Từ chỉ tơn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi thờ cúng

Một phần của tài liệu Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt _Bồ _ Nha của Alexandre de Rhodes (Trang 27 - 28)

1. Giới thiệu

1.3. Từ chỉ tơn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi thờ cúng

Bản thân AdR là một nhà truyền đạo nên vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng chắc chắn được ơng đặc biệt quan tâm. Trong cơng trình của mình, AdR đã đưa vào 140 mục từ thuộc lĩnh vực tơn giáo, tín ngưỡng và lễ nghi thờ cúng mà nhân dân ta ở thế kỷ XVII chuyên dùng. Đĩ là các từ ngữ phản ánh ý thức hệ tư tưởng, đời sống tinh thần của nhân dân vào giai đoạn đĩ. Bằng vốn hiểu biết ít ỏi về tơn giáo, tín ngưỡng của mình, chúng tơi thấy rằng trong từ điển VBL, AdR đã thu thập, đối dịch và giải nghĩa các mục từ thuộc Phật giáo và Thiên chúa giáo, trong đĩ Phật

giáo là tơn giáo cổ truyền, cịn đạo Thiên chúa là tơn giáo mới được du nhập vào đầu thế kỷ XVII ở nước ta, thời điểm mà cuốn từđiển này được biên soạn.

Thế kỷ XVII, tơn giáo cổ truyền vẫn tác động rất lớn đến ý thức hệ của mọi tầng lớp nhân dân. Đạo Phật cĩ vị trí quan trọng trong nhân dân. Vua chúa, quan lại đua nhau theo Phật, gĩp tiền, cúng ruộng cho các chùa, tham gia tu sửa, xây dựng chùa chiền và làm cơng đức.

Thế kỷ XVII cũng là thời điểm mà các giáo sỹ của Hội truyền giáo Bồ Đào Nha của dịng Dên (Jesuites) lần lượt vào nước ta. Sử cũ ghi lại, trong khoảng mười năm (từ 1615- 1625) đã cĩ hai mốt giáo sỹ vào Đại Việt. Trong sốđĩ cĩ B. Ruydo, Alexandre de Rhodes, Marquez... Dựa vào bối cảnh xã hội lúc bấy giờ quan lại triều đình chỉ biết ăn chơi, khơng lo xây dựng đất nước, nhân dân khổ cực, đĩi kém, đất nước chia cắt... Các giáo sỹ phương Tây đã truyền bá giáo lý về Chúa cứu thế, về tình thương và sự an ủi, về sự bình đẳng của mọi người trước Chúa, đồng thời tìm cách giúy đỡ những người nghèo khổ, hoạn nạn. Vì vậy, số giáo dân ngày càng tăng lên, mặc dầu các giáo sỹ luơn vấp phải sự phản kháng của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tơn sùng các vị thần linh và các vị anh hùng cĩ cơng với đất nước.[ ]

Cĩ thể nĩi đời sống tơn giáo, tín ngưỡng của nhân dân ta thời kỳ này rất phong phú. Đạo giáo và Thiên chúa giáo tồn tại ở nuớc ta và các tơn giáo này vừa mâu thuẫn với nhau, lại vừa bổ sung cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên sự đa dạng trong ý thức hệ tư tưởng của nhân dân. Tình hình này được phản ánhkhá rõ trong Từ điển VBL. Trong số 138 mục từ thuộc thành phần từ vựng chỉ tơn giáo, tín ngưỡng, đức tin, cĩ những mục từ được cả sử dụng cả trong hai tơn giáo, lại cĩ những mục từ là đặc thù sử dụng của từng tơn giáo và chỉ thuộc tơn giáo đĩ mà thơi.

Một phần của tài liệu Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt _Bồ _ Nha của Alexandre de Rhodes (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)