0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia liên doanh

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM: NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ (Trang 105 -106 )

c. Về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng liên doanh

3.3.4.3. Lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia liên doanh

Vấn đề lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được đặt ra và xử lý đồng bộ, từ khâu xây dựng nguyên tắc đến khâu hoàn thiện phương pháp, quy trình và xử lý các vấn đề có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Nguyên tắc lựa chọn cần phải được thực hiện trên tinh thần hợp tác như: hiểu biết và tương hợp, bình đẳng cùng có lợi, kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, cập nhật và linh hoạt… Về tiêu chuẩn lựa chọn cần chú ý về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực tiêu thụ sản phẩm và uy tín trên thị trường quốc tế. Một đặc điểm cần chú ý là ảnh hưởng bởi nền văn hóa của các đối tác nước ngoài. Nếu nắm được một số đặc điểm văn hóa chung của các đối tác và biết khai thác một cách triệt để cũng là yếu tố để lựa chọn được đối tác thích hợp

Về quy trình chọn lựa, cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục và tạo sự thống nhất về nhận thức yêu cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài. Tiếp theo, trong quá trình thực hiện cần có sự trao đổi lẫn nhau, rút kinh nghiệm thường xuyên đề xuất nhưng tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng địa phương. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện quy trình tổ chức lựa chọn, phối hợp các nguồn thông tin phục vụ công tác lựa chọn để vừa thúc đẩy tiến độ công việc, vừa đảm bảo sự đánh giá toàn diện và khách quan. Biện pháp cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là cần phát triển dịch vụ tư vấn chuyên ngành và tổng hợp về nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM: NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ (Trang 105 -106 )

×