4.1. Kết luận
- Sâm Ngọc Linh được công nhận là một trong những cây Sâm có hàm lượng saponin cao và với số lượng nhiều nhất, so với các loài Panax khác trên thế giới. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn trong việc bảo tồn nguồn dược liệu quý giá.
- Quá trình khảo sát ảnh hưởng của loại và nồng độ auxin lên khả năng tạo mô sẹo ban đầu của lá và cuống lá cho thấy nồng độ 3.0 mg/l 2.4-D trở lên không phù hợp cho sự phát sinh mô sẹo từ lá Sâm Ngọc Linh.
- Trong giai đoạn tăng trưởng chồi, số chồi tái sinh từ mô sẹo đạt cao nhất trên môi trường ½ MS bổ sung 1.0 mg/l BA, 1.0 mg/l NAA, 50 g/l sucrose.
- Đối với quá trình ra rễ từ mô sẹo, các mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường ½ MS có bổ sung 3.0 mg/l NAA cho tỷ lệt ra rễ cao nhất, số lượng rễ nhiều nhất và tỷ lệ trọng lượng tươi của rễ/ mẫu cao nhất.
- Môi trường ½ MS có bổ sung 5.0 mg/l NAA kích thích sự nhân rễ tốt nhất, cho tỷ lệ ra rễ cao nhất và rễ phân nhánh nhiều nhất.
4.2. Kiến nghị:
- Được thế giới ghi nhận là loài Sâm quý hiếm bậc nhất, nhưng đến nay Sâm Ngọc Linh vẫn chưa được biết đến nhiều như các loài Sâm Hàn Quốc hay Sâm Triều Tiên.
- Việc nghiên cứu tạo nguồn nguyên liệu của các loài Sâm trên thế giới đã được nhiều tác giả tiến hành trong nhiều năm, và tại Việt Nam cũng đã khẳng định tính hiện thực của khả năng tạo nguồn Sâm bằng con đường nuôi cấy mô tế bào. Nhưng cần nhiều hơn các nghiên cứu đối với loài Sâm Ngọc Linh của Việt Nam để Việt Nam có thể chủ động nguồn nguyên dược liệu quý, đồng thời đưa thương hiệu Sâm Việt Nam mang tầm quốc tế.
- Là một loài Sâm đặc hữu được tìm thấy với số lượng ít và phạm vi phân bố hẹp, rất nhạy cảm với môi trường sống, nguồn cung cấp còn hạn chế, thời gian từ
lúc trồng từ hạt cho đến khi thu được củ lên đến 5-6 năm. Do đó, nguồn Sâm Ngọc Linh đang cạn kiệt dần và nguy cơ tuyệt chủng cao, nên cần có nhiều biện pháp cấp bách để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia.