Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ (Trang 29 - 32)

Liên doanh là một hình thức hợp tác giữa hai hay nhiều bên doanh nghiệp để cùng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo từ điển Tiếng Việt, liên doanh được hiểu là cùng nhau hợp tác trong kinh doanh, giữa hai bên hay nhiều bên. Trong tiếng Anh, thuật ngữ liên doanh – joint venture được hiểu là một thỏa thuận mang tính hợp đồng, liên kết giữa hai hay nhiều bên để cùng thực hiện những công việc kinh doanh chung.4 Các bên tham gia sẽ đồng ý chia sẻ với nhau các khoản lợi nhuận cũng như thua lỗ của doanh nghiệp.

Gắn liền với khái niệm liên doanh là khái niệm về doanh nghiệp liên doanh. Liên doanh là một hình thức của sự phân công lao động quốc tế và là kết quả của sự phát triển theo chiều sâu của quan hệ kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của FDI khi mới thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác.

Khái niệm liên doanh được xem xét dựa trên nhiều góc độ nghiên cứu. Về bản chất, doanh nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở góp vốn của các tổ chức kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau hoạt động trên các lĩnh vực nhất định.

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987 đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi và được ban hành mới, cách hiểu về liên doanh cũng có nhiều thay đổi và được quy định ngày càng phù hợp với thực tiễn phát triển cũng như phù hợp với cách hiểu của quốc tế.

Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, Điều 2 khoản 10 quy định khái niệm về xí nghiệp liên doanh: là xí nghiệp do bên nước ngoài và bên Việt

4 A contractual agreement joining together two or more parties for the purpose of executing a particular business undertaking. All parties agree to share in the profits and losses of the enterprise.

Nam hợp tác thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài.

Năm 1986, sau Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam mới chính thức xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, mở cửa thị trường. Do vậy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn này còn hết sức đơn giản và chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất chế tạo, hoạt động dưới loại hình xí nghiệp, chưa có khái niệm doanh nghiệp. Tuy nhiên quy định khái niệm xí nghiệp liên doanh theo cách hiểu của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đề cập đến khía cạnh pháp lý của xí nghiệp liên doanh, nhấn mạnh hợp đồng liên doanh hoặc các hiệp định ký kết giữa các chính phủ là cơ sở để hình thành xí nghiệp liên doanh. Tuy nhiên khái niệm trên vẫn chỉ bó hẹp liên doanh trong phạm vi hai bên: bên Việt Nam và bên nước ngoài trong khi trên thực tế, việc hợp tác liên doanh có thể diễn ra giữa hai hoặc nhiều bên.

Năm 1990, Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi lần thứ nhất trong đó có quy định lại về khái niệm xí nghiệp liên doanh: là xí nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc là xí nghiệp mới do xí nghiệp liên doanh hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Quy định này đã khắc phục được hạn chế của quy định trước đó về việc số thành viên trong liên doanh, khuyến khích nhiều nhà đầu tư tiến hành đầu tư thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh.

Khi Luật đầu tư nước ngoài 1987 được thay thế bằng Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, khái niệm về doanh nghiệp liên doanh cũng đã thay đổi. Điều 2 khoản 7 Luật đầu tư nước ngoài 1996 quy định: “Doanh nghiệp

liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh”.

Định nghĩa trên mở rộng hơn cách hiểu về liên doanh trước đây, thay thế khái niệm “xí nghiệp” bằng “doanh nghiệp” thể hiện việc đầu tư nước ngoài hiện nay mở rộng trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực chứ không chỉ giới hạn trong hoạt động sản xuất chế tạo. Doanh nghiệp liên doanh cũng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chứ không chỉ đơn thuần là xí nghiệp như trước đây. Ngoài ra khái niệm này còn nhấn mạnh về khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp liên doanh, quy định rõ hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp và pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là những căn cứ quan trọng nhất để điều chỉnh các hoạt động của liên doanh.

Khi Luật đầu tư 2005 được ban hành thì không còn định nghĩa về doanh nghiệp liên doanh nữa mà chỉ quy định rằng việc thành lập tổ chức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là một hình thức đầu tư trực tiếp.5

Như vậy, doanh nghiệp liên doanh theo cách hiểu của Pháp luật đầu tư Việt Nam là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế. Các bên tham gia có thể là hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau (cụ thể là bên Việt Nam và bên nước ngoài), cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điểm khác biệt cơ bản giữa cách hiểu của Pháp luật Việt Nam với cách hiểu của các hệ thống luật pháp khác là thông thường liên doanh cũng được hình

thành khi hai doanh nghiệp cùng quốc tịch hợp tác với nhau. Ngoài ra, cơ sở hình thành doanh nghiệp liên doanh là hợp đồng liên doanh và liên doanh hoạt động dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w