng rào thuế quan vốn đang rất chặt chẽ để bảo vệ sản xuất lương thực trong nước, để tiến tới thả nổi thị trường lương thực, sẽ có thể dẫn đến những đảo ngược hoàn toàn thị trường lương thực cả về sản xuất, tiêu thụ và giá cả làm ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông lương thực trong cả các nước sản xuất, xuất khẩu cũng như tiêu thụ và nhập khẩu lương thực, làm mất ổn định cung cấp lương thực trong phạm vi thế giới và các khu vực Những khủng hoảng về lương thực trong tương lai có thể trong phạm
vi mỗi nước hay từng khu vực Những sự khủng hoảng tái diễn ở những nước không giải quyết được sản xuất ngũ cốc hay ở những nước thường bị thiên tai
là những mối lo
Ở nhiều nước vấn đề khủng hoảng lương thực là do thiếu cơ sở hạ tầng cho thương nghiệp, vận tải và bảo quản Kinh nghiệm cho thấy ở Châu Phi do khó khăn trong thương mại vận chuyển mà có vùng thừa, có vùng rất thiếu Không có hệ thống bảo quản, nhiều nước không thực hiện được những dự trữ cần thiết cho những năm thiếu thốn Trong nhiều nước đang phát triển, việc cải
Trang 21tiến hệ thống thương mại và hạ tầng cơ sở có thể điều chỉnh, tránh được những
sự khủng hoảng từ năm này sang năm khác Hơn nữa lương thực thừa không dùng hết thường làm hạ giá sản phẩm và làm cho nông dân thiếu hào hứng để
sử dụng các biện pháp tăng năng suất, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật
Thực hiện các chính sách cần thiết, có thể đảm bảo sự ổn định cung cấp với nguồn trong nước, nhưng sự trợ giúp lương thực còn có vị trí rất quan trọng
để đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của các nước đang phát triển Vì vậy cần phải tìm cầu nối giữa những trợ giúp khẩn cấp và việc thực hiện các mục tiêu của an ninh lương thực một cách dài hạn
- Khả năng tiếp cận: Là điều kiện kinh tế để tiếp cận lương thực, đảm
bảo cho mọi người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể mua được số lương thực họ cần, hay nói một cách khác là mọi gia đình đều có thể tự mua lấy lương thực hoặc thông qua sản xuất tự túc
Có sẵn lương thực, thực phẩm, tổ chức lưu thông cung ứng ổn định, nhưng như vậy chưa đủ để đảm bảo an ninh lương thực đối với mọi người, ở mọi thời điểm Mục tiêu cuối cùng của an ninh lương thực là “Bảo đảm cho mọi người, ở mọi thời gian đều có được đủ lương thực thực phẩm cần thiết cho một cuộc sống lành mạnh” Đương nhiên mức độ an ninh theo ý niệm trên ở mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế, mỗi nhóm dân cư cũng khác nhau, nhưng cơ bản là đảm bảo cho mọi người không bị đói, không bị suy dinh dưỡng
Kinh nghiệm cho thấy rằng việc tăng sản lượng lương thực và ổn định việc cung cấp lương thực có thể phát triển, nhưng không thể bảo đảm an ninh lương thực cho người nghèo Việc tăng sản lượng nông nghiệp nói chung có làm giảm đói nghèo ở nông thôn nhưng không phải luôn luôn như vậy và không phải cho tất cả mọi người Nói chung ở vùng nông thôn nếu các hộ nông dân có điều kiện đất đai, những cơ sở vật chất và những nguồn phục vụ sản xuất khác như tín dụng, sức kéo, giống, phân bón thì họ mới có lợi khi nông nghiệp phát triển Ở các vùng thành thị khi sự phân phối bao cấp không còn nữa thì các gia đình có đủ lương thực hay không là tuỳ thuộc vào thu nhập
Việc tạo điều kiện cho nhân dân tăng thu nhập bằng cách tham gia các hoạt động kinh tế là một trong những việc cần quan tâm lớn Nói chung không
có sự bảo đảm an ninh lương thực vững chắc khi vấn đề tiếp cận của các gia đình về lương thực chưa được giải quyết
Trang 22Cần quan tâm thích đáng việc bảo đảm sản xuất lương thực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà không thừa ế Về chiến lược phải có chính sách bảo đảm một sự phát triển cân đối, một sự phân phối công bằng về lợi tức cũng như sự
hạ thấp số người nghèo khổ Sự phát triển của các hộ nông dân nhỏ nhờ sự phân phối tốt tài nguyên, nhất là đất đai, vốn tín dụng, phương tiện sản xuất, kỹ thuật thích hợp Cần phát huy mọi khả năng tối đa để tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn không có đất đai, quan tâm thích đáng việc phát triển công nghiệp ở nông thôn nhất là loại đòi hỏi nhiều lao động, phát triển các chương trình công cộng ở nông thôn cũng góp phần giải quyết lao động
Thực hiện chính sách lương thực đối với tầng lớp quá nghèo trong cộng đồng, rất tốn kém, nhất là khi phải bao cấp lớn Đó là một gánh nặng cho Nhà nước Việc nghiên cứu để thực thi các mục tiêu xã hội, chính sách cung ứng lương thực thực phẩm có thể kích thích việc sản xuất trong nước Muốn vậy cần xác định cụ thể đối tượng, thu hẹp lại và không để tồn tại những đối tượng thật sự không có yêu cầu
Những chính sách lương thực có thể đạt kết quả khi tuân theo 3 nguyên tắc: được tài trợ, có sự điều hành của Nhà nước và phù hợp với mục tiêu và những chính sách xã hội của mỗi nước và sau cùng là không có biểu hiện tiêu cực đối với sản xuất lương thực trong nước
Dễ dàng nhận thấy ở quy mô toàn quốc an ninh lương thực có thể được bảo đảm, thậm chí là dư thừa lương thực, nhưng nếu xem xét nhiều vùng, nhiều địa phương trong quốc gia đó, thì cũng có nhiều vùng, nhiều nơi không an ninh
về lương thực, ít ra là cũng vào một thời điểm nào đó Như vậy an ninh lương thực không thể xem là một khái niệm tuyệt đối
Đối lập với an ninh lương thực là sự mất an ninh lương thực Có hai dạng mất an ninh lương thực là: kinh niên và tạm thời Mất an ninh lương thực kinh niên là sự khó khăn trong một thời gian dài xảy ra ở cấp hộ gia đình do thiếu thu nhập hoặc thiếu vốn sản xuất hay thiếu tiền mua đủ lương thực cho
hộ Trong khi đó, mất an ninh lương thực tạm thời là sự bất ổn về lương thực trong một thời gian ngắn do gặp cú sốc trong sản xuất lương thực hoặc hệ thống kinh tế, nơi không sẵn có thu nhập hoặc các nguồn lực cần thiết để điều chỉnh các cú sốc đó Khủng hoảng lương thực là khái niệm được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây, khủng hoảng lương thực chính là an ninh
Trang 23lương thực ở các cấp độ khác nhau (từ cá nhân, gia đình, quốc gia, vùng, thế giới) bị phá vỡ trên một phạm vi rộng (nhiều vùng, nhiều quốc gia) trong cùng một thời kỳ
Ở cấp độ quốc gia, để tránh xảy ra khủng hoảng lương thực, mỗi quốc gia phải bảo đảm an ninh lương thực Nghĩa là, đảm bảo các nguồn từ sản xuất, nhập khẩu để có lượng lương thực đáp ứng các nhu cầu của dân cư, nhu cầu sản xuất (chăn nuôi, công nghiệp chế biến,…); xuất khẩu (nếu có); dự trữ quốc gia (phòng thiên tai, mất mùa, cũng như các nhu cầu dự trữ quốc gia tối thiểu khác) Tùy theo mỗi quốc gia (vị trí địa lý, đất đai thổ nhưỡng, cơ cấu kinh tế, thế mạnh của các ngành kinh tế khác nhau,…) mà có cách tăng cung lương thực khác nhau Tăng cung lương thực có thể bằng nhiều cách: tăng sản xuất lương thực; ổn định sản lượng lương thực ở một mức độ nào đó, và sẽ tăng thêm cung bằng nhập khẩu lương thực hoặc điều chỉnh cơ cấu (giảm xuất khẩu; phát triển khoa học công nghệ để giảm tương đối sử dụng lương thực trong một
số ngành công nghiệp chế biến)
Ngày nay, việc đảm bảo an ninh lương thực cho cả loài người đang đặt ra những thách thức lớn cho các quốc gia cũng như cho cộng đồng thế giới Nó đòi hỏi nỗ lực của bản thân các quốc gia, đồng thời phải có sự phối hợp, chung tay hành động giữa các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực
Trong nhiều thập kỷ qua, nhờ sự nỗ lực của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, đứng đầu là hệ thống các cơ quan của Liên Hợp quốc, trong đó có FAO, sản xuất lúa gạo trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Năm
2009, diện tích lúa toàn thế giới là 161 triệu ha với sản lượng 679 triệu tấn, năng suất 4,2 tấn/ha So với năm 1961 đến nay sau 50 năm, diện tích lúa tăng
50 triệu ha, sản lượng tăng 470 triệu tấn và năng suất tăng 2,25 lần Trong đó,
10 năm gần đây sản lượng lúa thế giới tăng 75 triệu tấn, chủ yếu là do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất Với những nỗ lực và thành tựu to lớn
đó, nhiều quốc gia đã tự túc được lương thực, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực của khu vực và toàn cầu
Tuy vậy, việc bảo đảm an ninh lương thực hiện nay vẫn còn là một thách thức lớn mang tính toàn cầu Theo FAO thì hiện nay trên thế giới vẫn còn 925 triệu người bị đói và thiếu dinh dưỡng Nhiều quốc gia hiện đang cần trợ giúp
để tạo dựng lại khả năng sản xuất nông nghiệp và 30 quốc gia đang trải qua
Trang 24khủng hoảng lương thực trầm trọng Dự báo nhiều năm tới, việc bảo đảm an ninh lương thực nói chung và phát triển lúa gạo nói riêng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, nổi lên là diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm; năng suất cây lương thực, trong đó có lúa gạo tăng chậm; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và gây thiệt hại ngày càng lớn; việc đầu tư để tăng sản lượng lương thực có xu hướng giảm sút, nhất là đối với những nước nghèo; những rào cản về thương mại nông sản và thu nhập thấp của người nghèo cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận lương thực của họ; việc sử dụng lương thực cho mục đích khác, trong đó cho sản xuất nhiên liệu sinh học, ngày càng gia tăng…
Phấn đấu giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015 là một trong 8 mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ mà các quốc gia trên thế giới đã đề ra và cam kết thực hiện cách đây 10 năm Để đạt được mục tiêu này trong khi tình trạng thiếu lương thực chưa được cải thiện nhiều và còn không ít khó khăn thách thức, cùng với sự nỗ lực của từng quốc gia, cần có sự hỗ trợ tích cực của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế và phối hợp hành động chung trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu
I.1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, phát luật của Nhà nước về an ninh lương thực và đất trồng lúa nước
I.1.2.1 Quy định của pháp luật về đất chuyên trồng lúa nước
Theo quy định tại Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08
năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì đất chuyên trồng
lúa nước được định nghĩa như sau:
“Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang) hàng năm cấy trồng từ hai vụ trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm”
Các vụ lúa được gieo trồng ở nước ta hiện nay là 3 vụ: đông xuân, hè thu
và vụ mùa Trong đó, miền Bắc chỉ trồng cấy được 2 vụ lúa là vụ đông xuân và
vụ mùa Miền Nam có nhiều khu vực gieo trồng được cả 3 vụ lúa là đông xuân,
hè thu và vụ mùa
Trang 25Xét về tính chất của đất thì đất trồng lúa nước là loại đất nông nghiệp mà tính chất vật lý, hóa học của đất có những thay đổi rất cơ bản so với tình trạng
tự nhiên ban đầu Điều này là do canh tác trong điều kiện ngập nước, trạng thái khử chiếm ưu thế trong đất làm cho tính chất của đất diễn biến theo chiều hướng khác nhiều so với đất ban đầu chưa trồng lúa, hình thành loại đất mới với những đặc tính đặc trưng riêng
Dựa vào chế độ canh tác lâu dài theo phương thức ngập nước có chu kỳ
và nhờ vào các công trình phụ trợ của kỹ thuật canh tác lúa nước như hệ thống kênh mương tưới tiêu, hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống ruộng bậc thang,… Do đó, đất trồng lúa nước không thể tồn tại riêng lẻ từng thửa một mà phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thửa với nhau mới phát huy được hiệu quả cao, bất kỳ lý do nào làm phá vỡ mối liên hệ đó, nhất là đối với hệ thống giao thông, thủy lợi, công trình phòng hộ,… đều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả
sử dụng đất và năng suất lúa
I.1.2.2 Quan điểm, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam
Trong thời điểm hiện nay, nhất là sau cuộc khủng hoảng lương thực năm
2008, tất cả các quốc gia trên thế giới càng nhận thức rõ tầm quan trọng sống còn của vấn đề an ninh lương thực trong chiến lược phát triển bền vững và bảo đảm an ninh quốc gia Việt Nam luôn xác định đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là yếu tố quan trọng, là nền tảng để ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Phát triển nông nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng” Đến Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Mục tiêu phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là tiếp tục giữ vững an ninh lương thực quốc gia trên cơ sở duy trì quy mô sản xuất lương thực ổn định; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng nông sản để tăng khả năng cạnh tranh”
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có nêu mục tiêu tổng quát liên quan đến phát triển nông nghiệp là:
“…Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt
Trang 26và lâu dài…”; từ đó xác định nhiệm vụ trọng tâm: “…ưu tiên hàng đầu trong phát triển nông nghiệp, có chính sách bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa, địa phương và vùng trồng lúa”
Đối với Việt Nam - một nước có truyền thống sản xuất lúa nước thì sản phẩm lương thực chính vẫn là lúa gạo Một trong những quan điểm được nêu ra trong Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là: “Phát huy lợi thế về cây lúa là chính và phát triển lương thực, thực phẩm thành các vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả và sức cạnh tranh cao ” Từ đó, mục tiêu chung được xác định là: “Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực với sản lượng cao hơn tốc độ tăng dân số; chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực, nâng cao chất lượng bữa ăn; bảo đảm cho nông dân sản xuất lúa có lãi bình quân trên 30% so với giá thành sản xuất”
Mục tiêu cụ thể để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là:
- Đảm bảo nguồn cung lương thực: “Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh sản xuất lúa, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng bắc Bộ, tạo nguồn cung vững chắc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài Đến năm 2020, bảo vệ quỹ đất lúa 3,8 triệu ha để có sản lượng 41 - 43 triệu tấn lúa đáp ứng tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm ”
- Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng: “Đến năm 2020, cải thiện tình trạng dinh dưỡng hướng tới cân đối dinh dưỡng và nâng cao mức tiêu thụ calo bình quân hàng ngày lên 2.600 - 2.700 calo/người và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi còn dưới 5%”
- Đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực của người dân: “Chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực vào năm 2012 Sau năm 2012 đảm bảo 100% người dân ở mọi nơi, mọi lúc có đủ lương thực Đảm bảo thu nhập cho người sản xuất lương thực đến năm 2020 cao hơn 2,5 lần so với hiện nay”
I.1.2.3 Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đất trồng lúa
Bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Chính sách về đất trồng lúa đã được quy định rõ trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn
Trang 27thi hành, ngoài ra quy định về bảo vệ đất lúa được nhấn mạnh trong các văn bản sau:
Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhấn mạnh yêu cầu đối với đất sản xuất nông
nghiệp: “Quản lý chặt chẽ, bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, đặc biết là đất tốt
trồng lúa theo quy hoạch để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia” Như vậy,
nội dung quy hoạch sử dụng đất trồng lúa trong quy hoạch sử dụng đất là rất quan trọng
Chỉ thị số 247/TTg ngày 28/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục tình trạng giảm sút diện tích đất trồng lúa nước và đất trồng cây nông nghiệp có giá trị cao do việc chuyển quỹ đất này sang sử dụng vào mục đích
khác đã nêu: “Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quá trình
công nghiệp hóa, phát triển đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm diện tích nhà ở cho dân, xây dựng các cơ sở liên doanh, hợp tác đầu tư với nước ngoài v.v khi xây dựng quy hoạch, xem xét, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng,
Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành có liên quan cần cân nhắc kỹ việc sử dụng đất, nên hướng vào các vùng gò, đồi, vùng đất quá xấu mà việc trồng lúa không có hiệu quả Việc kiến trúc công trình và xây dựng công trình và nhà ở cũng cần được tận dụng tối đa về chiều cao, không gian để hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng đất trồng lúa nước
mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phát triển công nghiệp, phát triển ngành nghề, tăng cường phúc lợi xã hội cũng như đáp ứng các yêu cầu đô thị hóa của địa phương Trường hợp đặc biệt, buộc phải dùng đến đất trồng lúa nước đã có hệ thống thủy nông bảo đảm tưới, tiêu chủ động có năng suất cao và ổn định thì phải thuyết minh thật cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định từng dự án mới được thực hiện”
Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008 về rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2006 - 2010 nói chung và đất
trồng lúa nước nói riêng đã khẳng định: “Hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng
lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp Không xét duyệt quy hoạch chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích sản xuất,
Trang 28dịch vụ phi nông nghiệp ở những địa phương có điều kiện sử dụng các loại đất khác Trường hợp cần thiết phải chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc đối với các dự án
có ảnh hưởng đến khu vực sản xuất nông nghiệp liền kề thì phải có các giải pháp sử dụng đất tiết kiệm và bảo đảm tính khả thi, an toàn cho sản xuất nông nghiệp trong khi thực hiện dự án Đồng thời, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi phê duyệt dự án”
Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia có nêu nhiệm vụ về quy hoạch đất lúa: “Để đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 diện tích đất lúa cần phải giữ là: 3,8 triệu ha, trong đó: 3,2 triệu ha đất lúa sản xuất hai
vụ trở lên, có thủy lợi hoàn chỉnh”
Điều 5 của Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có nêu: “Chỉ tiêu đất lúa nước trong quy hoạch
sử dụng đất cấp quốc gia được phân bổ cho cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã, chỉ tiêu đất lúa nước đã được phân bổ phải thể hiện trên bản đồ địa chính và xác định đến từng thửa đất ngoài thực địa”
Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 có quy định:
“Tiêu chí tổng hợp quan trọng nhất của một sân golf tuyệt đối không được sử dụng đất lúa 2 vụ Trường hợp phải sử dụng đất lúa để xây dựng sân golf thì chỉ được sử dụng đất lúa một vụ năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao với diện tích không quá 5% tổng diện tích một sân golf đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt”
Như vậy có thể thấy rằng, yêu cầu về đảm bảo an ninh lương thực và bảo
vệ đất trồng lúa, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước đã được thể hiện rất rõ trong chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước Bảo vệ đất trồng lúa nước nhằm đảm bảo nguồn cung lúa gạo cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu trong tương lai
Trang 29I.1.3 Ý nghĩa của việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
Khủng hoảng lương thực (hay mất an ninh lương thực) là điều vô cùng tồi tệ bởi việc đảm bảo an ninh lương thực có ý nghĩa rất quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, bởi lẽ:
Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo quyền sống của con người, để duy trì sự tồn tại của xã hội, của nhân loại Trước đây khi còn sống Bác Hồ đã nhấn mạnh hoài bão lớn nhất của Người là “đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Như vậy quyền được ăn là quyền cơ bản đầu tiên của con người trước khi nói về quyền dân chủ, tự do, bình đẳng
Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia Từ kinh nghiệm thực tiễn, những nhà hoạch định chính sách
ở các nước đã rút ra kết luận: chiến lược phát triển nguồn nhân lực (thể lực và trí lực) là nội dung quan trọng trong chiến lược con người để đảm bảo thắng lợi trong phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia Đặc biệt trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đều có giới hạn, chỉ có nguồn lực trí tuệ và sáng tạo của con người mới được xem là vô hạn Đảm bảo an ninh lương thực càng có ý nghĩa lớn trong chiến lược con người đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt kéo dài An ninh lương thực là cơ sở đảm bảo cho việc rút ngắn khoảng cách tụt hậu kinh tế của Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế
Đảm bảo an ninh lương thực là động lực thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề đa dạng trong nước Các vùng thâm canh lương thực cần khai thác triệt để mọi lợi thế sẵn có để tăng nhanh sản lượng cung cấp Những khu vực không có lợi thế sản xuất lương thực buộc phải chú trọng phát triển các ngành nghề khác
để có tiền mua lương thực Như vậy, an ninh lương thực tất yếu phải phát triển
đa dạng ngành nghề để tăng thu nhập, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo cả hai hướng chuyên canh và đa canh Do đó an ninh lương thực tạo ra nhu cầu trao đổi và hình thành một thị trường năng động, ngày càng mở rộng ngay trong ngành nông nghiệp cũng như thị trường trao đổi nông, công nghiệp trên toàn quốc
Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo ổn định chính trị, xã hội Lương thực là nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày của tất cả mọi người, là cơ sở để duy
Trang 30trì sự sống của toàn xã hội Trong lý luận kinh điển của mình, Mác và Ăngghen
đã chỉ rõ: “Trước hết con người cần phải có ăn, mặc, ở trước khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,…” Theo cách đơn giản, người Việt Nam từ xưa đã khẳng định: “nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ” Với tư duy tổng quát, nhà bác học Lê Quý Đôn đã kết luận: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phí trí bất hưng” Tất cả những lời trích dẫn trên tuy biểu đạt theo ngôn từ khác nhau nhưng tựu chung đều nhấn mạnh ý nghĩa của lương thực đối với đời sống xã hội và phát triển kinh tế
Do đó có thể thấy rằng an ninh lương thực ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa to lớn trong việc ổn định chính trị - xã hội Thực vậy, năm 1945 Nhà nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời đã phải đối phó với bao khó khăn cấp bách: tài chính quốc gia trống rỗng, nạn đói lớn cướp đi trên 2 triệu người, quân Tàu Tưởng trắng trợn phá phách, thực dân Pháp ráo riết xâm lược trở lại nước ta… Trước vận mệnh lịch sử đó, Bác Hồ đã coi nạn đói cũng là “giặc” và là loại giặc số một cần phải tiêu diệt, “giặc ngoại xâm” tuy rất nguy hiểm cần tiêu diệt nhưng muốn tiêu diệt chúng thì trước hết phải tiêu diệt “giặc đói” và “giặc dốt” Nhờ đó chúng ta đã giải quyết được nạn đói quy tụ được lòng dân, ổn định xã hội và phát huy sức mạnh toàn dân đánh thắng kẻ thù
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng, an ninh lương thực được đảm bảo
là điều kiện cơ bản và tiên quyết để ổn định xã hội và phát triển kinh tế
I.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
I.2.1 Lịch sử trồng lúa nước trên thế giới
Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa Hiện nay có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa được đã thuần hóa là lúa châu Á
(Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima)
Hiện nay lúa đang được trồng trong những điều kiện sinh thái và khí hậu rất khác nhau ở cả Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương,
ở bán cầu Bắc đến độ vĩ 500B (Tiếp Khắc cũ) và bán cầu nam đến độ vĩ 350N (vùng Newsouth Vales) thuộc Úc) và ở Urugoay thuộc Nam Mỹ Lúa còn được
Trang 31trồng từ vùng ven biển đến độ cao 3.000 m trên mặt biển ở dãy núi Hymalaya,
từ những đồng ngập sâu tới 3 - 4 m ở Bangladesh đến những nương cao ở Liên
Xô cũ và Mỹ
Lúa châu Phi đã được gieo trồng trong khoảng 3.500 năm Trong khoảng
thời gian từ 1.500 năm trước CN đến 800 năm trước CN thì O glaberrima đã
lan rộng từ trung tâm xuất phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Senegal Tuy nhiên, nó không bao giờ phát triển xa khỏi khu vực nguồn gốc của nó Việc gieo trồng loài lúa này thậm chí còn suy giảm do các giống lúa châu Á, có thể đã được những người Ả Rập từ bờ biển phía đông đem tới châu Phi đại lục trong thời gian khoảng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 11 Khoảng thế kỷ 17, người Bồ Đào Nha đưa lúa trồng đến Nigieria, rồi từ đó lan ra các vùng Tây Phi khác Người Ấn Độ đưa lúa đến Đông Phi và người Mã Lai đưa đến Madagascar
Tổ tiên của lúa châu Á O sativa là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza rufipogon) dường như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới
Trước khi C.Colomb phát hiện ra Châu Mỹ, lúa chưa được trồng ở đây Những tài liệu thành văn của người Châu Âu cho biết, lúa đã được đưa từ Châu
Âu sang Châu Mỹ vào năm 1647 Chỉ đến thế kỷ XVIII - XIX những vùng có nền văn minh lâu đời nhất ở Châu Mỹ mới biết tới cây lúa trồng
Ở Châu Âu, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là vùng trồng lúa sớm nhất Năm 711, người Ả Rập đã đem lúa đến Khoảng 750 năm sau, người ta mới trồng lúa ở Italia Người Thổ Nhĩ Kỳ mới đưa lúa đến Đông Âu chỉ cách đây 2
- 3 thế kỷ
Ấn Độ có một nền văn minh lâu đời, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lúa
đã xuất hiện rất sớm ở Ấn Độ, có thể là vào đầu thiên niên kỷ I trước CN, vùng đất ngày nay là Ấn Độ đã có mặt cây lúa trồng Một số nhà khoa học cho là có hai trung tâm xuất hiện cây lúa trồng ở Ấn Độ: Trung tâm thứ nhất là Tây Băng Gan và Bangladesh, trung tâm thứ hai là bang Orissa ở phía Nam (Orissa có nghĩa là lúa)
Kết quả khảo cổ học cho thấy sản xuất nông nghiệp của cư dân vùng biên giới Thái Lan - Mianmar có thể đã xuất hiện từ khoảng một vạn năm trước
Trang 32CN Nghiên cứu các vỏ trấu tìm thấy trong các hòn gạch cổ cho thấy lúa trồng vào đầu CN ở Thái Lan có loại hình hạt tròn và hạt dài và loại hình chiếm ưu thế là lúa nếp hạt tròn ở đất trũng và lúa nếp hạt thon ở vùng đồi núi
Các nhà khoa học như A.G Haudricourt & Louis Hedin (1944), E Werth (1954), H Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970) đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi
mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên Đông Nam Á - nơi có khí hậu ẩm là điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề trồng lúa Ngày nay, giới khoa học quốc tế, kể cả các khoa học gia hàng đầu của Trung Quốc đồng thuận cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa
Lúa trồng Châu Á hiện nay phân bố khá rộng trên thế giới, đã có những công nghệ, kỹ thuật gieo trồng khác nhau Có cách trồng hoàn toàn công nghiệp hóa như nghề trồng lúa ở Mỹ (hầu như không sử dụng năng lượng cơ bắp của người hay súc vật cầy kéo): làm đất, san phẳng mặt ruộng bằng máy; gieo hạt giống, bón phân, phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ bằng máy bay; cấp nước vào ruộng theo hệ thống tưới tiêu tự động; gặt đập bằng máy và đưa thóc đã gặt đến nhà máy xay xát bằng xe tải hay tàu hỏa Đây là nơi trồng lúa hiện đại nhất, nhưng lại sử dụng năng lượng hóa thạch nhiều nhất
Bên cạnh đó, ở các nước công nghiệp phát triển Châu Âu, Nhật Bản hay
ở một số nước công nghiệp mới (NICS) như Hàn Quốc, Đài Loan áp dụng phương thức trồng lúa tương đối hiện đại, họ sử dụng máy móc nhỏ hơn và một phần sức người trong một số khâu sản xuất
Đối với nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á lại có phương thức trồng lúa cổ truyền, trong đó có sử dụng một số loại máy móc như máy bơm nước, máy làm đất,… nhưng vẫn sử dụng nhiều lao động sống
Ngoài ra cũng còn tồn tại hình thức trồng lúa nguyên thủy bằng cách phá rừng, đốt rồi chọc lỗ bỏ hạt như ở nhiều nước đang phát triển Châu Á, Châu Phi Rừng tốt mọc trên đất tốt sau khi bị phá và đốt có thể trồng hai vụ, còn
Trang 33rừng xấu chỉ trồng một vụ rồi bỏ đi tìm rừng khác để lại phá, đốt rồi chọc lỗ lần khác gieo hạt Đó là cách trồng lúa du canh, phương thức này cần hạn chế và tiến tới xóa bỏ vì nó cho năng suất thấp, đồng thời làm hủy hoại rừng, môi trường cũng như tác động xấu về mặt xã hội bởi những người du canh, du cư
Dựa trên điều kiện tưới và gieo cấy thì cây lúa được phân loại thành lúa nước và lúa cạn Do ruộng lúa được phân bố trong các điều kiện địa hình khác nhau, chế độ tưới và mức tưới ngập khác nhau đã hình thành lúa cạn (lúa đồi, lúa nương) và lúa nước, lúa chịu nước sâu với mức ngập trên 1 m, hay lúa nổi
có thể chịu ngập đến 3 - 4 m Về nguồn gốc, người ta cho rằng lúa cạn là từ lúa nước mà hình thành Trong thân, lá của lúa cạn vẫn có tổ chức mô thông khí, một đặc trưng hình thái của cây lúa nước, vì vậy khi đưa lúa cạn “xuống ruộng”, chúng vẫn sinh trưởng và cho năng suất bình thường Ngày nay Viện lúa Quốc tế cũng đã tạo ra nhiều giống lúa có khả năng thích nghi sinh thái rộng, từ các giống lúa nước thông thường đến các giống lúa cạn, lúa chịu hạn, lúa chịu nước sâu và cả những giống lúa nổi
I.2.2 Diện tích đất trồng lúa nước trên thế giới
Diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất canh tác nói riêng trên thế giới là có hạn, trong khi dân số không ngừng tăng lên Đòi hỏi loài người phải biết khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý và hiệu quả
Trong những năm qua, diện tích đất canh tác trên thế giới đã có những biến động tăng, giảm khác nhau Giai đoạn 1990 - 1996 diện tích đất canh tác
có xu hướng giảm dần từ 1.404 triệu ha xuống còn 1.388 triệu ha Giai đoạn
Trang 341997 - 2005 đất canh tác có xu hướng tăng và đạt 1.412 triệu ha năm 2005 Tuy nhiên, từ đó đến nay diện tích đất canh tác lại có xu hướng giảm dần, nếu tiếp tục xu hướng giảm trong tương lai sẽ có những tác động xấu đến tình hình an ninh lương thực trên thế giới
Trong đất canh tác thì đất lúa chiếm vị trí quan trọng, trên thế giới hiện
có 110 nước trồng lúa, phân bố ở tất cả các Châu lục Trong đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu Á - 29 nước, Châu Mỹ - 24 nước, Châu Âu - 11 nước và Châu Đại Dương - 5 nước
Bảng 1: Diện tích gieo trồng lúa trên thế giới
Đơn vị tính: nghìn ha
Năm Thế giới,
quốc gia 1980 1990 2000 2005 2008 Tỷ lệ
(%)
Tốc độ gia tăng (%) Toàn thế giới 144.412 146.961 154.057 155.133 158.955 100,00 0,36
(Nguồn số liệu: FAOSTAT)
Qua Bảng 1 cho thấy, diện tích gieo trồng lúa toàn thế giới trong 27 năm qua (1980 - 2008) đã tăng 14,5 triệu ha so với năm 1980, bình quân mỗi năm tăng 0,36% Năm 2008 diện tích trồng lúa toàn thế giới là 158,955 triệu ha thì Châu Á đã chiếm tới 141,960 triệu ha (90%), trong đó Ấn Độ có diện tích trồng lúa lớn nhất 44 triệu ha (chiếm 28% diện tích lúa thế giới và 31% diện tích lúa của Châu Á) Châu Phi và Châu Mỹ có diện tích gieo trồng lúa chiếm gần 10%
Trang 35diện tích lúa còn lại của thế giới (16,4 triệu ha), trong số 65 nước có đất trồng lúa
ở hai Châu lục này thì Nigeria và Brazil là hai nước có diện tích lớn nhất 5,2
triệu ha, chiếm 32% diện tích lúa của Châu Phi và Châu Mỹ
Giai đoạn 1980 - 2008, biến động diện tích gieo trồng lúa tại các Châu lục diễn ra theo 2 xu hướng: Châu Á và Châu Phi có xu hướng biến động tăng, trong đó Châu Á mặc dù có diện tích đất trồng lúa lớn nhưng tỷ lệ gia tăng diện tích gieo trồng thấp (0,36%/năm, bằng mức bình quân chung toàn thế giới), trong khi Châu Phi tuy diện tích gieo trồng lúa chỉ chiếm 6% nhưng đã có sự biến động đáng kể trong 27 năm qua (bình quân tăng 2,65%/năm) Điều này có thể được lý giải bởi nguyên nhân từ xu hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa đã
và đang diễn ra mạnh mẽ tại các nước Châu Á đã làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng, đồng thời với sự gia tăng dân
số nhanh trong khi diện tích đất đai có hạn (mật độ dân số bình quân của Châu
Á là 0,8 ha/người, trong khi tỷ lệ này của Châu Phi là 3,1 ha/người)
Tỷ trọng diện tích gieo trồng lúa so với diện tích gieo trồng cây lương thực rất khác nhau ở các Châu lục (do sự khác nhau về tính chất đất, tập quán sản xuất và thói quen tiêu dùng của người dân) Năm 2008 trên toàn thế giới tỷ
lệ diện tích gieo trồng lúa so với diện tích gieo trồng cây lương thực (ngũ cốc) chiếm 22,3%; tỷ lệ này ở Châu Á là 43,1%; Châu Phi xấp xỉ 9%; Châu Mỹ 5,3%; Châu Âu và Châu Úc chiếm tỷ lệ không đáng kể
Biểu đồ 2: Diện tích gieo trồng lúa so với diện tích gieo trồng cây lương
thực có hạt trên thế giới năm 2008
T hế giới Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc
Diện tích gieo trồng cây lương thực Diện tích gieo trồng lúa
Nguồn số liệu:
FAOSTAT
Trang 36Bảng 2: Diện tích gieo trồng lúa một số quốc gia Châu Á
Đơn vị tính: nghìn ha
Năm Thế giới,
quốc gia 1980 1990 2000 2005 2008 Tỷ lệ
(%)
Tốc độ gia tăng (%) Châu Á 128.995 132.426 138.145 137.591 141.960 100,00 0,36
Ấn Độ 40.152 42.687 44.712 43.660 44.000 30,99 0,34 Trung Quốc 34.482 33.519 30.302 29.116 29.493 20,78 -0,58 Indonesia 9.005 10.502 11.793 11.839 12.309 8,67 1,16 Bangladesh 10.309 10.435 10.801 10.524 11.741 8,27 0,48 Thái Lan 9.200 8.792 9.891 10.225 10.248 7,22 0,40 Myanmar 4.801 4.760 6.302 7.384 8.200 5,78 2,00 Việt Nam 5.600 6.043 7.666 7.329 7.414 5,22 1,04 Philippines 3.459 3.319 4.038 4.070 4.460 3,14 0,95
(Nguồn số liệu: FAOSTAT)
Châu Á là nơi mà lúa gạo là nguồn lương thực chính của người dân Trong
29 nước trồng lúa ở Châu Á thì Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia có diện tích đất lúa lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích gieo trồng lúa toàn Châu Á; 38,3% diện tích thuộc về 6 quốc gia (Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines); 10% diện tích phân bố rải rác ở 21 quốc gia còn lại
Như vậy, có thể thấy 8 quốc gia Châu Á nêu trên tính đến thời điểm hiện tại là những nước trồng nhiều lúa nhất thế giới, chiếm tới 80,4% diện tích gieo trồng lúa của thế giới Giai đoạn 2000 - 2008 diện tích gieo trồng lúa giảm ở 3 quốc gia là Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam tương ứng với các tỷ lệ (-1,6%; -2,7% và -3,5%) Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo sản xuất ra của từng quốc gia nói riêng và sản lượng của Châu Á nói chung
Lúa hiện là cây lương thực chủ lực ở Châu Á, diện tích gieo trồng lúa chiếm khoảng 43% diện tích gieo trồng cây lương thực Tuy nhiên tỷ lệ này có
sự khác nhau ở từng quốc gia, nhìn vào biểu đồ 3 thấy rằng hai nước có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất là Ấn Độ và Trung Quốc lại có tỷ trọng đất lúa so với đất cây lương thực thấp nhất (chiếm chưa đến 50%); bốn quốc gia có tỷ lệ đất gieo trồng lúa cao (trên 85%) là Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Bangladesh
Trang 37Diện tích gieo trồng lúa cao hay thấp của các quốc gia sẽ quyết định phần lớn đến sản lượng lúa sản xuất ra, từ đó có vai trò quyết định đến mức độ đảm bảo an ninh lương thực cấp độ quốc gia nói riêng và cấp độ thế giới nói chung
Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì diện tích lúa gạo thế giới sẽ không mở rộng trong giai đoạn từ nay đến 2014, thấp hơn khoảng 2% so với mức tính toán của 1999/2000 Hầu hết các nước Châu Á đều không có, hoặc có khả năng rất ít mở rộng diện tích lúa Trong thập kỷ tới, diện tích lúa ở Trung Quốc thu hẹp lại dự báo sẽ bù trừ vào diện tích mở rộng ở tiểu vùng Saharan ở Châu Phi và các nước châu Mỹ La tinh
I.2.3 Cung - cầu lúa gạo của thế giới
Ngoài yếu tố chính về diện tích đất đai thì sản lượng lúa gạo nhiều hay ít còn được quyết định bởi năng suất Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà năng suất lúa trên thế giới không ngừng được nâng cao
95,0 92,0 89,7 86,6 75,5
62,6 43,7
Biểu đồ 3: Tỷ trọng diện tích gieo trồng lúa so với diện tích gieo trồng
cây lương thực một số quốc gia Châu Á năm 2008
Trang 38Bảng 3: Năng suất lúa trên thế giới qua các năm
Đơn vị tính: Tạ/ha
Năm Thế giới,
quốc gia 1980 1990 1995 2000 2005 2008
Tốc độ gia tăng (%) Toàn thế giới 27,5 35,3 36,6 38,9 40,9 43,1 1,68
(Nguồn số liệu: FAOSTAT)
Qua bảng 3 cho thấy năng suất lúa bình quân của thế giới đạt 43 tạ/ha, tăng gần 16 tạ so với năm 1980, tốc độ tăng bình quân là 1,7%/năm Năm 2008 năng suất lúa cao nhất, nhì trên thế giới đạt 97 tạ/ha tại Ai Cập; 95 tạ/ha tại Australia và thấp nhất là 6 tạ/ha tại Môzămbích Tuy Châu Á là khu vực tập trung 90% diện tích gieo trồng của thế giới nhưng năng suất lúa bình quân không cao chỉ xấp xỉ mức bình quân chung của thế giới Năng suất lúa bình quân đạt khá cao tại Châu Âu, Châu Úc và gần đây là Châu Mỹ, trong khi diện tích đất lúa không nhiều tại các Châu lục này Châu Phi có năng suất lúa bình quân thấp nhất, chỉ đạt khoảng 55% so với bình quân chung của thế giới Từ những số liệu trên cho thấy trình độ phát triển về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp là rất khác nhau ở các Châu lục Từ đó cho thấy, đối với các quốc gia ở Châu Á và Châu Phi để tăng sản lượng lúa gạo thì ngoài việc tăng diện tích gieo trồng cần phải đầu tư nhiều hơn cho phát triển khoa học kỹ thuật
- một yếu tố rất quan trọng để nâng cao năng suất lúa gạo
Năng suất lúa của 8 quốc gia trồng nhiều lúa gạo nhất Châu Á được thể hiện ở Biểu đồ 3 Trong 8 quốc gia trên thì Trung Quốc dẫn đầu về năng suất lúa (đạt 66 tạ/ha); Việt Nam đứng thứ hai với 52 tạ/ha Ấn độ tuy có diện tích đất lúa lớn nhất nhưng năng suất còn khá thấp chỉ đạt 34 tạ/ha; Thái Lan có năng suất
Trang 39thấp nhất với khoảng 30 tạ/ha Năng suất lúa là yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sản lượng lúa đạt được, tuy nhiên chất lượng gạo cũng quan trọng không kém
vì khi đời sống ngày càng nâng cao, con người không chỉ quan tâm đến số lượng
mà đặc biệt quan tâm đến chất lượng bữa ăn trong đó có sản phẩm từ gạo
Sản lượng lúa trên thế giới trong những thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể, tuy tổng sản lượng lúa tăng 72% trong vòng 17 năm (1980 - 2008) nhưng do dân số tăng nhanh, diện tích đất lúa lại bị giảm sút do công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhất là ở các nước đang phát triển (Châu Á, Châu Phi,
Mỹ la tinh) nên vấn đề lương thực (trong đó có lúa gạo) vẫn là yêu cầu cấp bách phải quan tâm trong những năm trước mắt và lâu dài
Bảng 4: Sản lượng lúa thế giới qua các năm
Châu Á 360.105 477.681 545.546 622.684 90,90 2,05 3,19 1,57 Châu Phi 8.608 12.697 17.476 23.175 3,38 3,74 4,41 3,60 Châu Mỹ 23.073 22.656 32.032 35.644 5,20 1,62 -0,20 2,70 Châu Âu 4.440 4.570 3.181 3.473 0,51 -0,91 0,32 -1,60 Châu Úc 645 952 1.120 37 0,01 -10,05 4,42 -17,39
(Nguồn số liệu: FAOSTAT)
Biểu đồ 4: Năng suất lúa của các quốc gia Châu Á năm 2008
Trang 40Qua bảng 4 cho thấy sản lượng lúa toàn thế giới năm 2008 là 685 triệu tấn, tăng 288 triệu tấn so với năm 1980, trong đó giai đoạn 1980 - 1990 tăng với tốc độ bình quân 3%/năm, giai đoạn tiếp theo 1990 - 2008 vẫn tăng nhưng chỉ đạt mức 1,6%/năm, cho thấy sản lượng lúa gạo đang có xu hướng tăng chậm lại Châu Á vốn là vùng đông dân cư và cũng là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu của thế giới, năm 2008 sản lượng lúa của Châu Á là 623 triệu tấn (chiếm 91% sản lượng lúa thế giới)
Trong số các nước trồng nhiều lúa ở Châu Á thì Ấn Độ là quốc gia có diện tích lúa lớn nhất 44 triệu ha (lớn hơn Trung Quốc 14,5 triệu ha) nhưng sản lượng lúa lại thấp hơn Trung Quốc 45 nghìn tấn là do năng suất lúa của Ấn Độ thấp hơn nhiều so với Trung Quốc Tuy vậy, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là hai quốc gia có sản lượng lúa cao nhất (342 triệu tấn năm 2008), chiếm 54% sản lượng lúa Châu Á và 50% sản lượng lúa thế giới Tiếp đến là các quốc gia Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan có tổng sản lượng chiếm 33% sản lượng lúa Châu Á
Bangladesh 8%
Việt Nam 6%
Myanmar 5%
Indonesia 10%
Thái Lan
Các nước khác 12%
Ấn Độ 24%
Biểu đồ 5: Tỷ lệ đóng góp sản lượng lúa của các quốc gia Châu Á năm 2008
Nguồn số liệu:
FAOSTAT
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000
Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc
Biểu đồ 6: Tình hình xuất - nhập khẩu gạo trên thế giới