Nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thành đối tác tin cậy

Một phần của tài liệu Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ (Trang 106 - 112)

c. Về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng liên doanh

3.3.4.5.Nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thành đối tác tin cậy

doanh nghiệp liên doanh

Cần có những khảo sát kĩ lưỡng để đánh giá xem các đại diện của bên Việt Nam trong hội đồng quản trị có thực sự đại diện cho lợi ích của bên Việt Nam hay chú ý nhiều hơn đến các lợi ích cá nhân như chế độ lương và các lợi tư khác. Cần có cơ chế thúc ép, giám sát đạt diện Việt Nam phải trung thành với lợi ích của phía Việt Nam. Xem xét các cán bộ mà doanh nghiệp đã cử tham gia hội đồng quản trị, các chức danh chủ chốt, bản quy chế hoạt động công ty liên doanh để bảo về quyền lợi của bên Việt Nam trong liên doanh cũng như có thể đóng góp để liên doanh ngày càng phát triển.

3.3.4.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thành đối tác tin cậy trong doanh nghiệp liên doanh. doanh nghiệp liên doanh.

Một trong những nguyên nhân thất bại của hình thức doanh nghiệp liên doanh là do sự mất cân đối lợi ích của các bên trong liên doanh mà điều này bắt nguồn từ sự yếu kém của các đối tác Việt Nam. Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của bên Việt Nam được biểu hiện ở một số khía cạnh như: ít vốn, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý kém, thiếu kỹ năng quảng cáo, tiếp thị, thiếu hiểu biết về thị trường thế giới

và kinh doanh quốc tế,.. . Chính vì thế mà khi tham gia liên doanh với nước ngoài, bên Việt Nam luôn ở thế yếu và phải chịu nhiều bất lợi. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thành đối tác tin cậy trong các liên doanh, từ đó khai thác triêt để những ưu điểm của mô hình này.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu và nắm được các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung và hợp đồng liên doanh nói riêng để qua đó chú trọng vào việc soản thảo các điều khoản của hợp đồng liên doanh sao cho có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt là trong những liên doanh mà đối tác liên doanh là những doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế lớn và kinh nghiệm quản lý lâu năm.

KẾT LUẬN

Qua 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam, thực tế đã chứng minh đầu tư trực tiếp nước ngoài qua hình thức doanh nghiệp liên doanh đã góp một phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các doanh nghiệp liên doanh đã đóng vai trò như lực lượng khởi động cho qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa cơ sở hạn tầng, phát triển nền kinh tế thị trường và kích thích phát triển kinh tế. Để đạt được những thành tựu nói trên không thể không công nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc xúc tiến, khuyến khích đầu tư mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là những cải cách trong hệ thống luật pháp đầu tư và cụ thể là những quy định về hợp đồng liên doanh – cơ sở pháp lý cơ bản để thành lập lên các doanh nghiệp liên doanh. Những thay đổi này đã góp phần không nhỏ vào việc thiết lập nên một môi trường pháp lý thống nhất, minh bạch và ổn định nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế thi hành, các quy định của nhà nước về hợp đồng liên doanh cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều các vướng mắc, bất cập làm cho hiệu quả đạt được vẫn còn hạn chế, thậm chí còn dẫn đến các xung đột giữa các bên tham gia ký kết. Từ thực tế đó, khóa luận tốt nghiệp “Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: những bất cập và giải pháp tháo gỡ” được thực hiện và đạt được một số kết quả sau:

- Làm rõ được những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng liên doanh và các quy định về hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Đánh giá được những bất cập tồn tại trong quy định về pháp luật hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng liên doanh nói riêng; đồng thời đánh giá những bất cập trong trong thực tiễn thực thi hợp đồng liên doanh.

- Đề xuất một số các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về hợp đồng, cụ thể là hợp đồng liên doanh đồng thời khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng liên doanh nhằm mục đích tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh.

Mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật đòi hỏi việc thống nhất giữa pháp luật dân sự, pháp luật về thương mại, pháp luật về hợp đồng, … . Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi sự phối hợp thống nhất giữa không chỉ giữa các cơ quan ban hành và thực thi pháp luật mà của cả khối doanh nghiệp và cá nhân – những người trực tiếp áp dụng và thực thi luật pháp. Vì vậy, bên cạnh việc đề ra những quy định hợp lý, cần phải hướng tới giáo dục mọi thành phần trong xã hội tôn trọng và thực thi theo pháp luật hiện hành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các nguồn tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Ban công tác về gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Phần II Biểu cam kết dịch vụ, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tổng quan 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, NXB Thống kê.

3. Chính phủ nước CHXNCN Việt Nam (2006), Nghị định số 108/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

4. Hội đồng Thẩm phá (2003), Nghị quyết 05/2003 hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại.

5. GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2005), Giáo trình pháp lý đại cương, NXB Giáo Dục.

6. GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp luật trong hoạt động Kinh tế đối ngoại, NXB Thông tin và Truyền thông.

7. TS. Phạm Duy Nghĩa, Khoa Luật Đại học quốc gia Thành phố HCM (2004), Xung đột lợi ích trong doanh nghiệp liên doanh:một số góp ý nhằm thực thi luật đầu tư 2005, Tạp chí Khoa học Pháp luật số tháng 5/2004. 8. TS. Tăng Văn Nghĩa, giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, Bài giảng môn Luật đầu tư.

9. Nguyễn Đình Phan (1994), Thành lập và quản lý công ty, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài: Lý luậnm thực tiễn và văn bản hướng dẫn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Quốc hội nước CHXNCNVN (2006), Luật Đầu tư 2005, NXB Thồng kê, Hà Nội.

11. Quốc hội nước CHXHCNVN (2006), Luật Doanh nghiệp 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Quốc hội nước CHXNCNVN (2006), Luật Thương mại 2005, NXB Thống kê, Hà Nội

13. Thủ tướng Chính phủ nước CHXNCNVN (2009), Quyết định số 88/2009 về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam.

14. Tổng cục Thống kê (2008), Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI, NXB Thống kê, Hà Nội.

15. ThS. Cao Minh Trí (2004). Một số hình thức về đầu tư, vốn giữa Việt Nam và đối tác tại các liên doanh nước ngoài, Tạp chí Phát triển kinh tế số 170.

16. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM) (2007), Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2006, Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế.

17. Luật gia, Kiểm toán viên Phạm Thế Vinh (2006), Xung đột pháp luật do xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chuẩn xác, Tạp chí Đầu tư số 9/10/2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Nguyễn Quốc Khải (2006), Tổng kết tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2006, Vietnam Review.

Các nguồn tham khảo từ Internet: 19. Trang Web Báo Người Lao động online:

http://maivang.nld.com.vn/71224p1010c1012/cong-ty-lien-doanh- riverside-tphcm-tiep-tuc-vi-pham-phap-luat-lao-dong.htm

20. Trang Web Bộ kế hoạch và Đầu tư:

http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/dtttnn%28fdi%29

21. Trang Web Diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam, VIB online:

http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Judgments/Details.aspx?JudgmentID=18 http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Judgments/Details.aspx?JudgmentID=191 http://vibonline.com.vn/vi-VN/Judgments/Details.aspx?JudgmentID=147

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/02/16/2348/ http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/03/23/2509/

23. Trang Web Tổng cục Thống kê:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=228&ItemID=1915

24. Trang Web Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông Quốc tế: http://vietbao.vn/Kinh-te/Nhung-thay-doi-cua-Luat-DN-va-Luat-dau-tu- moi/20472617/90/

25. Trang Web Mạng doanh nghiệp Gia Lai:

http://www.doanhnghiepgialai.com/2009/11/nhung-bai-hoc-tu-lien- doanh.html

Một phần của tài liệu Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ (Trang 106 - 112)