0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Đặc điểm của hợp đồng liên doanh theo quy định của Pháp

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM: NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ (Trang 38 -40 )

pháp nhân. Chủ thể của hợp đồng liên doanh chính là các bên đầu tư tham gia trong liên doanh và mục đích của hợp đồng là thành lập doanh nghiệp liên doanh. Như vậy, hợp đồng liên doanh là văn bản pháp lý xác nhận việc hợp tác giữa các nhà đầu tư và là cơ sở pháp lý để xác nhận việc hình thành pháp nhân mới là doanh nghiệp liên doanh.

1.2.2.2. Đặc điểm của hợp đồng liên doanh theo quy định của Pháp luật Việt Nam Nam

a. Đặc điểm chung

Như đã nói ở trên, hợp đồng liên doanh là một căn cứ pháp lý để xác nhận việc hình thành một tổ chức kinh tế nên có thể nói hợp đồng liên doanh đồng thời là một hợp đồng thương mại. Như vậy, ngoài các đặc điểm chung của một hợp đồng dân sự như:

- Là một hành vi hợp pháp.

- Là một thỏa thuận có ý chí của các bên tham gia.

- Là một thỏa thuận giữa các bên tham gia để thực hiện một hậu quả pháp lý đã được đề ra từ trước. Hợp đồng liên doanh còn mang các đặc điểm riêng của một hợp đồng thương mại như:

- Chủ thể hợp đồng là các cá nhân hoặc pháp nhân tham gia vào các hoạt động thương mại ở Việt Nam cũng như trên phạm vi quốc tế.

- Mục đích của hợp đồng liên doanh không nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của chủ thể mà nhằm vào mục đích thành lập doanh nghiệp và thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để sinh lợi. Mục đích sinh lợi bao gồm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và có được các lợi ích kinh tế khác.8

- Hợp đồng liên doanh do Luật Thương mại 2005 điều chỉnh. Tuy nhiên đây là một hợp đồng mang tính chuyên ngành thuộc lĩnh vực đầu tư nên đồng thời do Luật đầu tư 2005 điều chỉnh.

- Hợp đồng liên doanh phải bao gồm các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật đầu tư (Điều 54 Nghị định 108/NĐ-CP do Chính phủ ban hành tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Đầu tư 2005).

b. Đặc điểm về chủ thể

Chủ thể của hợp đồng liên doanh theo cách hiểu của pháp luật Việt Nam là những nhà đầu tư tham gia góp vốn vào liên doanh. Những cá nhân, tổ chức này tham gia vào các hoạt động thương mại và phải mang quốc tịch khác nhau, cụ thể là giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài. Nói cách khác, chủ thể tham gia vào hợp đồng liên doanh là những thương nhân đến từ các quốc gia khác nhau và có đầy đủ năng lực theo quy định của pháp luật.

Số lượng chủ thể tham gia vào một hợp đồng liên doanh phải lớn hơn 2 và không có giới hạn tối đa. Cách quy định mở như vậy góp phần khuyến khích ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn vào doanh nghiệp liên doanh.

c. Đặc điểm về nội dung

Mặc dù trong Luật đầu tư 2005 không quy định nội dung cụ thể của hợp đồng liên doanh, nhưng căn cứ vào Nghị định 108/NĐ - CP hướng dẫn

8 Nguồn: GS.TS Nguyễn Thị Mơ, Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2009, trang 99.

thi hành một số điều trong Luật đầu tư 2005 ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2006 thì ta có thể hiểu theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, hợp đồng liên doanh phải bao gồm 11 nội dung chính.

Với những quy định tương đối chi tiết và đầy đủ về nội dung, hợp đồng liên doanh còn có ý nghĩa trong việc xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp cụ thể trong liên doanh. Bên cạnh các quy định “cứng” như trên, các bên tham gia ký kết còn được tự do thỏa thuận các điều khoản phù hợp với ý chí của từng bên, với điều kiện các điều khoản này đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo hợp đồng thể hiện đúng tự do ý chí của các bên tham gia ký kết và đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng.

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM: NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ (Trang 38 -40 )

×