1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

87 797 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Về cơ sở thực tiễn của đề tài, trên cơ sở những tri thức về pháp luật kinh tế, về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hoạt động quản lý, điều hành nền kinh tế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN ĐỨC THƯỜNG

CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN ĐỨC THƯỜNG

CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Động

HÀ NỘI - 2011

Trang 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

7

1.1 Khái niệm, đặc điểm chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

7

1.2 Nội dung, hình thức, nguyên tắc và phương pháp thực hiện

chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

1.2.1.2 Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với doanh

nghiệp nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhà nước

24

1.2.2 Hình thức thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

28

1.2.3 Các nguyên tắc thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 4

1.4.1 Điều kiện về chớnh trị 37

Chương 2: THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC

CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

44

2.1.1 Về việc quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng pháp luật và các

công cụ quản lý kinh tế

45

2.1.2 Về việc vận dụng cỏc nguyờn tắc, phương phỏp quản lý

kinh tế và cỏc điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng kinh

tế của nhà nước

49

2.1.3 Về cỏc cơ quan thực hiện chức năng kinh tế và đội ngũ cỏn

bộ, cụng chức quản lý kinh tế

50

2.1.4 Về tổ chức, hoạt động của cỏc doanh nghiệp nhà nước và

tập đoàn kinh tế nhà nước

53

2.2 Một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân 54 2.2.1 Những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật kinh tế và

các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô

55

2.2.2 Những hạn chế, bất cập trong tổ chức động của cỏc cơ quan

thực hiện chức năng kinh tế và đội ngũ cán bộ, công chức

quản lý kinh tế

57

2.2.3 Những hạn chế, bất cập trong quản lý các doanh nghiệp nhà

nước và các tập đoàn kinh tế nhà n-ớc

61

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

HIỆN CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

65

3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và các công cụ quản 66

Trang 5

3.2 Hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực

hiện chức năng kinh tế và đội ngũ cán bộ, công chức quản

lý kinh tế

70

3.3 Hoàn thiện chức năng quản lý đối với cỏc doanh nghiệp nhà

nước và cỏc tập đoàn kinh tế nhà nước

74

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối, chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong

đó các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh

tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển Trên cơ sở chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Chính phủ cũng đã xây dựng dự thảo Chương trình cải cách nhà nước giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu "đến năm

2015, chức năng của các cơ quan hành chính nhà nước được xác định phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không còn sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng giữa các cơ quan hành chính nhà nước" Có thể nói, chúng ta đã có đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có những mục tiêu cụ thể trong việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy quản lý kinh tế của nhà nước để bảo đảm cho việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Vấn đề xây dựng và hoàn thiện chức năng kinh tế của nhà nước tuy không phải là vấn đề mới nhưng khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã tham gia sâu rộng vào chuỗi các hoạt động kinh tế quốc tế thì việc đổi mới, nâng cao và hoàn thiện chức năng kinh tế của nhà nước phải được quan tâm hơn, đầu tư nhiều hơn Bởi khác với nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, trong nền kinh tế

Trang 7

thị trường, nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật kinh tế và công cụ quản lý kinh tế vĩ mô và có trách nhiệm tạo ra một hành lang pháp lý bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái có tính chất toàn cầu, tình trạng lạm phát gia tăng ở các quốc gia làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân gặp nhiều khó khăn thì vấn đề nghiên cứu chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cả phương diện lý luận và thực tiễn để tìm ra một mô hình quản lý kinh tế tối ưu, đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập quản lý kinh tế hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa

Về lý luận, việc nghiên cứu các lý thuyết cơ bản về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vị trí, vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật sẽ cung cấp cho cá nhân, tổ chức cũng như những nhà quản lý, người nghiên cứu luật học những kiến thức cơ bản và cái nhìn tổng quát về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; việc tổ chức, thực hiện chức năng kinh tế của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, các kiến thức pháp luật kinh tế

Về cơ sở thực tiễn của đề tài, trên cơ sở những tri thức về pháp luật kinh tế, về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hoạt động quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì các cá nhân, tổ chức có thể tham khảo để xây dựng những kế hoạch, phương hướng hoạt động kinh doanh cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, đưa ra những nhận định và phân tích những bất cập, hạn chế của các quy định hiện hành về chức năng kinh tế của Nhà nước; có thể dự đoán (ở một mức độ nhất định) các xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng như sự quản lý, điều hành của Nhà nước

Trang 8

Những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên là lý do của việc lựa chọn

vấn đề "Chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" làm đề tài luận văn thạc

sĩ luật học

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và có những công

trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả như: Trần Thái Dương, Chức năng

kinh tế của nhà nước - lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, (Nxb Công an nhân

dân, năm 2003); Đào Trí Úc, Nhà nước và pháp lụât trong sự nghiệp đổi mới

của chúng ta, (Nxb Khoa học xã hội, năm 1997); Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn

Bưu, Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, (Nxb Lao động xã hội, năm

2005) Ngoài ra, còn nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà luật học được đăng tải trên các tạp chí như Tạp chí Luật học, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Dân chủ và pháp luật… và một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ kinh tế, luật học cũng nghiên cứu về chức năng kinh tế của nhà nước Nhìn chung, việc nghiên cứu của các tác giả được quan tâm ở những góc độ khác nhau nhưng chưa nghiên cứu toàn diện chức năng kinh tế của nhà nước trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế, là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái, khủng hoảng kinh tế ngày càng lan rộng khắp các châu lục Do đó, việc nghiên cứu chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là việc làm có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn

3 Mục đích, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay; đánh giá thực trạng của chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa

Trang 9

xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở phân tích những ưu, nhược điểm và nguyên nhân; đưa ra những quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu dưới góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật các vấn đề lý luận cơ bản về chức năng kinh tế của Nhà nước; các chính sách của Đảng và Nhà nước về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay Luận văn sẽ khôngnghiên cứu đi sâu nghiên cứu chức năng kinh tế của Nhà nước dưới những góc độ quản lý nhà nước, triết học hay kinh tế học…

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Làm rõ khái niệm chức năng kinh tế, đặc điểm chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Làm rõ nội dung, hình thức, phương pháp và nguyên tắc thực hiện chức năng kinh tế; các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện chức năng kinh

tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Phân tích thực trạng chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân;

- Luận giải các phương hướng nâng cao việc thực hiện chức năng kinh

tế của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4 Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Về cơ sở khoa học của luận văn, thực hiện đề tài này tác giả dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà

Trang 10

nước xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đổi mới ở nước ta, dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã trình bày và phân tích một số quan điểm khác nhau trong các tài liệu khoa học pháp lý về những vấn đề liên quan đến chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những luận điểm được phát triển trong luận văn được dựa trên các công trình khoa học của những nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các báo cáo của các cơ quan chức năng về tình hình thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước

Về phương pháp nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: phương pháp luận Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật), phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê xã hội học

5 Những điểm mới của luận văn

Luận văn là công trình khoa học pháp lý nghiên cứu tương đối toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cả phương dịên lý luận và thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn có một số điểm mới sau:

- Kiến giải một cách có cơ sở khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, phương pháp và nguyên tắc thực hiện chức năng kinh tế; các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Đưa ra các phương hướng nâng cao thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước qua hệ thống pháp luật kinh tế; tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý kinh tế; tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước;

Trang 11

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng kinh tế của nhà nước trên cơ sở các phương hướng nâng cao thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Những kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về chức năng kinh tế của nhà nước, đồng thời làm tư liệu nghiên cứu phục vụ quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam

Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương 2: Thực trạng chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện

chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 12

ổn định lõu dài của nhà nước được gọi là chức năng của nhà nước Trờn cả phương dịờn lý luận và thực tiễn, hiện nay vẫn cũn nhiều quan điểm, ý kiến khỏc nhau về khỏi niệm chức năng của Nhà nước cho nờn việc làm sỏng tỏ khỏi niệm chức năng của Nhà nước là nhu cầu cần thiết đối với cỏc nhà nghiờn cứu luật học, cỏc nhà quản lý kinh tế

Theo cỏc tài liệu khoa học phỏp lý hiện nay, cú nhiều quan điểm khỏc nhau định nghĩa về khỏi niệm chức năng của Nhà nước như: Chức năng của

Nhà nước là:"Ph-ơng h-ớng hoạt động chủ yếu của Nhà n-ớc thể hiện bản

chất, vai trò, sứ mệnh xã hội và mục tiêu của Nhà n-ớc" [35, tr 163]; "những ph-ơng diện, mặt hoạt động cơ bản của nhà n-ớc nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra tr-ớc nhà n-ớc"[25, tr 61]; "hoạt động chủ yếu của nhà n-ớc,

Trang 13

thể hiện trực tiếp và đầy đủ nhất bản chất, vai trò xã hội, nhiệm vụ chiến l-ợc, mục tiêu lâu dài của nhà n-ớc"[21, tr 33]; "những ph-ơng diện (mặt) hoạt

động chủ yếu của nhà n-ớc nhằm để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra tr-ớc nhà n-ớc" [35,tr 51];"hoạt động nhà n-ớc cơ bản nhất, mang tính th-ờng xuyên, liên tục, ổn định t-ơng đối, xuất phát từ bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chiến l-ợc, mục tiêu cơ bản của nhà n-ớc và có ý nghĩa quyết

định tới sự tồn tại và phát triển của nhà n-ớc" [28, tr 106] Tựu trung lại, những định nghĩa nờu trờn đều tập trung thể hiện chức năng của nhà nước phải đỏp ứng cỏc tiờu chớ là thể hiện phương hướng, cỏc hoạt động của nhà nước đối với sự vận động, phỏt triển của xó hội và do bản chất, cơ sở kinh tế-xã hội, nhiệm vụ chiến l-ợc và mục tiêu lâu dài của nhà n-ớc quyết định, trong đó bản chất của nhà n-ớc là nhân tố chủ yếu nhất và quan trọng nhất

Đối với các nhà n-ớc chủ nô, phong kiến, t- sản, về bản chất, cơ sở kinh tế-xã hội, nhiệm vụ chiến l-ợc, mục tiêu lâu dài cơ bản là giống nhau, cụ thể: trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại đều thực hiện chức năng bảo vệ, duy trì chế độ t- hữu về t- liệu sản xuất và sản phẩm lao động; đàn áp nhân dân lao động về chính trị, t- t-ởng; tiến hành chiến tranh xâm l-ợc nhằm nô dịch các dân tộc khác Còn đối với các n-ớc xó hội chủ nghĩa núi chung và Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Viờ ̣t Nam núi riờng , xuṍt phát từ cơ sở kinh tờ́ - xó hội là dựa trờn chờ́ đụ ̣ cụng hữu vờ̀ tư liờ ̣u sản xuṍt , sản phầm lao động xó hội và nền tảng xó

hụ ̣i là toàn thờ̉ nhõn d õn lao đụ ̣ng , liờn minh giữa giai cṍp nụng dõn với giai

cṍp nụng dõn và tõ̀ng lớp trí thức : "…Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với cỏc hỡnh thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trờn chế độ sở hữu toàn dõn, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhõn, trong đú sở hữu toàn dõn và sở hữu tập thể là nền tảng" và bản chất của Nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Viờ ̣t Nam là "Nhà nước của nhõn dõn, do nhõn dõn, vỡ nhõn dõn Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhõn dõn mà nền tảng là liờn minh giai cấp cụng nhõn với giai cấp nụng dõn và tầng lớp trớ thức" (Điờ̀u 2 Hiờ́n pháp 1992), thỡ Nhà n-ớc

Trang 14

thực hiện những chức năng mang tính xây dựng và sáng tạo vì mục tiêu dân giàu, n-ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh bao gồm:

Tổ chức và quản lý nền kinh tế thị tr-ờng; tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; chức năng xã hội (từ "xã hội" đ-ợc hiểu theo nghĩa hẹp); giữ vững an ninh chính trị, trật tự,

an toàn xã hội; bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; bảo đảm cho pháp luật luôn luôn đ-ợc tôn trọng và thực hiện

đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất; bảo vệ Tổ quốc; thiết lập, củng

cố, phát triển các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả các n-ớc trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên các nguyên tắc: cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm l-ợc nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi; tham gia vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội[28, tr 53]

Do đú, khỏi niệm chức năng của nhà nước phải phản ỏnh được đặc tớnh của nhà nước là luụn vận động, biến đổi và phỏt triển về nội dung, hỡnh thức và phương thức thực hiện để phự hợp với sự phỏt triển của nhà nước và

xó hội nhưng khụng phải mọi hoạt động của nhà nước đều là chức năng của nhà nước mà chỉ cú những phương hướng, hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất, thể hiện tớnh thường xuyờn, liờn tục, bản chất của nhà nước mới được coi là chức năng của nhà nước Vỡ vậy , chức năng của N hà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam đ-ợc hiểu là những hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất mang tớnh th-ờng xuyên, liên tục thể hiện bản chất của nhà nước nhằm thực hiện cỏc mục tiờu dõn giàu, nước ma ̣nh, xó hội cụng bằng dõn chủ , văn minh

Nếu phõn chia xó hội thành cỏc lĩnh vực thỡ chức năng của nhà nước cũng được phõn chia thành cỏc chức năng khỏc nhau Chức năng kinh tế của

Trang 15

Nhà nước là một bộ phận trong tổng thể các chức năng của Nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế của nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trong xã hội Vì vậy, để hiểu đúng và đủ khái niệm chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích quá trình hình thành vai trò kinh tế, những đặc trưng của mô hình quản lýnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất là trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung ở Việt Nam và trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế

hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Ở Việt Nam, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước đã

có chủ trương xây dựng và phát triển n ền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đươ ̣c thể hiện qua các quy định của Hiến pháp và pháp luật Trong bản h iến pháp đầu tiên của Việt Nam - Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: "Quyền tư hữu của công dân được đảm bảo" (Điều 12); Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành các Sắc lệnh số 104/SL ngày 1/1/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ấn định các nguyên tắc căn bản của Doanh nghiệp quốc gia quy định: "Doanh nghiệp quốc gia là một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều khiển" (Điều 2), với mục tiêu:

"1-Thoả mãn các nhu cầu tối yếu của Quốc gia, 2-Điều hoà hoạt động kinh tế trong nước, 3- Bảo vệ nền kinh tế quốc gia, 4- Sinh lợi cho nền tài chính quốc gia" (Điều 4); và nguyên tắc hoạt động: "Các doanh nghiệp quốc gia đều hoạt động bằng "ngân quỹ tự trị" không thuộc ngân sách hàng năm" (Điều 8) Sau này, trong thời xây dựng chủ nghĩa xã hội, lần đầu tiên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được quy định trong Hiến pháp năm 1959, các quy định về chế độ kinh

tế và xã hội (từ Điều 9 đến Điều 22) Theo Hiến pháp năm 1959, thì các hoạt động kinh tế của được tiến hành theo theo một kế hoạch thống nhất và Nhà nước dựa vào các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ

Trang 16

chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế (Điều 10); có 4 hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất là "hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc" (Điều 11); đồng thời cũng xác định kinh tế quốc doanh giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được nhà nước ưu tiên phá triển: "Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên" (Điều 12); Hiến pháp năm 1959 cũng quy định Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của người làm nghề thủ công, người lao động riêng lẻ khác, nhà tư sản dân tộc và bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác Tuy nhiên, chỉ khi đất nước ta thống nhất, độc lập hoàn toàn thì nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung phát triển mạnh mẽ nhất Từ Hiến pháp năm 1980, Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động và kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên (Điều 18) Vai trò kinh tế của nhà nước trong giai đoạn này được xác lập , củng cố và thể hiê ̣n qua viê ̣c nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch tập trung thống nhất (Điều 33); Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài (Điều 21); Các cơ sở kinh

tế quốc doanh hoạt động theo phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thủ trưởng và chế độ trách nhiệm cá nhân (Điều 22) Tóm lại , trong thờ i kỳ kế hoa ̣ch hoá tâ ̣p trung vai

Trang 17

trò kinh tế của nhà nước có mô ̣t số đă ̣c điểm cơ bản : a) Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới; các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao; Nhà nước thực hiện vai trò quản lý nền kinh tế khép kín trong phạm vi đất nước ; b) Nhà nước là chủ sở hữu hầu hết các tư liệu sản xuất của

xã hội như đất đai , các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các tư liê ̣u sản xuất khác; c) Nhà nước là người trực tiếp tổ chức hoạt động kinh tế từ khâu cung ứng vật tư , nguyên liê ̣u , điều hành sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm xã

hô ̣i và bảo vê ̣ trâ ̣t tự kinh tế bằng biê ̣n pháp kỷ luâ ̣t hành chính

Sau mô ̣t thời gian dài xây dựng và phát triển nền kinh tế kế hoa ̣ch tâ ̣p trung đã bô ̣c lô ̣ những khuyết điểm cả về mă ̣t kinh tế và xã hô ̣i , với tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thâ ̣t khách quan để đổi mới , xây dựng và phát triển đất nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khởi xướng xây dựng và phát triển nền kinh tế thi ̣ trường đi ̣nh hướng xã hội chủ nghĩa Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là quá trình đổi mới toàn diện về thể chế và thiết chế nhà nước, thể hiện ở sự thay đổi căn bản về vai trò kinh tế của Nhà nước Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa quy định vai trò kinh tế tương ứng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nền kinh tế quốc dân của Việt Nam theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế sản xuất hàng hóa có nhiều thành phần tham gia theo cơ chế thị trường, trên nguyên tắc tự do kinh doanh, các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh độc lập về tài sản, nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ kinh tế một cách bình đẳng theo nguyên tắc tự định đoạt Mặt khác, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước xác định là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không chỉ đơn thuần nhằm

Trang 18

mục đích phát triển kinh tế mà phải lấy sự tăng trưởng kinh tế làm cơ sở, làm điều kiện để phát triển hài hòa, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của xã hội, phát triển con người toàn diện

Những đặc điểm đã nêu trên quyết định sự thay đổi vai trò kinh tế của Nhà nước khi chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nếu như t rong cơ chế kinh tế hóa tập trung, Nhà nước đóng vai trò lãnh đạo thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân đồng thời cũng vừa là người điều hành, tổ chức các hoạt động kinh tế thì trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu đặt ra là phải xác định rõ tư cách của Nhà nước đó là người quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân Mọi hoạt động kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh là quyền của các doanh nghiệp , Nhà nước chỉ tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh tế với tư cách là cơ quan công quyền chứ không can thiệp một cách trực tiếp vào các quan hệ thị trường Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc trưng vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

a) Nhà nước bằng pháp luật quy định tư cách chủ thể, tạo ra khung pháp lí cho các hoạt động kinh tế; b) Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi về quốc phòng, an ninh, chính trị, xã hội, ngoại giao cho hoạt động kinh tế; c) Nhà nước bằng pháp luật ngăn ngừa

và phòng chống các yếu tố phản thị trường, phản kinh doanh; duy trì trật tự kinh tế, giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc trong phát triển nền kinh tế - xã hội; d) Nhà nước bằng pháp luật định ra các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh tế và thực thi sứ mạng đảm bảo trật tự kinh tế; d) Nhà nước thông qua các công cụ như chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng… tác động đến nền kinh tế nhằm kiểm soát và hạn chế hậu quả trong các biến động bất lợi của thị trường; e) Nhà nước thông qua kinh té nhà nước đảm bảo tính hiệu quả, tính ổn định của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo

Trang 19

phúc lợi chung cho toàn xã hội; f) Nhà nước bằng pháp luật đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, đảm bảo sử dụng khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi sinh; g) Nhà nước đóng vai trò là người mở đường và bảo trợ cho nền kinh tế đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới [11, tr 28]

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mối quan

hê ̣ giữa vai trò kinh tế củ a nhà nước và thi ̣ trường không loại trừ mà bổ sung cho nhau trong mối liên hệ biện chứng giữa quy luật kinh tế khách quan và sự vận dụng các quy luật đó thông qua hoạt động quản lí nhà nước Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Nhà nước được xác định từ chính những yêu cầu nội tại của nền kinh tế thể hiện sự phân công phối hợp vai trò của các yếu tố trong hệ thống hoàn chỉnh

là Nhà nước, các chủ thể kinh tế và thị trường Như vậy nếu trong nền kinh tế

kế hoạch hóa tập trung, vai trò kinh tế của nhà nước Việt Nam được thể hiện một cách trực tiếp thì trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò đó lại được thể hiện một cách gián tiếp trên cơ sở thừa nhận và tôn trọng vai trò của thị trường

Trên cơ sở phân tích quá trình hình thành vai trò kinh tế , đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì khái niệm chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hay chức năng tổ chức và quản lý kinh tế) được hiểu là những hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất mang tính thường xuyên, liên tục thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế

Tóm lại, kể từ Đại hô ̣i đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986), Nhà nước tiến hành quản lý kinh tế, xã hội theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; thực hiện công nghiệp hoá,

Trang 20

hiện đại hoá đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Chức năng tổ chức, quản lý nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có một số đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, chức năng tổ chức, quản lý nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng: "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật" (Điều 4 Hiến pháp 1992) Theo đó, Đảng chỉ ra đường lối, kế hoạch xây dựng và phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng, cụ thể là: a) Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần là: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể-tiểu chủ, kinh

tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; b) Việc phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến

bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; lấy công nghiệp hoá là trọng tâm của thời kỳ quá độ; c) Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp chặt chẽ với kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh

Thứ hai, việc thực hiện chức năng tổ chức, quản lý nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam phải bảo đảm được định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là:

Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có

Trang 21

cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp

đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới [12]

Thứ ba, Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa bằng pháp luật và các công cụ quản lý kinh tế khác như: kế hoạch, chương trình, quy hoạch phát triển kinh tế; các chính sách kinh tế; bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ công chức nhà nước

1.2 Nội dung, hình thức, nguyên tắc và phương pháp thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.2.1 Nội dung thực hiện chức năng kinh tế

Trên cơ sở phân tích khái niệm và chỉ ra một số đặc trưng của chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu trên, thì nội dung của chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Xây dựng chính sách phát triển kinh tế; xây dựng pháp luật về kinh tế và quản lý kinh tế; tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật kinh tế; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về kinh tế; xử lý các vi phạm chính sách, pháp luật và quản lý kinh tế Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nền kinh tế thị trường như tiếp cận từ góc độ công

cụ quản lý nhà nước thì nội dung thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước thể hiện ở những phương dịên sau: a) Nhà nước điều chỉnh hoạt động kinh tế bằng pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô khác; b) Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với kinh tế nhà nước; c) Nhà nước thực hiện chức năng kinh tế thông qua tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; hoặc xem xét từ

Trang 22

gúc độ chức năng của nhà nước, thỡ chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường gồm những nội dung sau:

- Xây dựng và thông qua các ch-ơng trình phát triển kinh tế ngắn hạn

và dài hạn, trên cơ sở đó định h-ớng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển trong các điều kiện thị tr-ờng; xây dựng, thông qua, tổ chức thực hiện một chính sách tài chính, tiền tệ hợp lý, đảm bảo giá trị đồng tiền quốc gia, góp phần ổn định thị tr-ờng vốn; xây dựng và thực hiện một chính sách đầu t- hợp lý, xác định các lĩnh vực đ-ợc -u tiên đầu t- Nhà n-ớc áp dụng các biện pháp cần thiết cho nền kinh tế quốc dân thông qua việc thực hiện các chế độ -u đãi về tín dụng, chế độ thuế, chế độ tài trợ, giúp đỡ; nhà n-ớc áp dụng các biện pháp để bảo vệ sản xuất trong n-ớc, chống độc quyền, làm hàng giả, buôn lậu qua biên giới;

- Củng cố, phát huy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; phát triển lực l-ợng sản xuất trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hoàn thiện cơ chế quản lý nền kinh tế bằng những ph-ơng pháp mới nh- xây dựng và thực hiện các ch-ơng trình, kế hoạch, pháp luật về phát triển kinh tế, sử dụng hệ thống các đòn bẩy, các kích thích kinh tế; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật kinh tế; thực hiện phân phối theo lao động; giải quyết các vấn đề xã hội có ảnh h-ởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế và quản lý kinh tế; mở rộng kinh tế đối ngoại

Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đó hội nhập sõu rộng vào nền kinh tế quốc tế, thỡ chức năng kinh tế của nhà nước được thể hiện chủ yếu qua việc tổ chức, quản lý và điều hành vĩ mụ nền kinh tế bằng phỏp luật và sử dụng cỏc cụng cụ quản lý kinh tế, đồng thời Nhà nước cũng tập trung xõy dựng, phỏt triển cỏc doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước để bảo đảm cho hoạt động kinh tế của nhà nước đi theo đỳng định hướng của Đảng và Nhà nước Do đú, nội dung của chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung ở hoạt động quản lý vĩ mụ nền

Trang 23

kinh tế bằng phỏp luật và cỏc cụng cụ quản lý kinh tế khỏc như: xõy dựng chớnh sỏch, kế hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội…; hoạt động quản lý đối với doanh nghiệp và cỏc tập đoàn kinh tế nhà nước

1.2.1.1 Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mụ nền kinh tế bằng phỏp luật và cỏc cụng cụ quản lý kinh tế khỏc

Chức năng quản lý vĩ mụ nền kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa được hiểu là quản lý đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dõn gồm nhiều thành phần kinh tế với đa dạng cỏc loại hỡnh sở hữu và nhà nước quản lý tổng thể cỏc hoạt động kinh tế của cỏc chủ thể kinh tế Phỏp luật với tư cỏch là hệ thống các quy tắc có tính chất bắt buộc chung, do nhà n-ớc ban hành (hoặc thừa nhận) và đ-ợc nhà n-ớc bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh c-ỡng chế; là công cụ có hiệu lực nhất để nhà n-ớc điều chỉnh các quan

hệ kinh tế diễn ra theo một trật tự an toàn, tạo hành lang phỏp lý an toàn, đảm bảo cho cỏc thành phần kinh tế hoạt động ổn định và đạt được cỏc mục tiờu phỏt triển kinh tế - xó hội của nhà nước Song song với việc sử dụng phỏp luật, nhà nước cũn sử dụng cỏc cụng cụ quản lý kinh tế khỏc để thực hiện việc quản lý vĩ mụ nền kinh tế và đảm bảo vai trũ quản lý, định hướng của nhà nước đối với nền kinh tế quốc dõn như xõy dựng và hoàn thiện chớnh sỏch phỏt triển kinh tế vĩ mụ, nõng cao trỡnh độ của đội ngũ cỏn bộ, cụng chức nhà nước quản lý kinh tế Việc sử dụng phỏp luật trong quản lý kinh tế đó được thể hiện trong cỏc văn kiện của Đảng, được quy định trong hiến phỏp và thể chế hoỏ trong cỏc văn bản phỏp quy của nhà nước: "Nhà nước quản lý xó hội bằng phỏp luật và khụng ngừng tăng cường phỏp chế xó hội chủ nghĩa" (Điều 12 Hiến phỏp 1992); "Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dõn bằng phỏp luật, kế hoạch, chớnh sỏch" (Điều 26 Hiến phỏp 1992) Đõy là cơ sở, nền tảng để thực hiện việc quản lý vĩ mụ nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa ở Việt Nam bằng phỏp luật Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch húa tập trung, Nhà nước dựng phỏp luật để thể chế húa cỏc quan hệ quản lý kinh

Trang 24

tế theo kế hoạch tập trung thống nhất, xác định cơ chế kế hoạch hóa, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước và chủ yếu là trong phạm vi kinh tế nhà nước, thì trong nền kinh tế thị trường, với cơ cấu chủ thể kinh tế đa dạng (kinh tế nhiều thành phần gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), Nhà nước có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh các thành phần kinh tế này hoạt động theo một lộ trình, định hướng phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước,

do đó, pháp luật là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường và đảm bảo cho các hoạt động kinh tế diễn ra theo trật tự nhất định Bằng pháp luật, Nhà nước có thể thừa nhận, cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, hạn chế… các quan hệ kinh tế - xã hội, bảo đảm và khuyến khích các yếu tố tích cực của thị trường như tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ môi trường, người tiêu dung cũng như khắc phục hạn chế của nền kinh tế như trốn thuế, buôn lậu, độc quyền… Mặt khác, pháp luật không chỉ là công cụ của Nhà nước mà các thành phần kinh tế cũng sử dụng pháp luật làm căn cứ để xác định các mục tiêu, phương hướng hoạt động cho phù hợp và tránh sự lạm quyền của các cơ quan thực thi pháp luật Do vậy, pháp luật trong nền kinh tế thị trường không chỉ là các quy phạm điều chỉnh các hành vi xử sự cho các thành phần kinh tế mà còn phải đảm bảo được các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đó là tự do kinh doanh, bình đẳng và công bằng; đảm bảo vai trò quản lý, những định hướng của Nhà nước đối với nền kinh tế Để thực hiện được các mục tiêu trên, pháp luật trong nền kinh tế thị trường phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau: Pháp luật quy định chế độ sở hữu mới nhằm tạo cơ sở để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quy định cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của các loại thị trường; quy định chế độ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường; quy định các điều kiện cạnh tranh nhằm trật tự hóa thị trường; xác định cơ cấu chủ thể kinh tế thị trường và tạo cơ sở cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền

Trang 25

kinh tế thế giới; xác định các quy tắc hành vi của các chủ thể kinh tế; bảo đảm

sự an toàn xã hội nhằm khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường; pháp luật quy định cơ chế xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế

và giải quyết các tranh chấp kinh tế Trên cơ sở những nội dung của pháp luật, Nhà nước đưa ra các phương pháp để điều chỉnh nền kinh tế thị trường bằng pháp luật như thông qua pháp luật nhà nước xác định các hành vi mà các chủ thể kinh tế không được phép làm và các hành vi các cơ quan nhà nước được phép làm Bằng pháp luật, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và chỉ can thiệp vào các hoạt động kinh tế trong những điều kiện nhất định (như bảo vệ lợi ích chung của xã hội) Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh bằng pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và trên toàn lãnh thổ Việt Nam không phân biệt vùng, miền

Các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường rất phong phú, đa dạng không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài cho nên việc quản lý kinh tế phải được thực hiện thông qua các quy định của pháp luật kinh tế, và đây cũng là một nguyên tắc quan trọng của kinh tế thị trường Do đó, để quản lý tốt nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước phải tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra một môi trường pháp luật kinh tế phù hợp cho sự phát triển của kinh tế thị trường, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh, thương mại và tạo niềm tin đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài về hệ thống pháp lý kinh tế

Hệ thống pháp luật kinh tế phải đảm bảo các quyền sở hữu, bình đẳng và tự

do trong kinh doanh, thương mại và phải được quy định trong Hiến pháp, các luật kinh tế chuyên ngành như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương

mại, Luật đất đai Ngoài ra, Nhà nước còn quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng các

công cụ quản lý kinh tế sau đây:

Trang 26

- Chính sách kinh tế vĩ mô

Việc xây dựng các chính sách kinh tế là một trong những nội dung cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để quản lý nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm: "chính sách kinh tế vĩ

mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế" [32, tr 86].

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất mà nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng quản lý kinh tế Chính sách kinh tế vĩ mô được hiểu là các chính sách kinh tế mà nhà nước sử dụng nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhất được các nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ Tuỳ vào tình hình cụ thể của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển mà nhà nước ban hành và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp để đảm bảo các hoạt động kinh tế phát triển ổn định, vững chắc đạt được các mục tiêu của nhà nước, ví dụ: Khi nền kinh tế đang ở giai đoạnsuy thoái, nhà nước thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng việc giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại suy thoái kinh tế Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển nóng, thì nhà nước thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thông qua việc tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ Còn chính sách tiền tệ là quá trình kiểm soát lượng cung tiền của nền kinh tế

để đạt được những mục đích như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái Khi cần kích thích kinh tế tăng trưởng, ngân hàng trung ương thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bằng việc làm tăng lượng cung tiền Ngược lại, khi cần

hạ nhiệt cho nền kinh tế, chống lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ qua việc làm giảm lượng cung tiền Đảng và Nhà nước ta đã xác định chính sách tài chính quốc và chính sách tiền tệ là hai nhân

tố quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô và nội dung của chính sách tài chính

Trang 27

quốc gia phải bảo đảm phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, phân phối lợi ích công bằng; đồng thời phải tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công Chính sách tài chính quốc gia được xây dựng và đổi mới về cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; tăng cường vai trò giám sát ngân sách của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn Còn đối với chính sách tiền tệ, Nhà nước phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền; phải hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, đồng thời mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt; việc điều hành chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt phải dựa theo nguyên tắc thị trường; đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng, từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn ban hành nhiều chính sách kinh tế - xã hội như chính sách về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế, chính sách quản lý và

sử dụng đất đai…và xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý kinh tế phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế để đảm bảo được mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa

- Chính sách về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế

Trong các văn kiện đại hội của Đảng xác định và thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu Trên cơ sở chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình

Trang 28

thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh

tế cùng phát triển

- Chính sách quản lý và sử dụng đất đai

Kể từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong chính sách kinh tế và thực tế nền kinh tế quốc dân của Việt Nam đã có sự tăng trưởng và phát triển to lớn Chính sách về đất đai cũng đã có những thay đổi để phù hợp với sự chuyển dịch của nền kinh tế, đáp ứng kịp quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong thời gian đầu của quá trình đổi mới, trước những khó khăn và yêu cầu về lương thực nên chính sách đất đai chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp Sau khi vượt qua khó khăn này và trở thành nước xuất khẩu lương thực có tầm cỡ trên thế giới, với mục tiêu đã chọn là phát triển công nghiệp và dịch vụ, giảm dần

tỷ trọng nông nghiệp, chính sách đất đai có xu hướng tạo điều kiện thuận lợi

mở đường cho phát triển công nghiệp và dịch vụ Trước quá trình đô thị hóa

và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các luật và chính sách liên quan tới đất đai đã liên tục được bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn nhanh chóng trở lên lạc hậu

và có nhiều điểm không phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, gây ra nhiều vấn đề như tham nhũng, lãng phí, tranh chấp, kiện cáo làm giảm hiệu quả sử dụng đất Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách đất đai đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế của đất nước, trong Chiến lược phát triển

Trang 29

kinh tế - xã hội 2011-2020 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã nêu ra phương hướng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai với mục đích "bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho sự phát triển; khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng đất đai" [18]

1.2.1.2 Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhà nước

Chức năng kinh tế của nhà nước không chỉ được thực hiện thông qua

sự quản lý, điều tiết và định hướng bằng pháp luật; công cụ quản lý kinh tế như các chính sách kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà còn bằng thực lực của kinh tế nhà nước đó là các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh

tế nhà nước Việc tăng cường, củng cố, xây dựng và phát triển sức mạnh kinh

tế nhà nước nói chung và của doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng trong các ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước vừa là công cụ quản lý kinh tế, vừa là cơ sở kinh tế để nhà nước thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội Ngoài những nguyên nhân tất yếu dẫn đến vai trò của nhà nước trong việc phải xây dựng và phát triển kinh tế nhà nước đủ mạnh để khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, nhiều lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân không thể cung ứng hay không muốn làm vì không đưa lại nhiều lợi nhụân như cung ứng các hàng hoá và dịch công cộng; hoặc các hàng hoá và dịch vụ công cộng này nếu nằm trong tay doanh nghiệp tư nhân

sẽ làm thiệt hại lợi ích của toàn xã hội; hoặc không đủ tiềm lực kinh tế để thực hiện như cung cấp kết cấu hạ tầng-xã hội…thì một nguyên nhân cơ bản tất yếu cần thiết phải có một cơ sở kinh tế nhà nước mạnh thông qua việc quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước, đó là xuất phát từ chức năng của nhà nước, gồm chức năng đối nội nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách, liên quan vấn đề quốc kê dân sinh ở trong nước và chức năng đối ngoại nh»m gi¶i

Trang 30

quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách liên quan tới quan hệ hợp tác với các n-ớc trên thế giới, vừa để phục vụ cho xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở trong n-ớc và bảo vệ tổ quốc, vừa vì những mục tiêu hòa bình, ổn

định, hợp tác, phát triển, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Nhà nước

để thực hiện được hai chức năng này phải cú cơ sở kinh tế đủ mạnh và do kinh tế là nền tảng của đời sống xó hội, là cơ sở và quy định hệ thống chớnh trị cho nờn nhà nước phải thực hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế để bảo đảm thể chế chớnh trị và cỏc mục tiờu, định hưúng phỏt triển kinh tế - xó hội Hơn nữa, do thực tiễn nảy sinh ở cỏc nước tư bản chủ nghĩa khi mà cỏc tập đoàn kinh tế tư nhõn phỏt triển lớn mạnh khụng ngừng lấn ỏt kinh tế nhà nước, cỏc tập đoàn kinh tế tư nhõn từ chỗ lũng đoạn kinh tế chuyển sang lũng đoạn chớnh trị Do vậy, vai trũ quản lý của nhà nước đối với cỏc doanh nghiệp nhà nước và cỏc tập đoàn kinh tế nhà nước là cần thiết để thực hiện cỏc kế hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội, mục tiờu dõn giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ và văn minh và xõy dựng thành cụng kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa

Quan điểm, tư tưởng xõy dựng và phỏt triển kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đú kinh tế nhà nước giữ vai trũ chủ đạo được Đảng ta khẳng định "kinh tế nhà nước giữ vai trũ chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo mụi trường và điều kiện thỳc đẩy cỏc thành phần kinh tế cựng phỏt triển" [15] Việc xỏc định vai trũ chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dõn, tập trung xõy dựng và phỏt triển cỏc doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước theo hướng giữ những vị trớ then chốt trong cỏc ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dõn và là yếu tố quan trọng nhất để giữ vững định hướng xó hội chủ nghĩa trong quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế là đỳng đắn, bởi vỡ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, cỏc đối tỏc nước ngoài cú trỡnh độ phỏt triển cao, tiềm lực kinh tế vượt trội so với

Trang 31

các doanh nghiệp trong nước, do đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng các lợi thế của họ khống chế, áp đặt trong các quan hệ kinh doanh, thương mại nếu không có một khu vực kinh tế nhà nước đủ mạnh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước phát triển hợp tác, cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài Tuy nhiên, theo nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 ở Việt Nam do UNDP và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp thì:

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, khi mà nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát doanh nghiệp thì nhà nước có xu hướng sử dụng quyền sở hữu và kiểm soát của mình để phục vụ những lợi ích khác hơn là khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp và vì vậy sở hữu nhà nước thường là khác với mục tiêu về tính hiệu quả của thị trường[9, tr 220]

Cho nên việc cần làm đối với việc quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay là phải tạo ra khung pháp lý cho các chủ thể kinh tế này hoạt động theo các tiêu chí về tổ chức, thành lập, hoạt động và quản lý giám sát đối với hoạt động của tập đoàn kinh tế; tách bạch được cách thức quản lý, giám sát nguồn vốn chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn kinh tế nhà nước Từ đầu năm 2005, Chính phủ đã triển khai chủ trương thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước với mục tiêu là tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển cho các ngành, các lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế; thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, phát triển các thành phần kinh tế khác; tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn; tạo cơ sở để hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về tập đoàn kinh

Trang 32

tế Sau hơn 5 năm, ở Việt Nam đã hình thành 12 tập đoàn kinh tế nhà nước, theo 2 mô hình là tổ hợp các doanh nghiệp độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động (gồm 2 tập đoàn là Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam) và tổ chức lại các tổng công ty nhà nước (các tổng công ty 90 và 91) (gồm 10 tập đoàn: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn bưu chính-viễn thông Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn dệt may Việt Nam, Tập đoàn viễn thông Quân đội, Tập đoàn hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Bảo việt)

Các tập đoàn kinh tế nhà nước có một số đặc trưng là: a) Được xây dựng trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước hoặc nhóm các công ty

có cùng lĩnh vực hoạt động; b) Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; công ty mẹ và các doanh quản lý những ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt của đất nước với quy mô lớn hơn; phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ giới hạn trong nước và còn đầu tư ra cả nước ngoài; c) Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công

ty thành lập tập đoàn tự thỏa thuận quyết định; d) Việc tổ chức, quyết định thành lập công ty mẹ, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của bộ quản lý ngành và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan; e) Việc quản lý, giám sát thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị; hoạt động kiểm toán; hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật

Tuy các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước đã đi vào hoạt động, nắm giữ khối lượng khổng lồ tài sản quốc gia và có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng lại chưa có báo cáo tổng kết, đánh giá về tính hiệu

Trang 33

quả thực hiện thớ điểm mụ hỡnh tập đoàn, chưa xõy dựng mụ hỡnh tổ chức, cơ cấu quản lý và quản trị của tập đoàn, tức là cỏc tập đoàn hiện nay vẫn đang hoạt động trờn khung phỏp lý chưa hoàn chỉnh Điều này sẽ tạo ra những kẽ

hở trong quản lý, điều hành cỏc tập đoàn kinh tế nhà nước.Trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa Nhà nước (đại diện chủ sở hữu toàn bộ tài sản quốc gia như đất đai, tài nguyờn thiờn nhiờn…) với cỏc doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước (người được Nhà nước giao cỏc tài sản quốc gia) được thể hiện qua việc: a) Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với cỏc doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước bằng phỏp luật kinh tế; tạo mụi trường phỏp lý bỡnh đẳng trong hoạt động kinh doanh, thương mại cho cỏc doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước; b) Nhà nước giao cỏc tài sản quốc gia cho cỏc doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước quản lý, sử dụng và thực hiện cụng tỏc kiểm tra, giỏm sỏt cỏc hoạt động của cỏc doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước liờn quan đến việc quản lý, sử dụng cỏc tài sản quốc gia được giao

Túm lại, hoạt động quản lý đối với cỏc doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước là một nội dung cơ bản của chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc xõy dựng, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa, đảm bảo cỏc tiờu phỏt triển kinh tế -

xó hội trong quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.2 Hỡnh thức thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam

Về mặt lý luận, các chức năng của nhà n-ớc luôn đ-ợc thực hiện thông qua những hình thức và ph-ơng pháp nhất định của bộ máy nhà n-ớc Nhà n-ớc nào cũng sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, do đó, các chức năng đ-ợc thực hiện d-ới ba hình thức pháp lý cơ bản là xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật Với mục đớch là xây dựng cơ sở vật chất -

Trang 34

kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, Nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng kinh tế thụng qua ba hình thức chủ yếu là: ban hành pháp luật kinh tế; tổ chức thực hiện pháp luật kinh tế; bảo vệ pháp luật kinh tế Ngoài việc sử dụng hình thức pháp lý trong việc thực hịên chức năng kinh tế, Nhà n-ớc còn sử dụng các hình thức phi pháp lý nh- tổ chức hội thảo khoa học, tổng kết đánh giá việc thực chức năng kinh tế…

1.2.3 Cỏc nguyờn tắc thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam

Cỏc nguyờn tắc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của nhà nước là cỏc quy tắc chỉ đạo, những tiờu chuẩn hành vi mà cỏc cơ quan quản lý nhà nước phải tuõn thủ trong quỏ trỡnh quản lý kinh tế Cỏc nguyờn tắc quản lý kinh tế do con người đặt ra nhưng khụng phải do suy nghĩ chủ quan mà phải tuõn theo cỏc đũi hỏi khỏch quan của quy luật đỏp ứng được cỏc tiờu chớ sau:

a) cỏc nguyờn tắc quản lý phải phự hợp với mục tiờu của quản lý; b) cỏc nguyờn tắc quản lý phải phản ỏnh đỳng tớnh chất và cỏc quan hệ quản lý; c) cỏc nguyờn tắc quản lý phải đảm bảo tớnh hệ thống, tớnh nhất quỏn và được đảm bảo bằng phỏp luật Theo giỏo trỡnh Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà nước cú cỏc nguyờn tắc quản lý kinh tế sau: Thống nhất lónh đạo chớnh trị và kinh tế (ưu tiờn chớnh trị); tập trung dõn chủ; kết hợp hài hoà cỏc lợi ớch; hiệu quả tiết kiệm [5, tr 79]

Trờn cơ sở phõn tớch nội dung và hỡnh thức thực hiện chức năng kinh

tế, chỳng ta cú thể đưa ra cỏc nguyờn tắc thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam, gồm hai loại nguyờn tắc là:

- Cỏc nguyờn tắc chung mang tớnh chất chớnh trị-phỏp lý của quản lý nhà nước như: Bảo đảm sự lónh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý kinh

Trang 35

tế; tập trung dân chủ; kết hợp quản lý ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ

- Các nguyên tắc mang tính chất riêng phù hợp với hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước như: Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế, không can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế…

+ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các chính sách kinh tế của Đảng là cơ sở để xây dựng, phát triển kinh tế của Nhà nước, việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc hiến định, được thể hiện tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992 Tuy nhiên, nguyên tắc bảo đảm

sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý kinh tế cũng đặt ra các yêu cầu là: Đảng phải vạch ra đường lối chủ trương phát triển kinh tế - xã hội; chỉ

rõ con đường, bịên pháp, phương tiện để thực hiện các đường lối, chủ trương đã vạch ra; vận động được đông đảo quần chúng đoàn kết, nhất trí thực hiện đường lối thực hiện đường lối chủ trương, chống nguy cơ chệch hướng chủ nghĩa xã hội Đồng thời, Nhà nước cũng phải phát huy được vai trò quản lý, điều hành thông qua việc biến các đường lối, chủ trương của Đảng thành các kế hoạch phát triển kinh tế, triển khai thực hiện các kế hoạch kinh tế và tổng kết đánh giá việc thực hiện các kế hoạch do Nhà nước đề ra; tổ chức việc thực hiện pháp luật đảm bảo cho pháp luật được thực hiện thống nhất và nghiêm minh

+ Tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý kinh tế

Nội dung chính của nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước là bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa tập trung

và dân chủ, tập trung phải trên cơ sở dân chủ và dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ tập trung Trong đó, tập trung biểu hiện thông qua việc ban hành các kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế; việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; còn

Trang 36

dõn chủ được thể hiện qua việc chấp nhận nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, khụng phõn biệt đối xử giữa cỏc thành phần kinh tế trong cỏc hoạt động kinh doanh, thương mại; mở rộng phạm vi trỏch nhiệm, quyền hạn của cỏc cấp quản lý, phõn biệt giữa chức năng quản lý kinh tế của nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh của cỏc doanh nghiệp… Việc tổ chức, hoạt động của cỏc cơ quan nhà nước đều được thực hiện trờn nguyờn tắc tập trung dõn chủ trờn cơ sở quy định của Hiến phỏp: "…Quốc hội, Hội đồng nhõn dõn và cỏc cơ quan khỏc của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyờn tắc tập trung dõn chủ" (Điều 6) Trong hoạt động của bộ máy nhà n-ớc, nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở quan hệ hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà n-ớc cấp trên và cơ quan quản lý nhà n-ớc cấp d-ới, theo đó cấp d-ới phải phục tùng cấp trên, cơ quan quản lý địa ph-ơng phải phục tùng cơ quản quản lý Trung -ơng.

+ Kết hợp quản lý ngành với quản lý theo địa phương và vựng lónh thổ

Bộ mỏy nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà n-ớc từ trung -ơng xuống địa ph-ơng, đ-ợc tổ chức và hoạt

động theo cấp hành chớnh và theo nguyờn tắc cơ quan quản lý cấp dưới phải phục tựng cơ quan quản lý cấp trờn, cơ quan quản lý địa phương phải phục tựng cơ quan quản lý Trung ương Cỏc cơ quan quản lý kinh tế đều nằm trờn một địa bàn lónh thổ nhất định, vừa chịu sự quản lý của ngành vừa chịu sự quản lý của chớnh quyền địa phương cho nờn yờu cầu của nguyờn tắc này là sự kết hợp hài hũa giữa cơ cấu kinh tế ngành với cơ cấu kinh tế lónh thổ địa phương trong việc thực hiện cỏc kế hoạch, mục tiờu kinh tế - xó hội của ngành cũng như của địa phương trờn cơ sở phỏp luật

+ Nhà nước quản lý vĩ mụ nền kinh tế, khụng can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của cỏc chủ thể kinh tế

Nguyờn tắc này đũi hỏi Nhà nước phải xõy dựng cỏc chớnh sỏch, kế hoạch phỏt triển kinh tế với nhiều nội dung như cỏc chiến lược phỏt triển kinh

Trang 37

tế - xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm, dự án, ngân sách…và hệ thống các cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô như tài chính, ngân hàng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…

để thực hiện quản lý nền kinh tế quốc dân Đối với nước ta, khi thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng các kế hoạch, chính sách…với vai trò là người dẫn dắt, định hướng cho các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại theo đúng lộ trình, phương hướng

và đảm bảo được các mục tiêu kinh tế - xã hội, không được can thiệp sâu vào các hoạt động kinh doanh, thương mại của các chủ thể kinh để đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định và công bằng

1.2.4 Phương pháp thực hiện chức năng kinh tế

Phương pháp thực hiện chức năng kinh tế được hiểu là "tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh

tế quốc dân và các bộ phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản

lý kinh tế quốc dân (tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế và công bằng kinh tế)" [5, tr 105] Các hoạt động kinh doanh, thương mại của các chủ thể kinh rất đa dạng, phong phú cho nên trong việc thực hiện chức năng kinh tế, nhà nước sử dụng các phương pháp quản lý kinh tế một cách linh hoạt, uyển chuyển để phù hợp với sự vận động, biến đổi và phát triển của đời sống kinh

tế - xã hội Đồng thời, bản chất, nhiệm vụ cũng như các mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước sẽ quyết định việc lựa các phương pháp quản lý kinh tế và luôn luôn được điều chỉnh trong quá trình thực hiện việc quản lý kinh tế cho phù hợp để đạt được mục tiêu hiệu quả nhất Các phương pháp thực hiện chức năng kinh tế chủ yếu mà các nhà nước thường sử dụng là: a) Ph-¬ng ph¸p chung, c¬ b¶n lµ gi¸o dôc, thuyÕt phôc vµ c-ìng chÕ b) Phương pháp riêng bao gồm phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính…

Trang 38

- Phương phỏp giỏo dục, thuyết phục và cưỡng chế

Phương phỏp giỏo dục, thuyết phục trong việc thực hiện chức năng kinh

tế của nhà nước là tổng thể những bịờn phỏp tỏc động của nhà nước vào nhận thức, tỡnh cảm của cỏc chủ thể kinh tế, nhằm nõng cao tớnh tự giỏc, tớch cực và nhiệt tỡnh lao động của cỏc chủ thể kinh tế trong việc thực hiện cỏc mục tiờu, nhiệm vụ kinh tế - xó hội Nội dung chớnh của phương phỏp giỏo dục bao gồm: Giỏo dục đường lối, chủ trương chớnh sỏch của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế; giỏo dục ý thức lao động sỏng tạo, tớch cực, cú tổ chức và hiệu quả; giỏo dục tư tưởng, nõng cao trỡnh độ nhận thức về kinh tế, quản lý kinh

tế và xõy tỏc phong cụng nghiệp, tớnh tổ chức và kỷ luật trong lao động

Nhà n-ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bản chất là nhà n-ớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà n-ớc thuộc

về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và tầng lớp trí thức; là Nhà n-ớc pháp quyền xó hội chủ nghĩa và Nhà n-ớc bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân… Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng tr-ởng kinh tế, nâng cao hiệu qủa và tính bền vững của sự phát triển, sớm đ-a n-ớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao chất l-ợng cuộc sống của nhân dân, tạo nền tảng để đ-a n-ớc ta trở thành một n-ớc công nghiệp hiện đại vào năm 2020, Nhà n-ớc Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam cũng sử dụng hai ph-ơng pháp chung, cơ bản là giáo dục, thuyết phục và c-ỡng chế nh-ng coi giáo dục, thuyết phục

là ph-ơng pháp cơ bản trong hoạt động của mình nhằm động viên, khích lệ và

tổ chức quần chúng tham gia ngày càng đông đảo vào quản lý nhà n-ớc, quản

lý xã hội Còn c-ỡng chế chỉ đ-ợc áp dụng khi giáo dục, thuyết phục không

đạt hiệu quả và cũng nhằm mục đích giáo dục, dựa trên cơ sở giáo dục

- Phương phỏp kinh tế

Phương phỏp kinh tế trong việc thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước là tổng thể cỏc biện phỏp tỏc động của nhà nước đối với cỏc chủ thể kinh

Trang 39

tế trên cơ sở vận dụng các quy luật, phạm trù kinh tế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước

Phương pháp kinh tế tác động vào lợi ích của các chủ thể kinh tế (cá nhân, doanh nghiệp) mà từ đó các chủ thể kinh tế tự đưa ra các phương án hoạt động phù hợp vừa đảm bảo lợi ích của mình, vừa đảm bảo các lợi ích chung của xã hội phù hợp với quy định của pháp luật Nhà nước sử dụng các phương pháp kinh tế với mục đích là: Định hướng phát triển bằng các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước; sử dụng các định mức kinh tế như lãi suất, thuế, ngân hàng và các công cụ, đòn bầy kinh tế để khuyến khích các chủ thể kinh tế phát triển hoạt động kinh doanh, thương mại; sử dụng chính sách ưu đãi phát triển kinh tế để thu hút nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

- Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính trong việc thực hiện chức năng kinh tế là biện pháp tác động trực tiếp của nhà nước đối với các chủ thể kinh tế thông qua các quyết định hành chính có tính bắt buộc, nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô nền kinh tế trong những tình huống nhất định

Phương pháp hành chính mang tính quyền lực nhà nước, có tính bặt buộc, các chủ thể kinh tế phải tuân thủ, chấp hành không có sự lựa chọn khác

và có hiệu lực ngay sau khi ban hành quyết định; đồng thời, các cơ quản lý kinh tế phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện tránh trường hợp có nhiều cách giải thích khác nhau về nhiệm vụ được giao Phương pháp hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế Khi sử dụng phương pháp hành chính, các cơ quan quản lý kinh tế và những cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế phải gắn quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức ra quyết định

Trang 40

1.3 Cỏc cơ quan thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam

Cỏc cơ quan thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ mỏy nhà nước, mang tớnh độc lập tương đối, bao gồm cỏc cơ quan thực hiện chức năng kinh tế được tổ chức và hoạt động từ Trung ương đến địa phương

Trong bối cảnh Việt Nam đó hội nhập kinh tế quốc tế thỡ việc phõn định rừ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cỏc cơ quan thực hiện chức năng kinh tế trong bộ mỏy nhà nước là rất cần thiết bởi hiện nay đó và đang cú nhiều cỏc hiểu khỏc nhau về vấn đề này: Theo nghĩa rộng, chức năng kinh tế của nhà nước được thực hiện thụng qua ba hỡnh thức là ban hành phỏp luật kinh tế, tổ chức thực hiện phỏp luật kinh tế và bảo vệ phỏp luật kinh tế, tức là được thực hiện thụng qua ba cơ quan lập phỏp, hành phỏp và tư phỏp nhưng cú sự phõn định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại cơ quan Theo nghĩa hẹp, chức năng kinh tế của nhà nước được hiểu là cỏc hoạt động do cơ quan hành phỏp thực hiện như tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa

Như chỳng ta đó biết, Nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyờn tắc cơ bản là nhân dân tổ chức nên bộ máy nhà n-ớc và tham gia quản lý nhà n-ớc, bảo đảm sự lãnh đạo của

đảng cộng sản đối với nhà n-ớc, tập trung dân chủ, pháp chế xó hội chủ nghĩa, bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc trong mối quan hệ với nhà n-ớc Trong nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa, cỏc cơ quan thực hiện chức năng kinh tế được tổ chức và hoạt động trờn cơ sở phõn cụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và sự phối hợp giữa cỏc cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo được tớnh thống nhất của quyền lực nhà nước, tớnh nhõn dõn, tớnh dõn chủ và đề cao trỏch nhiệm của mỗi cơ quan, cỏ nhõn Theo đú, nếu phõn loại cỏc cơ quan thực hiện chức năng kinh tế theo cấp bậc

Ngày đăng: 25/03/2015, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quang A (2010), "Tập đoàn kinh tế một cái nhìn thực chất", toquoc.gov.vn, ngày 30/10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập đoàn kinh tế một cái nhìn thực chất
Tác giả: Nguyễn Quang A
Năm: 2010
2. Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (2006), Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tác giả: Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 2006
3. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp năm 2005, Nxb Trí thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp năm 2005
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung
Nhà XB: Nxb Trí thức
Năm: 2009
5. Mai Văn Bưu, Đỗ Hoàng Toàn (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế
Tác giả: Mai Văn Bưu, Đỗ Hoàng Toàn
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2005
6. "Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 2001-2011" (2011), caicachhanhchinh.gov.vn, ngày 25/4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 2001-2011
Tác giả: Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 2001-2011
Năm: 2011
7. Lê Đăng Doanh (2011), "Quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước như thế nào", doanhnhan.net, ngày 21/5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước như thế nào
Tác giả: Lê Đăng Doanh
Năm: 2011
8. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự hạn chế quyền lực nhà nước
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
9. Nguyễn Đăng Dung (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
10. Nguyễn Sĩ Dũng (2007), Thế sự - một góc nhìn, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế sự - một góc nhìn
Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2007
11. Trần Thái D-ơng (2003), Chức năng kinh tế của nhà n-ớc- lý luận và thùc tiÔn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chức năng kinh tế của nhà n-ớc- lý luận và thùc tiÔn
Tác giả: Trần Thái D-ơng
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2003
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến l-ợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định h-ớngđến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến l-ợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định h-ớng "đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), "Ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 1986-1990", cpv.org.vn, ngày 25/4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 1986-1990
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2006
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), "Ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010", cpv.org.vn, ngày 1/6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2006
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
19. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), "Chiến lược phỏt triển kinh tế - xó hội 2011-2020", cpv.org.vn, ngày 4/3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phỏt triển kinh tế - xó hội 2011-2020
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
20. "Đề nghị giám sát tập đoàn" (2008), vnexpress.net, ngày 28/10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề nghị giám sát tập đoàn
Tác giả: Đề nghị giám sát tập đoàn
Năm: 2008
22. Trần Quang Huy (2006), Giáo trình Luật đất đai, Nxb T- pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật đất đai
Tác giả: Trần Quang Huy
Nhà XB: Nxb T- pháp
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w