D. KÊT QUẢ THỰC TẬP KIẾM ĐỘNG VẬT TẠI CHỢ KIM GIANG, CHỢ ĐẠI TỪ CỦA PHƯỜNG ĐẠI KIM QUẬN HOÀNG MAI
2. Quan sát bên ngoài:
Đây là phương pháp chủ yếu để đánh giá xem thân thịt có đủ, hợp vệ sinh, trên da có vết xây sát, có hoại tử, các nốt loét hay các biểu hiện đặc trưng của bệnh nào không ?
VD: Đóng dấu, lợn nghệ.
2.1-Quan sát trình tự: a. Đối với lợn
-Khám đầu: Bao gồm nách, hạch dưới thân, hạch bẹn, hạch phổi, gan, ruột. Quan sát thể tích, màu sắc, độ rắn, mềm và sự biến đổi trên bề mặt.
-Khám phủ tạng:
+Khám phổi: Quan sát màu sắc đặc trưng của phổi rồi dùng dao cắt ngang phổi để kiểm tra độ cứng, mềm và xem bên trong có xuất huyết hay không.
+Khám tim: Kiểm tra màu sắc tim, xem mỡ của vành tim có nước hay không, quan sát van tim
+Khám gan: Xem màu sắc gan, tổ chức hình thái, xem có điểm hoại tử nào không.
+Khám thận: Quan sát thể tích, vỏ thận, bổ đôi quả thận xem tổ chức bên trong.
+Khám lách: Quan sát xem có xung huyết, màu sắc hình thái của lách.
+Khám ruột: Kiểm tra ruột xem có viêm loét không, có bị xuất huyết không?
+Khám thịt: Quan sát bề ngoài thịt để kiểm tra màu sắc, mùi, độ đàn hồi…Kiểm tra xem mỡ có màu vàng, hay màu gì bất thường không?
-Kiểm tra cơ hoành phát hiện bệnh giun bao. -Kiểm tra màu sắc của thịt phụ thuộc vào lứa tuổi.
VD: Lợn nuôi lâu thịt có màu đỏ, lợn nhỏ thịt màu nhạt hơn. -Thịt lợn bình thường có mùi thơm đặc trưng.
b. Đối với trâu bò :
- Kiểm tra phủ tạng (giống khám thịt lợn). Nhưng đặc biệt khám ở lách vì bò hay bị bệnh nhiệt than, lách nhồi huyết các hạch xưng và viêm.
-Kiểm tra thịt: Thịt cắt ngang thớ cơ đùi xem màu sắc, độ dính và phát hiện gạo bò.
-Kiểm tra hạch lâm ba: hạch dưới hàm, đùi, phổi để xem có bệnh truyền nhiễm không.
2.2. Cách phân biệt và xử lý thịt-Phủ tạng màu sắc bệnh truyền nhiễm: nhiễm:
a. Bệnh xảy thai truyền nhiễm:
-Bệnh tích: Ở trong vú có những hạt hoai tử, cơ quan sinh dục có nhiều nủ nước nhớt lẫn máu mủ.
-Xử lý: Toàn bộ cơ quan sinh dục phải tiêu hủy thịt được bán bình thường.
-Bệnh tích: ở ruột non có những nốt loét lan tràn, lách màu đất sét có hịnh răng cưa, niêm mạc dạ dày và ruột xuất huyết, bể thận có máu, phổi bị viêm, dạ dày tụ máu.
-Xử lý: tất cả phủ tạng phải huỷ bỏ, thịt xử lý bằng nhiệt.
c. Bệnh lao
-Bệnh tích: có những hạt lao trong xoang ngực và xoang bụng. -Xử lý: toàn bộ phủ tạng có bệnh tích phải chôn, thịt cắt bỏ phần có bệnh tích, phần còn lại xử lý bằng nhiệt.
d. Bệnh tụ huyết trùng
-Bệnh tích: toàn thân tím bầm, màng phổi dính vào lồng ngực, khí quản và phế quản viêm đỏ trong chứa đầy bọt, lách sưng đỏ, niêm mạc tiêu hoá đỏ sẫm, bao tim viêm chứa ngoại tâm mạc và chất xuất huyết.
-Xử lý: tất cả phủ tạng và thịt xử lý bằng nhiệt độ cao.
e. Bệnh gạo bò, gạo lợn
Khi giết mổ gia súc nếu phát hiện thấy bệnh gạo thì kiểm tra các cơ đùi, má, thăn, cơ hoành các mô, cơ mông, lưỡi nếu thấy trong 40 m2 diện tích mặt cắt có dưới ba hạt gạo thì ta sử lý ở nhiệt độ cao, nếu có trên ba ấu trùngthì ta huỷ bỏ
-Tổ chức gan bị biến màu thì ta huỷ bỏ phần gan đó đi và kiểm tra toàn bộ ống dẫn mật cắt bỏ phần sán ký sinh, tổ chức gan có những nốt nổi lên thì toàn bộ phần gan phải huỷ bỏ.
-Thời gian em được các cán bộ thú y giúp đỡ tại các địa điểm ở chợ em đã được học hỏi và làm các thao tác KTVSTY, đặc biệt là cách khám thịt bằng cảm quan mắt thường để nhận biết thịt tươi ngon và thịt nào kém chất lượng.
-Thịt tươi ngon: bì trắng mỡ trắng, thịt nạc đỏ tươi, thịt cơ độ dính, độ đàn hồi nhất định.
-Thịt lợn chết trước khi bị giết mổ hoặc một số bệnh như: THT, DTL, ĐDL, thường có biểu hiện thịt nhạt màu, không có độ dính bóng, thịt nhão, trong các thớ thịt có đọng nhiều máu đặc biệt là ở mỡ.
-Thịt lợn xề: màu đỏ thẫm, thân mỡ đôi khi có màu hanh vàng, có nhiều mỡ rắt, bì dày thớ thịt to, thịt mùi hôi xương sườn to hơn lợn bình thường.
-Theo hướng dẫn của thú y nếu thấy những trường hợp sau thì ta phải sử lý:
+ Trường hợp bị Lepto (nghệ ): mỡ vàng, da vàng, mùi khét thì các bộ thú y phải lập biên bản cho sử lý bằng cách chôn sâu dưới lòng đất, Lepto nhẹ thì lọc bỏ mỡ đem rán, thịt luộc thật kỹ.
+Trường hợp bị bệnh truyền nhiễm: tụ huyết trùng, đóng dấu lợn, dịch tả lợn, nếu phát hiện bệnh tích ở phủ tạng thì sử lý bằng cách tẩm dầu đốt.
+Trường hợp thịt nạc của lợn, bò có hạt gạo, có những nốt lồi lõm như hạt gạo là đầu sán của bệnh gạo huỷ bỏ bằng cách tẩm dầu đốt hoặc chôn sâu dưới đất.
Qua thời gian thực tập kiểm tra VSTY em đựơc phân công đi KTVSTY và thu tiền kiểm dịch tại hai chợ Kim Giang - Đại Từ.
Bảng kết quả kiểm tra thịt lợn tại 2 chợ : Tháng khám thịt Địa điểm Số bàn khám Số bàn đạt yêu cầu Số bàn phải xử 11/430/4 Kim Giang Đại Từ 227 276 227 276 0 0 1/531/5 Kim Giang Đại Từ 430 521 430 521 0 0 1/625/6 Kim Giang Đại Từ 386 477 386 477 0 0 11/424/6 Tất cả các chợ 2317 bàn 2317 0 *Nhận xét:
-Trong thời gian thực tập kể cả ngoài thời gian thực tập nhưng công việc của em vẫn là KTVSTY nên em thấy rằng đa số là số bàn thịt đạt yêu cầu, không có thịt bệnh, chứng tỏ người dân đã có ý thức trong chăn nuôi là vệ sinh sạch sẽ, tiêm phòng cho gia súc đầy đủ. Ngoài ra ngày nay nhu cầu người dân là ăn không những đủ mà còn phải đảm bảo chất lượng. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm co người tiêu dùng thịt, ngăn ngừa được những bệnh từ gia súc có thề lây sang người thì tất cả các loại thịt có nguồn gốc động vật phải được kiểm tra VSTY chặt chẽ, không có bàn nào bán thịt bệnh và số thịt bán ra thị trường đều phải được kiểm tra và đóng dấu vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Trong quá trình kiểm dịch nói chung các chủ kinh doanh buôn bán thịt đã nhận thức được việc KTVSTY là rất quan trọng và cần thiết. Nhưng bên cạnh đó còn một số ít gây khó khăn trong việc nộp tiền lệ phí và vi phạm nội quy an toàn thực phẩm như bàn thịt làm bằng gỗ để lâu ngày mùn cưa dính vào thịt, thớt cũng vậy, hay rải chiếu, bao tải xuống đất để bán
thịt. Đa số những chủ bán này đều đem thịt từ quê ra để bán lấy lợi nhuận riêng của họ chứ không nhận thức được thực phẩm bẩn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng. Và những trường hợp đó đã bị cán bộ thú y kết hợp ban quản lý chợ nhắc nhở và phạt cảnh cáo.
-Qua thời gian đi kiểm tra em nhận thấy rằng: Thị trường người tiêu dùng đang cần thịt ngon với phẩm chất và chất lượng cao. Cũng vì vậy mà người buôn bán hiện nay cũng nhận thức được mối nguy hại của các nguồn thực phẩm không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng. Mặt khác mạng lưới thú y được triển khai sâu rộng trong công tác tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch cho cơ thể gia súc tránh né được các bệnh truyền nhiễm như: LMLM, THT, đóng dấu, dịch tả….