1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn - Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

111 764 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 812,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 25 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đất nước ta đã và đang đạt được những thành công rất lớn trong các lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, chính trị, xã hội, văn hóa,....Từng bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và hướng đến mục tiêu mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” như đại hội XI năm 2011 đã xác định. Trong quá trình đổi mới thì các hoạt động của nền kinh tế nói chung và các hoạt động sự nghiệp nói riêng càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước và hạn chế tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Dù đứng trên bình diện nền kinh tế hay một đơn vị sự nghiệp cụ thể thì việc hoạt động có hiệu quả là tất yếu cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Để đơn vị sự nghiệp hoạt động hiệu quả cần phải có nguồn tài chính dồi dào để đáp ứng nhu cầu chi tiêu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển đó của đơn vị. Hiện nay, nguồn tài chính cho hoạt động sự nghiệp có thu rất đa dạng và phong phú, nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngân sách Nhà nước cấp mà còn được hình thành trong quá trình “xã hội hóa” để tạo “tự chủ tài chính” trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu còn một số vấn đề như cơ chế quản lý chưa phù hợp, không coi trọng tính hiệu quả, thiếu chủ động trong việc sử dụng các nguồn tài chính, gây lãng phí. Trên đây là một số nguyên nhân chính làm giảm tính hiệu quả trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của hoạt động đó. Chính vì vậy, vấn đề phải hoàn thiện quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động sự nghiệp và các đơn vị sự nghiệp có thu là một tất yếu góp phần thực hiện các mục tiêu của đơn vị nói riêng và mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ là một đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, với sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho tỉnh và khu vực phía Bắc. Được UBND tỉnh Phú Thọ cho phép thực hiện tự chủ tài chính trong quá trình hoạt động thì việc quản lý tài chính là một vấn đề được đặt lên hàng đầu để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Trước yêu cầu của thực tế đó, em thấy cần phải nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ. Đó là lý do em chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 25 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,đất nước ta đã và đang đạt được những thành công rất lớn trong các lĩnh vực: kinh

tế, giáo dục, chính trị, xã hội, văn hóa, Từng bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,phát triển bền vững và hướng đến mục tiêu mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hộidân chủ, công bằng, văn minh” như đại hội XI năm 2011 đã xác định

Trong quá trình đổi mới thì các hoạt động của nền kinh tế nói chung và cáchoạt động sự nghiệp nói riêng càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vàoviệc thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước và hạn chế tiêu cực của nền kinh

“xã hội hóa” để tạo “tự chủ tài chính” trong các đơn vị sự nghiệp có thu Tuy nhiên,việc khai thác và sử dụng nguồn tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu còn một sốvấn đề như cơ chế quản lý chưa phù hợp, không coi trọng tính hiệu quả, thiếu chủđộng trong việc sử dụng các nguồn tài chính, gây lãng phí

Trên đây là một số nguyên nhân chính làm giảm tính hiệu quả trong các hoạtđộng của đơn vị sự nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của hoạtđộng đó Chính vì vậy, vấn đề phải hoàn thiện quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệuquả của các hoạt động sự nghiệp và các đơn vị sự nghiệp có thu là một tất yếu gópphần thực hiện các mục tiêu của đơn vị nói riêng và mục tiêu kinh tế - xã hội củađất nước nói chung

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ là một đơn vị sự nghiệp có thuhoạt động trong lĩnh vực giáo dục và trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, với sứ mệnh

Trang 2

là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho tỉnh và khu vực phía Bắc.Được UBND tỉnh Phú Thọ cho phép thực hiện tự chủ tài chính trong quá trình hoạtđộng thì việc quản lý tài chính là một vấn đề được đặt lên hàng đầu để góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động

Trước yêu cầu của thực tế đó, em thấy cần phải nghiên cứu các giải phápnhằm hoàn thiện quản lý tài chính của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

Đó là lý do em chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về các vấn đề liên quan đến quản lý tàichính tại đơn vị sự nghiệp có thu để từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việcquản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế

-Kỹ thuật Phú Thọ để thấy được những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân trongviệc quản lý tài chính

Đề xuất một số giải pháp và một số điều kiện để hoàn thiện quản lý tài chínhtại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ nói riêng và đơn vị sự nghiệp cóthu nói chung hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý tài chính: quản lý sửdụng tài sản của trường và quản lý thu, quản lý chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp

có thu

Phạm vi nghiên cứu luận văn là nghiên cứu nhưng vấn đề liên quan đến quản

lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ với thời gian nghiêncứu giai đoạn 2009 – 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn có sử dụng các phương pháp:

Trang 3

Phương pháp thu thập các nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết liênquan đến vấn đề quản lý tài sản của trường và quản lý thu, chi tài chính tại trườngCao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

Phương pháp thống kê, phân tích dựa trên các nguồn số liệu đã thu thập được

để tìm ra các vấn đề trong quản lý tài sản của trường và quản lý thu, chi tài chính tạitrường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

Phương pháp đánh giá các kết quả dựa trên các kết quả phân tích, thống kê

để thấy được thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế đó trong quátrình quản lý tài chính nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại trườngCao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn đượctrình bày gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu.Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹthuật Phú Thọ

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh

tế - Kỹ thuật Phú Thọ

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu

1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp

Theo tính chất thì trong xã hội có hai hoạt động lớn là hoạt động sản xuấtkinh doanh và hoạt động sự nghiệp Điểm khác nhau cơ bản giữa hai hoạt động nàythể hiện: hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu tạo ra sản phẩm vật chất cho xãhội, mang lại lợi ích trực tiếp cho chủ thể tổ chức ra hoạt động đó Còn đối với hoạtđộng sự nghiệp chủ yếu cung cấp các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu chung, vì lợi íchcủa cộng đồng về mặt kinh tế, xã hội

Vậy, hoạt động sự nghiệp là những hoạt động thực hiện những công việc cólợi ích chung, lâu dài cho cộng đồng trong xã hội Hoạt động sự nghiệp không trựctiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng tác động đến lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất, kết quả hoạt động sự nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất laođộng xã hội Hoạt động sự nghiệp có liên quan đến toàn bộ hoạt động của xã hội

Cùng với sự ra đời và phát triển thì đối với các hoạt động sự nghiệp cần cócác tổ chức tiến hành các hoạt động đó, các tổ chức này được gọi là các đơn vị sựnghiệp Các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cấp phép hoạt động, đầu tư cơ sở vậtchất và đảm bảo chi phí cho hoạt động thường xuyên nhằm thực hiện các nhiệm vụchuyên môn được giao về lĩnh vực kinh tế hay xã hội

Đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Ngoàinguồn ngân sách từ Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cho phép thumột số loại phí, lệ phí, được tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắpchi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị mình

Chính vì vậy “đơn vị sự nghiệp là đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập,cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công có tính chất thiết yếu cho toàn xã hội”.

Trang 5

1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp

Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thựchiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính và được phân thành ba loạinhư sau:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên: Là các dơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nướcquyết định thành lập, trong hoạt động của mình thì đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chiphí hoạt động

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt độngthường xuyên: Là các dơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nướcquyết định thành lập, trong hoạt động của mình thì đơn vị sự nghiệp đảm bảo đượcmột phần chi phí hoạt động, phần còn lại được cấp từ ngân sách Nhà nước

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu sự nghiệp:

Là đơn vị được Nhà nước cấp toàn bộ kinh phí để đảm bảo hoạt động của đơn vị vàđược Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu

1.1.2.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu

Hoạt động có thu trong các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa họccông nghệ và môi trường,…thông qua các đơn vị sự nghiệp có thu và đều phảituân thủ theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước Ngoài việc thực hiệnnhiệm vụ chung theo lĩnh vực hoạt động sự nghiệp của đơn vị mình do Nhànước giao cho thì nói đến đơn vị sự nghiệp có thu, là đang xem xét về mặt tàichính của đơn vị

Điều này thể hiện, đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị sự nghiệp do cơ quan cóthẩm quyền của Nhà nước quyết định thành lập, ngoài nhu cầu tài chính từ nguồnkinh phí Nhà nước cấp cho đơn vị thì đơn vị còn tạo lập nguồn tài chính bên ngoàithông qua thu một phần nguồn tài chính dưới dạng phí, lệ phí, các khoản đóng gópcủa người tiêu dùng nhờ việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ công cho toàn xã hội

Trang 6

1.1.2.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu

Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc khu vực không sản xuất vật chất, sự chi tiêucủa các đơn vị này là những khoản chi thuộc tiêu dùng xã hội, các khoản chi nàymất đi không thu hồi lại vốn, không mang lại lợi nhuận và hoạt động của các đơn vịnày không vì mục đích lợi nhuận Trong quá trình hoạt động, các đơn vị sự nghiệp

có thu được Nhà nước trang trải một phần kinh phí đáp ứng nhu cầu chi tiêu từ ngânsách Nhà nước đồng thời được bổ sung từ các nguồn khác

Khi nói đến đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu mang đầy đủ đặc điểm củamột đơn vị sự nghiệp và cũng mang những đặc điểm riêng biệt thể hiện qua hai đặcđiểm sau:

* Đặc điểm về hoạt động:

- Đơn vị sự nghiệp có thu là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắcphục vụ xã hội thông qua các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, y tế,… không vì mụcđích lợi nhuận

Trong quá trình hoạt động, các đơn vị sự nghiệp có thu được Nhà nước cấpkinh phí, và một phần huy động từ các nguồn bên ngoài Để việc phục vụ nhu cầu

xã hội một cách hiệu quả nhất thì yêu cầu đối với các đơn vị sự nghiệp có thu phảiquản lý nguồn tài chính tiết kiệm, không lãng phí đồng thời nâng cao chất lượngphục vụ qua các sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị cung ứng

- Sản phẩm của đơn vị sự nghiệp có thu mang lại lợi ích chung, lâu dài chocộng đồng và cho toàn xã hội

Đối với từng lĩnh vực khác nhau thì đơn vị sự nghiệp có thu sẽ cung cấp sảnphẩm, dịch vụ riêng ví dụ: tri thức, đạo đức, phát minh, các giá trị xã hội, văn hóa,

….Đây là những sản phẩm vô hình và được cung cấp cho toàn xã hội

Nói chung, các sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp có thu là sảnphẩm không phải cung cấp cho một đối tượng, một lĩnh vực nhất định Đó là sảnphẩm có tính chất lan tỏa nếu được tiêu dùng và người tiêu dùng phải đóng gópkhoản phí là khoản thu của các đơn vị sự nghiệp có thu khi cung cấp sản phẩm,dịch vụ đó

Trang 7

* Đặc điểm về tài chính:

- Đơn vị sự nghiệp có thu ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cóthể huy động nguồn tài chính từ bên ngoài thông qua các khoản phí, lệ phí dựa vàoviệc cung cấp sản phẩm, dịch vụ và phải tuân thủ chế độ tài chính của Nhà nướctheo quy định dành riêng cho đơn vị sự nghiệp có thu

- Được vay vốn tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển, được huyđộng vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để mở rộng và nâng cao chất lượnghoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

và có nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi vay khi đến thời gian đáo hạn thông qua các hợpđồng tín dụng ký kết

- Đơn vị sự nghiệp được quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước như đơn vị sảnxuất kinh doanh như: thực hiện chế độ khấu hao tài sản cố định theo quy định củaNhà nước Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu hồi do thanh lý tài sản

cố định thuộc tài chính Nhà nước được để lại để tái đầu tư tăng cường cơ sở vậtchất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị Đồng thời, đối với các khoản thu trong đơn

vị sự nghiệp có thu cần phải lập dự toán chi tăng cường cơ sở vật chất với tỷ lệ tríchtheo quy định

- Được mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại hoặc Kho bạcNhà nước với mục đích phản ánh các khoản thu, chi và các khoản kinh phí thuộc tàichính Nhà nước Đây là cơ sở để các đơn vị sự nghiệp có thu dễ dàng quản lý tàichính và quyết toán tài chính một cách chính xác nhất

- Chủ động sử dụng số biên chế được các cơ quan có thẩm quyền giao, sắpxếp biên chế, quản lý và sử dụng lao động phù hợp với chức năng nhiệm, vụ củađơn vị Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động, được tự quyết địnhbiên chế Còn đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động,căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mứcchỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xây dựng kếhoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyếttheo thẩm quyền

Trang 8

- Hàng năm, căn cứ vào kết quả tài chính, đơn vị sự nghiệp có thu phải tiếnhành quyết toán thu, chi Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu được đảm bảo mộtphần kinh phí, nếu các khoản thu sự nghiệp cuối năm chưa chi hết sẽ được chuyểnsang năm sau khi thực hiện kế hoạch dự toán chi Đồng thời, các đơn vị cũng phảitrích lập các quỹ theo quy định: quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng,quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

1.1.2.3 Các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu

Các đơn vị sự nghiệp có thu được xếp thành hai loại sau:

- Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên: là đơn vị có hoạt động thu sự nghiệp đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạtđộng thường xuyên, ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí đảm bảo hoạtđộng thường xuyên cho đơn vị

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên: Làđơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên, ngân sách Nhà nước cấp một phần chi phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị

Các xác định mức đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên để phân loại đơn

vị sự nghiệp thành hai loại trên dựa trên công thức sau:

Từ kết quả tính toán dự trên công thức trên, nếu mức tự đảm bảo chi phíhoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp (%) <100% thì được xếp vào đơn

vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên Ngược lại,nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp (%) ≥100% thì được xếp vào đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên

Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thì các khoản thu không vì mục tiêu lợinhuận thông qua thu các khoản mang tính chất sự nghiệp như phí, lệ phí Nguồn thu

Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

Mức tự đảm bảo chi phí

hoạt động thường xuyên

của đơn vị sự nghiệp (%)

Trang 9

từ hoạt động sự nghiệp là một nội dung thu của ngân sách Nhà nước và được quyđịnh trong Luật Ngân sách Nhà nước 2002 Mục đích của các khoản thu là giảmnguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước, trang trải thêm cho các hoạt độngcủa đơn vị, huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

1.1.3 Vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu trong nền kinh tế

Các đơn vị sự nghiệp có thu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thể hiệnthông qua hoạt động sự nghiệp của mình như sau:

Một là, đơn vị sự nghiệp có thu tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt phục

vụ cho con người và xã hội Những sản phẩm, dịch vụ đặc biệt mà hoạt động sựnghiệp của đơn vị sự nghiệp có thu tạo ra mang giá trị tinh thần, đạo đức, tri thức,quan điểm chính trị, kỹ năng,…phục vụ cộng đồng, đảm bảo sức khỏe cho nhândân Những sản phẩm, dịch vụ này mang tính đặc biệt vì nó vừa phục vụ cộng đồng

xã hội trên các lĩnh vực khác nhau thông qua các nhiệm vụ Nhà nước giao, vừa đòihỏi phải có sự bù đắp hao phí bỏ ra trong quá trình hoạt động thông qua các khoảnphí, lệ phí Song, các đơn vị sự nghiệp không xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận màchỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và của xã hội

Hai là, đơn vị sự nghiệp có thu có vai trò trong việc thực hiện hiện công

bằng xã hội thông qua hoạt động sự nghiệp của mình Cùng với sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhu cầu tiêu dùng của người dân và của xãhội ngày càng lớn Ngày nay, việc phát triển các đơn vị sự nghiệp thông qua hoạtđộng của mình để hướng tới cộng đồng thông qua các sản phẩm, dịch vụ côngcộng là một tất yếu Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư để nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, cung cấp sản phẩm giáo dục và đào tạo, thông tin văn hóa, dịch

vụ y tế, truyền thông,…

Ba là, đơn vị sự nghiệp có thu có vai trò tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, và

quản lý có hiệu quả nguồn tài sản, tài chính trong nền kinh tế Từ các nguồn thu bênngoài và nguồn cấp từ ngân sách Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp có thu đầu tư cóhiệu quả vào kết cấu hạ tầng, kỹ thuật công nghệ hiện đại,… tạo ra cơ sở vật chất

Trang 10

cho nền kinh tế Đồng thời, khai thác sử dụng nguồn lực tài sản và tài chính có hiệuquả trong hoạt động của mình.

Như vậy, các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp có thu nóiriêng có chức năng là tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phục vụ xã hội đồng thời khaithác nguồn nhân lực, vật lực của đơn vị để khai thác hoạt động có thu Do vậy, cácđơn vị này không thực hiện cơ chế quản lý tài chính như các đơn vị kinh doanh màcần đòi hỏi có một cơ chế quản lý thích hợp để đảm nhiệm chức năng vừa phụ vụ xãhội, thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao và vừa khai thác nguồn thu để phát triểnhoạt động của mình

1.2 Quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu

1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu

Quản lý là nghệ thuật sử dụng con người hay nguồn lực hướng tới nhữngmục tiêu nhất định của nhà quản lý để đảm bảo hoạt động theo một quá trình đãđịnh ra từ trước Thực chất quản lý là thiết lập và thực hiện hệ thống các phươngpháp, các biện pháp khác nhau của nhà quản lý để tác động một cách có ý thức tớiđối tượng quản lý nhằm đạt được kết quả nhất định

Đối với từng lĩnh vực cụ thể thì khái niệm quản lý lại có ý nghĩa riêng và cótính đặc thù Ví dụ, quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sựnói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thựchiện, hoàn thành mục tiêu chung Trong đó các nguồn lực có thể được sử dụng và

để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên Nhưng dùđối tượng nào của quản lý đi chăng nữa thì đều thực hiện năm nhiệm vụ: xây dựng

kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát

Vậy, quản lý tài chính là sự tác động có mục đích thông qua các tổ chức, cáccông cụ và các biện pháp nhất định nhằm điều chỉnh quá trình và sử dụng các nguồntài chính của các tổ chức đó

Quản lý tài chính có một vai trò quan trọng có tác động đến hiệu quả củacác loại hình quản lý khác nhau Thông qua quản lý tài chính để phát huy các

Trang 11

chức năng của tài chính: kiểm tra, giám đốc tài chính nhằm phục vụ cho hoạtđộng của đơn vị.

Việc quản lý sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu có liênquan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểmtra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác

và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồntài chính Chính vì vậy, việc quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu phảiđặt lên hàng đầu vì:

Thứ nhất, nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp chủ yếu bù đắp một phần hay

toàn bộ khoản chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, giúp giảm áp lực cấpkinh phí từ ngân sách Nhà nước

Việc cân đối việc thu thông qua các khoản phí, lệ phí và các khoản chi trongđơn vị sự nghiệp có thu là một vấn đề cần phải được xem xét hàng đầu nhằm thỏamãn lợi ích của đơn vị cũng như lợi ích của toàn xã hội Các khoản phí, lệ phí màcác đơn vị thu không thể quá cao để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, nhưng cũng khôngthể quá thấp, vì sẽ tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nước

Do đó, để dung hòa hai mặt lợi ích này, Nhà nước đã ban hành các định mứcthu cho phù hợp nhằm đảm bảo mức thu phù hợp, đồng bộ, thống nhất trong phạm

vi cả nước, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong các giai đoạn khác nhau.Những khoản thu do đơn vị sự nghiệp tự quy định mức thu phải được xem xét trênkhía cạnh cân bằng thu, chi, chủ yếu là để bù đắp cho chi phí thường xuyên của đơn

vị, đồng thời giúp giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước

Thứ hai, các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp nói chung là hướng tới mục

đích của cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận, không tạo ra của cải vật chất vàkhông có tính hoàn trả trực tiếp Chính vì vậy, các đơn vị sự nghiệp có thu phảiquản lý chi tiêu một các có hiệu quả theo dự toán, định mức, chế độ,… theo quyđịnh nhằm đảm bảo các khoản chi được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ của từng đơn vị Nếu xét về mặt lâu dài, các khoản chi sự nghiệp cóảnh hưởng tới phạm vi rộng, phát huy lợi ích của cộng đồng Nên việc đánh giá hiệu

Trang 12

quả của các khoản chi tiêu này rất khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian thử nghiệm

và phải quản lý các khoản chi sao cho thích đáng, phát huy tối đa hiệu quả là hếtsức quan trọng

Đặc biệt, trong điều kiện xã hội hiện nay, khi sự phát triển của khoa học,công nghệ và kinh tế tri thức trở thành yếu tố cơ bản của nền sản xuất, các sản phẩmtrí tuệ ngày càng phát huy vai trò tiên phong, thì vị trí, nhiệm vụ của đơn vị sựnghiệp có thu càng có ý nghĩa quan trọng Từ đó, đòi hỏi về quản lý tài chính trongcác đơn vị sự nghiệp có thu ngày càng cào, để các khoản chi thực hiện đúng mụcđích, phát huy hiệu quả xã hội đồng thời hướng đến lợi ích của đơn vị cũng như lợiích của toàn xã hội

Thứ ba, việc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu giúp cho các đơn vị

này thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính Giúp cácđơn vị sự nghiệp có thu tự chủ trong các nguồn thu, nhằm giảm bớt gánh nặng chongân sách Nhà nước Đồng thời tự chủ động, sắp xếp tổ chức bộ máy, lao động theoyêu cầu của công việc, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, phân bổ nguồn tài chính củađơn vị, thực hiện kiểm soát, đánh giá hiệu quả và tuân thủ theo quy định của Nhànước, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính

Thứ tư, hoàn thiện việc quản lý tài chính cũng khuyến khích các đơn vị sự

nghiệp tạo nguồn thu, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức theo năng lực và hiệuquả công việc, nhằm tạo động lực làm việc, thúc đẩy năng suất lao động, đồng thờigắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiệnnhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật

1.2.2 Mục tiêu quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu

Việc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu nhằm đảm bảo các mụctiêu sau:

- Về bộ máy tổ chức: các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động có hiệu quả, phùhợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với nhu cầu đòi hỏi ngày càngcao của xã hội

Trang 13

- Giúp các đơn vị sự nghiệp có thu tích cực, chủ động tự xác định số biên chế

và nhân sự cần có, sắp xếp, tổ chức và phân công lao động hợp lý, nâng cao chấtlượng công việc, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính trong nội dung chi tiền lương,tiền công và các thu nhập khác Từ đó tạo điều kiện cho các công chức, viên chứcphát huy khả năng, nâng cao chất lượng làm việc, tăng thu nhập vật chất cho các cánhân và tập thể

- Giúp cho các đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đơn vị mình về cácvấn đề liên quan: các khoản thu, mức thu, nội dung chi, sử dụng kết quả hoạt độngtài chính Từ đó, nêu cao ý thức tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính,chống lại các hiện tượng lãng phí, tham ô

- Đây là cơ sở để các đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ, tự chịu trách nhiệmtrong việc sử dụng các quỹ góp phần đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sựnghiệp, bổ sung vốn đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, , ổnđịnh thu nhập cho người lao động Đồng thời, thông qua quỹ phúc lợi để xây dựng,sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể, phục vụcho lợi ích chung của đơn vị

1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu

Để các đơn vị sự nghiệp có thu quản lý nguồn tài chính của mình một cách

có hiệu quả phải tuân thủ đầy đủ 4 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc hiệu quả: đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý tàichính công Vấn đề hiệu quả được xem xét trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chínhtrị, xã hội

Khi thực hiện quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu thông qua cáckhoản chi từ ngân sách Nhà nước và từ nguồn mà đơn vị sự nghiệp thu được thìcác đơn vị sự nghiệp đều hướng tới việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

và dựa trên cơ sở lợi ích của cộng đồng trong xã hội Hiệu quả xã hội và hiệu quảkinh tế là hai nội dung quan trọng khi đưa ra các quyết định của đơn vị và củacác cơ quan có thẩm quyền nhằm dung hòa các mục tiêu khác nhau Đồng thời

Trang 14

cũng là căn cứ khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngânsách.

- Nguyên tắc thống nhất: nguyên tắc này được đảm bảo thông qua việcthống nhất các văn bản của Nhà nước khi quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp

có thu Từ đó việc quản lý tài chính được thống nhất theo một quy trình chung từviệc hình thành, sử dụng, thanh kiểm tra, thanh quyết toán và việc xử lý nhữngvướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đồng thời, khi thực hiện nguyêntắc này sẽ đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, đảm bảo hiệu quả, hạn chế tiêucực và những vấn đề rủi ro, nhất là rủi ro có tính chủ quan khi quyết định cáckhoản chi trong quản lý tài chính

- Nguyên tắc tập trung, dân chủ: mục tiêu của nguyên tắc này là tập trungtrong việc đảm bảo lợi ích của Nhà nước và gắn với chức năng, nhiệm vụ mà cơquan quản lý cấp trực tiếp giao cho Theo đó, thực hiện dân chủ trong việc thực hiệnnội dung quản lý tài chính thu, chi hướng đến mục tiêu vì lợi ích cộng đồng Mặtkhác, thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý tài chính tại các đơn vị

sự nghiệp có thu nhằm đẳm bảo cho các nguồn lực của xã hội được tập trung vàphân phối một cách hợp lý và hiệu quả

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: thực hiện công khai, minh bạch trongquản lý tài chính giúp cho các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện việc phân phối cácnguồn lực của xã hội một cách có hiệu quả Đồng thời tạo điều kiện cho công đồng

có thể kiểm soát các quyết định về thu, chi tài chính, tránh được các quyết định sailầm chủ quan của chủ đơn vị nhằm hạn chế sự thất thoát và đảm bảo tính hiệu quảtrong quá trình thực hiện

1.2.4 Phương thức quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu

Đối với đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng thìviệc quản lý tài chính có thể thực hiện một trong hai phương thức quản lý tàichính tài chính là: khoán chi ngân sách Nhà nước hoặc thực thiện tự chủ trongquản lý tài chính

Trang 15

* Quản lý tài chính theo phương thức khoán chi ngân sách Nhà nước:

Khoán chi ngân sách Nhà nước mà các đơn vị sự nghiệp có thu áp dụng làphương thức sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong đó Nhà nước (mà trực tiếp làđơn vị có thẩm quyền duyệt dự toán ngân sách) giao cho đơn vị sự nghiệp có thunhận mức khoán kinh phí ổn định trong một thời kỳ (có thể là 1 năm hoặc một sốnăm) để co thể chủ động sử dụng một cách tiết kiệm hiệu quả trên cơ sở hoàn thànhđược chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình Phần kinh phí tiết kiệm được cơ quannhận khoán có thể được sử dụng vào các mục đích theo quy định mang tính chấtđịnh hướng và có hướng dẫn phương thức phân chia, còn việc sử dụng như thế nàophải căn cứ vào quy chế phân phối do đơn vị xây dựng trên cơ sở đảm bảo nguyêntắc công khai, dân chủ

Các nội dung thực hiện khoán chi bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấplương, tiền thưởng (trừ khoản tiền thưởng được xác định theo chế độ, trong dự toánhàng năm của cơ quan dùng để thưởng phối hợp cho các cá nhân và cơ quan bênngoài), phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…),các khoản thanh toán cho cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư vănphòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi thuê mướn, chisửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi khác

Số kinh phí tiết kiệm được sử dụng có thể từ kinh phí tiết kiệm được từ quỹlượng do thựchiện tinh giản biên chế được sử dụng toàn bộ cho mục đích tăng thunhập cán bộ, công chức trong cơ quan Kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chinghiệp vụ, hành chính và chi khác được sử dụng bổ sung thu nhập cho cán bộ, côngchức trong cơ quan Kinh phí tiết kiệm được không hết trong năm, được chuyểnsang năm sau để tiếp tục sử dụng

* Quản lý tài chính theo phương thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

Theo phương thức này, các đơn vị sự nghiệp có thu căn cứ vào nguồn thu từngân sách Nhà nước cấp, một phần nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và các nguồnthu khác để lập dự toán thu, chi cho đơn vị mình Theo phương thức tự chủ, tự chịu

Trang 16

trách nhiệm được các đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động về tổ chức bộ máy,biên chế, nhân sự, tài chính về nội dung:

- Được chủ động bố trí số kinh phí được giao và được quyết định khi có hu cầuđiều chỉnh kinh phí thực hiện nhiệm vụ này sang thực hiện nhiệm vụ khác để hoànthành nhiệm vụ được giao Đồng thời phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưngkhông được vượt mức chi, chế độ chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

- Kinh phí tiết kiệm được bổ sung cho cán bộ công chức

- Kinh phí được giao tự chủ cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sangnăm sau tiếp tục sử dụng

Như vậy, dù theo phương thức quản lý tài chính khoán chi ngân sách Nhànước hay phương thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì các đơn vị sự nghiệp có thuđều phải thực hiện đúng theo quy trình quản lý tài chính: Lập dự toán; Tổ chức thựchiện dự toán và quyết toán thu, chi

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu

Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thì nguồn tài chính của đơn vị sẽ dựatrên hai nguồn: nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu từ hoạt động sự

Lập dự toán thu, chi

Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi

Quyết toán thu, chi

Kinh phí từ ngân sách

Nhà nước

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu khác

Trang 17

nghiệp, nguồn thu khác đảm bảo được một phần chi phí hoạt động thường xuyên.Dựa vào nguồn tài chính trên các đơn vị sự nghiệp có thu sẽ thực hiện phương thứcquản lý tài chính các bước: lập dự toán thu chi, tổ chức thực hiện dự toán thu chi vàquyết toán thu chi.

- Lập dự toán thu chi là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và thucầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm mộtcách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn

- Tổ chức thực hiện dự toán thu chi hay chính là quá trình chấp hành dự toán

là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biếncác chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực Trên cơ

sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp có thu tổ chức triển khai thựchiện, đưa các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi đượcgiao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích,chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu chi,các đơn vị sự nghiệp có thu cần tiến hành theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu,từng khoản chi trong kỳ của đơn vị

Dựa trên hai nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp và nguồn mà đơn vị thuthì các đơn vị sự nghiệp được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mứcthu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Trường hợp cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chiphục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thểcho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quákhung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định

- Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng trong phương thức quản lý tàichính Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toántrong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ranhững bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo Để có thể tiến hành quyết toánthu chi, các đơn vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toánngân sách

Trang 18

1.2.5 Nội dung quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu

1.2.5.1 Quản lý thu

a Nội dung các khoản thu

Nguồn tài chính của hầu hết các đơn vị sự nghiệp có thu chủ yếu là dựa vàonguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, chức năng mà Nhànước giao cho

Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, thì các đơn vị sự nghiệp có thuđược phép khai thác mọi nguồn thu để tài trợ toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt độngthường xuyên Bao gồm (không bao gồm kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp):

* Các khoản phí, lệ phí:

Phí là khoản thu của ngân sách Nhà nước gắn liền với việc thu hồi một haytoàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa, dịch vụ công cộng hữu hình Lệ phí làkhoản thu của ngân sách Nhà nước gắn liền với việc thụ hưởng những lựi ích doviệc cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân

Tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước (phần được để lại đơn vị thutheo quy định) Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng vànội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối vớitừng loại phí, lệ phí

Phí, lệ phí được thu trong các lĩnh vực: văn hóa – thông tin, giáo dục – đào tạo,khoa học công nghệ, y tế, giao thông vận tải, nông nghiệp, hải sản, lao động và thươngbinh xã hội thông qua các khoản: học phí, viện phí, phí bảo vệ môi trường,…

* Các khoản thu sự nghiệp

Việc cung ứng các hoạt động sự nghiệp dựa trên lĩnh vực khác nhau sẽ tạo racác khoản thu sự nghiệp cho đơn vị sự nghiệp có thu Các lĩnh vực khác nhau có cáckhoản thu nghiệp vụ khác nhau Một số nội dung thu sự nghiệp trong các lĩnh vựcnhư sau:

- Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo: Thu kết quả do hoạt động sản xuất và ứngdụng khoa học các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường cao đẳng,đại học Thu hợp đồng giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn khoa học kỹ thuật

Trang 19

- Sự nghiệp Văn hóa – Thông tin: Thu biểu diễn các đoàn nghệ thuật, thudịch vụ của các nhà bảo tồn bảo tàng, thu dịch vụ của thư viện, thu chụp ảnh, quảngcáo, thu bán các ấn phẩm in ấn văn hóa,…

- Sự nghiệp y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình: thu viện phí, thu dịch vụkhám chữa bệnh, thực hiện các biện pháp tránh thai, thu bán các sản phẩm ứng dụngkhoa học để chữa bệnh như: vắc xin, dụng cụ y tế,…

- Sự nghiệp nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường: thu bán các sảnphẩm từ kết quả hoạt động sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm, thu dịch vụ khoa học,bảo vệ môi trường, thu hợp đồng nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước

- Sự nghiệp Thể dục – Thể thao: thu tiền bán vé từ hoạt động thi đấu, biểu diễnthể dục, thể thao, thu hợp đồng dịch vụ thể thao như sân bãi, dụng cụ thể thao,…

- Sự nghiệp kinh tế: thu từ dịch vụ điều tra khảo sát, đo đạc bản đồ, quyhoạch nông lâm, thiết kế trồng rừng, thu dịch vụ khí tượng thủy văn, dịch vụ kiếntrúc, quy hoạch đô thị, cung ứng thủy lợi cho nông nghiệp,…

* Các khoản thu khác

Các khoản thu khác (nếu có) bao gồm: các dự án viện trợ, quà biếu tặng, vaytín dụng và các khoản thu khác

b Yêu cầu đối với quản lý thu

Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thì nguồn tài chính của đơn vị được đảmbảo thông qua nguồn ngân sách Nhà nước cấp hay nguồn mà đơn vị tự huy độngbên ngoài hay nguồn thu khác Dù là nguồn tài chính xuất phát từ đâu thì việc quản

lý thu đối với các nguồn tài chính cần được đặt lên hàng đầu và phải tuân thủ cácyêu cầu sau:

- Đảm bảo tính công bằng, thực hiện nghiêm túc: trong quá trình quản lý thuphải coi trọng công bằng xã hội trong việc thu của ai, thu bao nhiêu và tuân thủ theoquy định của Nhà nước đối với từng lĩnh vực và quy định thu Để quản lý tốt nguồnthu này dảm bảo tính công bằng đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp có thu phải có kếhoạch thu sát, thu đủ để tổ chức tốt quá trình quản lý thu và đưa ra các biện pháp tổchức thu thích hợp, hạn chế trường hợp thu thiếu, bỏ sót

Trang 20

- Đảm bảo tính mục tiêu: mục tiêu của các đơn vị sự nghiệp có thu là thựchiện chức năng, nhiệm vụ được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho vàkhông hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng tới lợi ích của cộng đồng trong xãhội Chính vì vậy, các nguồn tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu phải được sửdụng một cách thống nhất hướng tới mục tiêu chung trên nguyên tắc quản lý tàichính chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

- Tổ chức hệ thống thông tin để ghi nhận đầy đủ, kịp thời và liên tục giám sátquá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng Muốn vậy các đơn vị sự nghiệp cóthu phải tổ chức hệ thống chứng từ ghi nhận các khoản thu, trên cơ sở đó tiến hànhphân loại các khoản thu, ghi chép trên hệ thống sổ sách và định kỳ thiết lập các báocáo tình hình huy động nguồn thu

c Nội dung quản lý thu

Để đạt được mục tiêu đề ra, công tác quản lý thu tại đơn vị sự nghiệp có thuphải thực hiện ba nội dung công việc: lập dự toán thu, tổ chức thực hiện thu theo dựtoán và quyết toán các khoản thu

- Lập dự toán thu:

Đơn vị sự nghiệp có thu phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ chính trị, xã hộiđược giao thông qua các chỉ tiêu cụ thể ở từng hoạt động do cơ quan có thẩm quyềnthông báo Định mức, chế độ chi tiêu hiện hành của Nhà nước quy định, kết quảphân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của các năm trước (năm báo cáo)

và triển vọng các năm kế tiếp Mục đích lập dư toán thu là làm căn cứ xác định mứcđảm bảo hoạt động thường xuyên và mức kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoạtđộng thường xuyên (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí)

Căn cứ lập dự toán thu:

+ Đối với các khoản thu, lệ phí: Căn cứ đối tượng thu, mức thu của từng loạiphí, lệ phí

+ Đối với các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: Căn cứ vào kế hoạchsản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khối lượng cung ứng dịch vụ và mức giá do đơn vị

Trang 21

quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắpchi phí và có tích lũy.

- Tổ chức thực thiện thu theo dự toán:

Đây là quá trình nhằm biến các chỉ tiêu thu ghi trong dự toán thu của đơn vị sựnghiệp có thu thành hiện thực Trong quá trình thu, các đơn vị phải thực hiện thu đúngđối tượng, thu đủ, tuân thủ các quy định của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của đơn

vị Song song với việc tổ chức khai thác các nguồn thu đảm bảo tài chính cho hoạtđộng, các đơn vị sự nghiệp có thu phải có kế hoạch theo dõi việc sử dụng các nguồnkinh phí đúng mục đích để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở minh bạch, tiếtkiệm và hiệu quả

- Quyết toán các khoản thu:

Đây là bước kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện thu theo dựtoán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán thu từ đórút ra kinh nghiệm cho việc khai thác nguồn thu, công tác xây dựng dự toán và tổchức thu cho các kỳ tiếp theo

1.2.5.2 Quản lý chi

a Nội dung các khoản chi

Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, nội dung các khoản chi bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được cấp

có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp: chi cho người laođộng, chi hoạt động nghiệp vụ, chi quản lý hành chính,…

- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành;Chương trình mục tiêu Quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước;chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định

- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định

- Chi đầu tư phát triển gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắmtrang thiết bị, sửa chữa tài sản lớn, chi thực hiện các dự án đầu tư

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

- Các khoản chi khác (nếu có)

Trang 22

b Yêu cầu quản lý các khoản chi

- Đảm bảo đúng yêu cầu nhiệm vụ, chức năng mà Nhà nước giao cho trongquản lý các khoản chi từ đó đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp có thu phải đưa ra thứ tự

ưu tiên cho các khoản khi để bố trí nguồn tài chính cho phù hợp

- Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và có hiệu quả Tiết kiệm là nguyên tắc hàngđầu để quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu Tiết kiệm là cơ sở cho tiêudùng, đầu tư, do đó trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đóphải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất

- Thiết lập định mức cho các khoản chi và xây dựng quy trình cấp phát cáckhoản chi Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi, vừa là căn cứ đểthực hiện việc kiểm soát các khoản chi của đơn vị sự nghiệp có thu Các định mứcchi phải được xây dựng một cách khoa học: từ vệc phân loại đối tượng, trình tự,cách thức xây dựng định mức đến việc đảm bảo phù hợp với mỗi loại hình hoạtđộng của từng đơn vị Thực hiện quy trình cấp phát chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chếtối đa những tiêu cực trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểmsoát các khoản chi của cơ quan có thẩm quyền

- Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo nhóm mục chi saocho với số tổng chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt đượcchất lượng cao Để đạt được điều này phải có các phương án phân phối và sử dụngkinh phí khác nhau, trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu nhất cho cả quá trìnhlập dự toán, phân bổ và sử dụng kinh phí

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặnnhững biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước Đồngthời, qua công tác này phát hiện những bất hợp lý trong chế độ, chính sách nhằmhoàn thiện công tác quản lý các khoản chi tại đơn vị sự nghiệp có thu

c Nội dung quản lý các khoản chi

Quản lý chi tại đơn vị sự nghiệp có thu phải đạt được sao cho việc xây dựng

và phân bổ dự toán phải gắn chặt giữa mức ngân sách dự kiến sẽ cấp với việc thựchiện những mục tiêu gì, sẽ đạt được kết quả như thế nào Để khoản chi tại đơn vị sự

Trang 23

nghiệp có thu thì các khoản chi phải được đánh giá sắp xếp thứ tự ưu tiên và phảituân thủ theo đúng định mức mà Nhà nước quy định Vậy, việc quản lý các khoảnchi thực hiện ba nội dung công việc: lập dự toán chi, tổ chức thực hiện chi theo dựtoán và quyết toán các khoản chi.

- Lập dự toán các khoản chi:

Khi lập dự toán các khoản chi các đơn vị sự nghiệp có thu phải dựa vào cáccăn cứ sau:

+ Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ mà đơn vị sự nghiệp đang thực hiện Trên

cơ sở đó xác lập các hình thức, phương pháp phân phối nguồn tài chính vừa tiếtkiệm và đạt kết quả cao

+ Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cácchỉ tiêu có liên quan đến việc cấp phát kinh phí của ngân sách Nhà nước của cácđơn vị sự nghiệp có thu Dựa trên cơ sở này đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp có thuphải thẩm định, phân tích đúng đắn, thiết thực, tính hiệu quả của các chỉ tiêu thuộc

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

+ Căn cứ nguồn kinh phí và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu choviệc đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của đơn vị Muốn dự báo được khảnăng này người ta phải dựa vào cơ cấu thu ngân sách Nhà nước từ đó thiết lậpđược mức cân đối tổng quát giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi ngânsách Nhà nước

+ Căn cứ vào định mức kinh tế, kỹ thuật và chế độ chi tiêu hiện hành củaNhà nước, các đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ động xây dựng tiêu chuẩn, địnhmức và chế độ chi tiêu nội bộ, để đảm bảo hoạt động thường xuyền cho phù hợpvới hoạt động đặc thù của đơn vị và tăng cường quản lý, sử dụng tài chính

+ Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý sử dụng kinh phíchi ngân sách Nhà nước để cung cấp thông tin cần thiết cho việc dự toán cáckhoản chi

Quy trình lập dự toán chi được các đơn vị sự nghiệp có thu áp dụng khi căn cứvào dự toán sơ bộ về thu, chi ngân sách Nhà nước kỳ kế hoạch để xác định các định

Trang 24

mức chi tổng hợp dự kiến ngân sách sẽ phân bổ cho mỗi đối tượng Trên cơ sở đóhướng dẫn các đơn vị tiến hành lập dự toán kinh phí Các đơn vị dự toán tiến hành lập

dự toán kinh phí để gửi cơ đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chinh Căn cứ vàomức độ phân cấp về chi ngân sách Nhà nước, cơ quan tài chính ở mỗi cấp có nhiệm vụxét duyệt, tổng hợp dự toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc để hình thành dự toánchi ngân sách Căn cứ vào dự toán chi ngân sách được thông qua, đơn vị dự toán cấptrên phân bổ dự toán cho mỗi đơn vị

- Tổ chức thực hiện chi theo dự toán:

Chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà nước là nội dung công việc thứ haitrong quản lý các khoản chi của đơn vị sự nghiệp có thu Công việc này thực hiệndựa trên các căn cứ sau:

+ Căn cứ vào định mức chi được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán chi.Đây là căn cứ quan trọng trong việc thực hiện chi theo dự toán đã được xây dựng

+ Căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi ngânsách Nhà nước trong các kỳ báo cáo Chi thường xuyên của ngân sách Nhà nướcluôn bị giới hạn bởi khả năng huy động của các nguồn thu Mặc dù các khoản chithường xuyên đã được ghi trong dự toán nhưng nếu các khoản thu tài chinhkhông đảm bảo thì đơn vị sự nghiệp có thu phải cắt giảm một phần nhu cầu cáckhoản chi

+ Căn cứ vào chế độ chính sách chi ngân sách Nhà nước hiện hành, đơn vị sựnghiệp có thu đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý,tiết kiệm và hiệu quả theo nội dung sau:

Một là, dựa trên cơ sở dự toán chi ngân sách đã được duyệt và chế độ chính

sách hiện hành, cơ quan có thẩm quyền phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho các đơn

vị cấp dưới trực tiếp

Hai là, tổ chức các hình thức cấp phát vốn thích hợp với từng loại hình đơn

vị, từng hoạt động sự nghiệp và nguồn kinh phí hoạt động Từ đó, quy định rõ trình

tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan liên quan đến hình thức cấpphát nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thống nhất thực hiện

Trang 25

Ba là, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng

cho các đơn vị mà Nhà nước đã có văn bản, quy định hướng dẫn thực hiện Trên cơ

sở đó đảm bảo việc quyết toán kinh phí đúng kế hoạch, chính xác

Bốn là, thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí

tại mỗi đơn vị sao cho mỗi khoản chi của đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo đúngtheo dự toán, đúng định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước

- Quyết toán các khoản chi:

Đây là quá trình kiểm tra, rà soát các số liệu đã được phản ánh sau một kỳthực hiện chi theo dự toán để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện Quyết toán cáckhoản chi đảm bảo theo yêu cầu:

+ Lập các báo cáo tài chính và gửi cho cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theochế độ quy định

+ Nội dung các báo cáo tài chính phải đúng các nội dung ghi trong dự toánđược duyệt và theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước quy định

+ Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để tình trạng quyếttoán các khoản chi lớn hơn các khoản thu

Như vậy, ba khâu công việc trong quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp cóthu đều hết sức quan trọng Nếu như dự toán là phương án kết hợp các nguồn lựctrong dự kiến để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và là cơ sở để tổ chức thực hiện

dự toán thì quyết toán là thức đo hiệu quả của công tác lập dự toán Qua đó có thểthấy ba khâu công việc trong quản lý tài chính có quan hệ mật thiết với nhau và cóảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt cácchức năng, nhiệm vụ được giao Muốn vậy các đơn vị sự nghiệp có thu phải có sửchủ động, linh hoạt trong hoạt động đồng thời với việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quảcác nguồn lực Điều này một mặt phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, chức năng,nhiệm vụ được giao, mặt khác phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý,phương thức hoạt động, cách thức tổ chức hạch toán kế toán khoa học,…Chính vìvậy, nếu tất cả các công việc trên trên được thực hiện một cách chính xác, đầy đủ sẽ

Trang 26

tạo cơ sở cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách trungthực và khách quan.

1.2.5.3 Quản lý tài sản công

Quản lý tài sản công cũng là một công việc hết sức quan trọng trong việcquản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu Ngân sách Nhà nước chi cho cácđơn vị sự nghiệp có thu ngoài việc đảm bảo cho các nhu cầu thường xuyên ra, một

bộ phận khá lớn dùng để xây dựng công sở và trang bị các phương tiện, thiết bịphục vụ cho hoạt động của các đơn vị này Đó là các tài sản lớn được dùng lâu dài

từ năm này qua năm khác, bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng khác gắnliền với đất đai; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các phương tiện giao thôngvận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác

Các tài sản công tạo thành một nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của cácđơn vị sự nghiệp nói chung, việc quản lý nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý, có hiệuquả tài sản công tránh tình trạng sử dụng lãng phí, gây thất thoát tài sản công là mộtyêu cầu cấp thiết cần được đặt ra đối với việc quản lý tài chính tại các đơn vị sựnghiệp có thu

Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ tài sản công ở từng đơn vị dự toán chophép các cơ quan quản lý chủ quản có những quyết định đúng đắn trong việc cấpphát kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhằm đảm bảo yêu cầu tiết kiệm vàcông bằng giữa các đơn vị

Việc quản lý tài sản công phải được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Phải tuân thủ các định mức, quy định về mua sắm, sửa chữa tài sản công

- Phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng, điều chuyển, thanh lý tàisản công

- Phải mở sổ sách theo dõi cả về hiện vật và giá trị đối với tài sản công,hạch toán đầy đủ nguyên giá tài sản công và trích khấu hao tài sản hàng nămtheo quy định

- Báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất về tài sản công theo quy định

Trang 27

1.2.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp

có thu

1.2.6.1 Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

Cơ chế quản lý là tổng thể các phương pháp công cụ và hình thức hoạt độngtrên một hệ thống để phối hợp giữa các bộ phận thành viên trong hệ thống nhằm đạtđược mục tiêu cuối cùng của quản lý

Trong lĩnh vực tài chính, cơ chế quản lý tài chính được hiểu là hệ thống cáchình thức, phương pháp và biện pháp tài chính được sử dụng để tác động vào quátrình vận hành của các quan hệ kinh tế tương ứng nhằm hướng tới các mục tiêuquản lý được xác định

Xét về nội dung, cơ chế quản lý tài chính bao gồm các bộ phận chủ yếu:+ Kế hoạch tài chính

+ Các hình thức và phương pháp phân phối các nguồn tài chính – các hìnhthức và phương pháp tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ

+ Bộ máy quản lý tài chính

+ Các văn bản pháp quy về tài chính

Cơ chế quản lý tài chính là một trong những nhân tố quan trọng tác động tớiquản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu, được thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, cơ chế quản lý tại chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý

cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạtđộng của đơn vị sự nghiệp có thu Nó được xây dựng dựa trên quan điểm địnhhướng về chính sách quản lý đơn vị sự nghiệp có thu trong từng giai đoạn cụ thểcủa Nhà nước nhằm cụ thể hóa các chính sách đó Cơ chế này sẽ vạch ra các khungpháp lý về mô hình quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu, từ việc xâydựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chính dự toán, cấpphát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát,… nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ môgắn với tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong việc quản lý tài chính

Do đó, nếu cớ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung nguồn

Trang 28

lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động của các nguồn lực tài chính, giúp chođơn vị sự nghiệp có thu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, cơ chế quản lý tại chính của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có

thu có tác động đến chương trình chi tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hưởng đến việcthực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về hoạt động sự nghiệp Do đó, cơchế tài chính được thiết lập phù hợp, hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứng đủ nguồn kinhphí cho hoạt động chuyên môn, tránh được thất thoát, lãng phí các nguồn lực tạichính, đảm bảo phát huy tối đa các nguồn lực tại các đơn vị sự nghiệp có thu

Thứ ba, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước còn có vai trò đảm bảo sự

công bằng, hợp lý cho việc tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chínhgiữa các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp khác nhau cũng như giữa các đơn vị sựnghiệp có thu trong cùng một lĩnh vực Nhờ đó, các đơn vị sự nghiệp có thu sẽ đượctạo điều kiện khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

1.2.6.2 Đặc điểm của ngành

Đặc điểm của ngành là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc quản

lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu Các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động sựnghiệp trong các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và môitrường, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm,…

Do đặc điểm của các lĩnh vực này là khác nhau nên đặc điểm hoạt động của các đơn

vị này khác nhau dẫn đến mô hình quản lý tài chính cũng sẽ thay đổi cho phù hợpvới đặc điểm hoạt động của từng đơn vị

Ngoài ra, do hoạt động của từng ngành khác nhau dẫn đến tính chất và nộidung của các khoản thu, chi của các đơn vị cũng khác nhau, mang tính đặc thù củangành Điều này đòi hỏi trên cơ sở nguyên tắc quản lý chung, từng ngành, từng đơn

vị phải có các biện pháp quản lý cụ thể cho phù hợp với đặc điểm hoạt động củangành, đơn vị mình Từ đó, yêu cầu các đơn vị sự nghiệp có thu cần đưa ra quy chếchi tiêu nội bộ phù hợp với đơn vị mình nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy định,văn bản, chế độ của Nhà nước

Trang 29

1.2.6.3 Trình độ cán bộ quản lý

Trong lĩnh vực quản lý, con người được coi là nhân tố trung tâm, là khâuquan trọng nhất trong việc xử lý các thông tin để ra quyết định quản lý Trình độcán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả, tính chính xáccủa các quyết định quản lý Do đó, nó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộmáy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung cũng như việcquản lý tài chính nói riêng

Đối với các cơ quan quản lý cấp trên, nếu cán bộ quản lý tài chính có kinhnghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ đưa ra được những biện pháp quản lýphù hợp, xử lý thông tín quản lý kịp thời, chính xác làm cho các hoạt động quản lýđạt kết quả tốt

Đối với các đơn vị cơ sở, một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độchuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác là một điều kiện hết sức cần thiết

để đưa công tác quản lý tài chính kế toán của các đơn vị cơ sở đi vào nề nếp tuânthủ các chế độ về tài chính kế toán của Nhà nước, góp phần đạt được hiệu quả quản

lý tài chính của toàn ngành

Chính vì vậy, việc có một đội ngũ cán bộ quản lý có đầy đủ chuyên môn,nghiệp vụ là cơ sở để các đơn vị sự nghiệp có thu tự nâng cao được tính tự chủ, tựchịu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính

1.2.6.4 Chế độ kiểm tra, kiểm soát

Kiểm tra, kiểm soát là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu trongkhoa học quản lý nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động theo kế hoạch vạch ra,phát hiện kịp thời các sai sót, vướng mắc để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránhnhững tổn thất

Cơ sở khách quan cho công tác kiểm tra tài chính là chức năng tài chính và

nó được thể hiện thông qua công tác kiểm tra tài chính Công tác kiểm tra tài chínhtại các đơn vị sự nghiệp có thu có tác động tăng cường quản lý tài chính, thúc đẩyviệc thực hiện kế hoạch của đơn vị, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mụcđích, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý kinh phí được cấp nhằm đảm bảo tăng hiệu quả

Trang 30

kinh tế, hiệu quả của xã hội Đồng thời, góp phần thực hiện tiết kiệm, hiệu quảnguồn lực tài chính, tôn trọng chính sách, chế độ kỷ luật tài chính của Nhà nước banhành Kiểm tra tài chính bao gồm:

- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: là loại kiểm tra được tiếnhành trước khi xây dựng, xét duyệt và quyết định dự toán kinh phí

- Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: là loại kiểm tra được tiếnhành sau khi đã kết thúc giai đoạn thực hiện công tác kế hoạch tài chính Mục tiêucủa kiểm tra tài chính ở giai đoạn này là xem xét lại tính đúng đắn, hợp lý, chínhxác của các hoạt động tài chính cũng như các số liệu, tài liệu tổng hợp được đưa ratrong các sổ sách, báo biểu, từ đó có thể tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm choviệc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hóa tài chính trong các kỳ sau đó

Cùng với hoạt động kiểm tra thì kiểm soát thường xuyên là một nhân tố cóảnh hưởng quan trọng đến quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu Kiểm soátthường xuyên là hoạt động nhằm thực hiện việc giám sát, kiểm tra liên tục đối vớihoạt động tài chính, nghiệp vụ tài chính phát sinh nên có thể kịp thời pháp hiệnnhững sai sót, những vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính Trên cơ sở đó,thúc đẩy việc hoàn thành các kế hoạch tài chính, tổ chức và sử dụng tiết kiệm, cóhiệu quả các nguồn kinh phí, đảm bảo chi đúng, chi đủ, có hiệu quả phù hợp vớimục tiêu của Nhà nước giao cho và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT PHÚ THỌ 2.1 Tổng quan về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ, tiền thân là trường Trunghọc Kinh tế Vĩnh Phú, được thành lập theo Quyết định số 322/QĐ-Cn ngày24/9/1984 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú Địa điểm ban đầu của trường đặttại xã Yên Lập, huyện Vĩnh Lạc (nay thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh VĩnhPhúc), từ tháng 7/1994 đến nay, chuyển về đóng tại phường Thọ Sơn, thànhphố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Tháng 01/1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập, trường đổi tên thành trườngTrung học Kinh tế Phú Thọ theo Quyết định số 116/QĐ-UB ngày 29/01/1997 củaChủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ

Năm 1999, trước yêu cầu đổi mới về đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục

vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 vànhững năm tiếp theo, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV,Nghị quyết 05/NQ-TU ngày 20/6/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định

số 2163/1998/QĐ-UBND của UBND tỉnh, mạng lưới các trường Trung học chuyênnghiệp và Dạy nghề của tỉnh được củng cố sắp xếp lại Theo đó ngày 11/11/1999Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ký Quyết định số 3246/1999/QĐ/UB đổi tên trườngTrung học Kinh tế Phú Thọ thành trường Trung học Kinh tế và Kỹ nghệ thực hànhPhú Thọ

Bước sang thế kỷ XXI hội nhập và phát triển, để từng bước đáp ứng nhu cầunguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Phú Thọ và các tỉnh khuc vực miền núi phía Bắc, ngày 26/3/2007 Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 1494/QĐ-BGDĐT thành lập trường Caođẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ trên cơ sở trường Trung học Kinh tế và Kỹ nghệthực hành Phú Thọ

Trang 32

Như vậy, trải qua 27 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã một lầnchuyển địa điểm, ba lần đổi tên và nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụmới Điều đó thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền mà trựctiếp là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng các Bộ,Ngành, cơ quan hữu quan ở Trung ương và địa phương với sự nghiệp giáo dục đàotạo của tỉnh Phú Thọ

2.1.2 Đặc điểm tổ chức và hoạt động

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp có thu

thuộc loại đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt độngđộng thường xuyên Trường hoạt động trong lĩnh vực đào tạo giáo dục nên có đặcđiểm về hoạt động và tổ chức như một một trường giáo dục công lập với sự giámsát của cơ quan quản lý trực tiếp là UBND tỉnh Phú Thọ trong việc duyệt mức ngânsách, chỉ tiêu và thực hiện nhiệm vụ mà tỉnh phân công là đào tạo nguồn nhân lực

có chất lượng cao Đồng thời, Trường cũng chịu sự hướng dẫn chỉ đạo, hướng dẫn

về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Với vai trò là một trường công lập đào tạo nguồn nhân lực nên trường hướngđào tạo với các đối tượng có nhu cầu vào ngành học tại trường về cả kiến thứcchuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

Mặt khác, trường cũng là cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụquản lý, sản suất kinh doanh của các ngành kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ và yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ có tư cách pháp nhân có condấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để giao dịch, nên trường được quyền tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển của trường, tổ chức các hoạtđộng đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, tổ chức và nhân sự theo quy định củapháp luật và Điều lệ trường Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ

Trên nền tảng 27 năm xây dựng và phát triển, trường Cao đẳng Kinh tế

-Kỹ thuật Phú Thọ đang từng bước nỗ lực vươn lên trở thành một cơ sở đào tạo

Trang 33

cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Phú Thọ và tỉnh lân cận trongthời kỳ hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chính vì vậy, tổ chức hoạtđộng của trường giống như một trường công lập, là đơn vị sự nghiệp có thuhoạt động trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo và thực hiện các chức năng,nhiệm vụ chính sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độthấp hơn thuộc các ngành nghề: Kinh tế, Tài chính – Kế toán, Quản trị kinh doanh,

Kỹ thuật Công nghiệp, Xây dựng, Thương mại, Du lịch, Dịch vụ, Công nghệ theoquy định của pháp luật

- Xây dựng Chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đốivới các ngành nghề trường được phép đào tạo theo Chương trình khung do Nhànước quy định

- Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận và cấpbằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục

- Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên giỏi

về chuyên môn, đủ về số lượng bảo đảm và cân đối về cơ cấu trình độ theo tiêuchuẩn quy định của Nhà nước

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo hướng gắn đàotạo với nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh nhà và các tỉnh trong khu vực

- Thực hiện các quan hệ hợp tác liên kết, liên thông về đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn theo quyđịnh của pháp luật

- Quản lý tổ chức, biên chế theo quy định về phân cấp quản lý của Nhà nước

và sự chỉ đạo của cơ quan chức năng

- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong trường, bảo vệ tàisản, bí mật quốc gia, xây dựng và thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an toànlao động

Trang 34

- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của cơ quan chức năng có thẩm quyển

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Đứng trên cương vị là một đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ với sứ mệnh lịch

sử của mình là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh nhà và các tỉnhlân cận Việc tổ chức bộ máy quản lý, các phòng ban chức năng tại trường cũng thểhiện được nhiệm vụ, chức năng chung của trường và chức năng nhiệm vụ chuyênbiệt theo sự phân công Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ tổ chức cơcấu tổ chức bộ máy các phòng, ban như sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

BAN GIÁM HIỆU

Phòng, ban chức năng

Khoa, tổ bộ môn Trung tâm đào tạo, hợp tác,

Phòng Thanh tra-Khảo thí

Phòng Đào tạo

Khoa

Kỹ thuật

Tổ Ngoại ngữ

Tổ lý luận chính trị

Khoa Tài chính – Phân tích

Khoa

Kế Toán

Trang 35

2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

* Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính

Đối với trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp cóthu hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, nên nguồn thu tại trường bao gồm: thu từ ngânsách, thu liên kết, đào tạo, dưới sự quản lý của ban kế hoạch tài chính chung trongtrường Việc tổ chức ban kế hoạch - tài chính thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý tài chính tại Trường

Nhiệm vụ chính của các ban được tổ chức, phân công theo công việc như sau:

- Kế toán thông kê, kế toán: thực hiện kế hoạch, dự toán, tổng hợp, tổng hợp

dự toán kinh phí, báo cáo quyết toán, cấp phát kinh phí, xây dựng cơ chế, công táchành chính Kiểm tra xây dựng chế độ: theo dõi công tác xây dựng chế độ chínhsách tài chính, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện quản lý tài chính

- Tài chính xây dựng cơ bản: Lập kế hoạch, tổng hợp, cấp phát đầu tư xâydựng cơ bản và các nguồn vốn khác có tính chất xây dựng cơ bản, thẩm định quyếttoán vốn đầu tư dự án hoàn thành trình lãnh đạo Trường phê duyệt

Ban kế hoạch – Tài chính

Đơn vị dự toán trực thuộc

(phòng Tài chính –Kế toán trường, trung

tâm liên thông, liên kết)

Kế toán phần hành Kế toán phần hành

Trang 36

* Đơn vị dự toán trực thuộc

Đơn vị dự toán trực thuộc là phòng Tài chính - Kế toán trường: Thực hiệnnhiệm vụ là thực hiện các công tác kế toán theo đúng quy định của Nhà nước vàchức năng nhiệm vụ sau:

- Kế toán trưởng quản lý phòng Tài chính – Kế toán trường chịu trách nhiệmtrước Hiệu trưởng về mọi hoạt động tài chính của bộ phận mình quản lý

- Chấp hành sự kiểm tra và hướng dẫn của ban tài chính kế toán trong việcxây dựng, thực hiện và quyết toán các khoản thu, chi theo dự toán ngân sách, hạchtoán kế toán trong phạm vi dự toán được duyệt, đảm bảo đúng chính sách, chế độ,tiêu chuẩn định mức các văn bản của Nhà nước và của trường Cao đẳng Kinh tế -

- Kế toán vật tư, tài sản cố định

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Trang 37

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ có đơn vị dự toán trực thuộc làphòng Tài chính - Kế toán thực hiện quản lý tài chính phải tuân thủ các văn bảnquản lý tài chính của Nhà nước quy định và các văn bản do nhà trường quy định.

* Cơ sở pháp lý cho quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ:

- Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hộinước CHXHCN Việt Nam

- Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tàichính áp dung tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu kèm theo thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2003 của Bộ tài chính

- Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị định

128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước

- Quyết định số 378/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ngày 08/02/2007

về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệptrực thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo

- Quyết định số 1861/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ngày 25 tháng 7năm 2007 về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trường Caođẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

- Quyết định số 27/QĐ-CĐKTKT ngày 09/12/2011 quy định về chế độ chitiêu nội bộ của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

Trang 38

2.2.2 Thực trạng quản lý tài chính trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

2.2.2.1 Phương thức quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

Để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải hoàn tất nhiệm vụ đượcgiao Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản

lý cấp trên và trước pháp luật về những quyết định của mình, đồng thời chịu sựkiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Trường Cao đẳngKinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ quản lý tài chính theo phương thức tự chủ, tự chịu tráchnhiệm thực hiện trên căn cứ và dựa trên cơ sở các nguồn thu tiến hành lập dự toánthu, chi; tổ chức thực hiện dự toán thu chi và quyết toán thu, chi thông qua đơn vị

dự toán trực thuộc ban Kế hoạch - Tài chính là phòng Tài chính – Kế toán Vớiphương thức quản lý tài chính “một cửa” vừa giúp cho Hiệu trưởng chỉ đạo và thựchiện thu, chi tài chính, làm căn cứ để các cơ quan Nhà nước như: Tài chính, Thanhtra, Kiểm toán, Kho bạc Nhà nước, đơn vị chủ quan, kiểm soát chi và xét duyệttoán theo quy định hiện hành

Với phương thức quản lý tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mặt tàichính cũng đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong tương quan giữa khối lượng côngviệc, tính chất phức tạp của từng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ vào công tácquản lý, được thống nhất trong toàn trường nhằm quản lý và sử dụng nguồn kinhphí một cách có hiệu quả, đảm bảo tăng thu, tiết kiệm chi lại khuyến khích độngviên các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Mặt khác, với phương thức quản lý tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệmtrong trường có thể đảm bảo được quá trình công khai, dân chủ đối với các cán bộ,công nhân viên thông qua các báo cáo tài chính hàng năm

2.2.2.2 Nội dung quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

a Quản lý thu

* Các khoản thu tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ:

- Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp:

+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch của Tỉnh

Trang 39

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ (chương trình, đề tàikhoa học cấp Tỉnh)

+ Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng của đơn

vị được giao

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

- Thu từ hoạt động sự nghiệp:

+ Thu học phí;

+ Thu ký túc xá;

+ Thu từ phí tuyển sinh;

+ Thu liên kết đào tạo;

+ Các khoản thu khác (nếu có)

Đối với nguồn tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ baogồm 2 nguồn: Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu từ hoạtđộng sự nghiệp Tình hình nguồn thu tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật PhúThọ qua các năm có kết quả sau:

Bảng 2.1: Tổng nguồn thu tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng; %

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

2 Thu từ hoạt

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường)

Trong tổng số nguồn thu của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật PhúThọ thấy nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm vị trí quan trọng: chiếm62% năm 2009, 55,3% năm 2010 và 46,7% năm 2011 Đ iều dễ nhận thấy rằng:nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có xu hướng giảm dần theo tỷ trọng so với tổngnguồn thu mặc dù nguồn thu này từ năm 2009 đến năm 2010 có xu hướng tăng quacác năm

Trang 40

Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ từng nguồn thu mà không nói đến tỷ trọngtừng nguồn thấy được: nguồn thu từ NSNN và thu từ hoạt động sự nghiệp tăng quacác năm Nhưng xu hướng tăng của nguồn thu hoạt động sự nghiệp của trường làchậm còn đối với nguồn tài chính từ NSNN cấp lại có tăng đột phát thể hiện: Năm

2010 thu hoạt động sự nghiệp tăng 921 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng

361 triệu đồng so với năm 2010 Trong khi đó, thu từ NSNN năm 2010 tăng 1.839triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 2.615 triệu đồng so với năm 2012 Điềunày được thể hiện rõ thông qua biểu đồ phân bố nguồn thu từ ngân sách Nhà nước

và thu từ hoạt động sự nghiệp của trường qua các năm sau:

3.471

5.656 5.310

6.577 7.925 6.938

Thu từ hoạt động sự nghiệp

Biểu đồ 2.1: Nguồn thu tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú

Thọ giai đoạn 2009 - 2011

Điều này có được là do nguyên nhân lớn nhất là năm 2011 nhà trường khởicông xây dựng khu giảng đường 6 tầng phục vụ cho quá trình giảng dạy nên NSNNcấp cho xây dựng cơ bản tăng Đồng thời, nguồn thu sự nghiệp có xu hướng tăngchậm là do số sinh viên, học sinh của nhà Trường qua các năm đang có xu hướnggiảm nhưng mức đóng học phí, lệ phí tăng lên theo sự gia tăng giá cả và sự pháttriển của nền kinh tế

Ngày đăng: 15/05/2015, 10:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w