A.> TỔ CHỨC CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU DẦU MÔ (OPEC)
1. Tổ chức OPEC ra đời vào năm 1960 trong bối cảnh các nước đang phát triển đấu tranh mạnh mẽ giành chủ quyền đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ. Các hoạt động của các nước đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ đã phối hợp các chính sách kinh tế ~ chính trị, đặc biệt là chính sách dầu mỏ chống lại các công ty xuyên quốc gia diễn ra sôi
động trong thời gian này.
-OPEC gồm 12 nước xuất khẩu dầu mỏ Châu Á, Phi và Mỹ La tỉnh (Algeria, Venezuela, Gabon, Indonexia, Irac, Iran, Qatar, Kuwait, Libi, Nigeria, Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Arab Saudi) , Ecuador rút khỏi OPEC năm 1962,
-Mục đích : cùng nhau bao vệ quyền lợi của các nước đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ, tăng thu nhập do việc bán dầu, khuyến khích khai thác hợp lý (qua việc ấn định
định mức sản xuất, do đó OPEC thường được xem là một hình thức Cartel (Các-ten)),
nguồn tài nguyên này nhằm mục đích phát triển đất nước.
2. Cơ cấu tổ chức:
Cơ quan cao nhất là Hội nghị, trụ sở chính ở Vienna, triệu tập mỗi năm 2 lân. Mỗi nước thành viên có một lá phiếu. Hội nghị để ra các phương hướng cơ bản. giải quyết vấn đề bổ sung và sửa đổi điều lệ, tiếp nhận thành viên mới, thông qua cơ cấu hội đồng điều
hành, bổ nhiệm Chủ tịch, Tổng thư ký, các phó. 3. Quy OPEC :(Quỹ phát triển quốc tế)
Năm 1970, các nước OPEC đã thành lập quỹ riêng nhằm tài trợ cho các dự án phát triển châu Á, Phi và Mỹ La tỉnh. Từ 1980, quỹ OPEC có chức năng phối hợp hoạt đống của
các thành viên về việc cấp tín dụng cho các nước đang phát triển.
Nguồn vốn của quỳ : 4 tỷ USD. Trong những năm qua, quỹ đã cấp tín dụng cho hơn 80 nước đang phát triển, chủ vếu là ở châu Á, châu Phi (tất cả các nước đang phát triển không phải là thành viên của OPEC, các nước kém phát triển nhất và các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng đều có thể được OPEC tài trợ theo các khoản tín dụng có điều kiện; các khoản viện trợ không hoàn lại thường được cấp cho các tổ chức phát triển quốc tế nào
có lợi cho các nước đang phát triển).
Trang phu lì
Phụ Lục
Năm 1993, Quỹ tài trợ cho :
- - Các dự án là 73,3 triệu USD - - Chương trình là 1,8 triệu USD
- _ Cán cân thanh toán 7,9 triệu USD
- _ Các khoản viện trợ không hoàn lại là 2,9 triệu USD Tổng cộng các khoản tài trợ là : 85,0 triệu USD
Ngoài quỹ OPEC ra, các nước thành viên OPEC còn tài trợ cho các nước đang phát
triển thông qua các quỹ khác và qua con đường song phương.
B.> LIÊN MINH ARAB
Liên Minh Arab, tên không chính thức của Liên đoàn các quốc gia Arab, là một tổ chức liên kết dựa trên sự tự nguyện của những quốc gia độc lập nói tiếng Arab. Mục đích chính của nó là tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa các nước thành viên trong việc phối hợp các chính sách cũng như xúc tiến những lợi ích chung.
1/Thành viên :
Liên minh Arab được thành lập ở Cairo vào 1945 bởi các quốc gia : Ai Cập, lắc, Lyban, Saudi Arabla, Xy-n, Transjordan (thành Jordan 1950) và Yemen. Những quốc gia gia nhập sau đó là : Algeria (1962), Bahrain (1971), Comoros (1993), Djibouti (1977), Kuwait (1961), Libya (1953), Mauritania (1973), Morocco (1958), Oman (1971), Qatar (1971), Somalia (1224), Southern Yemen (1967), Sudan (1956), Tunisia (1958), và Liên hiệp các tiểu vương quốc Arab thống nhất (1971). Tổ chức-P.L.O (Palestine) được nhận vào năm 1976. Tư cách thành viên của Ai Cập bị đình chỉ vào 1979 cho đến khi nước này ký hiệp định hòa bình với Irael. Trụ sở của Liên đoàn đã chuyền từ Cairo(Ai Cập) tới Tunis,Tunisia. Vào năm 1987, các nhà lãnh đạo Arab mới quyết định nối lại mối quan hệ chính thức với Ai Cập và sau đó Ai Cập được nhận trở vào Liên đoàn vào 1989 và trụ sở chính của Liên đoàn đã được dời trở lại Catro.
2/Cấu trúc tổ chức:
Cơ quan cao nhất của Liên minh là Hội đồng, được tạo thành từ tất cả các
nước thành viên, mỗi nước được quyển bỏ một lá phiếu. Những quyết định được Hội đồng thông qua thì sẽ có ý nghĩa ràng buộc đối với tất cả các nước này. Hội đồng triệu tập hàng năm hai lần, là vào tháng ba và tháng chín. Nó cũng triệu tập các cuộc hội nghị đặc biệt dựa trên yêu cầu của hai trong các nước thành viên vào bất cứ lúc nào nhằm giải quyết những vấn đẻ phát sinh. Liên đoàn thường chỉ định ra - khoảng 2/3 số phiếu thuận - một vị tổng thư ký và người này sẽ chịu trách
Trang phụ lì
Phụ Lục
nhiệm trong quản lý Hành chánh cũng như Tài chính. Văn phòng Tổng thư ký lại được chia thành 14 bộ phận có liên quan đến : chính trị, kinh tế, xã hội và các thương vụ hợp pháp.Ahmed Esmat Abdul Maguid được bầu ra làm tổng thư ký vào
1991.
Những tổ chức đặc biệt khác có quan hệ với liên đoàn bao gồm : Tổ chức giáo dục-
văn hóa-khoa học Arab, Tổ chức lao động liên hiệp Arab... 3/Các hoạt đôn; :
Liên minh Arab có các nhiệm vụ liên quan đến các chương trình về kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội và các chuong trinh này được phác thảo nhằm thúc đẩy quyền lợi của các quốc gia thành viên. Liên minh hoạt động như một diễn đàn chung nhằm
phối hợp các lập trường, chính sách cũng như việc bàn bạc thảo luận các vấn đề quan tâm chung. Đồng thời, nó góp phần làm lắng dịu những bất hòa hay xung đột trong khu vực. Liên đoàn cũng góp phần đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên, bằng việc góp phần tạo nên Hiến chương Hoạt động Kinh tế Liên mình Arab (Joint Arab Economic Action Charter) nhằm thiết lập nên những nguyên tắc hoạt động kinh tế của liên đoàn. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các chương trình giảng dạy ở nhà trường và giữ gìn những di sản văn hóa Arab bao gồm các công việc như : chiến dịch xóa mù chữ, tái sản xuất các công việc sáng tạo, dịch những thuật ngữ kỹ thuật hiện đại ra tiếng Arab. Bên cạnh đó, nó cũng tham gia vào việc phòng chống tội phạm và giải quyết các vấn đề lao động(đặc biệt là di: chuyển nguồn nhân lực giữa các nước Arab). Liên đoàn cũng cổ vũ khuyến khích việc giao lưu văn hóa, các chương trình thể thao, giúp đỡ đưa lên vai trò của người phụ nữ trong xã hội Arab và thúc đầy các hoạt động vì trẻ em.
[[ MỘT SỐ ĐIA CHỈ CẦN BIẾT:
A. MỘT SỐ ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM
TẠI TRUNG ĐÔNG